Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An
lượt xem 11
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tổng hợp cơ sở lý luận về thu thuế xuất nhập khẩu và thống thất thu thuế xuất nhập khẩu. Phân tích thực trạng chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong giai đoạn 2016 – 2019. Đề xuất giải pháp tăng cường chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN VÕ THỊ THU HỒNG CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, tháng 05/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN VÕ THỊ THU HỒNG CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ NHUNG Long An, tháng 05/2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Võ Thị Thu Hồng
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo và các Anh/Chị đồng nghiệp đang công tác tại Cục Hải quan tỉnh Long An đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Tác giả Võ Thị Thu Hồng
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Đề tài: "Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An" nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp những lý luận cơ bản về chống thất thu thuế xuất nhập khẩu từ các giáo trình chuyên ngành, các nguồn tài liệu trên Internet, các tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu trước đây và kết hợp kiến thức được học, kinh nghiệm thực tế của bản thân và sự tận tình của giảng viên hướng dẫn để viết luận văn này. Luận văn đã thực hiện nghiên cứu được những kết quả như sau: Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận chung về thuế XNK, thất thu thuế, chống thất thu thuế và nguyên nhân của nó. Đồng thời, luận văn đã tham khảo kinh nghiệm Hải quan một số nước để rút ra những bài học cho cơ quan Hải quan Việt Nam trong công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu. Luận văn đã phân tích thực trạng thất thu, chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2019, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân thất thu thuế xuất nhập khẩu. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong giai đoạn 2016 - 2019, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
- iv ABSTRACT Topic: "Preventing import and export tax collection losses at Long An Customs Department" research on the basis of summarizing basic theories about preventing import and export tax losses from specialized textbooks and sources on the Internet, professional journals, previous studies and the combination of learned knowledge, personal experience and the dedication of instructors to write this thesis. The thesis has conducted the research with the following results: The thesis has systematized and clarified the general theoretical issues about import-export tax, tax revenue loss, tax revenue loss prevention and its causes. At the same time, the dissertation has consulted the customs experience of a number of countries to draw lessons for the Vietnamese customs offices in the fight against loss of import and export tax collection. The dissertation analyzed the situation of revenue loss and import and export tax collection losses at the Customs Department of Long An province in the period of 2016 - 2019, assessing the achieved results, limitations and causes of import and export tax losses. On the basis of analyzing and assessing the situation of preventing import and export tax losses at the Customs Department of Long An province in the period of 2016 - 2019, the dissertation has proposed a number of measures to enhance the fight against loss of import and export tax collection. next time.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ----------------------------------------------------------------------------------i LỜI CẢM ƠN -------------------------------------------------------------------------------------- ii NỘI DUNG TÓM TẮT ------------------------------------------------------------------------- iii ABSTRACT --------------------------------------------------------------------------------------- iv MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------------------ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ---------------------------------------------------------------- viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ------------------------------------------------------ ix PHẦN MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------------- 1 1. Sự cần thiết của đề tài ------------------------------------------------------------------------- 1 2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 2 2.1. Mục tiêu chung--------------------------------------------------------------------------------- 2 2.2. Mục tiêu cụ thể --------------------------------------------------------------------------------- 2 3. Đối tượng nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------- 2 4. Phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 2 5. Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 2 6. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU -------------------------------------------------- 4 1.1. Thu thuế xuất nhập khẩu-------------------------------------------------------------- 4 1.1.1. Khái niệm về thuế xuất nhập khẩu --------------------------------------------------- 4 1.1.2. Phân loại thuế xuất nhập khẩu -------------------------------------------------------- 4 1.1.3. Các hình thức thu thuế xuất nhập khẩu --------------------------------------------- 6 1.2. Thất thu thuế nhập khẩu -------------------------------------------------------------- 6 1.2.1. Khái niệm về thất thu thuế xuất nhập khẩu ----------------------------------------- 6 1.2.2. Các hình thức thất thu thuế xuất nhập khẩu ---------------------------------------- 7 1.2.3. Nguyên nhân của thất thu thuế xuất nhập khẩu ------------------------------------ 9 1.3. Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu --------------------------------------------- 11 1.3.1. Các quan điểm về chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ------------------------- 11
- vi 1.3.2. Sự cần thiết chống thất thu thuế xuất nhập khẩu --------------------------------- 12 1.3.3. Các biện pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ------------------------------ 13 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chống thất thu thuế xuất nhập khẩu --------------- 17 1.4. Thực tế chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ở một số quốc gia, địa phương và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Long An -------------------------- 19 1.4.1. Kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ở một số quốc gia --------- 19 1.4.2. Kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất nhập khẩu của một số Cục Hải quan địa phương ------------------------------------------------------------------------------------ 20 1.4.3. Bài học kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất nhập khẩu cho Cục Hải quan tỉnh Long An --------------------------------------------------------------------------------- 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ----------------------------------------------------------------- 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN ------------------------------------ 25 2.1. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Long An --------------------------------------- 25 2.1.1. Lịch sử hình thành ------------------------------------------------------------------- 25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ------------------------------------------------------------------------ 26 2.1.3. Kết quả thu thuế xuất nhập khẩu --------------------------------------------------- 26 2.2. Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu và chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An -------------------------------------------------- 27 2.2.1. Thực trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu ------------------------------------------ 37 2.2.2. Thực trạng chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An ---------------------------------------------------------------------------------------------- 45 2.3. Khảo sát thực tế chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An -------------------------------------------------------------------------------- 53 2.3.1. Thông tin mẫu khảo sát -------------------------------------------------------------- 53 2.3.2. Kết quả khảo sát ---------------------------------------------------------------------- 54 2.4. Đánh giá thực trạng chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An -------------------------------------------------------------------------------- 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ----------------------------------------------------------------- 70
- vii CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN ------------------------------ 71 3.1. Mục tiêu chống thất thu thuế xuất nhập khẩu -------------------------------------- 71 3.2. Giải pháp tăng cường chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An ------------------------------------------------------------------------- 71 3.2.1. Giải pháp tăng cường áp dụng trong thông quan -------------------------------- 71 3.2.2. Giải pháp tăng cường áp dụng sau thông quan ----------------------------------- 73 3.2.3. Giải pháp tăng cường trong quản lý rủi ro ---------------------------------------- 75 3.2.4. Giải pháp tăng cường kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại ------- 76 3.2.5. Giải pháp tăng cường quản lý nợ thuế -------------------------------------------- 76 3.3. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------- 76 3.3.1. Kiến nghị với Tổng Cục Hải quan ------------------------------------------------- 77 3.3.2. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre ------------- 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------- 79 KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------ I PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ------------------------------------------- III
