Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
lượt xem 6
download
Từ việc xây dựng cơ sở lý luận và phân tích thực trạng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình trong những năm qua, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm gắn kết tốt hơn nữa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình trong những năm tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỂN TRUNG DŨNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO VỆ AN NINH BIỂN ĐẢO Ở QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỂN TRUNG DŨNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO VỆ AN NINH BIỂN ĐẢO Ở QUẢNG BÌNH Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phạm Văn Dũng Hà Nội - 2014
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG 5 VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO VỆ AN NINH BIỂN ĐẢO 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 10 1.1.3. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 18 1.2 Khái luận về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển 19 đảo 1.2.1 Các khái niệm cơ bản 19 1.2.2. Quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển 21 đảo 1.2.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh 23 tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo 1.2.4. Nội dung gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh 26 biển đảo 1.3 Thực tiễn một số nƣớc, địa phƣơng trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo và bài học kinh nghiệm cho 35 Quảng Bình 1.3.1. Nhật Bản 35 1.3.2. Philippines 36 1.3.3. Trung Quốc 37
- 1.3.4. Mỹ 38 1.3.5. Kinh nghiệm của các tỉnh khác 40 1.3.6. Bài học kinh nghiệm cho Quảng Bình 41 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 2.1. Phƣơng pháp luận 43 2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn 44 2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu 48 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO 50 VỆ AN NINH BIỂN ĐẢO Ở QUẢNG BÌNH 3.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình 50 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 50 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 53 3.2. Sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển 55 đảo ở Quảng Bình những năm qua 3.2.1. Gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo 55 trong các chiến lƣợc, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 3.2.2. Phát triển kinh tế gắn với nâng cao sức mạnh bảo vệ 58 biển đảo địa phƣơng 3.2.3. Bảo vệ an ninh biển đảo tạo điều kiện phát triển kinh tế 60 của tỉnh 3.2.4. Kết hợp khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển 61 kinh tế và bảo vệ an ninh biển đảo 3.2.5. Đảm bảo hậu cần quân đội trên địa bàn tỉnh 61
- 3.2.6. Hoạt động điều hành của chính quyền Tỉnh trong phát 62 triển kinh tế và bảo vệ an ninh biển đảo 3.3 Đánh giá quá trình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh 62 biển đảo 3.3.1 Các kết quả đạt đƣợc 62 3.3.2 Tồn tại, hạn chế 76 3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 80 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GẮN KẾT HƠN 81 NỮA GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI BẢO VỆ AN NINH BIỂN ĐẢO Ở QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến sự gắn kết giữa phát triển 81 kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo 4.1.1. Những cơ hội mới 81 4.1.2. Những thách thức mới 82 4.2. Quan điểm gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh 83 biển đảo ở Quảng Bình trong thời gian tới 4.2.1. Gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo 83 vừa là điều kiện phát triển kinh tế, vừa là điều kiện đảm bảo an ninh biển đảo 4.2.2. Gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo 84 là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, toàn quân trong đó chính quyền tỉnh là nhân tố quyết định 4.2.3. Gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo 85 phải đặt trong quan hệ chặt chẽ giữa Quảng Bình và cả nƣớc
- 4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác phát triển kinh tế kết hợp với 85 bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình 4.3.1. Hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh theo 85 hƣớng gắn kết hơn nữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo 4.3.2. Bảo vệ an ninh biển đảo phục vụ phát triển kinh tế 87 4.3.3. Sử dụng thành quả phát triển kinh tế để nâng cao sức 87 mạnh bảo vệ biển đảo 4.3.4. Kết hợp sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế và 88 bảo vệ an ninh biển đảo 4.3.5. Đảm bảo hậu cần quân đội trên địa bàn tỉnh 90 4.3.6. Nâng cao chất lƣợng điều hành các hoạt động phát triển 90 kinh tế và bảo vệ an ninh biển đảo của chính quyền các cấp 4.3.7. Phối hợp chặt chẽ giữa Quảng Bình với các tỉnh bạn và 91 cả nƣớc trong việc gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo 4.3.8. Nâng cao chất lƣợng trong phát triển kinh tế gắn với 92 bảo vệ an ninh biển đảo trong huy động các phƣơng tiện và lực lƣợng dự bị động viên, dân quân biển KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
- BẢNG VIẾT TẮT - TNHH: Trách nhiệm hữu hạn - CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa - CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân - QLNN: Quản lý nhà nƣớc - UBND: Ủy ban nhân dân - MTQG: Mục tiêu quốc gia - KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình - TTCN: Tiểu thủ công nghiệp - QG: Quốc gia - QH: Quy hoạch - TDTT: Thể dục thể thao - KH: Kế hoạch i
- PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộc loại quan trọng nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng cũng nhƣ của thế giới. Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Theo Tuyên bố ngày 12/7/1977 của Chính phủ Việt Nam và Công ƣớc của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì nƣớc Việt Nam có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển và ven biển nƣớc ta có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng nên từ lâu Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo. Thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nƣớc, trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, Quảng Bình rất quan tâm phát triển kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng và đã thu đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ. Cơ cấu ngành nghề đang có sự thay đổi lớn. Ngoài các ngành nghề truyền thống, ở Quảng Bình đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại nhƣ đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Quảng Bình, nhất là tạo việc làm, góp phần tăng trƣởng kinh tế... Tuy nhiên, tình hình biển đảo nƣớc ta và Quảng Bình nói riêng những năm gần đây trở nên rất phức tạp. Trung Quốc đã hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dƣơng 891, đâm chìm tàu cá của ngƣ dân Việt Nam, đâm hỏng nhiều tàu kiểm ngƣ, tàu cảnh sát biển và bắt các tàu cá của các ngƣ dân Quảng Bình trên lãnh hải Việt Nam vi phạm trắng trợn luật pháp Quốc tế, quyền chủ quyền, quyền tài phán 1
- của Việt Nam. Với những hành động ngang ngƣợc nhƣ vậy không chỉ chủ quyền quốc gia và an ninh biển đảo bị đe dọa, mà phát triển kinh tế (trong đó có kinh tế biển) cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Đây không chỉ là vấn đề trƣớc mắt, mà còn có ý nghĩa lâu dài. Từ đó, câu hỏi lớn đang đƣợc đặt ra cho đất nƣớc và cho mỗi địa phƣơng là làm thế nào để vừa phát triển đƣợc kinh tế, vừa bảo vệ đƣợc chủ quyền quốc gia và an ninh biển đảo? Trả lời câu hỏi trên là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân; của cả nƣớc và của mỗi địa phƣơng. Từ thực tiễn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc tại địa bàn tỉnh Quảng Bình và kiến thức Kinh tế chính trị đã học tập, học viên xác định đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ là “Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình”. * Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Thế nào là phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo? Quảng Bình cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ đƣợc an ninh biển đảo? 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích nghiên cứu Từ việc xây dựng cơ sở lý luận và phân tích thực trạng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình trong những năm qua, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm gắn kết tốt hơn nữa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình trong những năm tới. *Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo. - Làm rõ thực trạng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình trong những năm qua; chỉ ra những thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân. 2
- - Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn kết hơn nữa với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình trong thời gian tới. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ an ninh biển đảo dƣới góc độ Kinh tế chính trị, tức là dƣới góc kinh tế - xã hội. An ninh biển đảo không chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển đảo, mà còn đƣợc coi là dịch vụ công, là điều kiện để phát triển kinh tế. Ngƣợc lại, phát triển kinh tế không chỉ là mục tiêu, là cơ sở nâng cao đời sống nhân dân, mà còn là điều kiện để nâng cao sức mạnh bảo vệ anh ninh biển đảo. Sự gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo đòi hỏi có sự tham gia của nhiều chủ thể, đặc biệt là nhà nƣớc - trung ƣơng và địa phƣơng. Do vậy, thực hiện sự gắn kết này đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng. Nhƣ vậy, đề tài đƣợc tiếp cận dƣới góc độ liên ngành. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Thời kỳ nghiên cứu để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo từ ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tƣ ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020” và khi có nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về chiến lƣợc biển từ năm 2012 cho đến nay . 1.4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Với tên gọi “Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình”, ngoài Lời nói đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 04 Chƣơng chính nhƣ sau: 3
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp nhằm gắn kết hơn nữa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình trong thời gian tới. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO VỆ AN NINH BIỂN ĐẢO 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài - Đặng Đình Quý (Chủ biên – 2013): Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế. Cuốn sách này tập hợp các tham luận của các học giả quốc tế trong và ngoài nƣớc tham gia tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 về Biển Đông với chủ đề “Tranh chấp Biển Đông : Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế” do Ho ̣c viê ̣n Ngoa ̣i giao và Hô ̣i Luâ ̣t gia tổ chƣ́c tại Hà Nội tƣ̀ 4-5/11/2011. Thời gian qua, cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn tới Biển Đông bởi ý nghĩa quan trọng của vùng biển này đối với hòa bình, ổn định và phát triển, không chỉ của khu vực Đông Á mà của toàn Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Đồng hành cùng với những diễn biến tích cực trên, Biển Đông vẫn tiềm ẩn những bất ổn mà nếu không có sự kiềm chế của các bên liên quan, sự tôn 4
- trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và những nỗ lực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Biển Đông là một trong những khu vực có tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới. Sự phức tạp ấy đang gia tăng gấp bội do những biến chuyển của tình hình kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh ở khu vực. Bên cạnh những vấn đề an ninh truyền thống nhƣ tranh chấp đảo, tranh chấp vùng biển, các vấn đề an ninh phi truyền thống nhƣ cƣớp biển, cƣớp có vũ trang trên biển, ô nhiễm môi trƣờng biển, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên sinh vật biển, sự suy giảm đa dạng sinh học biển, biến đổi khí hậu… đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc công bố các công trình nghiên cứu về Biển Đông đóng góp rất thiết thực cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông. Chính những hoạt động nghiên cứu và thảo luận này đã góp phần đƣa Biển Đông vào “ra-đa” kiểm soát của cộng đồng quốc tế; bản chất của tranh chấp trên Biển Đông cũng nhƣ các vụ việc xảy ra trên Biển Đông đƣợc phân tích, đánh giá trên tinh thần khoa học, khách quan để dƣ luận trong nội bộ từng bên liên quan đến tranh chấp và dƣ luận quốc tế có thông tin đầy đủ và nhiều chiều hơn. Những nỗ lực hợp tác trên đây mới chỉ là bƣớc đầu trên một con đƣờng vô cùng lâu dài và gian khổ để các bên liên quan đến tranh chấp, trực tiếp và không trực tiếp, hành động vì lợi ích của mình và tính đến lợi ích của các bên liên quan khác và của cả cộng đồng quốc tế, hƣớng đến mục tiêu cuối cùng là biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp phức tạp, thực sự trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển. Trên tinh thần đó, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Nội dung của Hội thảo tập trung vào sáu nhóm chủ đề chính sau: (i) Tầm quan trọng của Biển Đông đối với thế giới và khu vực; (ii) Lợi ích của các nƣớc trong và ngoài khu vực 5
- Biển Đông; (iii) Những diễn biến gần đây tại Biển Đông; (iv) Những khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp Biển Đông; (v) Vấn đề giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở Biển Đông; (vi) Phƣơng cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông. Cuốn sách này tập hợp phần lớn tham luận của các học giả trong nƣớc và quốc tế tham gia Hội thảo theo các nhóm chủ đề trên. Một số bài viết tiêu biểu về các vấn đề đó là: - Các vấn đề về lợi ích tại Biển Đông. Bài của ĐS.Rodolfo.Severino. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. Biển Đông còn tồn tại nhiều vấn đề nhƣ việc phân biệt giữa vùng đất và nƣớc, giữa đảo và đá theo quy định tại điều 121 của UNCLOS 1982. Một vấn đề khác là làm thế nào để tuyên bố về "Chủ quyền không thể tranh cải" của Trung Quốc ở Biển Đông với bản chất gây tranh cãi của nó. “Đƣờng chín đoạn” trên bản đồ Trung Quốc cần đƣợc định nghĩa làm rõ. Việc Trung Quốc tuyên bố ƣu tiên các cuộc đàm phán song phƣơng với các bên tranh chấp và phản đối “đa phƣơng hóa” vấn đề Biển Đông vẫn là nguyên nhân gây bất đồng. Cần phải nghiên cứa sự khác biệt (nếu có) giữa tính khả thi của bộ Quy tắc ứng xử và một tuyên bố chính trị cuối cùng, một vấn đề đƣợc đặt ra là: điều gì sẽ xảy ra nếu nhƣ một Quốc gia trong tranh chấp nhận ra rằng các quy định của luật mà họ đã cam kết đi ngƣợc lại với những gì mà họ coi là lợi ích thiết yếu, cốt lỏi, lợi ích của dân tộc hay lợi ích của chế độ? - Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực ĐS. Hasjim Djalal Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Indonesia. Bài viết nêu một số bài học rút ra từ cách tiếp cận không chính thức của Indonesia trong quản lý tranh chấp Biển Đông. Tiến trình Hội thảo về quản lý các xung đột tiềm ẩn ở Biển Đông bắt đầu từ năm 1990 tuy không giải quyết tranh chấp lãnh thổ chủ quyền giữa các quốc gia nhƣng cũng góp phần: (1) tạo ra 6
- các chƣơng trình hợp tác trong đó tất cả các nƣớc có liên quan có thể tham gia; (2) thúc đẩy đối thoại giữa các bên có lợi ích liên quan trực tiếp để các nƣớc có thể tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề của mình; (3) phát triển tiến trình xây dựng lòng tin để mọi ngƣời đều cảm thấy thoải mái với nhau. - Hợp tác khu vực ở Biển Đông GS. Jon M. Van Dyke Trƣờng Luật William S. Richardson, Đại học Hawaii ở Manoa, Mỹ. Biển Đông là biển nửa kín đƣợc điều chỉnh theo Phần 9 của Công ƣớc Luật biển, theo đó, Điều 123 quy định các quốc gia kề cận với biển kín/ nửa kín “hợp tác với nhau để thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định trong Công ƣớc”. Cụ thể, các nƣớc có thể “tiến hành, trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức khu vực hữu quan để phối hợp trong việc quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật biển” và đồng thời phối hợp các hoạt động nhằm “bảo vệ và gìn giữ môi trƣờng biển”. Các nƣớc quanh Biển Đông đã thất bại trong việc thành lập một tổ chức khu vực hiệu quả và hình thức hợp tác “trực tiếp” nhìn chung cũng không đạt thành công. Cơ quan điều phối các nƣớc Biển Đông Á (COBSEA) gần nhƣ không có hoạt động và tổ chức đối tác về quản lý môi trƣờng các quốc gia biển Đông Á (PEMSEA) đạt đƣợc một số thành tựu khiêm tốn. Chƣa có một tổ chức hiệu quả về quản lý nghề cá chung đƣợc thành lập. - Thử nhiệt tầm quan trọng toàn cầu của tranh chấp biển đông. Bài của GS. Geoffrey Till Giám đốc Trung tâm Corbett về Nghiên cứu Chính sách Biển, Đại học King, Luân Đôn, Anh. Mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định cần coi tranh chấp Biển Đông là vấn đề hoàn toàn của các quốc gia liên quan và của khu vực, trên thực tế nó ngày càng đƣợc xem là vấn đề toàn cầu. Điều này là bởi vấn đề Biển Đông đang là thƣớc đo để đánh giá vai trò và chính sách của Trung Quốc trong tƣơng lai – một vấn đề ngày càng làm đau đầu đối với Hoa Kỳ và một số 7
- nƣớc ngoài khu vực. Tầm quan trọng chiến lƣợc của tranh chấp này đƣợc minh họa rõ ràng nhất bởi các mối quan tâm bên ngoài về tác động có thể xảy ra của tranh chấp đối với tự do hàng hải và bởi mức độ, tính chất và hậu quả của chƣơng trình hiện đại hóa hải quân của các bên tranh chấp. Vì những nguy cơ đang hiện hữu khi Biển Đông tăng nhiệt, cần có sự rõ ràng và những cái đầu lạnh ở cả trong và ngoài khu vực. - Tại sao Trung Quốc nhất định cần Biển Đông cho riêng mình: một quan điểm dự đoán và độc lập từ bên ngoài. Bài của Tƣớng (về hƣu) Daniel Schaeffer Viện chính sách Châu Á 21, Pháp. Sự hiếu chiến gần đây để bảo vệ những gì mà họ coi là quyền lợi chính đáng ở Biển Đông theo đƣờng chín đoạn đứt khúc khiến mọi ngƣời trên thế giới đều tin rằng sự quả quyết này của Trung Quốc chỉ dựa trên những lý do về kinh tế nhƣ dầu khí, đánh bắt cá, bảo vệ môi trƣờng... Tất nhiên trên tất cả, những lý do này đều không phải là không có căn cứ. Nhƣng đây có thể chỉ là những lý do bề mặt nhằm che dấu những ý định và lợi ích sâu xa của Trung Quốc. Những ý định và lợi ích này đều liên quan đến bố trận quốc phòng của Trung Quốc, để chống lại những gì mà Trung Quốc coi là “chính sách ngăn chặn” của Mỹ, nếu không muốn nói là "mối đe dọa" Mỹ. Với bài tính nhƣ vậy Biển Đông không khác gì một quân cờ-một quân cờ quan trọng, nhƣng chỉ là một quân cờ trong kế hoạch phòng thủ tổng thể Trung Quốc đang xây dựng nhằm hạn chế “mối đe dọa Mỹ”. - Biển Đông: Sự trổi dậy của Trung Quốc và những hệ lụy đối với hợp tác an ninh. Bài của GS.Koichi Sato Đại học J.F.Oberlin, Tokyo, Nhật Bản. Tháng 3 năm 2010, các nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định với quan chức chính quyền Obama rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động can thiệp nào tại Biển Đông, khu vực mà hiện tại Trung Quốc coi là một phần “lợi ích cốt lõi” thuộc chủ quyền của mình. Hải quân Quân giải 8
- phóng Nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các tàu chiến và tàu tuần tra tại Biển Đông; căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng Đông Nam Á đang gia tăng. Mỹ, Nhật Bản và Australia đã bày tỏ quan ngại đối với an ninh của các tuyến đƣờng thông thƣơng trên biển (SLOC) ở Biển Đông. Có ý kiến cho rằng Hải quân Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển hàng không mẫu hạm. Bài tham luận này phân tích những thách thức trên biển, đồng thời đánh gia tác động đối với hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng bao gồm cả Nhật Bản và Mỹ. - Vai trò của quốc tế hóa Biển Đông trong quản lý và ngăn ngừa xung đột. GS. Leszek Buszynski Trung tâm Nghiên cứu Chiến lƣợc và Quốc phòng, Đại học Quốc gia Australia. Bài tham luận nhận định về quá trình phát triển của tranh chấp Biển Đông: từ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ liên quan tới các đảo và các vùng biển, từ việc tiếp cận các nguồn dầu mỏ và khí đốt ở biển vốn càng trở nên cấp thiết khi mà nhu cầu năng lƣợng toàn cầu gia tăng, tới vấn đề đối đầu chiến lƣợc giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này liên quan tới các vấn đề chiến lƣợc rộng lớn hơn, một mặt là chiến lƣợc hải quân của Trung Quốc khi nƣớc này tăng cƣờng năng lực hải quân, mặt khác là sự hiện diện của Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dƣơng và những mối quan hệ đồng minh của Mỹ trong khu vực. Bài tham luận lập luận rằng, một thỏa thuận ngăn ngừa xung đột là cần thiết để tránh gây leo thang những vụ việc nhỏ trở thành xung đột, từ đó cản trở quá trình giải quyết các yêu sách chồng lấn. Thỏa thuận này nên tính tới hai cƣờng quốc quan trọng Mỹ và Trung Quốc, đồng thời bao gồm các bên yêu sách của ASEAN. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 9
- - Tập trung phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng. Bài nói của Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang trong buổi làm việc tại TP. Đà Nẵng ngày 04/07/2014. Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch nƣớc khẳng định: “Đảng, Nhà nƣớc luôn kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền biển đảo của tổ quốc, các lực lƣợng và nhân dân luôn yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Hoàng Sa. Các lực lƣợng cảnh sát biển, kiểm ngƣ, ngƣ dân đều mong muốn tăng cƣờng công tác phòng vệ, tăng số tàu cá, công suất, sản lƣợng, phát triển kinh tế biển để đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Phát triển kinh tế biển gắn với gắn với an ninh quốc phòng là chủ trƣơng lớn của Đảng, Nhà nƣớc. Các bộ ngành, địa phƣơng cần nhanh chóng phân bổ nguồn vốn, làm nhanh các thủ tục để ngƣ dân đƣợc nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn, đóng tàu xa bờ, bám biển, bảo vệ ngƣ trƣờng truyền thống”. Chủ tịch Nƣớc cũng yêu cầu các bộ ngành tập trung nguồn lực yểm trợ các địa phƣơng có vai trò đặc biệt về phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng, đảm bảo chủ quyền trên biển. Đối với thành phố Đà Nẵng cũng nhƣ các địa phƣơng ven biển, Chủ tịch nƣớc yêu cầu cần tiếp tục phát huy khả năng của địa phƣơng, củng cố các tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá, để sẵn sàng xử lý khi có tình huống phức tạp. - Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền trên biển, bài viết của tác giả Văn Hào trên Trang điện tử báo Tin tức Thứ Hai, 02/06/2014. Theo tác giả bài viết, một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng để thực hiện thành công “Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020”, đó là kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh trên biển. Do đó, việc xây dựng và phát triển kinh tế biển phải gắn chặt với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển. 10
- Để phát huy hơn nữa vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tế, ngay từ bây giờ chúng ta cần đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ, điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản theo hƣớng hài hòa với môi trƣờng. Đồng thời ứng dụng công nghệ sau thu hoạch. Đi đôi với việc phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, bao gồm các hoạt động cảng cá, sửa chữa và đóng tàu, ngƣ cụ, cung cấp các dịch vụ bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chú ý công tác thông tin liên lạc và cứu hộ cứu nạn trên biển. Đặc biệt ngày 29/5 vừa qua, Chính phủ đã đƣa ra bàn thảo chính sách hỗ trợ ngƣ dân bám biển, có cơ chế tín dụng ƣu đãi cho ngƣ dân đánh bắt xa bờ đóng tàu vỏ thép, dự kiến lãi suất vay 3% trong thời gian 10 năm; ngƣời vay đƣợc thế chấp bằng thân tàu, nếu xảy ra rủi ro Nhà nƣớc cũng sẽ hỗ trợ. Đây là những chính sách thể hiện rõ quyết tâm giúp ngƣ dân yên tâm đánh bắt xa bờ và bám biển của Nhà nƣớc. Để giúp ngƣ dân vƣơn khơi, bám biển vừa khai thác sản xuất vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc hỗ trợ nguồn vốn giúp cải hoán tàu cũ, đóng mới tàu công suất lớn đang đƣợc hệ thống ngân hàng tích cực tham gia. Cùng với đó, Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng điều chỉnh Chiến lƣợc phát triển kinh tế biển kết hợp với tăng cƣờng quốc phòng, an ninh trên biển phù hợp với tƣ duy mới về biển và đại dƣơng. Đẩy mạnh giáo dục quốc phòng, an ninh biển cho toàn dân, coi trọng bồi dƣỡng các lực lƣợng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo. Nghiên cứu chiến lƣợc biển của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới để đề ra các chính sách phù hợp, nhằm bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Hoạt động ngoại giao cũng đƣợc đẩy mạnh nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu quả của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính 11
- sách bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nƣớc và quyền làm chủ của nhân dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc. Các lực lƣợng chuyên trách đƣợc kiện toàn, từng bƣớc thực hiện quản lý nhà nƣớc trên các vùng biển, thông qua việc xây dựng các lực lƣợng và phƣơng tiện để chỉ huy, điều hành cứu hộ, cứu nạn trên biển nhƣ: xây dựng hệ thống trinh sát, quan sát, cảnh giới từ xa; hiện đại hóa thông tin liên lạc hàng hải; thành lập đội tàu tuần tra Biên phòng, Kiểm ngƣ, Cảnh sát biển, Hải quan… Hiện tại các cơ quan chức năng cũng đã và đang tiến hành phân vùng biển dựa trên hệ sinh thái, quy hoạch sử dụng biển và hải đảo, nhằm xác định rõ những khu vực dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng. Những khu vực cho phép và khuyến khích phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng nhƣ những khu vực phát triển đa mục đích. Nâng cao năng lực quản lý về biển, đảo của chính quyền các huyện đảo, xã đảo để phát triển mạnh kinh tế-xã hội kết hợp với bố trí dân cƣ, tổ chức lực lƣợng bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo. Tăng cƣờng sự gắn bó giữa ngƣ dân, diêm dân, các tầng lớp dân cƣ vùng biển với các lực lƣợng vũ trang, trực tiếp là Bộ đội Biên phòng, để giúp nhau sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa, tạo dựng thế trận lòng dân. Từng bƣớc dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lƣợng tại chỗ phục vụ chiến lƣợc quốc phòng-an ninh trên biển và hải đảo. - Phát triển kinh tế biển, đảo gắn với an ninh quốc phòng của tác giả Hữu Trà, Thanh Niên Online – Thứ bảy, ngày 24 tháng chín năm 2011. Ngày 23.9.2011, tại Hội An, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh duyên hải miền Trung”. Tại hội thảo, 12
- TS. Nguyễn Đăng Đạo - Phó tổng cục trƣởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng) cho rằng, để trở thành một quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển, trƣớc hết cần tập trung bảo vệ chủ quyền biển, đảo; phát triển kinh tế biển bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, hải đảo gắn với bảo vệ môi trƣờng và an ninh quốc gia. Liên quan đến công tác tuyên truyền biển, đảo, đại tá Nguyễn Đức Vƣợng - Phó chính ủy Vùng 4 Hải quân, cho rằng cần xác định đúng vị trí, vai trò, tiềm năng sức mạnh của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng. Đại tá Nguyễn Đức Vƣợng khẳng định chƣơng trình “Hành trình vì biển, đảo quê hương” đƣa đoàn viên thanh niên đến với biển, đảo, nhất là quần đảo Trƣờng Sa, nhà giàn DK1... tạo hiệu ứng xã hội tích cực về hành trình tiến ra biển, làm chủ biển của tuổi trẻ cả nƣớc. - Phát triển kinh tế biển gắn với thế trận lòng dân, bài viết của Phƣơng Yến trên trang tin Bến Tre, ngày 23/03/2012. Theo quan điểm của tác giả, khai thác kinh tế biển đồng thời với ý thức chấp hành pháp luật về biên giới biển là góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển của tỉnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Thực hiện chủ trƣơng về tăng cƣờng xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, đảo, Bến Tre đã tập trung mọi nguồn lực đầu tƣ, xây dựng nhiều dự án, công trình mang tính chiến lƣợc nhằm khai thác các tiềm năng của biển, đảo. Tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến sự kết hợp vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nƣớc với sự tham gia của ngƣời dân trong giải quyết mối quan hệ này. Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc” xem đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên, trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 842 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn