Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững (PTNNBV), vận dụng vào thực tiễn đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VĂN HIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM THEO HƢỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VĂN HIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã đƣợc các thầy cô giáo và cán bộ, nhân viên nhà trƣờng giúp đỡ rất nhiệt tình. Với những kiến thức đã đƣợc học tại trƣờng và theo mong muốn nghiên cứu, cùng với tình hình thực tiễn đặt ra, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững” làm luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trƣờng, các thầy cô giáo và đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt, ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do các giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận văn còn có những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý, của thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp. Tác giả xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2016 Tác giả Nguyễn Văn Hiệp
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo và nguồn trích dẫn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2016 Tác giả Nguyễn Văn Hiệp
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ...................................................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................ 4 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững .............. 7 1.2.1. Khái quát lý luận về phát triển bền vững ......................................... 7 1.2.2. Lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ................. 8 1.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững của một số địa phƣơng và bài học cho tỉnh Hà Nam ..................................................... 15 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của một số địa phương............................................................................................ 15 1.3.2. Bài học kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cho tỉnh Hà Nam ....................................................................................... 20 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 24 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận ....................................................................... 24 2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu, dữ liệu .................................. 24 2.3. Phƣơng pháp thống kê, mô tả ............................................................... 25 2.4. Phƣơng pháp so sánh ............................................................................ 25 2.5. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp ........................................................ 25 2.6. Các phƣơng pháp khác .......................................................................... 26
- CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM THEO HƢỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 ................... 27 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam có ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ............................ 27 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 27 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................... 27 3.1.3. Kinh tế - xã hội................................................................................ 29 3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững giai đoạn 2011 – 2015 .................................................................................. 32 3.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp ........................................................................ 34 3.2.2. Thực trạng giải quyết vấn đề xã hội trong nông nghiệp, nông thôn .... 45 3.2.3. Thực trạng bảo đảm bền vững về môi trường, sinh thái ................ 48 3.2.4. Đánh giá chung về thành công, hạn chế và vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hà Nam .......................... 51 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ............................................. 61 4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam ..... 61 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................. 61 4.1.2. Bối cảnh trong nước ....................................................................... 63 4.1.3. Bối cảnh của tỉnh Hà Nam.............................................................. 65 4.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững..... 67 4.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững ........................................................................................... 70 4.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế trong nông nghiệp ......................................................................... 70
- 4.3.2. Giải pháp về hoàn thiện quy hoạch để phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững .................................................................. 74 4.3.3. Giải pháp về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .. 75 4.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững............................................................ 77 4.3.5. Giải pháp sử dụng đất đai có hiệu quả........................................... 78 4.3.6. Giải pháp bảo vệ môi trường cho phát triển nông nghiệp bền vững ... 82 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CSHT Cơ sở hạ tầng 4 GD-ĐT Giáo dục đào tạo 5 KH-CN Khoa học công nghệ 6 KTNN Kinh tế nông nghiệp 7 KT-XH Kinh tế xã hội 8 LLLĐ Lực lƣợng lao động 9 Nxb Nhà xuất bản 10 PTBV Phát triển bền vững 11 PTNN Phát triển nông nghiệp 12 PTNNBV Phát triển nông nghiệp bền vững 13 SXNN Sản xuất nông nghiệp 14 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 VH-XH Văn hóa xã hội 17 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 18 XHCN Xã hội chủ nghĩa i
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 GDP tỉnh Hà Nam phân theo khu vực kinh tế 33 2 Bảng 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam 35 3 Bảng 3.3 GDP bình quân đầu ngƣời tỉnh Hà Nam 36 4 Bảng 3.4 Số lƣợng gia súc gia cầm tỉnh Hà Nam 38 Cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn 5 Bảng 3.5 45 tỉnh Hà Nam ii
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu Nội dung Trang 1 Biểu 3.1 Diện tích và sản lƣợng lƣơng thực tỉnh Hà Nam 38 2 Biểu 3.2 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Nam năm 2015 40 3 Biểu 3.3 Tỷ lệ nghèo đói tỉnh Hà Nam 47 iii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Lƣơng thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con ngƣời và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nƣớc. Hơn thế nữa, nếu để nông nghiệp tự vận động thì không thể có sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Chính vì vậy Đảng, Nhà nƣớc ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp (PTNN) và coi đó là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phát triển bền vững (PTBV) theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, không những đảm bảo tự cung tự cấp mà còn trở thành một nƣớc xuất khẩu nông sản, đảm bảo an ninh lƣơng thực, góp phần phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Hà Nam với dân cƣ sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp là chủ yếu, đã đạt đƣợc những thành tích quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp (SXNN) nhƣ giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển KT-XH...Tuy nhiên phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đang có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Cụ thể là nông nghiệp Hà Nam phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, phát triển còn theo chiều rộng thay vì phát triển theo chiều sâu. Ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún, không phù hợp với thời đại. Hơn thế nữa, SXNN đã và đang gây tác động tiêu cực tới môi trƣờng nhƣ làm giảm sự đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên, ô nhiễm nguồn nƣớc…Tóm lại SXNN ở tỉnh Hà Nam vẫn đƣợc xem là còn lạc hậu, kém bền vững. Vì vậy việc xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững ở tỉnh Hà Nam có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Điều này cũng đƣợc khẳng định trong mục tiêu 1
- định hƣớng phát triển nông nghiệp của tỉnh là đến năm 2020, Hà Nam trở thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp có tính khoa học, có tính khả thi nhằm đẩy mạnh PTNN của tỉnh theo hƣớng bền vững là một đòi hỏi vô cùng bức thiết. Xuất phát từ điều này, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Câu hỏi nghiên cứu Những giải pháp nào nhằm phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững (PTNNBV), vận dụng vào thực tiễn đánh giá thực trạng và đề xuất định hƣớng, giải pháp thúc đẩy PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số khía cạnh lý luận, thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững; nghiên cứu kinh nghiệm PTNN theo hƣớng bền vững ở một số địa phƣơng, rút ra bài học tham khảo cho tỉnh Hà Nam. Đánh giá thực trạng PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững, làm rõ kết quả, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra. Đƣa ra định hƣớng và giải pháp nhằm PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. 2
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: nghiên cứu thực trạng PTNN tỉnh Hà Nam giai đoạn từ năm 2011 – 2015 và đề xuất định hƣớng, giải pháp PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững đến năm 2020. Không gian: tỉnh Hà Nam 4. Những đóng góp mới của luận văn Góp phần phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNN theo hƣớng bền vững, dƣới góc độ tiếp cận kinh tế chính trị; Đánh giá đƣợc thực trạng PTNN theo hƣớng bền vững ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015, nêu bật những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra; Đề xuất một số giải có cơ sở thúc đẩy PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững đến năm 2020. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng với nội dung nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững giai đoạn 2011 – 2015 Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững 3
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về PTNN cũng nhƣ PTNNBV. Tiêu biểu có công trình Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam (2007) của nhóm tác giả Sally P. Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng đất đai là nguồn lực quan trọng cho việc PTNN; tuy nhiên việc chia nhỏ đất đai làm cản trở hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, làm chậm quá trình PTNN ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra đƣợc sự cần thiết trong phát triển kinh tế nông hộ và nâng cao năng lực về SXNN cho nông dân. Một số nghiên cứu về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nhƣ : Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 20 năm đổi mới (2006) của tác giả Đỗ Quốc Sam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam – Con đường và Bước đi (2006) của tác giả Nguyễn Kế Tuấn; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta (2008) của tác giả Hoàng Ngọc Hòa. Các nghiên cứu này đều nhấn mạnh đến vai trò của khoa học công nghệ (KH-CN) trong việc SXNN. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu đã tổng kết cả về lý luận và thực tiễn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nhƣ: Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại (2010) của tác giả Nguyễn Danh Sơn; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: hôm nay và mai sau (2008) của tác giả Đặng Kim 4
- Sơn; Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới: quá khứ và hiện tại (2007) của tác giả Nguyễn Văn Bích. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng vấn đề PTNN, nông thôn là cả một quá trình và là nội dung không thể tách rời trong tổng thể chính sách phát triển KT – XH. Quan điểm PTNN trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay cũng đƣợc đề cặp đến trọng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Từ (2008): Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam”. Tác giả cho rằng cần phải tận dụng nhƣng cơ hội từ việc hội nhập, lấy thị trƣờng toàn cầu làm căn cứ để PTNN. Nghiên cứu về PTNN nói chung và PTNNBV cũng có một số công trình nổi bật nhƣ: Phát triển bền vững ở Việt Nam – thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng (2007) của Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi, Nxb Lao động – xã hội; Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam (2007) của tác giả Đặng Kim Sơn, Nxb Nông nghiệp; Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững (2004) của tác giả Nguyễn Từ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu ở phạm vi rộng hẹp khác nhau. Trong đó, có một số công trình tiêu biểu nhƣ: Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam (2001), của tác giả Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Vấn đề Nông nghiệp nông dân nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc (2009) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2008) của Tô Huy Rứa, Tạp chí Cộng sản, số 794. Những nghiên cứu trên đều chỉ ra sự cần thiết phải PTNN, đặc biệt là PTNNBV nhƣng ở phạm vi vĩ mô quốc gia, chƣa đi sâu địa phƣơng cụ thể. Một số bài nghiên cứu về PTNN ở địa phƣơng gồm: Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020 (2012) của tác giả Đoàn Tranh; Phát 5
- triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc (2012) của tác giả Bùi Thị Thu Hằng; Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (2013) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa. Các bài nghiên cứu này đều chỉ ra đƣợc sự cần thiết của PTNN ở địa phƣơng, nghiên cứu kinh nghiệm của các nơi khác, phân tích đƣợc những đặc thù của nông nghiệp tỉnh đó và nêu ra những giải pháp thiết thực cho việc PTNN của tỉnh. Liên quan trực tiếp đến tỉnh Hà Nam, có công trình nghiên cứu: Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (2013) của tác giả Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh. Tác giả đã chỉ ra thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2012, từ đó chỉ ra những định hƣớng chung về giải quyết vấn đề tam nông trong tổng thể chiến lƣợc phát triển KT-XH và nêu ra một số giải pháp để giải quyết tốt vấn đề tam nông của tỉnh Hà Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên tác giả chƣa đi sâu vào vấn đề PTNN theo hƣớng bền vững của tỉnh Hà Nam định hƣớng 2020. Tóm lại các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến nông nghiệp, một số tác phẩm nghiên cứu về vấn đề PTNNBV ở các góc độ khác nhau đồng thời nêu lên các quan điểm và kiến nghị các giải pháp PTNNBV nhằm góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Tuy nhiên, đi sâu vào từng địa phƣơng cụ thể vấn đề PTNN, PTNNBV còn ít đƣợc đề cập đến. Nghiên cứu PTNN tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững vẫn chƣa có một công trình nào đề cập đầy đủ, toàn diện và hệ thống. Đây là khoảng trống đặt ra cần nghiên cứu và tác giả lựa chọn làm luận văn đề nghiên cứu với tƣ cách là một đề tài độc lập, đề cập một cách đầy đủ hệ thống về PTNN theo hƣớng bền vững ở tỉnh Hà Nam. Các kết quả nghiên cứu của công trình trên là nguồn tƣ liệu có giá trị để tác giả tham khảo kế thừa, chọn lọc phục vụ cho trong quá trình làm luận văn của mình. 6
- 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững 1.2.1. Khái quát lý luận về phát triển bền vững Phát triển bền vững, cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau. Ủy ban quốc tế về phát triển và môi trƣờng (1987) đã đƣa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hƣớng đầu tƣ, hƣớng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của con ngƣời”. Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và Phát triển tổ chức ở Brazil năm 1992 đã đƣa ra khái niệm vắn tắt về phát triển bền vững và đƣợc sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế đó là: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhanh đáp ứng những yêu cầu hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ở Cộng hòa Nam Phi năm 2002 đã bổ sung và hoàn chỉnh khái niệm về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu và đời sống con ngƣời hiện tại, nhƣng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”. Nhƣ vậy, PTBV là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực hiện ba nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trƣờng. Trong đó sự phát triển kinh tế là nguồn gốc, là động lực; sự phát triển xã hội là mục tiêu và sự phát triển môi trƣờng là điều kiện của phát triển bền vững. Theo đó, PTBV gồm ba nội dung cơ bản đó là: Bền vững về kinh tế: đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội (VH-XH), cân đối tốc độ tăng 7
- trƣởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên (TNTN), KH-CN, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch. Bền vững về xã hội: là phải xây dựng một xã hội trong đó nền kinh tế tăng trƣởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó giáo dục – đào tạo (GD-ĐT), y tế và phúc lợi xã hội phải đƣợc chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tƣợng trong xã hội. Bền vững về môi trƣờng: là các dạng TNTN tái tạo phải sử dụng trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng; các dạng tài nguyên không tái tạo phải đƣợc sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất; môi trƣờng tự nhiên (không khí, đất, nƣớc, cảnh quan thiên nhiên…) nhìn chung không bị các hoạt động của con ngƣời làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại; các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt đƣợc xử lý, tái chế kịp thời; vệ sinh môi trƣờng đƣợc bảo đảm, con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng sạch. 1.2.2. Lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững 1.2.2.1. Khái niệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Tổ chức lƣơng thực và Nông nghiệp (FAO, 1992) định nghĩa: Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật ngày càng tăng của con ngƣời về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại vừa không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trƣờng, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và đƣợc chấp nhận về phƣơng diện xã hội. Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế: Một là, bảo đảm nhịp độ tăng trƣởng liên tục, ổn định và hiệu quả. Tăng trƣởng là mục tiêu của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nếu không có tăng trƣởng thì tiến trình phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, 8
- nhất là những nƣớc thuần nông nhƣ nƣớc ta sẽ bị trở ngại đối; bên cạnh đó, tăng trƣởng kinh tế phải gắn với phát triển KT - XH trong đó xác lập đƣợc sự cân đối giữa tốc độ tăng trƣởng kinh tế với việc sử dụng các nguồn lực con ngƣời, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Hai là, áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng KH-CN vào sản xuất, chế biến nông sản, nhất là công nghệ sinh học. Đối với nền nông nghiệp mà năng suất lao động còn thấp, không ổn định và còn bị ảnh hƣởng nhiều của các yếu tố thời tiết, thiên tai; năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp chƣa cao, chi phí đầu vào lớn, thì việc tiếp tục duy trì nền nông nghiệp đó sẽ đẩy lùi sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Phƣơng thức canh tác thủ công, khai thác, sử dụng bừa bãi tài nguyên thiên nhiên thì môi trƣờng sẽ bị tàn phá nghiêm trọng, điều đó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của ngƣời lao động trong nông nghiệp và dân cƣ nông thôn. Vì vậy để phát triển bền vững về kinh tế nông nghiệp cần áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng khoa học cộng nghệ vào sản sản xuất, chế biến nông sản, nhất là công nghệ sinh học, không gây ô nhiễm môi trƣờng. Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT). Để CNH, HĐH đất nƣớc thành công thì trƣớc hết phải đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đòi hỏi tất yếu để thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sự chuyển dịch phải đảm bảo tăng giá trị sản xuất ở những sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với việc khai thác tiềm năng lợi thế của vùng. Bốn là, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, lực lƣợng lao động (LLLĐ) (cả về chất lƣợng và số lƣợng) và các nguồn vốn. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời dân. Từ đó mới có thể phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. 9
- Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội: Một là, xóa đói giảm nghèo. Thực tế chỉ ra rằng, tình trạng nghèo đói tồn tại chủ yếu ở vùng nông thôn, chiếm phần lớn trong số những ngƣời thuộc diện nghèo đói là những ngƣời tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đối với nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu, tốc độ tăng trƣởng thấp, rất khó có thể giải quyết đƣợc vấn đề nghèo đói. Do đó, việc phát triển một nền nông nghiệp theo hƣớng bền vững đảm bảo đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng ổn định và hiệu quả sẽ là hƣớng giải quyết cho vấn đề nghèo đói. Hai là, giải quyết công ăn việc làm. Cơ sở quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững là giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội về công ăn việc làm, ổn định đời sống cho ngƣời lao động từng bƣớc nâng cao thu nhập và chất lƣợng đời sống cho nhân dân trong khu vực nông thôn. Ba là, thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo… Tiêu chí phát triển bền vững về xã hội trong nông nghiệp phải tạo điều kiện cho mọi ngƣời, nhất là những ngƣời trong hoàn cảnh khó khăn đều có cơ hội tiếp cận công bằng các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, thông tin…mang tính an sinh xã hội luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nƣớc ta hiện nay. Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường: Nông nghiệp là ngành liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái. Bằng hoạt động lao động của mình con ngƣời tác động đến các yếu tố tự nhiên nhƣ đất, nƣớc…Vì vậy bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nƣớc…là một nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng trong tƣơng lai và lâu dài, vì đó là sự sống còn của con ngƣời. Do đó phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững phải bảo vệ, sử dụng tiết kiệm đất, nƣớc. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phải giữ cho môi trƣờng 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn