intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển du lịch thành phố Hà Nội

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua việc phân tích hoạt động du lịch ở Thành phố Hà Nội những năm vừa qua để hoạch định phương hướng và những giải pháp phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội những năm tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển du lịch thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GV LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỖ THỊ BÍCH HUỆ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI- 2008 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GV LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỖ THỊ BÍCH HUỆ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Phan Huy Đường HÀ NỘI- 2008 2
  3. MỤC LỤC Mở đầu ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch ...... 5 1.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch …………………………………..5 1.2. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân ……………….....18 1.3.Khái quát về tình hình phát triển của du lịch Việt Nam ………………...22 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực và một số địa phương ở nước ta …………………………………………….....29 Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua ………………………………………………………...39 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Hà Nội ……………………...39 2.2. Tình hình phát triển ngành Du lịch thành phố Hà Nội …………………45 2.3. Đánh giá tình hình phát triển du lịch Thành phố Hà Nội thời gian qua ……...55 Chƣơng 3: Quan điểm, định hƣớng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch thành phố Hà Nội …………………………………………...66 3.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch thành phố Hà Nội …………..66 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Hà Nội …………...73 Kết luận ……………………………………………………………………..99 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………......101 3
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch, một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội của hoạt động kinh tế của các nước. Kinh tế du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thu nhập kinh tế quốc dân. Đặc biệt là ở những nước đang phát triển, du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển năng động và khởi sắc nhất, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”, du lịch đã thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” các loại hàng hoá vô hình, thông qua các hàng hoá du lịch ở dạng tiềm năng. Càng xuất khẩu, tài nguyên du lịch không chỉ được bảo tồn, tôn tạo mà ngày càng gia tăng giá trị kinh tế, đất nước, con người ngày càng văn minh và phát triển. Ở nước ta, ngành du lịch đã hình thành từ lâu và phát triển mạnh mẽ kể từ sau đổi mới và đã được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Hiện nay trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển đổi các hoạt động kinh tế – xã hội theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc thì du lịch càng có vai trò quan trọng. Vì vậy, nghị quyết hội nghị TW lần thứ 7 (khoá VII) đã chỉ rõ “phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch ngày càng to lớn của nước ta” [10, tr.16]. Đây là một chủ trương đúng đắn vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, vừa gắn với điều kiện thực tế, với tiềm năng và yêu cầu bức thiết vủa sự phát triển đất nước ta. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch 4
  5. trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [8, tr.178]. Thành phố Hà Nội là thủ đô, là một trong các trung tâm kinh tế – văn hoá - xã hội của cả nước, là đầu mối giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước Đông Nam Á và thế giới ở phía Bắc. Thành phố Hà Nội cũng là địa bàn có lợi thế và tiềm năng du lịch rất lớn. Nhiều năm qua, hoạt động du lịch thành phố đã đóng góp một phần rất lớn vào ngân sách thành phố nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, du lịch nước ta, trong đó có du lịch Thành phố Hà Nội chưa thực sự thể hiện được là một ngành kinh tế năng động, còn nhiều hạn chế và vấp phải nhiều thách thức đã được các cơ quan thông tấn, báo chí khảo sát và đưa ra số liệu đáng lưu ý, như trong số du khách nước ngoài đến Việt Nam chỉ có 14,5% du khách trở lại lần thứ hai và 13,5% du khách trở lại lần thứ ba. Đây cũng là một trong các vấn đề buộc chúng ta phải suy nghĩ, trong đó việc hoạch định chiến lược làm động lực cho du lịch phát triển chưa được quan tâm. Để nghiên cứu tiềm năng và sự phát triển của ngành du lịch Thành phố Hà Nội với mục tiêu đưa ra những căn cứ khoa học và đề xuất những giải pháp thúc đẩy nó phát triển và hoạt động có hiệu quả, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có thể thấy, để phát triển du lịch thì việc khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả là rất cần thiết. Trên thế giới, về lý luận phát triển du lịch đã được nghiên cứu tương đối cụ thể. Các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản…đã có rất nhiều thành công trong việc khai thác tiềm năng nhằm phát triển du lịch. Đối với những nước đang phát triển, nhất là những nước nhỏ, nghèo như Việt Nam thì việc khai thác tiềm 5
  6. năng du lịch tuy có cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Liên quan đến vấn đề du lịch và phát triển kinh tế du lịch ở nước ta đã có những công trình khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn: Nguyễn Mạnh Cầm (2002), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, trang 2; Vũ Đức Cường (2003), “Phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh: Thực trạng, phương hướng và giải pháp”, Luận văn tốt nghiệp Lý luận Chính trị cao cấp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Phạm Quang Huy (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7, trang 10; Doãn Quang Thiện, “Đổi mới cơ chế quản lý ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án phó tiến sỹ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; Trần Nhạn, “Du lịch và kinh doanh du lịch”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội; Nguyễn Quang Lân (2003), “Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1, trang 8; Đổng Ngọc Minh – Vương Đình Lôi (2000), “Kinh tế du lịch và du lịch học”, Nhà xuất bản Trẻ… Ở Hà Nội cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về du lịch trong các góc độ, phạm vi khác nhau, song chủ yếu đề cập đến các khía cạnh liên quan như: lao động trong du lịch, tài nguyên và môi trường du lịch, nhu cầu của khách du lịch… Việc đánh giá đúng thực trạng các tiềm năng, hoạt động du lịch để đề ra phương hướng, giải pháp cho phát triển du lịch của Thành phố Hà Nội thì còn khá mới mẻ, vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu. Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn cố gắng làm rõ những vấn đề đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua việc phân tích hoạt động du lịch ở Thành phố Hà Nội những năm vừa qua để hoạch định phương hướng và những giải pháp phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội những năm tới. Để thực hiện mục đích đó luận văn thực hiện các nhiệm vụ: 6
  7. - Đánh giá vai trò của du lịch và xu hướng vận động của du lịch trong nền kinh tế hiện đại. - Đánh giá về tiềm năng du lịch và ý nghĩa của phát triển du lịch đối với Thành phố Hà Nội. - Phân tích sự phát triển của du lịch Thành phố Hà Nội những năm vừa qua, những vấn đề đặt ra hiện nay trên con đường phát triển của nó. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là phát triển du lịch Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn Thành phố Hà Nội năm 1991 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp với phương pháp lôgic – lịch sử. Vận dụng các chính sách của Nhà nước về vấn đề du lịch và phát triển du lịch ở Việt Nam. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp chung phổ biến trong nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê… để làm rõ các vấn đề thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, của Thành phố Hà Nội nói riêng. - Nêu ra những mặt đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của du lịch Thành phố Hà Nội trong quá trình phát triển. - Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch. 7
  8. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch Thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Thành phố Hà Nội. 8
  9. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch 1.1.1. Khái niệm về du lịch và phát triển du lịch 1.1.1.1. Du lịch Trong thế giới hiện đại, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến với tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) đã khẳng định du lịch là ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới. Trong phạm vi một quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong kinh tế đối ngoại, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Sở dĩ có xu hướng phát triển như vậy là vì du lịch đã, đang và sẽ trở thành nhu cầu không thể thiếu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) thì “năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt người với doanh thu đạt được là 467 tỷ USD; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt với doanh thu là 474 tỷ USD; dự tính đến năn 2010 sẽ có khoảng 1.006 triệu lượt khách du lịch với doanh thu dự tính khoảng 900 tỷ USD”[12, tr.8]. Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và có tốc độ phát triển ngày càng nhanh, song cho đến nay vẫn còn những nhận thức rất khác nhau về du lịch và kinh tế du lịch. Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu ở Khoa Du lịch và Khách sạn – Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội – Việt Nam đã cho rằng: “Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm 9
  10. hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế , chính trị – xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” [12, tr.20]. Tại điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” [22, tr.2]. Nhìn chung, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. hoạt động du lịch không chỉ có đặc điểm của một ngành kinh tế mà còn có đặc điểm kinh tế – xã hội. Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã chứng minh rằng hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội. Cách đây 28 năm, Hội nghị Du lịch thế giới họp tại Manila Philippin (1980) đã ra tuyên bố Manila về du lịch, trong điều 2 đã khẳng định: Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 và trước triển vọng của những vấn đề đang đặt ra đối với nhân loại, đã đến lúc cần thiết và phải phân tích bản chất của du lịch, chủ yếu đi sâu vào bề rộng mà du lịch đã đạt được kể từ khi người lao động được quyền nghỉ phép năm, đã chuyển hướng du lịch từ một phạm vi hẹp của thú vui sang phạm vi lớn của cuộc sống kinh tế xã hội. Phần lớn đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế đang làm cho nó trở thành yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thế giới. Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán, đang đặt du lịch vào vị trí trong số các ngành hoạt động kinh tế thế giới quan trọng nhất [12, tr.20-21]. 1.1.1.2. Phát triển du lịch Du lịch là một hiện tượng xã hội, đã ra đời từ cuối xã hội nguyên thuỷ; và ngay từ lúc đó, hoạt động du lịch đã đi kèm với hoạt động kinh tế và thương mại giữa người với người. 10
  11. Lôgic và lịch sử đã chứng tỏ hoạt động du lịch và kinh tế du lịch không thể ra đời và phát triển bất kỳ do tác động chủ quan, tuỳ tiện của cá nhân hay lực lượng xã hội nào. Sự ra đời và phát triển của du lịch là khách quan khi đời sống kinh tế xã hội tồn tại những điều kiện nhất định. Thứ nhất, sự phát triển kinh tế làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Khuynh hướng đi du lịch chỉ nảy sinh và trở thành nhu cầu đối với những người mà đời sống của họ được thoả mãn nhất định về ăn, ở, mặc. Du lịch đòi hỏi con người phải có thời gian nhàn rỗi; nếu không được giảm thời gian làm việc, không kéo dài thời gian nghỉ ngơi thì họ không thể thực hiện được các cuộc hành trình du lịch tới những nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử để giải trí, nghỉ dưỡng…Nhu cầu du lịch chỉ nảy sinh khi xã hội phát triển ứng với một trình độ kinh tế nhất định. Thống kê du lịch cho thấy số lượng khách đến Đông Nam Á thường là những người thuộc các nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao. Về khía cạnh văn hoá, quan hệ du lịch chỉ nảy sinh khi con người có nhu cầu. Ngoài điều kiện kinh tế, yếu tố văn hoá đóng vai trò hết sức quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đó. Bởi vì, việc tìm hiểu và thưởng thức các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc điểm dân tộc… Ở những nơi đến du lịch là không thể có được đối với những người không có hoặc có trình độ văn hoá thấp. Trong các nước mà dân cư có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra nước ngoài tăng lên với tốc độ cao và ngược lại. Về khía cạnh chính trị, quan hệ du lịch liên quan mật thiết với bầu không khí hoà bình ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia. Các xung đột hoặc bất đồng về chính trị giữa các nước, các dân tộc trực tiếp theo chiều hướng bất lợi cho sự phát triển của du lịch quốc tế cũng như du lịch nội địa ở những nước, dân tộc này. Sự ổn định và phát triển của các nước khu vực Đông Nam Á là một bằng chứng về sự thu hút mạnh mẽ số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế. Thứ hai, phải có nguồn lực phát triển du lịch 11
  12. Nguồn lực phát triển du lịch là những tài nguyên có tiềm năng du lịch, khả năng đón tiếp khách du lịch và những cơ hội để phát triển du lịch. Nguồn lực phát triển du lịch gồm: nguồn lực nhân văn, nguồn lực thiên nhiên, nguồn lực từ dân cư và lao động, nguồn lực từ cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị hạ tầng, nguồn lực từ đường lối chính sách hợp lý tạo điều kiện phát triển, nguồn lực từ bên ngoài. Tài nguyên có tiềm năng du lịch của một địa phương, quốc gia như di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên, di sản do con người để lại, tôn giáo, phong tục tập quán… tác động và ảnh hưởng đến động cơ quyết định đi du lịch của khách chỉ có thể được đưa vào khai thác và sử dụng để phát triển du lịch khi ở địa phương, quốc gia đó có khả năng đón tiếp khách du lịch. Khả năng đón tiếp khách du lịch bao gồm nhân tố con người và hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ khách du lịch; trong đó, tuy số lượng và chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ khách du lịch là điều rất quan trọng và không thể thiếu được cho sự nảy sinh du lịch, nhưng nhân tố con người là quyết định. Chẳng hạn, nếu những năm 60-70 của thế kỷ XX số khách du lịch tới các nước ASEAN chưa được 1,6% tổng số khách du lịch trên toàn thế giới thì năm 1992 con số này đã đạt mức kỷ lục: 4,5% (với 22,1 triệu khách du lịch quốc tế) [27, tr 78]. Sở dĩ có được con số này là nhờ sự hoạt động tích cực của Chính phủ các nước thông qua tổ chức “năm du lịch” trong toàn khối. Hai điều kiện nêu trên chính là cơ sở khách quan của quan hệ du lịch, làm ra đời và phát triển thị trường du lịch – là nơi gặp gỡ giữa nhu cầu du lịch và khả năng đáp ứng du lịch, tức là giữa cung và cầu về du lịch. 1.1.2. Đặc thù của sản phẩm du lịch Theo từ điển du lịch (Tiếng Đức, Nxb Kinh tế Berlinh 1984) thì: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” 12
  13. Trong từ điển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống (Tiếng Anh, Nxb Butterworth Heinemann 1993) cho rằng: Dịch vụ du lịch là kết quả của các hoạt động kinh tế được thể hiện trong sản phẩm vô hình (phân biệt với hàng hoá vật chất) như lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tài chính, thông tin liên lạc, y tế và các dịch vụ cá nhân khác. ngành dịch vụ được coi là ngành công nghiệp thứ ba (ngành công nghiệp thứ nhất là nông nghiệp và khai khoáng, ngành công nghiệp thứ hai gồm chế tạo và xây dựng). Sản phẩm lữ hành, du lịch, lưu trú và ăn uống được tạo ra và cung cấp bởi ngành công nghiệp dịch vụ. Sản phẩm du lịch theo nghĩa hẹp, là những gì du khách mua lẻ hoặc trọn gói, ví dụ như: vận chuyển, lưu trú… Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch là tổng hợp những gì khách mua, hưởng thụ, thực hiện gắn với điểm du lịch, trang thiết bị và dịch vụ. Nhìn từ góc độ du khách: Sản phẩm du lịch bao trùm toàn bộ những gì phục vụ cho chuyến đi, tính từ khi rời khỏi chỗ ở hàng ngày đến khi trở về nhà. Một chỗ trên máy bay, một phòng khách sạn mà khách sử dụng là một sản phẩm du lịch riêng lẻ. Một tuần nghỉ ở biển, một chuyến du lịch, một cuộc dự hội nghị là một snr phẩm du lịch trọn gói, tổng hợp. Từ đó, có thể khái quát: Sản phẩm du lịch là toàn bộ những đối tượng vô hình hoặc hữu hình do con người hoặc tự nhiên tạo ra có khả năng cung ứng những hiệu năng và ích dụng nhằm đem lại những thoả mãn thú vị cho du khách trong việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và những hoạt động khác của du khách. Về hình thức tồn tại thì sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hoá và dịch vụ sau: Thứ nhất là: Dịch vụ du lịch gồm: 1) Dịch vụ vận chuyển nhằm đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện dịch vụ này người ta có thể sử dụng máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô. 2) Dịch vụ lưu trú, ăn uống là dịch vụ đảm bảo cho du khách nơi ăn, nghỉ trong quá trình thực hiện chuyến du lịch như: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, người quen… Ngoài ra, việc tạo ra dịch vụ lưu trú còn 13
  14. bao gồm cả việc cho thuê đất để cắm trại và các hình thức tương tự khác. Để thoả mãn nhu cầu ăn uống, khách du lịch có thể tự mình chuẩn bị bữa ăn, đến nhà hàng hoặc được mời. 3) Dịch vụ vui chơi giải trí là dịch vụ giúp du khách đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến du lịch của mình. Họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi thăm quan, vãn cảnh, đến các khu di tích, xem văn nghệ, chơi cờ bạc… Do thời gian rảnh rỗi còn lại trong ngày của du khách thường rất nhiều, cho nên dù hài lòng về bữa ăn ngon, về chỗ ở tiện nghi nhưng du khách vẫn thường có nhu cầu thưởng thức các tiết mục vui chơi giải trí. 4) Dịch vụ mua sắm cũng là hình thức giải trí. Đối với nhiều du khách thì việc mang quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu được. Dịch vụ này bao gồm các hình thức bán lẻ hàng lưu niệm: hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hoá, vải vóc, hàng hoá có giá trị kinh tế cao... 5) Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung: dịch vụ thu gom, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành sản phẩm du lịch trọn gói; dịch vụ bán lẻ sản phẩm du lịch (cung cấp thông tin và bán lẻ sản phẩm du lịch cho khách); dịch vụ sửa chữa, y tế… Thứ hai là: Giá trị của tài nguyên du lịch. Toàn bộ kỹ nghệ du lịch đều dựa vào những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những di tích văn hoá lịch sử, những công trình xây dựng… Để thu hút khách du lịch, doanh nghiệp và chính quyền địa phương phải tổ chức những dịch vụ đó ở nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo, có giá trị nhân văn cao để lưu giữ du khách. Như vậy, về mặt cấu thành thì sản phẩm du lịch là tổng hợp những tài nguyên và dịch vụ và hàng hoá du lịch. Việc phối hợp các bộ phận hợp thành trong một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và cung ứng cho du khách là một quá trình phức tạp và đa dạng, cần thiết phải tổ chức quản lý một cách đồng bộ, chặt chẽ, đòi hỏi phải thành lập doanh nghiệp sản xuất dịch vụ trung gian trong ngành du lịch. Ta biết rằng, những dịch vụ hàng hoá trên thị trường du lịch là do các cơ sở chuyên doanh về du lịch tạo ra hoặc chuyển bán nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch một cách trực tiếp. Ví dụ: Các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, các tour du 14
  15. lịch, thực phẩm, điện nước, thông tin liên lạc… Những hàng hoá này (dưới dạng hàng hoá vật chất hoặc dịch vụ) đáp ứng những nhu cầu chung của du khách được mua bán, trao đổi trên thị trường hàng hoá chung và trên thị trường chỉ dành riêng cho du khách. Sản phẩm du lịch có những đặc thù sau: Thứ nhất, trong lưu thông, sản phẩm du lịch không được di chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, địa phương thường trú của khách hàng, tức là không thể vận chuyển hàng hoá du lịch đến nơi có nhu cầu về du lịch. Việc mua bán sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời và chỉ được thực hiện khi người tiêu dùng, với tư cách là du khách, vượt qua khoảng cách từ nơi ở đến các địa điểm du lịch để tiêu dùng chúng. Muốn vậy, khách hàng phải tự lo cho chuyến đi hoặc tìm đến các đại lý du lịch (Travel Agency). Do đó, trên thị trường du lịch, xúc tiến và quảng bá du lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng, trong những trường hợp nhất định, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Thứ hai, trên thị trường du lịch, ngoài hàng hoá vật chất và dịch vụ, còn có cả những hàng hoá vô hình không do lao động kết tinh tạo thành, đó là những giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch thiên nhiên. Những “sản phẩm” này, sau khi bán rồi người chủ vẫn chiếm hữu nguyên giá trị sử dụng của chúng, nếu biết trùng tu, bảo dưỡng phù hợp thì giá trị của nó còn tăng lên. Ví dụ: cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, ánh sáng mặt trời, bãi biển…đã “bán” rồi, sau đó vẫn tiếp tục được bán cho khách du lịch khác. Bởi vậy, trong du lịch thường dùng khái niệm “xuất khẩu vô hình” hay “xuất khẩu tại chỗ” đối với các hàng hoá dạng này. Thứ ba, các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho. Việc mua, bán, tiêu dùng sản phẩm du lịch được gắn với không gian nhất định và thời gian cụ thể. Trên thị trường du lịch, việc sản xuất, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm được đồng thời diễn ra tại cùng một địa điểm. 1.1.3. Các loại hình du lịch 15
  16. Căn cứ trên nhiều phương diện khác nhau có thể phân ra các loại hình du lịch như sau: - Theo mục đích: Du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thăm thân, du lịch tham quan, nghiên coo, du lịch mạo hiểm… - Theo phạm vi lãnh thổ: Du lịch trong nước, du lịch quốc tế… - Theo vị trí địa lý: Du lịch biển, du lịch nghỉ núi, du lịch đồng bằng… - Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: Du lịch đi bộ, du lịch xe đạp, du lịch mô tô, du lịch ô tô, du lịch khinh khí cầu, du lịch máy bay, du lịch tàu hoả, du lịch tàu thuỷ… - Theo thời gian của cuộc hành trình: Du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày… - Theo lứa tuổi: Du lịch thanh niên, du lịch thiếu niên, du lịch người cao tuổi… - Theo hình thức tổ chức: Du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân… 1.1.4. Các xu hướng phát triển của du lịch hiện nay - Tốc độ phát triển du lịch ngày càng tăng nhanh Có nhiều nhân tố tác động đến xu hướng này như nhân tố kinh tế, xã hội, điều kiện hoà bình, an ninh du lịch; các nhân tố dân số, tự nhiên và các nhân tố khác như hội nghị, fectival... Có thể khái quát xu hướng phát triển này của du lịch được quyết định bởi hai nhân tố chủ yếu sau: Sự tăng nhanh cầu du lịch, ở nhiều nước trong mấy thập niên gần đây, thu nhập cá nhân, gia đình đã tăng lên một cách nhanh chóng, đã kích thích mạnh mẽ việc tiêu thụ các của cải vật chất và dịch vụ, trong đó có du lịch. Số liệu tổng kết của tổ chức du lịch thế giới từ năm 1950 – 1991 số khách du lịch quốc tế đã tăng 18 lần: từ 25 triệu người lên đến 450 triệu người. [13, tr.51] Bảng 1.1.4. Số lƣợng khách du lịch trên thế giới Năm Số ngƣời(triệu) 1950 25,5 1960 72,1 16
  17. 1970 168,4 1980 279 1991 450 (nguồn: 13, tr.51) Ngoài yếu tố kinh tế, nhu cầu du lịch còn được tác động bởi sự thay đổi lối sống. Nhiều người đã cho rằng đi du lịch là yếu tố quan trọng trong đời sống của mình chứ không phải chỉ là để nghỉ ngơi. Du lịch đã trở thành một hiện tượng xã hội, một “mốt” của thời đại. Quần chúng hoá du lịch đang trở thành một xu hướng phổ biến. Về phía cung, do đặc điểm du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ cho các nhu cầu nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống, tham quan, giải trí... của du khách nên hàng hoá du lịch có tính đa dạng. Hàng hoá du lịch có thể là rất cao cấp, nhưng cũng có thể rất dân dã như: hàng tiêu dùng thường ngày, các tặng phẩm, đồ lưu niệm, đặc sản của nơi đến du lịch... cùng với sự kích thích và tính hấp dẫn của các khu, điểm du lịch cũng là một nhân tố rất quan trọng làm tăng xu hướng số người đến du lịch. So với các ngành khác, hoạt động của ngành du lịch có tỷ suất doanh lợi cao, vốn đầu tư ít mà thời gian thu hồi vốn nhanh; vì thế số lượng đầu tư vào du lịch ở nhiều nước ngày càng tăng lên nhanh chóng. Du lịch là một kiểu sinh hoạt cao cấp, nên người đi du lịch thuộc bất kỳ đối tượng nào và với nguồn tiền ra sao, thì mức tiêu dùng của họ vẫn cao hơn so với mức tiêu dùng bình quân của đại bộ phận dân cư ở nước sở tại. Đấy là chưa kể đến một bộ phận lớn khác du lịch quốc tế là những người thuộc giới thượng lưu có nhiều nhu cầu cao cấp khác. Ví dụ, điều tra về mức tiêu dùng của khách du lịch các nước, tổ chức du lịch thế giới cho biết mỗi ngày du khách người Nhật chi bình quân từ 60 – 90 USD, du khách Mỹ từ 45 – 70 USD, du khách Phần Lan từ 39 – 60 USD [30, 26/4/2007]. Đây là nhân tố rất quan trọng, có tính quyết định xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh của hoạt động du lịch. 17
  18. - Trình độ kinh doanh du lịch ngày càng hoàn thiện và trở nên “quy phạm hoá” Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông – mua, bán hàng hoá du lịch trên thị trường, là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh du lịch là hoạt động có tính chất quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, những ai không có khả năng, không biết và không muốn thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế thì sớm hay muộn nhất định tự loại bỏ mình. Vì thế nguồn đầu tư vào du lịch ở nhiều nước tăng nhanh. Các khu liên hợp du lịch, các khách sạn và làng du lịch có chất lượng cao; các tác phẩm du lịch độc đáo, các thông tin quảng cáo về du lịch… ngày càng được hoàn thiện, có sức hấp dẫn để thu hút du khách. Hoạt động du lịch ngày càng trở nên “quy phạm hoá”. Gọi là quy phạm hoá nghĩa là dưới sự tổ chức và sắp xếp của các hãng lữ hành, những người du lịch sẽ tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ du lịch theo thời gian, tuyến đường và nội dung hoạt động du lịch đã định sẵn, hoàn thành toàn tuyến hoạt động du lịch một cách có kế hoạch. Trong xã hội hiện nay, tham gia hình thức du lịch quy phạm hoá, du lịch tập thể trọn gói của các hãng lữ hành đã trở thành hình thức du lịch phổ biến được đông đảo quần chúng hoan nghênh. Đối với các nước đang phát triển (như Việt Nam), lĩnh vực kinh doanh du lịch còn nhiều mới mẻ, thì xu hướng này đang là mối thách thức trong cạnh tranh du lịch với các nước đã đi trước. Nó đòi hỏi các nước này phải có chiến lược phát triển du lịch thích hợp, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế du lịch của mình; nó đòi hỏi trình độ kinh doanh du lịch phải được sớm hoàn thiện và phát triển. - Đa dạng hoá gắn liền với độc đáo hoá sản phẩm du lịch Xu hướng đa dạng hoá và độc đáo hoá sản phẩm du lịch bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng cao và nhiều vẻ của khách du lịch. Những yêu cầu này 18
  19. thường mang hình thức đặc thù, phụ thuộc vào phong tục tập quán, lịch sử, xã hội và văn hoá của mỗi vùng, mỗi nước, và phụ thuộc vào chính sở thích của mỗi khách du lịch. Dựa trên tiêu chí về hình thức đáp ứng nhu cầu người ta chia sản phẩm du lịch thành hai nhóm: nhóm đáp ứng nhu cầu của sở thích cá nhân và nhóm đáp ứng nhu cầu của tập thể hoặc công cộng. Tuy nhiên, dù thuộc nhóm nào thì nhu cầu về sản phẩm du lịch cũng rất đa dạng. Nhu cầu du lịch của khách thường hướng vào các dịch vụ chủ yếu như dịch vụ đi lại, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí, giao tiếp… Xu hướng của nhu cầu này thường dễ bị thay đổi do nhiều nguyên nhân như: thay đổi thời tiết, thay đổi “mốt”, thay đổi động cơ du lịch, biến động tình hình kinh tế, chính trị. Tuy nhiên trên thực tế cùng với tiến bộ về kinh tế – xã hội xu hướng nhu cầu “sản phẩm” “hàng hoá” du lịch ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và ngày càng đòi hỏi phải được hoàn thiện. Các nhu cầu về sản phẩm du lịch đặc sản và độc đáo cũng đang trở thành một xu hướng kích thích khách du lịch. Đó là xu hướng của “cầu” du lịch. Để đáp ứng xu hướng của “cầu” du lịch nói trên, sự tồn tại và phát triển của “cung” về du lịch là tất yếu. Cung về du lịch là khả năng cung ứng du lịch bao gồm toàn bộ hệ thống của cải và dịch vụ mà bộ máy du lịch đưa vào phục vụ du khách. Do tính chất tổng hợp của cầu “sản phẩm” du lịch, cung du lịch được tạo nên từ nhiều yếu tố như: + Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Tài nguyên du lịch thường là mục đích của các chuyến đi du lịch, bởi vì tự bản thân nó đã tạo ra sự hấp dẫn, gây hứng thú và đem lại lợi ích cho du khách. 19
  20. + Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, bao gồm khách sạn, nhà hàng, các phương tiện vận chuyển, phục vụ đi lại, ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, mua bán hàng hoá… + Các hàng hoá thông thường cung cấp cho khách du lịch. + Các dịch vụ và tiện nghi tiếp nhận và phục vụ khách. Các nhân tố khác như chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, truyền thống sản xuất… có vai trò rất quan trọng thúc đẩy xu hướng độc đáo hoá và đa dạng hoá sản phẩm du lịch cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Chính sự khác biệt của sản phẩm du lịch là nhân tố tạo chỗ đứng trên thị trường du lịch. Các cơ sở kinh doanh du lịch khó có thể tạo được chỗ đứng nếu không coi trọng sản xuất ra những sản phẩm du lịch độc đáo được du khách ưu chuộng và tín nhiệm. Một trong những điều rất quan trọng ở nước ta hiện nay là để khỏi bị tụt hậu về du lịch phải kiên quyết từ bỏ việc sản xuất ra những sản phẩm du lịch đã lỗi thời. - Tính chất xã hội hoá và quốc tế hoá du lịch ngày càng tăng cường Du lịch hiện đại mang tính tổng hợp cao, thể hiện ở hai mặt: Thứ nhất, du lịch hiện đại bao gồm nhiều nội dung hoạt động như đi lại, ăn uống, vui chơi, mua bán; người ta không đi du lịch đơn thuần chỉ để ngắm cảnh, mà còn kết hợp để tìm hiểu hoàn cảnh đời sống nơi khác, hưởng thụ niềm vui do các phương tiện giao thông hiện đại mang đến, nếm vị ngon vật lạ… Mặt khác, du lịch còn là một hoạt động xã hội liên quan nhiều mặt đến chính trị, kinh tế, văn hoá…; sự phát triển của nó phụ thuộc vào sự phát triển tổng hợp của nhiều ngành nghề, đồng thời liên quan chặt chẽ với nhiều ngành liên quan. Xã hội hoá và quốc tế hoá du lịch là những hình thức đặc thù của xã hội hoá và quốc tế hoá sản xuất. Nó được quyết định bởi sự phân công lao động xã hội và phân công lao động quốc tế. Tự bản thân lĩnh vực du lịch đã chứa đựng những yếu tố của xã hội hoá và quốc tế hoá. Bởi vì sản phẩm du lịch 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2