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 BCQT Báo cáo quyết toán 2 BTC Bộ Tài chính 3 CBCC Cán bộ công chức 4 CNTT Công nghệ thông tin Tiếng Anh: Certificate of origin 5 C/O Tiếng Việt: Giấy cứng nhận xuất xứ hàng hóa 6 DN Doanh nghiệp Tiếng Anh: General Agreement on Tariffs and Trade 7 GATT Tiếng Việt: Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại 8 GTGT Giá trị gia tăng Tiếng Anh: Harmonized System 9 HS Tiếng Việt: Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa 10 TKHQ Tờ khai hải quan 11 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan 12 NK Nhập khẩu 13 NSNN Ngân sách nhà nước 14 QLRR Quản lý rủi ro 15 SXXK Sản xuất xuất khẩu 16 TCHQ Tổng cục Hải quan 17 TKHQ Tờ khai hải quan Tiếng Anh: Viet Nam Automated Cargo Clearance System 18 VNACCS Tiếng Việt: Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam 19 XK Xuất khẩu 20 XNK Xuất nhập khẩu
- ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Long An 26 Số hiệu Tên bảng biểu Trang bảng biểu Số liệu thất thu và chống thất thu thuế tại Cục Hải quan 2.1. 27 tỉnh Long An Kết quả khảo sát về các biện pháp chốngthất thu thuế XNK 2.2. 54 tại Cục Hải quan tỉnh Long An
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cùng với tốc độ phát triển và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ, quan hệ giao lưu kinh tế giữa các nước ngày càng gia tăng, cho lưu lượng hàng hóa tham gia trên thị trường quốc tế càng đa dạng với khối lượng lớn. Nhằm tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển, cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo ổn định kinh tế và thực hiện các cam kết quốc tế khi hội nhập kinh tế toàn cầu, Nhà nước phải có những biện pháp, công cụ, chính sách quản lý phù hợp. Một trong những công cụ quan trọng là thuế. Thuế là một công cụ tài chính vô cùng quan trọng, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia. Việc thu thuế không đơn thuần để tạo ra ngân sách chính phủ mà còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hội, một hệ thống thuế hữu hiệu không chỉ củng cố nguồn lực tài chính công, kích thích tăng trưởng kinh tế của quốc gia mà còn góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế. Trong tổng thu ngân sách hàng năm thì nguồn thu thuế XNK chiếm gần 1/3. Tuy nhiên, khoản thu này có xu hướng bị giảm đi do một số nguyên nhân có thể kể đến như: sự quản lý yếu kém; trình độ, năng lực, biên chế và đặc thù thường xuyên luân chuyển vị trí công tác của đội ngũ CBCC thực thi nhiệm vụ tại các đơn vị Hải quan; tình trạng gian lận, trốn thuế, tránh thuế làm thất thu NSNN; tính chấp hành phát luật về hải quan của DN chưa cao; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam là nước thành viên đang thực thi... Do đó, với mong muốn làm sao để có thể quản lý số thu thuế XNK một cách hiệu quả nhất, đảm bảo thu đúng thu đủ và kịp thời, chống thất thu thuế nhưng vẫn đảm bảo được tính công bằng, đảm bảo thực hiện tốt các cam kết quốc tế và chính sách kinh tế của đất nước là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của Ngành Hải quan nói chung và của Cục Hải quan tỉnh Long An nói riêng. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế.
- 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng chống thất thu thuế XNK và các giải pháp tăng cường chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An. 2.2. Mục tiêu cụ thể Tổng hợp cơ sở lý luận về thu thuế xuất nhập khẩu và thống thất thu thuế xuất nhập khẩu. Phân tích thực trạng chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong giai đoạn 2016 – 2019. Đề xuất giải pháp tăng cường chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu Quản lý thuế XNK trong lĩnh vực Hải quan nhằm chống thất thu thuế và thực trạng chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu Tại Cục Hải quan tỉnh Long An, trong lĩnh vự chống thất thu thuế XNK trong giai đoạn thời gian từ năm 2016 đến năm 2019 5. Câu hỏi nghiên cứu 1. Thực trạng thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long Annhư thế nào? 2. Cần có những giải pháp nào để tăng cường chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An? 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: Lý luận kết hợp với thực tiễn để nghiên cứu, gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn. Đồng thời tham khảo có chọn lọc, kế thừa các công trình khoa học đã công bố của các tác giả có liên quan đến đề tài, nguồn dữ liệu và thông tin được thu tập từ các website ngành, sách giáo khoa, số liệu thống kê của các cơ quan quản lý,...Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp diễn giải, phương pháp qui nạp.
- 3 Phương pháp nghiên cứu tình huống thực tế: Thông qua bảng câu hỏi khảo sát nhằm đánh giá thực tế chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Thu thuế xuất nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm về thuế xuất nhập khẩu Theo Từ điển Kinh tế học (Anh – Việt) giải thích: “Thuế nhập khẩu (import duty) là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được sử dụng để tăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước với sự cạnh tranh của nước ngoài” [11] Tuy nhiên, những khái niệm nêu trên chưa nêu hết được các đặc điểm, vai trò và chưa bao quát đối tượng chịu thuế, đặc điểm đặc thù của thuế XNK so với các loại thuế khác,... Do vậy, để khái quát tổng thể và đầy đủ khái niệm về thuế XNK phải hàm chứa những nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, thuế XNK là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa. Thứ hai, thuế XNK áp dụng cho hàng hóa được phép XNK, bao gồm cả hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào khu chế xuất và ra nước ngoài hoặc NK từ khu chế xuất và từ nước ngoài vào thị trường trong nước. Thứ ba, thuế XNK là một trong những công cụ thuộc chính sách kinh tế thương mại quốc tế của một quốc gia. Từ đó, ta có thể định nghĩa: Thuế XNK là một loại thuế đánh vào hàng hóa XNK; một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, do các đối tượng tham gia thương mại và XNK hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định cho Nhà nước. Thuế XNK là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại vĩ mô tổng hợp, gắn liền với cơ chế quản lý XNK và chính sách đối ngoại của một quốc gia. 1.1.2. Phân loại thuế xuất nhập khẩu * Phân loại thuế XNK dựa trên mục đích đánh thuế có 02 loại cơ bản sau: - Thuế XNK để tạo nguồn thu dựa trên nhu cầu của xã hội và mức cung của sản xuất để đánh thuế. Thông thường người ta thường đánh với mức thuế suất cao
- 5 đối với các mặt hàng NK mà trong nước có nhu cầu cao hoặc các mặt hàng XK mà thế giới có nhu cầu cao nhưng lượng cung còn thấp để tạo nguồn thu cho NSNN. - Thuế XNK bổ sung nhằm để tự vệ (thuế tự vệ), chống bán phá giá (thuế chống bán phá giá), chống trợ cấp (thuế chống trợ cấp) và được áp dụng trong trường hợp XNK hàng hóa đó sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. * Dựa trên phương pháp tính thuế thì thuế XNK có thể chia làm 03 loại: - Thuế XNK theo tỷ lệ %: số tiền thuế XNK được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của mặt hàng tại thời điểm tính thuế, số tiền thuế XNK theo tỷ lệ % sẽ thay đổi theo giá trị của hàng hoá thực tế XNK. Đây là phương pháp phổ biến nhất, được tính trên hầu hết các loại hàng hóa XNK. - Thuế XNK tuyệt đối: số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa XNK được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế XNK và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế. - Thuế XNK hỗn hợp là trường hợp áp dụng kết hợp đồng thời cả hai loại thuế XNK tuyệt đối và thuế XNK theo tỷ lệ % đối với cùng một chủng loại hàng hoá. Ngoài ra còn có 2 loại khác nhưng không phổ biến như: - Thuế XNK theo lượng thay thế là trường hợp một mặt hàng được quy định đồng thời theo tỷ lệ % và thuế theo một số tiền tuyệt đối, nhưng khi tính và nộp thuế phải tính và nộp theo số thuế nào cao hơn. - Thuế XNK biến thiên thường được ấn định ở một mức, nhằm triệt tiêu ưu thế về giá cả của nước XK đối với hàng hóa sản xuất trong nước, thường áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp trong nội bộ Liên minh Châu Âu (EU). [11] * Căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế XNK có thể chia thành 02 loại: - Thuế XNK tự quản: là loại thuế thể hiện tính độc lập của một quốc gia, quy định tùy ý theo mục tiêu của quốc gia mà không phụ thuộc vào bất kỳ một Hiệp định song phương hoặc đa phương nào đã ký kết. - Thuế XNK theo các cam kết quốc tế: là loại thuế thực hiện theo các cam kết trong các Hiệp định song phương, đa phương đã ký kết.
