intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

38
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ năm 2002 trở lại đây và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

  1. 1 §¹i häc Quèc gia Hµ Néi §¹i häc kinh tÕ -------------------- NguyÔn b¸ th-¬ng Ph¸t triÓn Th-¬ng m¹i ®iÖn tö trong c¸c doanh nghiÖp nhá vµ võa ë ViÖt Nam LuËn V¨n Th¹c sü Kinh tÕ chÝnh trÞ Hµ Néi – 2008
  2. 2 §¹i häc Quèc gia Hµ Néi §¹i häc kinh tÕ -------------------- NguyÔn b¸ th-¬ng Ph¸t triÓn Th-¬ng m¹i ®iÖn tö trong c¸c doanh nghiÖp nhá vµ võa ë ViÖt Nam LuËn V¨n Th¹c sü Kinh tÕ chÝnh trÞ Chuyªn ngµnh : Kinh tÕ ChÝnh trÞ M· sè : 60 31 01 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS: NguyÔn v¨n Minh Tr-êng §¹i häc Th-¬ng M¹i Hµ Néi - 2008
  3. 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ 5 VÀ VỪA 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về Thƣơng mại điện tử 5 1.1.1. Khái niệm, hình thức, mô hình, lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử 5 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Thương mại điện tử……….. 15 1..2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và đặc điểm ứng dụng Thƣơng mại điện 20 tử... 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa 20 1.2.2. Đặc điểm ứng dụng Thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 24 1.3. Kinh nghiệp phát triển Thƣơng mại điện tử ở một số quốc gia 27 1.3.1. Tình hình phát triển Thương mại điện tử ở một số quốc gia 27 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc phát triển Thương mại điện tử ở các nước 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ………….. 35 2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng và tình hình phát triển Thƣơng mại điện tử ở Việt Nam 35 2.1.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới phát triên Thương mại điện tử ở Việt Nam 35 2.1.2. Tình hình phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam 57 2.2. Thực trạng ứng dụng Thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 62 2.2.1. Tình hình chung về phát triển các yếu tố để ứng dụng Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam ................................... 62
  4. 2 2.2.2. Mức độ ứng dụng Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ...................................................................... 69 2.2.3. Thực trạng phát triển các mô hình Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ............................................. 79 2.3. Một số đánh giá chung ............................................................................. 84 2.3.1. Đánh giá rút ra từ phân tích thực trạng phát triển Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt 82 Nam................................. 2.3.2. Những thách thức đặt ra đối với việc phát triển Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ....................... 86 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ........ 92 3.1. Xu hƣớng, mục tiêu và định hƣớng phát triển Thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ........................................... 92 3.1.1. Xu hướng phát triển ......................................................................... 92 3.1.2. Quan điểm phát triển ....................................................................... 94 3.1.3. Mục tiêu phát triển .......................................................................... 97 3.1.4. Định hướng phát triển Thương mại điện tử Việt Nam đên năm 2010 101 3.2. Một số giải pháp phát triển Thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ..................................................................... 102 3.2.1. Nâng cao nhận thức về Thương mại điện tử của các doanh nghiệp 102 3.2.2. Đào tạo nguồn lực về Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp 104 nhỏ và vừa ................................................................................. 3.2.3. Hoàn thiện khung pháp lý cho Thương mại điện tử 106 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử 111 3.2.5. Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho ứng dụng Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 114 2.2.6. Lựa chọn và triển khai các hỗ trợ thích ứng với từng giai đoạn ứng dụng Thương mại điện tử khác nhau 115 3.2.7. Các giải pháp khác 117 KẾT LUẬN 123 TÀI LIÊU THAM KHẢO ............................................................................... 125
  5. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tốc độ và chi phí truyền gửi 12 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu Internet của Viêt Nam trong tương quan với thế 37 giới Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về mức độ sử dụng thiết bị di động của Việt Nam trong tương quan với thế giới 38 Bảng 2.3: Các Văn bản pháp luật liên quan đến Thương mại điện tử 47 Bảng 2.4: Những chính sách liên quan đến phát triển TMĐT của Việt Nam 51 Bảng 2.5: Một số chương trình đào tạo về TMĐT tại các trường đại học 54 Bảng 2.6: So sánh phân bổ máy tính trong doanh nghiêp hai năm 2006 -2007 62 Bảng 2.7: Mức trung bình máy tính trong doanh nghiệp phân theo vùng 63 Bảng 2.8: Các phương thức nhận đặt hàng qua phương tiện điện tử 70 Bảng 2.9: Mức độ tham gia sàn giao dịch của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau 73 Bảng 2.10: Tỷ lệ doanh nghiệp có website phân theo ngành nghề kinh doanh (năm 2007) 75 Bảng 2.11: Đặc điểm và tính năng thương mại củ website doanh nghiệp 76 Bảng 2.12: Phân bố số thành viên và đối tác tìm được 80 Bảng 2.13: Một số sàn TMĐT C2C tương đối thành công ở Việt Nam 81
  6. 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình: 2.1: Phát triển người dùng Internet 2001 – 2007 ............................... 37 Hình: 2.2: Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc 65 Hình: 2.3: Mức độ tiếp cần Internet của doanh nghiệp qua các năm 2004- 2007......................................................................................................... 66 Hình: 2.4: Chuyển biến hình thức sử dụng Internet qua các năm 2004-2007 ................................................................................................................... 67 Hình: 2.5: Tình hình sử dụng mạng nội bộ của doanh nghiệp 2006, 2007 68 Hình: 2.6: Chuyển biến về sử dụng TMĐT tại các doanh nghiệp Việt Nam qua hai năm 2006, 2007......................................................................... 69 Hình: 2.7: Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT ............................................................................................................... 71 Hình: 2.8: Tình hình triển khai phần mềm ứng dung tại các DNNVV Việt Nam ......................................................................................................... 72 Hình: 2.9: Tỷ lệ doanh nghiệp có Website năm 2007 ................................... 74 Hình: 2.10: Tần suất cập nhật thông tin trên Website của doanh nghiệp 77 Hình: 3.1: Sơ đồ các giai đoạn ứng dụng TMĐT của các DNNVV............. 114
  7. 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành tựu to lớn của công nghệ thông tin trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề “số hoá” cho các hoạt động kinh tế - xã hội của thế kỷ 21, một trong những ứng dụng được kỳ vọng mang lại lợi ích khổng lồ về kinh tế trong thế kỷ này là “Thương mại điện tử”. Tuy mới chỉ hình thành vào thập niên cuối thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ hơn 8 năm trở lại đây, nhưng nó đã xâm nhập sâu vào hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của con người, và hơn nữa đây không phải là một hiện tượng kinh tế nhất thời, mà là xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Thương mại điện tử đang đặt ra một cơ hội bình đẳng cho tất cả các nước phát triển. Ứng dụng thương mại điện tử tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, cho phép các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm trên toàn thế giới mà không cần xuất khẩu trực tiếp hay xây dựng hệ thống kênh phân phối truyền thống ở nước ngoài. Sự khác biệt duy nhất đặt ra đối với các nước phát triển và đang phát triển thương mại điện tử chính là vấn đề về cơ sở hạ tầng và tiềm năng thị trường. Với cơ sở hạ tầng thông tin, thể chế phù hợp, sức mua lớn các nước phát triển sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với các nước thế giới thứ ba trong việc khai thác và phát triển thương mại điện tử. Việt Nam là một nước đang phát triển. Dù còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, pháp lý, nhận thức của xã hội về bản chất và lợi ích của thương mại điện tử còn chưa cao, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam chưa có điều kiện phát triển thương mại điện tử, hay phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay là chưa phù hợp. Ngược lại, phát triển thương mại điện tử sẽ rút ngắn quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực thế giới. Phát triển thương mại điện tử giúp
  8. 6 các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận và tận dụng những thành tựu trên thế giới để phát triển. Chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đóng vai trò to lớn trong phát triển nền kinh tế đất nước. GDP do các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn, đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hàng năm đóng góp khoảng 30 % GDP; 30 % giá trị sản phẩm công nghiệp, 78 % tổng mức bán lẻ; 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá, 100% tổng giá trị sản lượng hàng hoá ở một số ngành như: giày dép và hàng thủ công mỹ nghệ... Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm cho lao động, nâng cao đời sống nhân dân... Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới là việc làm cần được cả xã hội quan tâm. Vai trò của thương mại điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đã được thừa nhận trên thế giới cũng như ở Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng cũng như khai thác những tiện ích mà thương mại điện tử mang lại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện tại đến đâu, cần có những giải pháp gì để đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là điều cần làm trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tôi chọn thực hiện đề tài “Phát triển Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, chủ đề “Thương mại điện tử” đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm và đã có một số công trình nghiên cứu, có thể kể ra những nghiên cứu đó là: “Thương mại điện tử” do PGS.TS.
  9. 7 Vũ Ngọc Cừ, TS. Trịnh Thanh Lâm biên soạn; “Những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử” do tác giả Quang Minh biên soạn; “Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân” của Th.S Dương Tố Dung; “Thương mại điện tử” do TS. Nguyễn Ngọc Hiến làm chủ biên, các tác giả: PGS,TS. Đinh Văn Mậu, PGS,TS. Đinh Văn Tiến và TS. Nguyễn Xuân Thái là đồng tác giả; Đề tài: “Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở một số tổ chức, đơn vị – kinh nghiệm và kiến nghị” của Nguyễn Thị Ngân Bình- Viện Nghiên cứu Thương mại. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng quát tình hình phát phiển thương mại điện tử ở doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ năm 2002 trở lại đây và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về thương mại điện tử và doanh nghiệp nhỏ và vừa để làm rõ cơ sở khoa học phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
  10. 8 * Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển thương mại điện tử tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu vấn đề phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Ngoài ra, những vấn đề vĩ mô và kinh nghiệm của một số nước về phát triển thương mại điện tử cũng được luận văn đề cập tới nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu của đề tài. - Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển thương mại điện ở các doanh nghiêp nhỏ và vừa Việt Nam từ 2002 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau để giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia và phương pháp tổng hợp và so sánh. 6. Những đóng góp mới của luận văn: * Đóng góp mới trong khoa học: Luận văn chỉ ra những lợi ích từ việc ứng dụng thương mại điện tử, những ưu thế khi ứng dụng thương mai điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. * Đóng góp mới trong thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ứng dụng thương mại điện tử, đề tài đưa ra một số gợi mở cho việc phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
  11. 9 - Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Chương II: Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. - Chương III: Các giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
  12. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thƣơng mại điện tử 1.1.1. Khái niệm, hình thức, mô hình, lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 1.1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT) là một lĩnh vực mới mẻ cả từ tên gọi và cách tiếp cận. Xuất phát từ những quan điểm nhìn nhận khác nhau, hiện nay một số tên gọi hay được nhắc đến nhiều như: TMĐT trực tuyến (onlineTrade), thương mại điều khiển học (Cyber Trade), thương mại không giấy tờ (Paperless Commerce hoặc là Paperless Trade).... Đặc biệt nổi bật nhất là: TMĐT (Electronic Commerce), kinh doanh điện tử (Electronic Business). Gần đây, tên gọi TMĐT được sử dụng nhiều rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù với các tên gọi khác vẫn có thể được dùng và được hiểu cùng một nội dung. Về bản chất, TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại, nói chính xác hơn TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại và mua bán hàng hoá, dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. [8] Thông tin trong định nghĩa trên không chỉ là tin tức mang tính đơn thuần, mà còn là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản (Text - based File), cơ sở dữ liệu (Database), các bản tính (Spreadsheet), các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử (Computer - Aided Design: CAD), các hình đồ hoạ (Graphical Image), quảng cáo, hỏi hàng, hoá đơn, biểu giá, hợp đồng, hình ảnh động (Video Image), âm thanh ....[7]
