intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại SHB Long An. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2017 – 2019. Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại SHB Long An giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- NGUYỄN NGỌC MINH TUỆ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 05 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- NGUYỄN NGỌC MINH TUỆ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH Long An, tháng 05 năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Ngọc Minh Tuệ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy (Cô) Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong thời gian học tập tại Trường theo chương trình Cao học. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Đào Lê Kiều Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tác giả nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đến lúc hoàn thành luận văn. Tác giả chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Thạc sĩ của Trường Đại Kinh tế Công nghiệp Long An, người đã truyền đạt những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tác giả thực hiện tốt luận văn này. Sau cùng tác giả gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An nơi tác giả công tác đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong suốt quá trình học, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy (Cô) và các anh chị học viên./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Ngọc Minh Tuệ
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Với mục tiêu là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để mở rộng cho vay KHCN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của SHB Long An trong tiến trình hội nhập thì tín dụng cho khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay và nguồn đóng góp lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng dư nợ của loại hình này trong thời gian gần đây cũng kèm theo rủi ro tín dụng KHCN, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, luận văn này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng cho vay KHCN tại SHB Long An giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao cho vay KHCN tại SHB Long An trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã: Thứ nhất, hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tín dụng và cho vay KHCN ; Thứ hai, phân tích thực trạng cho vay KHCN tại SHB Long An giai đoạn 2017 - 2019. Qua đó, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm tồn tại và nguyên nhân trong công tác nâng cao cao cho vay KHCN tại SHB Long An; Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao cao chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SHB Long An.
  6. iv ABSTRACT With the goal of summarizing theories, analyzing and assessing the situation and providing solutions to expand science and technology loans to contribute to improving business efficiency and competitiveness of SHB Long An in the integration process. Credit to individual customers always accounts for a large proportion of the total outstanding loans and the major source of profit for the bank. However, along with the recent growth in outstanding loans of this type, there are also scientific and technological credit risks, greatly affecting the bank's business activities. Therefore, this thesis is conducted to analyze the situation of science and technology lending at SHB Long An in the period of 2017 - 2019. Thereby, offering some solutions to enhance science and technology loans at SHB Long An in the coming time. The research results have: - Firstly, specifically systematize basic theoretical issues related to credit and science and technology lending; - Secondly, analyzing the situation of science and technology lending in SHB Long An in the period of 2017 - 2019. Thereby, point out the strengths, shortcomings and causes in enhancing science and technology loans at SHB Long An; - Thirdly, offer some solutions to improve the quality of loans to individual customers at SHB Long An./.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... .ii NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................ iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... .v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ...ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................... ......x DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. .xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 3 8. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................ 3 9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU.................................................................. 4 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................... 5 1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng ..................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ................................................................... 6
  8. vi 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng .................................................................... .7 1.2. Lý luận về tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại .............8 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... ..8 1.2.2. Đặc điểm tín dụng khách hàng cá nhân ...................................................... ..9 1.2.3. Vai trò hoạt động cho vay khách hàng cá nhân .......................................... .11 1.2.4. Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân ........................................................ .13 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân ................... .14 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại ...................................................................................... .17 1.3.1. Nhân tố chủ quan ......................................................................................... .17 1.3.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng ....................................................... .20 1.3.3. Nhân tố khách quan thuộc môi trường kinh doanh..................................... .21 1.4. Kinh nghiệm mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân một số ngân hàng thương mại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An ........................................... .22 1.4.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại Việt Nam ......................................................................... .22 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An .23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... .24 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... .25 THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH LONG AN ..... .25 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An .............................................................................................................. .25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. .25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ từng bộ phận ............................... .26 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................... .27 2.2. Thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An ................................................. .28
  9. vii 2.2.1. Tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay ................ .28 2.2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm. ....................... .29 2.2.3. Tình hình doanh số cho vay cho vay khách hàng cá nhân .......................... .31 2.2.4. Tình hình doanh số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân. ........................... .32 2.2.5. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. ........................................... .33 2.2.6. Tình hình thu lãi từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân ..................... .33 2.2.7. Tình hình nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân. ................................... .34 2.2.8. Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân ........................................... .35 2.2.9. Tình hình lãi treo cho vay khách hàng cá nhân ........................................... .36 2.2.10. Vòng quay vốn tín dụng cho vay khách hàng cá nhân .............................. .36 2.2.11. Tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng ............ .37 2.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An ......................... .38 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. .38 2.3.2. Những mặt còn hạn chế .............................................................................. .39 2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế....................................................................... .40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... .44 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... .45 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH LONG AN................................................................................................................................ .45 3.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An đến năm 2025 ......................................................... .45 3.1.1. Định hướng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ....... .45 3.1.2. Mục tiêu thực hiện cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Long An đến 2025 . .45 3.2. Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An ................................................... .47 3.2.1. Kiểm sóat chặt chẽ danh mục tín dụng ....................................................... .47 3.2.2. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng ....................................... .47
  10. viii 3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát quy trình, chính sách cấp tín dụng ............ .48 3.2.4. Mở rộng sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân ........................................ .48 3.2.5. Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm dịch vụ của ngân hàng .... .49 3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tín dụng ....................................... .50 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ .51 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Long An ................ .51 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ..... .51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... .53 KẾT LUẬN ................................................................................................................ .54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ .55
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NỘI DUNG DIỄN GIẢI 1 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh 2 SHB Long An Long An 3 DSCV Doanh số cho vay 4 DSTN Doanh số thu nợ 5 HĐV Huy động vốn 6 KHCN Khách hàng cá nhân 7 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 8 NH Ngân hàng 9 NHNN Ngân hàng nhà nước 10 NHTM Ngân hàng thương mại 11 QHKH Quan hệ khách hàng 12 TGTK Tiền gửi tiết kiệm 13 TGTT Tiền gửi thanh toán 14 TLLT Tỷ lệ lãi treo 15 TLNQH Tỷ lệ nợ quá hạn 16 TLNX Tỷ lệ nợ xấu 17 TMCP Thương mại Cổ phần
  12. x DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Số hiệu Tên bảng biểu Trang Kết quả hoạt động kinh doanh tại SHB Long An giai đoạn 2017 Bảng 2.1 27 – 2019 Tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay Bảng 2.2 29 tại SHB Long An giai đoạn 2017 – 2019 Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm tại Bảng 2.3 30 SHB Long An giai đoạn 2017 – 2019 Doanh số cho vay của khách hàng cá nhân tại SHB Long An Bảng 2.4 32 giai đoạn 2017 – 2019 Doanh số thu nợ của khách hàng cá nhân tại SHB Long An giai Bảng 2.5 32 đoạn 2017 – 2019 Dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân tại SHB Long An giai Bảng 2.6 33 đoạn 2017 – 2019 Thu lãi từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại SHB Long Bảng 2.7 34 An giai đoạn 2017 – 2019 Tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại SHB Long An giai Bảng 2.8 35 đoạn 2017 – 2019 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của khách hàng cá nhân tại SHB Bảng 2.9 35 Long An giai đoạn 2017 – 2019 Tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ của khách hàng cá nhân tại SHB Bảng 2.10 36 Long An giai đoạn 2017 – 2019 Vòng quay vốn tín dụng của khách hàng cá nhân tại SHB Long Bảng 2.11 36 An giai đoạn 2017 – 2019 Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng khách hàng cá nhân Bảng 2.12 37 tại SHB Long An năm 2019
  13. xi DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức 26 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại SHB Long Hình 2.2 28 An giai đoạn 2017 – 2019 Tình hình tín dụng khách hàng cá nhân, tổng dư nợ Hình 2.3 29 cho vay tại SHB Long An giai đoạn 2017 – 2019 Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản Hình 2.4 31 phẩm tại SHB Long An giai đoạn 2017 – 2019 Tình hình thu lãi hoạt động tín dụng khách hàng cá Hình 2.5 34 nhân tại SHB LongAn giai đoạn 2017 – 2019
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao thì nhu cầu của các cá nhân cũng gia tăng tương ứng, có thể nói một thị trường tiềm năng và nhiều cơ hội đang được mở ra đối với các tổ chức kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đang hoạt động trong nền kinh tế ở Việt Nam. Cơ hội đến từ sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, cũng như từ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tư nhân có quy mô vừa và nhỏ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Cơ hội còn đến từ các xu hướng khuyến khích cho vay đối với khách hàng cá nhân của Chính phủ trong thời gian vừa qua đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh của riêng mình. Và điểm nổi bật trong xu hướng kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay đó là hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng bán lẻ. Trong đó, nhóm khách hàng cá nhân được xem là một thành phần cơ bản trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các ngân hàng thương mại hiện nay. Chính thức có mặt và hoạt động khá sớm tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An, trong thời gian qua, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An (SHB Long An) đã đạt được một số thành tựu nhất định, đóng góp và sự thành công chung của hệ thống SHB. Cho vay khách hàng cá nhân của SHB Long An được triển khai khá thành công với sự đa dạng về sản phẩm cung cấp, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lớn và chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Tuy vậy, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế. Nếu so sánh với tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân của toàn hệ thống SHB hoặc trên cùng địa bàn tỉnh Long An thì dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SHB Long An vẫn còn khiêm tốn, chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc tìm ra những giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại SHB Long An là rất cần thiết. Vì vậy đề tài “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An” được tác giả chọn làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
  15. 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cho vay KHCN tại SHB Long An giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó, làm cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm mở rộng cho vay KHCN tại SHB Long An trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân. - Phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại SHB Long An. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2017 – 2019. - Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại SHB Long An giai đoạn từ nay đến năm 2025. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho các câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1. Cơ sở lý luận cho vay khách hàng cá nhân là gì? Câu hỏi 2. Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại SHB Long An giai đoạn 2017 -2019 hiện nay như thế nào? Những điểm mạnh, những tồn tại và những bài học rút ra là gì? Câu hỏi 3. Những giải pháp gì để có thể mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của SHB Long An trong thời gian tới? 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: Tại SHB Long An. Thời gian: Giai đoạn 2017 - 2019. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính, cụ thể bao gồm: - Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản để nêu những cơ sở lý thuyết cơ bản được trình bày trong luận văn.
  16. 3 - Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế để đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của SHB Long An. - Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu để đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của SHB Long An, nêu lên những kinh nghiệm và bài học rút ra. - Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của SHB Long An trong thời gian tới. 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu trước, luận văn có những điểm mới khác biệt so với những nghiên cứu trước đây, cụ thể: Đóng góp về phương diện khoa học: Tác giả đã hệ thống hoá lý thuyết về cho vay khách hàng cá nhân và các vấn đề liên quan đến mở rộng cho vay khách hàng cá nhân từ các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam. Việc tổng hợp này giúp các nghiên cứu tiếp theo tiếp cận lý thuyết về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân một cách có hệ thống và dễ dàng hơn. Đóng góp về phương diện thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với việc nghiên cứu về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân cho các cơ quan và cá nhân có quan tâm, làm cơ sở cho SHB Long An nói riêng và các Tổ chức Tín dụng khác trên địa bàn tỉnh Long An nói chung định hướng chính sách phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại tỉnh Long An. 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC Trong những năm gần đây mặc dù hoạt động tín dụng được các ngân hàng chú trọng phát triển nhưng chiều rộng và chiều sâu của những cơ chế cấp cho vay khách hàng cá nhân đó còn hạn chế. Do đó, việc tìm ra giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân là vấn đề có ý nghĩa quan trọng mang tính chiến lược đối với hoạt động của các NHTM. Một số luận văn Thạc sỹ đã nghiên cứu trước đây như sau: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An – Bùi Quốc Thắng – Giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Long An – năm 2018: Luận văn phân tích và nghiên cứu thực trạng tín
  17. 4 dụng cá nhân ở Sacombank Long An cùng những vấn đề đặt ra trong công tác mở rộng tín dụng các nhân giai đoạn 2015-2018. Đồng thời luận văn cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế đối với việc mở rộng tín dụng cá nhân tại Sacombank Long An bao gồm các nguyên nhân khác quan và chủ quan. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị đến Hội sở chính Sacombank và các cơ quan ban ngành có liên quan. Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An – Phạm Thị Lệ Quyên – Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi tỉnh Long An – năm 2018: Luân văn nghiên cứu thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Khu vực Cầu Voi tỉnh Long An trong giai đoạn năm 2015 – 2017 như về sản phẩm dịch vụ, về nguồn nhân lực, hiệu quả hoạt động cho vay… Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Khu vực Cầu Voi tỉnh Long An trong thời gian tới. Nhìn chung, đã có không ít đề tài nghiên cứu về đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, nhưng luận văn “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An” về cơ bản không trùng lắp nội dung và thời gian với các tài liệu công trình đã được nghiên cứu trước đây. 9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu được chia thành 3 chương. Nội dung các chương được tóm tắt như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An. Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An.
  18. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng 1.1.1. Khái niệm Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng bằng tiền hoặc hiện vật giữa một bên là ngân hàng - một tổ chức hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay (Nguyễn Đăng Dờn, 2014). - Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các chủ thể kinh tế, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng. - Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cấp tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, cá nhân, từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả hai bên cùng có lợi. Liên quan đến khái niệm về tín dụng, tại khoản 14 điều 4 Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội về Luật các tổ chức tín dụng ghi : “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Theo Điều 2, Thông tư 39/2018/TT-NHNN, ngày 30/12/2018 "Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng"
  19. 6 cụm từ "khách hàng" đã làm rõ: "Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân, bao gồm: a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng mang những đặc điểm giống các tín dụng khác, đó là (Rose, 2001): Dựa trên cơ sở lòng tin: Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc và lãi) đúng hạn. Là sự chuyển nhượng một lượng giá trị dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật có thời hạn: Ngân hàng là trung gian tài chính “ đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động. Tín dụng ngân hàng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi: Nếu không có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi phải luôn luôn là một số dương, có như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, phản ánh hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro: Việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai... khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi , dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Dựa trên sở cam kết hoàn trả vô điều kiện của người đi vay cho ngân hàng là người cho vay: Quá trình cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo lãnh... Trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay và lãi cho ngân hàng khi đến hạn. Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng có một số đặc trưng khác với tín dụng thương mại và tín dụng nhà nước, đó là:
  20. 7 Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng là người cho vay và các chủ thể trong nền kinh tế là người đi vay.Tín dụng thương mại là quan hệ giữa các doanh nghiệp có quan hệ sử dụng sản phẩm, hàng hóa lẫn của nhau. Thứ hai, khác với tín dụng thương mại và tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng xét về thời gian gồm cả tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong khi tín dụng thương mại thường chỉ là tín dụng ngắn hạn hoặc tín dụng nhà nước chủ yếu là tín dụng trung và dài hạn. Thứ ba, quy mô tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và chủ yếu bằng tiền, còn tín dụng thương mại quy mô tín dụng giới hạn trong phạm vị hàng hóa của người cho vay. 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất của xã hội: Tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng to lớn đối với cả nền kinh tế. Trong nền kinh tế thường xuyên có sự không khớp về thời gian nhàn rỗi tiền giữa chủ thể thiếu vốn và chủ thể thừa vốn. Bên cạnh đó không phải lúc nào những người đi vay cũng tìm được người có nhu cầu cho vay, và những người cho vay không phải lúc nào cũng tìm được người sẵn sàng vay vốn để cho người cho vay có thể thu lãi ở tương lai. Hoạt động tín dụng trực tiếp này cũng tốn rất nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro về người đi vay và cho vay. Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao từ khu vực này sang khu vực khác. Thông qua hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua hoạt động tín dụng, Nhà nước hỗ trợ vốn cho các đối tượng chính sách xã hội như: hộ nghèo, học sinh sinh viên… bằng quỹ xóa đói nghèo, quỹ hỗ trợ học sinh sinh viên… nhằm giải quyết một phần khó khăn về vốn cho các đối tượng chính sách xã hội. Từ đó, trật tự xã hội được ổn định và như vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển (Rose, 2001). Tín dụng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển: Thông qua hoạt động tín dụng còn thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưu thông hàng hóa phát triển. Mặt khác thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2