- 6 1.1.3. Các hình thức thu thuế xuất nhập khẩu Ở nước ta, việc thu thuế XNK do cơ quan Hải quan quản lý và được chia làm 2 hình thức thu thuế XNK: - Thu trực tiếp: đối với các trường hợp hoạt động XNK của cư dân biên giới, vùng sâu vùng, xa nơi, hải đảo, nơi không có Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng phối hợp thu. - Thu gián tiếp: thu thuế XNK thông quan bên thứ ba (Ngân hàng phối hợp thu, Kho bạc Nhà nước). Các ngân hàng phối hợp thu nhận lệnh thanh toán từ người nộp thuế và chuyển tiền thuế vào tài khoản thu NSNN của cơ quan Hải quan mở tại ngân hàng có ký kết qui chế phối hợp thu, sau đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước theo các quy định phối hợp thu của BTC. Thu, nộp thuế XNK là một khâu của quy trình thông quan hàng hóa XNK nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ việc tổ chức thu, nộp thuế XNK đúng thời hạn, đủ số tiền, quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế để đảm bảo đôn đốc, thu nộp thuế; hạn chế, tránh tình trạng nợ đọng, gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh XNK; phát hiện các trường hợp vi phạm... từ đó áp dụng các biện pháp xử lý triệt để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế XNK của cơ quan hải quan. [11] 1.2. Thất thu thuế xuất nhập khẩu 1.2.1. Khái niệm về thất thu thuế xuất nhập khẩu Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khoá nào; nó phản ánh hai mặt của một vấn đề, đó là lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế. Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi người nộp thuế luôn mong muốn càng giảm số thuế phải nộp để gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Vì thế, ở đâu có thuế thì ở đó có thất thu thuế. Thất thu thuế XNK là khoản tiền thuế XNK bị tổ chức, cá nhân có hàng hóa XNK chiếm dụng, không nộp đúng, không nộp đủ theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Có thể phân thành 02 dựa vào tính chất của khoản thuế XNK bị thất thu: - Khoản tiền thuế XNK thất thu thuế có khả năng thu hồi: là các khoản nợ của đối tượng nợ thuế nhưng vẫn hoạt động bình thường hoặc đang chờ xác định chính
- 7 xác số tiền thuế phải nộp hoặc đang thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật để nộp tiền thuế vào NSNN; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ; do số nợ thuế nhỏ của các đối tượng nợ chây ỳ, đã ký biên bản truy thu và cam kết nộp; … - Khoản tiền thuế XNK thất thu không có khả năng thu hồi: là các khoản tiền thuế phải thu hồi mà đối tượng nợ thuế không có khả năng nộp thuế, không còn nguồn vốn để nộp thuế, giải thể, phá sản, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại. 1.2.2. Các hình thức thất thu thuế xuất nhập khẩu 1.2.2.1. Căn cứ vào nội dung quản lý thuế xuất nhập khẩu Thất thu thuế XNK bao gồm 02 loại: - Thất thu thuế XNK thực: là những khoản tiền phải thu vào NSNN đã được quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế không được nộp vào NSNN. - Thất thu thuế XNK tiềm năng: là những khoản tiền thuộc khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vào NSNN nhưng không được quy định trong các Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 1.2.2.2. Căn cứ vào hình thức thủ đoạn gian lận, trốn thuế Thất thu thuế XNK bao gồm các loại chủ yếu sau: - Thất thu do khai báo không đúng về số lượng và chất lượng hàng hóa: các đối tượng nộp thuế XNK không khai báo hoặc khai báo không đủ, không đúng về số lượng, chất lượng hàng hoá trên TKHQ so với thực tế XNK nhằm gian lận thuế. - Thất thu do khai không đúng trị giá tính thuế: chủ yếu là khai trị giá tính thuế thấp để giảm số thuế phải nộp hoặc khai trị giá tính thuế cao nhằm tăng chi phí đầu vào giảm số thuế phải nộp, tăng số tiền thuế hoàn hoặc khấu trừ,chuyển giá… - Thất thu do mô tả sai hàng hoá XNK, áp mã số hàng hóa không đúng với thực tế hàng hóa XNK: hành vi này thường xảy ra đối với những hàng hóa là sản phẩm mới; là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan; hàng hóa có nhiều tên gọi khác nhau và cách hiểu khác nhau; hàng hóa XNK
- 8 có mức độ gia công, chế biến khác nhau; hàng hóa có nhiều chi tiết tách rời; hàng hóa hỗn hợp, đa thành phần; hàng hóa có nhiều tác dụng;hàng hóa có thuế suất cao, hoặc thuế suất thấp nhưng nhu cầu trên thị trường trong nước lớn... - Thất thu do giả mạo xuất xứ hàng hóa XNK: hành vi sử dụng C/O giả, chuyển tải bất hợp pháp để che giấu xuất xứ thật của hàng hóa; thay đổi xuất xứ hàng hóa tại nước thứ ba; cơ chế tự chứng nhận xuất xứ còn nhiều bất cập… - Thất thu do buôn lậu và thông quan hàng hóa trái phép: hành vi chủ yếu là khai báo mặt hàng không đúng với thực tế XNK để được hưởng thuế suất thấp hoặc miễn thuế; bốc dỡ hàng hóa trái phép khi đang quá cảnh; trao đổi hàng hóa dưới hình thức thủ tục XNK tạm thời; thay đổi, đục, xóa số series hàng hóa; mua bán, vận chuyển hàng trái phép hàng hóa; cất giấu hàng hoá gọn nhẹ, có giá trị cao trong người, trong hành lý mà không khai báo; tách vận đơn, lợi dụng định mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép hàng lậu. - Thất thu thuế do giả mạo trong giao dịch: xu hướng tạo các giao dịch ảo làm thay đổi số thuế phải nộp hoặc lợi dụng các hình thức ưu đãi như kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, khu kinh tế cửa khẩu để thực hiện giao dịch. 1.2.2.3. Căn cứ vào hoạt động xuất khẩu, xuất nhập khẩu hưởng ưu đãi: Thất thu thuế XNK có thể bao gồm các loại chủ yếu sau: - Thất thu thuế do lợi dụng hình thức XNK nguyên liệu để gia công, SXXK: đánh tráo chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm gia công, SXXK để bán vào thị trường nội địa; khai sai định mức sản xuất hàng hóa cao hơn thực tế để hưởng lợi phần nguyên liệu chênh lệch, đưa nguyên liệu nhập khẩu SXXK ra bên ngoài thuê gia công lại nhưng không khai báo với cơ quan hải quan quản lý…. - Thất thu thuế do lợi dụng loại hình đầu tư: lợi dụng về địa bàn, lĩnh vực, đối tượng ưu đãi đầu tư đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định phục vụ dự án đầu tư được miễn XNK; hàng hoá là nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được hoặc hàng hoá của các ngành, lĩnh vực được nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển… để xây dựng danh mục hàng miễn thuế nhưng sử dụng không đúng mục đích đã khai báo; chuyển giá hàng đầu tư tạo tài sản cố định…
- 9 - Thất thu thuế do hàng tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh: do hàng hóa tạm NK thuộc đối tượng được miễn, do vậy DN tạm nhập nhưng không tái xuất mà tìm cách tiêu thụ tại thị trường nội địa; hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam sang nước khác nhưng vận chuyển không đúng tuyến đường, không thực sang nước đích đến mà lợi dụng biên giới đường bộ rồi vận chuyển trở lại nội địa Việt Nam để tiêu thụ. - Thất thu thuế do lợi dụng kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế, khu kinh tế cửa khẩu: tập trung vào những mặt hàng có nguy cơ thẩm lậu cao như thuốc lá, rượu ngoại, bia, mỹ phẩm, tân dược; cung đường và thời gian vận chuyển dài, công tác phối kết hợp giữa cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất chưa chặt chẽ nên DN đã lợi dụng để bán hàng trong nội địa, xuất hàng không đúng nơi được cho phép, bán hàng không đúng tiêu chuẩn, đối tượng được miễn thuế, cấu kết với DN bên ngoài để giảm giá hàng khi bán hàng vào nội địa nhằm gian lận thuế; đưa hàng từ khu phi thuế quan xuất đi nước ngoài nhưng tiêu thụ tại nội địa; tổ chức thu gom hàng mua miễn thuế để đưa vào nội địa tiêu thụ; chưa chú trọng việc kiểm tra hàng tồn kho khi quyết toán...[12] 1.2.3. Nguyên nhân của thất thu thuế xuất nhập khẩu *Về nguyên nhân khách quan: - Do ảnh hưởng của chính sách thuế trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển, đảm bảo nguồn thu NSNN, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng tiêu dùng, đồng thời thực hiện đúng lộ trình cam kết quốc tế của quốc gia; Việc nội luật hóa các cam kết quốc tế và việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động ngoại thương, tuy nhiên không tránh khỏi những kẻ hở mà các đối tượng buôn lậu, trốn thuế lợi dụng lách luật với mục đích đưa hàng hóa XNK có mức thuế suất cao về mức thuế suất thấp, giảm tiền thuế phải nộp hay không phải nộp thuế, khai giá thấp hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, khai sai tên hàng của mặt hàng thực NK, gian lận; gian lận về xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn