Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là làm rõ thực trạng năng lực vận chuyển, thị phần của đội tàu biển Việt Nam hiện nay và mục tiêu phát triển đội tàu biển trong tương lai theo chiến lược chung của ngành Hàng hải; dưới góc độ kinh tế chính trị sẽ xác định mối quan hệ giữa phát triển đội tàu biển với ngoại thương: vai trò đội tàu trong việc thúc đẩy ngoại thương và ngoại thương đã tác động thế nào tới việc xây dựng đội tàu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ TRẦN HOÀNG HẢI PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ TRẦN HOÀNG HẢI PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THANH HÀ NỘI - 2012 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.. .............................................................................................. 12 1.1. Cở sở lý luận................................................................................................... 12 1.1.1. Đặc điểm đội tàu biển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ......... 12 1.1.2. Phương thức vận chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu của vận tải biển .................................................................................................... 15 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị phần đội tàu biển ................................ 19 1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển đội tàu biển với hoạt động ngoại thương..................................................................................................... 21 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 23 1.2.1. Nhu cầu phát triển đội tàu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................ 23 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển đội tàu của một số nước trên thế giới ............ 26 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... 34 Chương 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ......................................... 35 2.1. Tổng quan về vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................... .35 2.1.1. Tổng quan về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ......... 35 2.1.2. Khối lượng hàng hoá vận chuyển ........................................................ 39 2.1.3. Tuyến đường và giá cước .................................................................... 41 2.1.4. Thị phần chuyên chở của đội tàu biển Việt Nam ................................ 43 2.1.5. Những kết quả đạt được ...................................................................... 45 2.2. Thực trạng đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................................................. 47 2.2.1. Quá trình phát triển của đội tàu biển Việt Nam .................................. 47 2.2.2. Qui mô, cơ cấu và chất lượng của tàu biển Việt Nam ........................ 50 2.2.3. Tổ chức và quản lý của đội tàu biển Việt Nam .................................... 54 2.2.4. Cảng biển ............................................................................................. 55 2.2.5. Đội ngũ thuyền viên của đội tàu biển Việt Nam ................................. 57 4
- 2.2.6. Mối quan hệ giữa phát triển đội tàu với hoạt động ngoại thương ....... 59 2.3. Đánh giá chung............................................................................................... 66 2.3.1. Thuận lợi .............................................................................................. 65 2.3.2. Khó khăn.............................................................................................. 66 Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI .............................................................................. 73 3.1. Định hướng mục tiêu cho đội tàu biển Việt Nam từ nay đến 2020 ................ 73 3.1.1. Những dự báo của Ngành Hàng hải về nhu cầu vận tải biển Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 ..................................................... 73 3.1.2. Mục tiêu phát triển đội tàu biển Việt Nam .......................................... 77 3.2. Một số giải pháp cụ thể để phát triển đội tàu biển Việt Nam trong thời gian sắp tới ............................................................................................. 78 3.2.1. Các giải pháp phía Nhà nước .............................................................. 78 3.2.2. Các giải pháp phía doanh nghiệp ........................................................ 89 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 101 5
