intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

35
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch ở Ninh Bình góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch Ninh Bình phát triển trong những năm tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------****-------- MAI THỊ THANH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH NINH BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Văn Thông Hà Nội – Năm 2007
  2. MỤC LỤC Trang Mở đầu .................................................................................................................1 Chương 1 : Du lịch ngành Kinh tế quan trọng trong nền KTQD - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ....................................................................6 1.1 Khái quát chung về hoạt động du lịch ...........................................................6 1.1.1 Khái niệm về du lịch và lịch sử ngành kinh doanh du lịch ............................6 1.1.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch .......................................................................9 1.2.3 Các loại hình du lịch ....................................................................................11 1.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền KTQD ..................................................15 1.2.1 Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của đất nước .........................................15 1.2.2 Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.......................................17 1.2.3 Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ...............18 1.2.4 Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ KTQT ...................19 1.3 Khái quát tình hình phát triển du lịch Việt Nam ..........................................21 1.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành Du lịch ........................................................................................................................21 1.3.2 Tình hình phát triển ngành du lịch Việt Nam ...............................................24 1.4 Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch ở một số địa phương ở nước ta ........28 1.4.1 Kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội..................................................................28 1.4.2 Kinh nghiệm của Hải Phòng.........................................................................30 1.4.3 Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong phát triển du lịch .................................31 Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình .................36 2.1 Tiềm năng phát triển du lịch Ninh Bình .......................................................36 2.1.1 Những nhân tố về điều kiện tự nhiên, KT -XH tác động đến sự phát triển du lịch NB ....................................................................................................36 2.1.2 Nguồn tài nguyên phát triển du lịch Ninh Bình ............................................44
  3. 2.2 Đặc điểm chung về tình hình phát triển ngành du lịch Ninh Bình ...............47 2.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch ......................47 2.2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất và đầu tư phát triển ngành du lịch ..........................55 2.2.3 Lực lượng lao động tham gia trong ngành du lịch .......................................61 2.3 Thực trạng các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình......................................................................................................................65 2.3.1 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ..................................................................65 2.3.2 Kinh doanh du lịch lữ hành ..........................................................................69 2.3.3 Kinh doanh vận chuyển hành khách ............................................................73 2.4 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh du lịch Ninh Bình ......................76 2.4.1 Những kết quả đạt được ..............................................................................76 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................79 2.4.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm phát triển mạnh KTDL Ninh Bình ......................................................................................................................81 Chương 3: Định hướng và Giải pháp phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình ............................................................................................................83 3.1 Định hướng phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình..............................83 3.1.1 Các quan điểm cơ bản ..................................................................................83 3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình ............84 3.1.2.1 Định hướng chung trong phát triển ngành du lịch Ninh Bình ....................84 3.1.2.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và 2020 ................................................86 3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình ............88 3.2.1 Về phía Nhà nước.........................................................................................88 3.2.1.1 Công tác quản lý quy hoạch các hoạt động du lịch ....................................88 3.2.1.2 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động kinh doanh du lịch ................................................................................93 3.2.1.3 Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực .......................................97
  4. 3.2.1.4 Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch Ninh Bình .....................99 3.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ..............................................101 3.2.2.1 Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch ........................................................................................................................101 3.2.2.2 Đẩy mạnh liên kết và hợp tác trong hoạt động kinh doanh du lịch.............105 3.2.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền và quảng cáo cho các hoạt động du lịch ...................................................................................................................106 Kết luận ...............................................................................................................109 Danh mục TLTK.................................................................................................111
  5. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN ANTT An ninh trật tự CSHT Cơ sở hạ tầng CNDV Chủ nghĩa duy vật DNXD Doanh nghiệp xây dựng HĐND Hội đồng nhân dân KTDL Kinh tế du lịch UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản TW Trung ương QLNN Quản lý Nhà nước VSMT Vệ sinh môi trường
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên Thế giới. Kinh doanh du lịch cũng có lịch sử hơn 150 năm qua. Nếu được tổ chức kinh doanh và phát triển tốt thì đây là một trong những ngành kinh tế năng động nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi quốc gia. Để tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vững ngành du lich, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “ Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”.[42] Có thể thấy, để phát triển du lịch thì việc khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả là rất cần thiết. Trên thế giới, về lý luận tiềm năng du lịch đã được nghiên cứu tương đối cụ thể. Các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản....đã có rất nhiều thành công trong việc khai thác tiềm năng du lịch nhằm phát triển du lịch. Đối với những nước đang phát triển, nhất là những nước nghèo, nhỏ như Việt Nam thì việc khai thác tiềm năng du lịch tuy đã có cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, du lịch vẫn chưa thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Hoà nhập chung vào xu thế phát triển chung của cả khu vực và thế giới, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện và sự nghiệp công nghiệp hoá, một hình ảnh Việt Nam hấp dẫn ngày càng thu hút khách du lịch bốn phương, du lịch đang phấn đấu để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Ninh Bình một vùng đất được hình thành từ rất lâu đời, nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, nơi tiếp giáp và ngăn cách với phía Bắc miền 1
  7. Trung bởi dãy núi Tam điệp hùng vĩ đã đi vào lịch sử. Ninh Bình có nhiều tiềm năng du lịch: Cùng với cố đô Hoa Lư, Ninh Bình còn có nhiều địa danh di tích lịch sử văn hoá khác như: núi Dục thuý, chùa Non nước, nhà thờ đá Phát Diệm - một kiến trúc độc đáo; Và hàng loạt thắng cảnh như Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, Vân Long, rừng Quốc gia Cúc Phương, được gọi là ngôi nhà thiên nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng có tầm cỡ như thế, song đến nay du lịch Ninh Bình vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng phong phú về du lịch của mình, chưa thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Điều đó đặt ra cho du lịch Ninh Bình phải đánh giá đúng thực trạng của ngành và phải có những giải pháp đúng hướng để khai thác triệt để tiềm năng sẵn có và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, nhằm góp phần thúc đẩy ngành du lịch Ninh Bình phát triển bền vững, hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và trên Thế giới, thực hiện đúng vai trò của ngành du lịch trong xây dựng và phát triển của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Với những lý do trên Tôi đã chọn đề tài: “Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình" làm đề tài luận văn cho mình. 2) Tình hình nghiên cứu đề tài: Ở Việt Nam, hoạt động du lịch trở nên nhộn nhịp vào thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Việc nghiên cứu về du lịch cũng phát triển ngày càng đậm nét theo thời gian. Cụ thể, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu các hoạt động du lịch dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: - "Kinh tế du lịch và du lịch học"( 2001) của Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình; 2
  8. - "Kinh tế du lịch" (2006) của GS.TS Trần Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa ; - "Thị trường du lịch" (1998) của Nguyễn Văn Lưu; - " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch và dịch vụ du lịch chất lượng cao, trình độ cao phục vụ hội nhập quốc tế" (2003) - đề tài nghiên cứu khoa học của Lê Thị Lan Hương; - " Nghiên cứu thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch (2005) của TS. Trần Thị Kim Thu... Tất cả đều có những giá trị nhất định về lý luận và thực tiễn. Cùng với xu hướng phát triển du lịch của cả nước, ở phạm vi tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch như: - " Đất ngập nước Vân Long" ( 2004) của GS.TS Vũ Trung Tạng. - " Dự án qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình" ( 2005) của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch. - "Tiềm năng khu du lịch sinh thái Vân Long góp phần phát triển du lịch Ninh Bình"(2006) của Sở Du lịch Ninh Bình... - "Mở rộng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động để phát triển du lịch khu vực"( 2006) của Võ Quế - Viện nghiên cứu phát triển du lịch. - "Sáng tác mẫu mã thuyền vận chuyển du lịch Ninh Bình" của Sở Du lịch Ninh Bình. - “ Nghiên cứu thử phương tiện vận tải thuỷ đưa đón khách tham quan du lịch tại các điểm du lịch Ninh Bình” đề tài khoa học của PTS. Trịnh Quang Hảo 3
  9. - “ Nghiên cứu quy định tạm thời quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” đề tài khoa học của PTS. Trịnh Quang Hảo Tuy nhiên, những đề tài trên mới chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó chứ chưa phân tích sâu thực trạng phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình. Do đó, đề tài được nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé giải quyết vấn đề khai thác tiềm năng du lịch một cách hợp lý và có hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Việc chọn đề tài luận văn không trùng với các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đó. 3) Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận văn: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển ngành kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Ninh Bình. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1995 cho đến nay. Tuy nhiên, luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong nước để làm cơ sở, kinh nghiệm cho quá trình nghiên cứu du lịch của Tỉnh. 4) Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Mục đích: Từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch ở Ninh Bình góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch Ninh Bình phát triển trong những năm tới. - Nhiệm vụ của luận văn: Từ mục đích trên, các nhiệm vụ cụ thể được xác định là: 4
  10. + Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch. + Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình trong thời gian qua, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch Ninh Bình. + Xác định phương hướng, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp có khả năng thực thi nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch Ninh Bình từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 5) Phƣơng pháp nghiên cứu: - Luận văn sử dụng phương pháp luận của CNDV biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu sự phát triển của một ngành kinh tế. - Luận văn cũng đã sử dụng một cách có hệ thống các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp và khảo sát thực tế... 6) Những đóng góp của luận văn: - Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về hoạt động du lịch, từ đó khẳng định được du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. - Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở Ninh Bình, luận văn đã chỉ ra những thành tựu đạt được và những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế du lịch Ninh Bình trong thời gian tới. 7) Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương: 5
  11. Chương 1: Du lịch ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân- Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình. CHƢƠNG 1: DU LỊCH NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG TRONG NỀN KTQD- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Khái quát chung về hoạt động du lịch 1.1.1 Khái niệm về du lịch và lịch sử ngành kinh doanh du lịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là một ngành công nghiệp – “công nghiệp du lịch” và hiện nay ngành “công nghiệp” này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia. Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội. Trong qúa trình phát triển, nội dung hoạt động của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta, khái niệm “du lịch” vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh( thời gian, khu vực) khác nhau dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch cũng khác nhau. Đúng như giáo sư, Tiến sỹ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế 6
  12. giới đã nhận định: “ Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa" [9 Tr 9]. Tuy chưa có một nhận thức thống nhất về khái niệm “du lịch”, song thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế xã hội cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất khái niệm “du lịch” giống như một số khái niệm cơ bản khác về du lịch là một đòi hỏi cần thiết. Khái niệm “du lịch” đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Từ xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác nhau như: vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên, vì để học ngoại ngữ. Mầm mống đầu tiên của hoạt động kinh doanh du lịch bắt đầu xuất hiện từ cuộc phân chia lao động xã hội lần thứ hai( lúc ngành thủ công nghiệp xuất hiện) và sau đó tách ra khỏi ngành Nông nghiệp truyền thống. Biểu hiện của hoạt động kinh doanh du lịch trở nên rõ hơn khi ngành thương nghiệp xuất hiện vào thời đại chiếm hữu nô lệ, tức là vào giai đoạn có sự phân chia lao động lần thứ 3 của xã hội loài người. Vào đầu thế kỷ 17, bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng về giao thông trên thế giới - đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi, kim loại ngày càng có mặt nhiều hơn trong ngành đường sắt, đóng tàu và công nghiệp sản xuất ô tô. Chỉ sau một thời gian ngắn ở Châu Âu và Châu Mỹ mạng lưới đường sắt đã được hình thành. Nhiều tàu lớn nhỏ, hiện đại đi lại khắp các biển và vịnh trên thế giới. Giao thông trở thành nguyên nhân chính và điều kiện vật chất quan trọng giúp cho việc phát triển các cuộc khởi hành của con người. Đến thế kỷ 19 khách du lịch chủ yếu đi lại tự túc, ít gây phiền hà cho dân bản xứ. Muộn hơn, khi du lịch trở thành hiện tượng đại chúng, bắt đầu nảy sinh ra hàng loạt vấn đề về việc đảm bảo chỗ ăn, ở, chỗ ngủ cho những người tạm sống ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Lúc này bắt đầu xuất hiện nghề mới trong dân chúng tại các vùng du lịch như kinh doanh khách sạn, nhà hàng, môi giới, 7
  13. hướng dẫn du lịch….Hàng loạt các cơ sở chuyên phục vụ du lịch như khách sạn, quán ăn, cửa hàng, tiệm giải khát… cùng các tổ chức du lịch và đội ngũ phục vụ du lịch lần lượt ra đời. Từ giữa thế kỷ 19 du lịch mới thực sự trở thành một hiện tượng đại chúng và lặp đi lặp lại đều đặn. Đó là lý do giải thích tại sao khoa học du lịch ra đời muộn hơn một số ngành khoa học khác. Như vậy, Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Trong số những học giả đưa định nghĩa nhắn gọn nhất (tuy không phải là đơn giản nhất) phải kể đến Ausher và Nguyễn Khắc Viện. Theo Ausher thì "du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân", còn viện sỹ Nguyễn Khắc Viện lại quan niệm rằng "du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của con người" [31 Tr8]. Trong các từ điển Tiếng Việt, du lịch được giải thích là đi chơi cho biết xứ người. Trong cuốn du lịch và kinh doanh du lịch của PTS Trần Nhạn thì "du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền" [16]. Tiếp cận trên giác độ người kinh doanh du lịch thì du lịch là qúa trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra, nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách, đồng thời qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hoá lợi nhuận. Định nghĩa về du lịch trong từ điển Bách khoa quốc tế về du lịch do viện Hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “ Du lịch là tập hợp các hoạt 8
  14. động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch”. Định nghĩa của hội nghị quốc tế và thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng 6/1991: “ Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.” [9 Tr19] Để có quan niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, khoa du lịch và Khách sạn ( trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội ) đã đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây: " Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch.” Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại Điều 10 thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”... Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá xã hội. Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội…Ở nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong 9
  15. nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm xã hội. 1.1.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch Du lịch là một ngành đặc biệt từ sản phẩm đến phương thức kinh doanh và tính chất hoạt động. Do đó, khi tìm hiểu các khái niệm chung về du lịch chúng ta cũng phải tìm hiểu sản phẩm của du lịch và những nét đặc trưng cơ bản của nó. Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách được tạo nên bởi sự kết hợp của viêc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Như vậy, Sản phẩm du lịch bao gồm: + Dịch vụ du lịch là một phần của lao động sống trong ngành du lịch để phục vụ khách như: hướng dẫn tham quan, lưu trú, vận chuyển, chăm lo sức khoẻ, vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác… + Các hàng hoá trong du lịch: là nhưng hàng hoá thông thường, tặng phẩm, đồ lưu niệm, và các đặc sản... + Tiện nghi du lịch: là tổng thể các điều kiện thuận tiện phục vụ cho khách. Gồm: tiện nghi trong phòng, phương tiện thông tin liên lạc, chất lượng vận chuyển, thủ tục Hải Quan…Đó là kết hợp cộng đồng trách nhiệm của nhiều cơ quan thuộc các lĩnh vực khác nhau. + Tài nguyên du lịch: là nhân tố hàng đầu có liên quan sức hấp dẫn với du khách và là điều kiện cần để có hoạt động trong du lịch, gồm: cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. 10
  16. Với cấu thành sản phẩm rất đặc biệt như vậy, sản phẩm du lịch cũng có những đặc điểm khác với các sản phẩm vật chất hay dịch vụ khác, cụ thể: + Sản phẩm du lịch được tạo ra bởi sự tổng hợp các nguồn kinh doanh khác nhau: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, dịch vụ… + Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch được thực hiện đồng thời, tại chỗ, không mang đi trưng bày hoặc tiêu thụ ở nơi khác được. Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng trừu tượng, không lưu kho lưu bãi được(1 đêm ngủ, 1 chỗ ngồi…). Giống như các sản phẩm dịch vụ khác, sản phẩm du lịch không bán được thì mất giá trị chứ không để dành trong kho hoặc cất giữ được. Chính đặc điểm này làm cho tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch càng đậm nét. Sản phẩm du lịch thường được bán trọn gói với các loại hình, các tuyến điểm với các tiện nghi khác nhau. + Sản phẩm hàng hoá trên thị trường du lịch khá đa dạng và vượt khỏi khuôn khổ khái niệm hàng hoá. Đây là đặc điểm rất đặc biệt của sản phẩm hàng hoá du lịch. Ngoài đặc điểm hàng hoá thông thường, còn có cả những thành phần mà bản thân nó không có tính chất hàng hoá hay dịch vụ ( như cảnh quan thiên nhiên, bầu không khí, môi trường…); những hàng hoá này bán rồi mà vẫn còn nguyên giá trị sử dụng hoặc chỉ hao tổn ít; những hàng hoá này nếu không được tiêu dùng thì sẽ không có giá trị, tiêu dùng càng nhiều càng có giá trị. Do vậy để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường diễn ra không đều đặn, mà chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần, trong 11
  17. năm. Vì vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính thời vụ. Sự dao động ( về thời gian ) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong du lịch luôn là vấn đề bức xúc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. 1.1.3 Các loại hình du lich: Ngành kinh tế du lịch được hình thành và phát triển khi nghề tiểu thủ công được tách khỏi sản xuất nông nghiệp. Ở thời Cổ Đại loại hình du lịch phổ biến là du lịch tôn giáo với nhu cầu tín ngưỡng, hàng ngàn người đã hành hương tới các đền chùa, nhà thờ, thánh địa. Đến thời Trung Đại xuất hiện các hình thức du lịch công vụ, du lịch tham quan của các tầng lớp quí tộc, các chính khách, thương gia. Sang thời kỳ Cận Đại khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển đáng kể thì du lịch cũng phát triển nhanh chóng. Song phần lớn du khách mới chỉ là tầng lớp thượng lưu và trung lưu. Đến thời kỳ khoa học công nghệ phát triển cao, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay đã thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển nhanh chóng. Du lịch đã trở thành phổ biến trong đời sống của con người và ngày càng phát triển đa dang phong phú. Tuy nhiên để có thể đưa ra các định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị Doanh nghiệp du lịch cần phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân chia các loại hình du lịch. * Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa. - Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. 12
  18. - Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. * Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch thì du lịch được phân thành những loại sau: - Du lịch chữa bệnh: Đi du lịch để chữa một căn bệnh nào đó, gắn liền với nghỉ ngơi tại các trung tâm chữa bệnh bên các nguồn nước khoáng và khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu thích hợp. - Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Xuất phát từ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ. Đây là loại hình có tác dụng thư giãn. - Du lịch thể thao: Xuất phát từ sự ham mê thể thao, gồm du lịch thể thao chủ động tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao như: leo núi, câu cá, bơi thuyền, săn bắn... - Du lịch văn hoá: Đáp ứng nhu cầu hiểu biết thích nâng cao tìm hiểu nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, danh lam thắng cảnh, chế độ xã hội, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán...của nơi đến du lịch. - Du lịch công vụ: Với mục đích chính nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác. Tham gia loại hình này là khách đi dự các hội nghị, hội thảo và dự các lễ kỷ niệm lớn. - Du lịch thương gia - Du lịch tôn giáo * Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: - Du lịch theo đoàn: ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ tới thăm, nơi lưu trú và ăn uống. 13
  19. - Du lịch cá nhân: Cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã hội khác. Khách du lịch không phải đi cùng đoàn mà chỉ tuân theo những điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị trước. Tuy nhiên, các cá nhân vẫn co thể đi du lịch tự do mà không cần thông qua tổ chức du lịch nào. * Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng, du lịch được phân thành: - Du lịch bằng xe đạp: loại hình này phổ biến ở các nước phát triển và có địa hình khá bằng phẳng như áo, Hà Lan, Đan Mạch...Du lịch bằng xe đạp thường tổ chức từ một đến ba ngày, thường tổ chức vào cuối tuần và đến những điểm du lịch gần. - Du lịch bằng xe máy - Du lịch bằng ô tô: Đây là loại hình du lịch phổ biến ở các nước phát triển, đặc biệt là Châu Âu và được đi bằng ô tô riêng. - Du lịch bằng tàu thuỷ: Loại hình này đã có từ lâu, tàu thuỷ dùng cho du lịch thường là một tổ hợp đảm bảo nhiều loại dịch vụ... - Du lịch bằng tàu hoả: Loại hình này xuất hiện từ giữa thế kỷ trước và có chi phí giao thông thấp, nên không phù hợp với nhiều tầng lớp xã hội. - Du lịch bằng máy bay: là một trong những loại hình tiên tiến đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, những vùng xa xôi và có mức sống cao. Tuy nhiên du lịch máy bay có nhược điểm giá thành cao, nên không phù hợp với tầng lớp xã hội có thu nhập thấp. * Căn cứ vào thời gian đi du lịch phân thành: 14
  20. - Du lịch dài ngày: Diễn ra vào các kỳ nghỉ phép năm, nghỉ hè hoặc nghỉ đông và kéo dài một tuần đến vài tuần thực hiện các chuyến đi thăm những điểm du lịch ở xa, du lịch nghỉ ngơi hay du lịch văn hoá. - Du lịch ngắn ngày: Thường kéo dài đến 3 ngày và vào cuối tuần, phát triển nhiều ở những nước có chế độ làm việc 5 ngày: Anh, Pháp, Mỹ... * Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch được phân thành: - Du lịch nghỉ núi - Du lịch nghỉ biển, sông, hồ - Du lịch thành phố - Du lịch đồng quê. Nhìn chung, các loại hình du lịch thường phối hợp chặt chẽ với nhau, như đi dự hội nghị, hội thảo kết hợp với tham quan nghỉ mát, vui chơi giải trí; du lịch nghỉ ngơi giải trí với du lịch nhân văn; du lịch công vụ với du lịch văn hoá... Do đó, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, các tổ chức du lịch cần nghiên cứu cách thức tổ chức các loại hình du lịch đan xen để đáp ứng nhu cầu tối đa của khách, tuỳ theo sở thích của từng loại khách. 1.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân 1.2.1 Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia. Ngày 3 và ngày 5 tháng 11 năm 1994 tại OSAKA Nhật Bản, Hội nghị Bộ trưởng du lịch thế giới có các đoàn đại biểu của 78 nước và vùng, 18 chính quyền địa phương và 5 quan sát viên. Điểm 2 phần I của tuyên bố du lịch OSAKA khẳng định: " Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm thế giới, chiếm 1/10 mỗi loại, đồng thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2