  13. 11 Theo Đạo luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) thì TMĐT cần được hiểu theo nghĩa rộng: thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại (Commerial) gồm các giao dịch sau đây: Bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng (Factoring), cho thuê dài hạn (Leasing); xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình (Engineering); đầu tư, cấp vốn, ngân hàng , bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh chuyên chở hàng hoá hay hành khách hoặc đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, TMĐT không phải chỉ đơn thuần là mua bán hàng hoá, dịch vụ qua hệ thống mạng máy tính theo cách hiểu truyền thống. TMĐT cần được tiếp cận theo cách đầy đủ hơn, bao quát một phạm vi rộng thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú. Theo ước tính của một số chuyên gia cho đến nay đã có khoảng trên 1300 lĩnh vực ứng dụng của TMĐT trong số đó trên 1300 ứng dụng này thì trao đổi, buôn bán hàng hoá dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng cơ bản nhất, rộng rãi nhất của TMĐT. 1.1.1.2. Các hình thức thương mại điện tử a. Thư điện tử (Electronic mail: E-mail) Thông tin được sử dụng là dạng thông tin phi cấu trúc (Unstructured form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận hoặc được định sẵn. E-mail thường được sử dụng là một phương tiện trao đổi thông tin giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chức ... với một thời gian ngắn nhất, chi phí rẻ nhất có thể sử dụng được mọi lúc, đến được mọi nơi trên thế giới. Một địa chỉ, một hộp thư E-mail chính là sự xác định sự tồn tại, sự hiện hữu
  14. 12 của một cá thể, một công ty một tổ chức ... trên môi trường ảo - môi trường Internet. b. Thanh toán điện tử (Electronic Payment) Thanh toán điện tử là quá trình thanh toán dựa trên hệ thống thanh toán tài chính tự động, mà ở đó diễn ra sự trao đổi các thông điệp điện tử với chức năng là tiền tệ, thể hiện giá trị của một cuộc giao dịch. Một số hình thức chính sau: - Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Finanical Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. - Tiền mặt Internet (Internet Cash): tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (Ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, sử dụng trên phạm vi thế giới và tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá. Sử dụng tiền mặt số này (Digital Cash) có thể dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, do chi phí giao dịch mua hàng và chi phí chuyển tiền rất thấp. Hơn nữa, nó không đòi hỏi một quy chế được thoả thuận từ trước, có thể tiến hành giữa hai con người, hai công ty bất kỳ, hoặc là các thanh toán vô danh. - Thẻ thông minh (Smart Card) là một loại thẻ giống như thẻ tín dụng, tuy nhiên ở sau mặt thẻ, là một chip máy tính điện tử có bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hoá, tiền ấy chỉ được chi trả khi người sử dụng và thông điệp được xác thực là đúng. - Giao dịch ngân hàng số hoá (Digital Banking), và giao dịch chứng khoán số hoá (Digital Securities Trading). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một đại hệ thống gồm nhiều tiểu hệ thống: • Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng (qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kios, giao dịch các nhân tại nhà, tại trụ sở khách hàng, qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, vấn tin ...) • Thanh toán giữa các ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng siêu thị ....)
  15. 13 • Thanh toán trong nội bộ hệ thống ngân hàng • Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác (thanh toán liên ngân hàng). c. Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange: EDI) Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi dữ liệu dưới dạng có cấu trúc (Structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người (gọi là dữ liệu có cấu trúc, vì các bên đối tác phải thoả thuận từ trước khuôn dạng cấu trúc của thông tin). Theo Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa pháp lý sau đây: Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là về việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy khác bằng phương tiện điện tử sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin. d. Giao gửi số hoặc các dung liệu (Digital Content Delivery) Dung liệu (Content) là các hàng hoá mà cái người ta cần đến là nội dung của nó (hay nói cách khác chính nội dung hàng hoá mà không phải là bản thân vật mang nội dung đó). Ví dụ: tin tức sách báo, nhạc, phim, ảnh, các chương trình truyền hình, phát thanh, phần mềm, các dịch vụ tư vấn, vé máy bay, xem phim hợp đồng bảo hiểm .... Xuất bản điện tử (Electronic Publishing hay Web Publishing) là việc đưa các tờ báo, các tư liệu công ty, các catalogue hoặc những thông tin về sản phẩm hay những hình thức khác tương tự lên trên mạng Internet. Khác trước kia, dung liệu được giao dưới dạng hiện vật (Physical Form) bằng cách ghi vào đĩa từ, băng, in thành sách báo, văn bản ... thì ngày nay, dung liệu được số hoá và truyền gửi qua mạng gọi là giao gửi số hoá. Ở Mỹ khoảng 90% dân chúng nhận tin tức và thông tin qua Internet/Web và khoảng 80,5% sử dụng Internet/Web là công cụ phục vụ cho nghiên cứu, học
  16. 14 tập. Ứng dụng của giao gửi số hoá phát triển mạnh ở những lĩnh vực như: phát hành các ấn phẩm điện tử (sách báo điện tử, báo điện tử … ) hoặc thông qua thiết bị đa phương tiện (Multimedia) các sản phẩm phim ảnh, truyền hình, hội nghị qua mạng, nghe nhạc, các thông tin về bảo hiểm, hoặc đầu tư chứng khoán … đã tạo cho Internet một môi trường thông tin khổng lồ, phong phú. e. Bán lẻ hàng hoá hữu hình (E-Retail) Bán lẻ hàng hoá trên mạng Internet là việc tiến hành bán tất cả các sản phẩm mà một công ty có thể thông qua mạng Internet. Để làm được điều này cần phải xây dựng trên mạng các cửa hàng ảo (Virtual Shop), nhằm mục đích tạo một kênh bán hàng trực tiến đê có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó công ty cổ phần phải xây dựng cho bản thân mình một hạ tầng cơ sở đủ mạnh như: hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống đặt hàng trực tuyến, hệ thống hỗ trợ khách hàng trực tuyến, hệ thống bảo mật… . Hàng hoá trên Internet phải được số hoá, nghĩa là những hàng hoá giúp cho người mua xác định kiểm tra được tính hiện hữu hàng hoá về chất lượng …Cửa hàng điện tử (Store - front, Store - building) là những phần mềm được ứng dụng trong việc xây dựng một trang Web của công ty ở trên mạng có tính năng là một cửa hàng trên mạng. Những cửa hàng như vậy sẽ giúp cho người mua giao tiếp trực tuyến một cách thoải mái với cửa hàng và hàng hoá, người mua có thể tự do lựa chọn hàng hoá như vào một siêu thị bình thường, và tất cả công việc mua sắm chỉ là ấn nút và điền các thông số thẻ tín dụng, Sau khi giao dịch được tiến hành xong, giao gửi hàng hoá hữu hình sẽ được tiến hành bằng việc giao gửi hàng hoá hữu hình sẽ được tiến hành bằng việc giao gửi hiện vật, giống như hình thức phân phối hàng theo truyền thống. [7, tr11-17] 1.1.1.3. Một số mô hình thương mại điện tử cơ bản
  17. 15 a. B2B (Business to Business): là thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là mô hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Mô hình này chiếm tới trên 80% doanh số thương mại điện tử trên toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến. Nó hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Một trong những điển hình trên thế giới thành công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.com của Trung Quốc. b. B2C (Business to Consumer): là thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá hữu hình (như sách, các sản phẩm tiêu dùng...) sản phẩm thông tin hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách điện tử và các thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Một trong những công ty kinh doanh thành công trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình. c. C2C (Consumer to Consumer): là thương mại điện tử giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Đây cũng được coi là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Hình thái dễ nhận ra nhất của mô hình này là các Website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng. Một trong những thành công vang dội của mô hình này là trang Web đấu giá eBay. Được thành lập tháng 9.1995, hiện nay eBay là chợ đấu giá điện tử lớn nhất thế giới dành cho việc mua bán các sản phẩm cho các khách hàng riêng lẻ và các doanh nghiệp nhỏ. Trên eBay có tới 55 triệu sản phẩm nằm trong 50.000 danh mục ngành hàng với 157 triệu thành viên trên toàn thế giới. d. B2G (Business to Government): Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ được hiểu chung là thương mại giữa các doanh nghiệp và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan tới chính phủ. Hình thái này
  18. 16 của thương mại có hai đặc tính: Thứ nhất, khu vực hành chính cũng có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử; Thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Các chính sách mua bán trên mạng giúp tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng. Tuy nhiên, hiện nay kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển. Dù là các mô hình đơn lẻ nhưng trên thực tế, một doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng cả hai mô hình B2B và B2C trong hoạt động kinh doanh. Xét trên góc độ thương mại truyền thống một doanh nghiệp có thể vừa tiến hành bán buôn và bán lẻ thông qua các hệ thống phân phối hoặc các công ty con của mình. Mặt khác cũng có doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp khác (như đặt hàng từ các đối tác để mua nguyên vật liệu...) để sản xuất hàng hoá và bán lẻ cho khách hàng. [7, 8, 10] 1.1.1.4. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh đã đang tác động mạnh tới hiệu quả của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế phát triển trên cơ sở công nghệ và tri thức. TMĐT phát triển nhanh là lý do cho phép giảm nhanh chi phí, rút ngắn chu kỳ mua bán, lưu kho, mở rộng các loại sản phẩm quan trọng như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Điều này sẽ khẳng định giá trị của công nghệ thông tin và truyền thông với tư cách là nền tảng của nền kinh tế tri thức - mang lại giá trị cao cho con người, mang lại sức khoẻ, đời sống văn minh và tinh tế, tiếp cận thị trường rộng lớn với chi phí thấp (như thị trường địa phương, quốc gia và thế giới). Sau đây là những cơ hội của TMĐT : 1) Nắm bắt được thông tin phong phú TMĐT dùng Internet làm nền cho các giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ hạ tầng của nó gồm các mạng máy tính từ đơn giản tới cực kỳ phức tạp
  19. 17 được triển khai khắp nơi. Sử dụng Internet/Web trước hết giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế - thương mại (có thể gọi chung là thông tin thị trường), nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế xây dựng phát triển với thị trường trong nước, và quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các DNNVV hiện nay và đang được nhiều nước quan tâm, coi đó là một trong những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế. 2) Giảm chi phí sản xuất TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn gần như được bỏ hẳn). Theo số liệu của hàng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt 30%. Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ, có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài. 3) Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị TMĐT giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ nay đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet (và còn nhiều hơn nữa các đơn hàng về lao động vụ kỹ thuật), và mỗi ngày giảm được 600 cuộc điện thoại. Các công ty thường mời các tư vấn tính toán và cho xây dựng Website phù hợp với công ty thường mời các tư vấn tính toán và cho xây dựng Website phù hợp với công việc kinh doanh của mình. Các DNNVV thường
  20. 18 dựng các trang Web với chi phí nhỏ, đơn giản nhưng hiệu quả đủ sức cho hàng triệu người trên khắp thế giới "vào" xem nội dung và tiến hành mua bán. 4) Giảm chi phí giao dịch TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch giao hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua bưu điện chuyển phát nhanh. Chi phí thanh tán điện tử qua Internet chỉ bằng 10% tới 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. (xem Bảng 1.1) Bảng 1.1: Tốc độ và chi phí truyền gửi Đƣờng truyền Thời gian Chi phí (USD) New York đi Tokyo - Qua bưu điện 5 ngày 7.40 - Chuyển phát nhanh 24 giờ 26.25 - Qua máy Fax 31 phút 28.83 - Qua Internet 2 phút 0.10 New York đi Los Angeles - Qua bưu điện 2 - 3 ngày 3.00 - Chuyển phát nhanh 24 giờ 15.50 - Qua máy Fax 31 phút 9.36 - Qua Internet 2 phút 0.10 Trong hai yếu tố cắt giảm này, yếu tố thời gian đáng kể hơn, vì việc nhanh chóng làm cho thông tin hàng hoá tiếp cận người tiêu thụ (mà không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2