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN: Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CIF : Cost, Insurance and Freight Giá thành, bảo hiểm và cước trong thương mại quốc tế GTVT: Giao thông vận tải FOB: Free On Board Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi IMF: International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IMO: International Maritime Organizatio Tổ chức Hàng Hải Quốc tế Giao thông vận tải ODA: Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức OECD: Organization for Economic Cooperation Tổ chức Hợp tác và Phát triển and Development Kinh tế UNCTAD: United Nations Conference on Trade Diễn đàn Thương mại và and Development Phát triển Liên Hiệp quốc VAT: Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng VTB: Vận tải biển WB: World Bank Ngân hàng thế giới XNK: Xuất nhập khẩu 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ trước tới nay, phát triển kinh tế là vấn đề cần thiết và tất yếu đối với mọi quốc gia. Để thực hiện điều đó, thì mỗi nước cần phải dựa vào tiềm lực của chính mình đồng thời tranh thủ những điều kiện từ bên ngoài. Ở Việt Nam, từ khi xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập. Hội nhập kinh tế mở ra một thị trường phát triển mới, đồng thời lực lượng sản xuất mang tính quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Kinh tế vận tải biển là một trong những thế mạnh của Việt Nam, và được coi là đòn bẩy quan trọng trong quá trình hội nhập. Cho đến nay, kinh tế vận tải biển đã mang lại những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương. Có thể nói, kinh tế vận tải biển là một trong những phương tiện hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, góp phần tích lũy vốn cho nền kinh tế đồng thời giải quyết được các vấn đề mang tính xã hội như tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong thời gian vừa qua cùng với sự phát triển chung của ngành kinh tế vận tải biển, đội tàu biển Việt Nam đã có sự phát triển rất nhanh chóng về mặt số lượng và chất lượng. Ngoài các tàu biển đã mua từ nước ngoài, ngành công nghiệp đóng tàu trong nước đã cho ra đời một số lượng tương đối lớn các tàu đóng mới. Đội tàu biển Việt Nam đang từng bước vươn ra xa hơn trên các vùng biển quốc tế và khả năng cạnh tranh cũng được nâng cao đáng kể… Tuy đã có rất nhiều cải thiện, nhưng nhìn chung đội tàu của chúng ta vẫn là đội tàu già, lạc hậu, còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng kỹ thuật và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao. Minh chứng cụ thể là tỷ lệ lớn tàu treo cờ Việt Nam bị lưu giữ ở các cảng nước ngoài do có các khiếm khuyết về an toàn hàng hải; hay như thời gian gần đây tàu Vina Queen gặp 7
- sự cố bất ngờ bị đắm đã khiến dư luận quan tâm. Chính vì vậy, nghiên cứu về đội tàu biển của Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù vấn đề nghiên cứu về đội tàu biển Việt Nam không còn là vấn đề mới, thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu với tầm cỡ, quy mô và khía cạnh khác nhau, tuy nhiên, do yêu cầu của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước mà nội dung này vẫn cần phải có sự bổ sung và hoàn thiện. Và để trả lời câu hỏi: Thực trạng phát triển đội tàu biển của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào? Tác giả đã chọn đề tài “Phát triển đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn thạc sỹ và cũng mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình cho công cuộc xây dựng nước nhà. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về đội tàu biển Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học, dự án đã được công bố dưới nhiều khía cạnh khác nhau, điển hình như: - “Nghiên cứu các biện pháp để nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu dầu của Việt Nam” của PGS.TS Phạm Văn Cương. - Liên quan tới vấn đề tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển, KS. Phạm Tiến Tịnh có bài viết Một số biện pháp tài chính nhằm hỗ trợ ngành xuất nhập khẩu để giành quyền vận chuyển chó các chủ tàu Việt Nam trên Tạp chí GTVT tháng 9/1997. - Liên quan tới giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam nói chung, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (2002) có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “nghiên cứu các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”. - Đối với container đường biển, Nguyễn Văn Chương có bài nghiên cứu Mở rộng và phát triển vận tải container đường biển của Việt Nam. Bài nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng của đội tàu container và giải pháp nâng cao thị phần của đội tàu container Việt Nam. 8
- - “Mô hình hóa công tác quản lý tàu biển” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của tập thể giảng viên tổ Quản lý và khai thác đội tàu (2004) - Trường Đại học Hàng hải - “Thực trạng đội tàu biển Việt Nam dưới góc độ phát triển bền vững” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2007) - Trường Đại học Hàng hải. Trong đề tài này, tác giả chủ yếu làm rõ mối quan hệ giữa giữa nhu cầu phát triển đội tàu biển Việt Nam gắn với quá trình phát triển bền vững đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. Thậm chí, nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước còn có những bộ phận chuyên nghiên cứu về đội tàu biển Việt Nam, như Cục đăng kiểm Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Tạp chí Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam… Như vậy, vấn đề nghiên cứu về đội tàu biển là một trong những vấn đề nóng bỏng, mang tính chiến lược cao của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ kinh tế chính trị, việc nghiên cứu phát triển đội tàu biển thì chưa có đề tài nào làm rõ. Đây cũng là một hướng mới để tác giả phân tích làm rõ hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Một là, làm rõ thực trạng năng lực vận chuyển, thị phần của đội tàu biển Việt Nam hiện nay và mục tiêu phát triển đội tàu biển trong tương lai theo chiến lược chung của ngành Hàng hải. - Hai là, dưới góc độ kinh tế chính trị sẽ xác định mối quan hệ giữa phát triển đội tàu biển với ngoại thương: vai trò đội tàu trong việc thúc đẩy ngoại thương và ngoại thương đã tác động thế nào tới việc xây dựng đội tàu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển đội tàu biển. - Phân tích thực trạng phát triển đội tàu biển trong giai đoạn từ 1995 đến 2011. 9
- - Làm rõ mối quan hệ giữa phát triển đội tàu biển với hoạt động ngoại thương. - Đề ra phương hướng, giải pháp phát triển đội tàu trong tiến trình hội nhập sắp tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng phát triển đội tàu biển của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển đội tàu biển với ngoại thương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển đội tàu biển Việt Nam (quốc doanh và ngoài quốc doanh). - Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2011, tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đội tàu biển Việt Nam được đặt trong 2 bối cảnh: - Đội tàu biển Việt Nam trong hệ thống vận chuyển trong nước. - Đội tàu biển Việt Nam trong hệ thống vận chuyển đường biển trên thế giới. Cách giải quyết này trên cơ sở phân tích hệ thống. Tác giả sẽ tập trung khảo sát thực trạng về năng lực vận chuyển của đội tàu biển. Đồng thời, dựa trên tình hình thực tế về vận tải biển trong và ngoài nước, sẽ dự báo phân tích các giải pháp để xây dựng đội tàu biển trong tương lai. Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh trên quan điểm tiếp cận hệ thống. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét thực trạng của đội tàu biển Việt Nam, tình hình thị trường vận tải biển của Việt Nam, khu vực và thế giới. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu các chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, các định hướng, quy hoạch phát triển ngành 10
- Hàng hải nói riêng và xu hướng phát triển Ngành Hàng hải thế giới nhằm để luận giải sự cần thiết phải phát triển đội tàu biển trong giai đoạn hội nhập. Luận văn cũng đề xuất những giải pháp đầu tư thích hợp cho đội tàu biển Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển theo mục tiêu thị phần đặt ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Tình hình phát triển đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3: Giải pháp phát triển đội tàu biển Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. 11
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Cở sở lý luận 1.1.1. Đặc điểm đội tàu biển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế a) Đặc điểm chung về hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là loại hàng hoá mang yếu tố quốc tế, hàng hoá đó đi qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia, là hàng hoá phù hợp cho vận chuyển bằng đường biển, chủ yếu là hàng hoá cồng kềnh, giá trị thường lớn, không có yêu cầu cấp bách về mặt thời gian do chuyên chở bằng đường biển mất nhiều thời gian. Hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan tới nhiều yếu tố như: thị trường, cán cân thương mại quốc tế, pháp luật quốc tế, và rủi ro đặc thù như thời tiết, môi trường, nạn cướp biển, khủng bố, các rủi ro khi thay đổi các chính sách của công ước quốc tế về an toàn môi trường, bảo vệ sinh mạng trên biển… Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự. Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế, trong đó tàu container là loại tàu chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn. Trên thế giới chuyên chở hàng hoá bằng đường biển chiếm trên 80% tổng khối lượng hàng hoá trong thương mại quốc tế và liên quan trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế thế giới. b) Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của đội tàu biển thế giới. Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. 12
- Vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ngoại thương, là phương thức chuyên chở chủ yếu trong buôn bán quốc tế, đảm bảo chuyên chở trên 80% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế. - Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. - Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên. - Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. * Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm: - Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên. - Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế. Bảng 1.1. Cơ cấu đội tàu biển thế giới theo chủng loại và trọng tải tàu giai đoạn 1980-2009 (Triệu DWT) Loại tàu 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2007 2008 2009 Container 11 20 26 44 64 98 128 145 162 Tổng hợp 116 106 103 104 101 92 101 105 109 Hàng khô 186 232 235 262 276 321 368 391 418 Dầu 339 261 246 268 282 336 383 408 418 Khác 31 45 49 58 75 49 63 69 85 Tổng 683 664 659 736 798 896 1043 1118 1176 Nguồn: UNCTAD Nhìn chung đội tàu thế giới có xu hướng tăng mạnh qua các năm 1980-2009. Nhìn vào bảng ta thấy năm 2009 số lượng đã tăng gần gấp đôi so với năm 1980 (so về trọng tải). Trong đó chiếm tỷ trọng lớn là tàu chở dầu và tàu chở hàng khô, chiếm đến 80% tổng thể. Tàu chở hàng hóa tổng hợp nhìn chung ổn định 13
- qua các năm. Đáng kể nhất là container tăng rất nhanh qua các năm, từ 11 triệu DWT năm 1980 lên 162 triệu DWT, tăng xấp xỉ 15 lần. Điều này chứng tỏ xu thế phát triển đội tàu thế giới đang có chiều hướng thiên về loại tàu conteainer, đây vốn là một loại phương tiện đại diện cho phương thức vận chuyển hàng hóa hiện đại. Không những thế tàu còn thay đổi cả về kích thước, tốc độ tàu. Về kích thước, trong giai đoạn 2000-2009 số lượng tàu cũng như kích thước tàu đã tăng trưởng rất nhanh chóng. Kích thước nếu một mẫu số chung cho các tàu là nó thể hiện loại cũng như năng lực. Mỗi lần kích thước của tàu được tăng lên gấp đôi, công suất của nó tăng gấp ba lần. Mặc dù kích thước tối thiểu cho hiệu quả xử lý số lượng lớn chi phí được ước tính là khoảng 1.000 tấn DWT, quy mô nền kinh tế đã khiến cho kích cỡ tàu lớn hơn để phục vụ nhu cầu vận chuyển. Đối với chủ tàu, các lý do cho tàu thuyền lớn hơn có nghĩa giảm, nhiên liệu, cập bến, bảo hiểm và chi phí bảo trì. Các tàu chở dầu lớn nhất (ULCC) là khoảng 500.000 DWT (chiếm ưu thế kích thước khoảng từ 250.000 đến 350.000 DWT), trong khi tàu chở hàng rời lớn nhất khô là khoảng 350.000 DWT (chiếm ưu thế kích thước từ 100.000 đến 150.000 DWT). Các hạn chế duy nhất còn lại ở kích thước tàu hiện nay công suất của cảng, bến cảng và các kênh rạch để chứa chúng. * Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau: + Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế. + Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng. + Vận tải đường biển đang có xu thế mở rộng phát triển đội tàu container. Với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và hoàn thiện về cơ chế quản lý hiệu quả kinh tế của vận tải biển ngày càng cao. * Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển. 14
- - Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá. - Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. Hiện nay, ở Việt Nam hàng hóa được vận chuyển chủ yếu thông qua các cảng biển chính như: Hải phòng, Sài gòn, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Cần Thơ… 1.1.2. Phương thức vận chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu của vận tải biển Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá: + Phương thức thuê tàu chợ (Liner chartering) + Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage chartering) + Phương thức thuê tàu định hạn (Time chartering) a) Tàu chợ (Liner chartering) Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tầu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng. * Đặc điểm tàu chợ - Tàu chợ thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ. - Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác. - Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển (B/L) để phát hành cho người gửi hàng. * Phương thức thuê tàu chợ Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking note). Thuê tàu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chuyển tàu (ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên 15
- chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác. Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội dung của vận đơn đường biển do hãng tàu quy định sẵn. b) Tàu chuyến (voyage chartering) Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hoá giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu. Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu để thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hoá từ một hoặc nhiều cảng xếp đến một hoặc nhiều cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng. * Đặc điểm - Tàu không chạy theo lịch trình cố định như tàu chợ mà theo yêu cầu của chủ hàng. - Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu chuyến là hợp đồng thuê tàu chuyến (voyage charter party - CP ) và vận đơn đường biển. Hợp đồng tàu chuyến được ký kết giữa người thuê tàu (chaterer) và người chuyên chở (chủ tàu hoặc người quản lý tàu), trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hoá để giao cho người nhận ở cảng đến còn người thuê tàu cam kết trả tiền cước chuyên chở theo mức hai bên thoả thuận. Khi xếp hàng lên tàu hoặc khi nhận để xếp người chuyên chở sẽ cấp vận đơn đường biển. Vận đơn này điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người gửi hàng, giữa người chuyên chở với người nhận hàng hoặc người cầm vận đơn. - Người thuê tàu có thể tự do thoả thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và giá cước trong hợp đồng thuê tàu. - Giá cước trong thuê tàu chuyến có thể gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không, do thoả thuận của hai bên và được tính theo trọng lượng hàng, thể tích hàng hoặc tính theo giá thuê bao (lumpsum) cho một tuyến. 16
- - Chủ tàu có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc không. - Tàu chuyến thường được thường được dùng khi thuê chở dầu và hàng có khối lượng lớn như than, quặng, ngũ cốc, boxit, photphat, xi măng, phân bón… và người thuê tàu phải có khối lượng hàng hoá tương đối lớn, đủ để xếp một tàu. * Các hình thức thuê tàu chuyến - Thuê một chuyến (Single trip) tức là thuê tàu để chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác. - Thuê chuyến khứ hồi (Round trip) tức là thuê tàu chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác rồi chở hàng từ cảng đó về. - Thuê chuyến một liên tục (Consecutive voyage) tức là thuê tàu chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác nhiều chuyến liên tục nhau. - Thuê tàu theo hợp đồng có khối lượng lớn (Contract Shipping). Các chủ tàu có khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn, ổn định trên một tuyến đường nhất định, thường ký kết hợp đồng (Contract of Affreightment - COA) với chủ tàu để thuê chuyên chở một số chuyến nhất định trong một năm hay khối lưọng hàng hoá nhất định, trên một tuyến đường nhất định trong một thời gian nhất định. Giá cước thuê tàu trong trường hợp này cũng được tính theo trọng lượng hoặc thể tích với mức rẻ hơn giá trị thường. c) Tàu định hạn (Time Chatering) Thuê tàu định hạn hay còn gọi là thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể gồm cả một thuyền bộ (tập thể thuyền trưởng và thuyền thủ) hoặc không, để chuyên chở hàng hoá trong một thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con tàu. * Đặc điểm 17
- - Người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con tàu trong một thời gian nhất định. Người thuê tàu phải tìm hàng để chở và có thể chở nhiều chuyến trong thời gian thuê. - Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp đồng thuê tàu định hạn (time charter). Hợp đồng thuê tàu định hạn mang tính chất là một hợp đồng thuê tài sản được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, qui định những nội dung như tên tàu, trọng tải, dung tích đăng ký, dung tích chứa hàng, khả năng đi biển của tàu, thời gian và địa điểm giao tàu, trả tàu, thời gian thuê tàu, vùng biển được phép kinh doanh, tiền thuê, phân chia một số phí hoạt động của tàu như nhiên liệu, nước ngọt… - Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê tàu (Hire) chứ không phải tiền cước (Freght). Tiền thuê tàu được tính theo ngày hay tháng cho toàn tàu hoặc cho một đơn vị trọng tải hay dung tích của tàu. Ngoài tiền thuê tàu, người thuê tàu còn phải chịu các chi phí hoạt động (Operation cost ) của tàu như nhiên liệu, nước ngọt, cảng phí, đại lý phí, hoa hồng môi giới, vật liệu chèn lót… - Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở. Khi đi chở thuê theo chuyến thì người thuê tàu (Time charterer) sẽ đóng vai trò là người chuyên chở chứ không phải là chủ tàu. Với những đặc diểm trên người thuê tàu thường sử dụng phương thức thuê tàu này khi thị trường thuê tàu nhộn nhịp, giá cước có xu hướng tăng, việc thuê tàu khó khăn. Hiện nay người thuê tàu Việt Nam ít sử dụng phương thức thuê tàu theo định hạn. * Các hình thức thuê tàu định hạn * Thuê toàn bộ: tức là thuê toàn bộ con tàu cùng với thuyền bộ (thuyền trưởng, sỹ quan, thuỷ thủ). Trong hình thức này có hai cách thuê: - Thuê theo thời hạn (Period time charter): Tức là thuê tàu trong một thời gian, có thể là 6 tháng, một năm, nhiều năm… 18
- - Thuê định hạn chuyến (trip time charter): tức là thuê tàu kiểu định hạn nhưng chỉ chở một chuyến. * Thuê định hạn trơn (bare boat charter) chủ tàu cho người thuê tàu thuê con tàu mà không có một thuyền bộ. Trong trường hợp này người thuê tàu phải biên chế một thuyền bộ mới có thể khai thác con tàu được. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị phần đội tàu biển Như ta đã biết, hoạt động của đội tàu vận tải biển luôn gắn với thị trường vận tải biển. Thị trường vận tải biển là nơi diễn ra hoạt động của các tàu vận tải biển để tiến hành quá trình vận chuyển hàng hoá, hành khách trên các tuyến vận tải biển. Thị trường vận tải càng được mở rộng thì nhu cầu về đội tàu càng lớn, vì vậy khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển đội tàu, thì yếu tố quan trọng nhất đó là thị phần vận tải biển (TPVT). Khi đề cập đến đội tàu biển quốc gia cần phải đề cập đến các doanh nghiệp vận tải biển, vì các tàu thuộc đội tàu biển quốc gia đều phải trực thuộc sở hữu và chịu sự quản lý điều hành của một trong các doanh nghiệp vận tải biển (DN.VTB). Với đặc thù của vận tải biển, ta có thể xác lập được mô hình môi trường kinh doanh của DN.VTB như sau: Biểu đồ 1.1: Mô hình môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển DN Vận tải biển Các yếu tố đầu vào Các yếu tố cho DN hoạt động về cầu Cơ chế chính sách DN hỗ trợ của Nhà nước (DN.CB & DN.DVHH) 19
- Thông qua sơ đồ trên cho thấy thị phần vận tải (TPVT) sẽ chịu sự tác động của các nhân tố thuộc năm nhóm sau: Nhóm DN.VTB: đội tàu biển- cơ sở vật chất nòng cốt của doanh nghiệp, phương thức tổ chức khai thác kinh doanh, chính sách về tàu biển… Nhóm các doanh nghiệp hỗ trợ (trực tiếp): - Doanh nghiệp cảng biển- DN.CB: khả năng giải phóng tàu -năng suất xếp dỡ, trang thiết bị xếp dỡ, các chính sách về cảng biển… - Doanh nghiệp dịch vụ hàng hải - DN.DVHH: thời gian, chất lượng dịch vụ, chính sách về dịch vụ hàng hải… Nhóm các yếu tố đầu vào: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cho hoạt động vận tải biển… Nguồn lực cung cấp cho hoạt động vận tải biển về cơ bản bao gồm: đội ngũ thuyền viên cung cấp cho đội tàu, các cán bộ khai thác làm việc tại các DN.VTB, DN.CB, nguồn lực phục vụ cho hoạt động của hệ thống DN.DVHH. Nhóm yếu tố về cầu: Nhu cầu hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển. Nhóm yếu tố cơ chế, chính sách của Nhà nước: Hoạt động kinh tế của bất kỳ chủ thể nào trong quốc gia luôn chịu sự chi phối, tác động điều tiết của nhà nước. Nếu nhìn nhận được đúng bản chất và phát hiện được quy luật ảnh hưởng các nhân tố tới mục tiêu cần đạt được sẽ tạo nền tảng vững chắc để nhà nước sử dụng phương thức quản lý, tác động, khuyến khích phù hợp, phát huy tốt công năng của nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến TPVT. Đồng thời, cũng trên cơ sở đó chính bản thân doanh nghiệp sẽ phải chọn lọc phương thức kinh doanh khai thác hiệu quả, thúc đẩy nâng cao TPVT. Như vậy, thị phần vận tải biển chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tác động trong những mối quan hệ phức tạp đặc biệt trước bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế của quốc gia luôn chịu sự tác động chi phối của quy luật cạnh 20
- tranh trong đó ngành hàng hải cụ thể là hoạt động vận tải biển đang phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt trong xu thế tự do hoá thương mại, vận tải biển quốc gia phải tham gia vào “sân chơi chung” với những quy tắc chặt chẽ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thị phần vận tải là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sức cạnh tranh của đội tàu biển quốc gia. Trong năm nhóm nhân tố nêu trên, hàng hoá luôn là đối tượng của hoạt động vận tải biển, dự báo nhu cầu hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển chính là lượng hàng tiềm năng mà đội tàu quốc gia phải giữ trọng trách và được xem là nguồn đã có. Với đặc thù của hoạt động vận tải biển, các nhân tố đầu vào như vốn, công nghệ, nguồn nhân lực - đội ngũ sỹ quan thuyền viên, cán bộ khai thác tàu, khai thác cảng, dịch vụ hàng hải… cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến thị phần vận tải. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nhân lực đến thị phần vận tải không thể tách rời khỏi quy mô, cơ cấu và xu hướng phát triển của doanh nghiệp nói riêng và ngành hàng hải nói chung mà luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhóm doanh nghiệp vận tải biển, doanh nghiệp hỗ trợ (trực tiếp) đó là đội tàu, cảng biển và hệ thống dịch vụ hàng hải vì đây chính là một trong những vùng thị trường sử dụng nguồn lực, nơi kiểm định chất lượng nguồn nhân lực, thông qua đó gián tiếp đánh giá được ảnh hưởng của chúng đến thị phần vận tải. 1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển đội tàu biển với hoạt động ngoại thương Đối với các quốc gia có lợi thế về hàng hải, phát triển đội tàu biển và ngoại thương (buôn bán quốc tế) có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đội tàu biển tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển. Lênin nói: “Vận tải là phương tiện vật chất cuả mối liên hệ kinh tế với nước ngoài”. Đối với thương mại quốc tế, vận tải biển có những tác dụng sau đây: - Đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng trong thương mại quốc tế. - Làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trườngtrong buôn bán quốc tế 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn