intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số nghề khai thác hải sản ven bờ ở tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu hiệu quả hoạt động nghề và kinh tế - xã hội hộ gia đình khai thác hải sản ven bờ (KTHSVB) của một số nghề KTHSVB sau đây: Nghề te, nghề lưới kéo, nghề đáy, nghề câu và nghề lưới rê. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số nghề khai thác hải sản ven bờ ở tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---***--- LÊ XUÂN HIỂN ÑAÙNH GIAÙ HIEÄU QUAÛ KINH TEÁ CUÛA MOÄT SOÁ NGHEÀ KHAI THAÙC HAÛI SAÛN VEN BÔØ Ở TỈNH CAØ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – năm 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---***--- LÊ XUÂN HIỂN ÑAÙNH GIAÙ HIEÄU QUAÛ KINH TEÁ CUÛA MOÄT SOÁ NGHEÀ KHAI THAÙC HAÛI SAÛN VEN BÔØ Ở TỈNH CAØ MAU Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh – năm 2009
  3. TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI HOẶC NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu các nghề khai thác hải sản ven bờ chính ở Cà Mau là: lưới kéo, lưới rê, câu, te và đáy. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài sử dụng cách tiếp cận theo kinh tế vi mô và tiếp cận hệ thống. Sử dụng tổng hợp các phương pháp như nghiên cứu tài liệu; phân tích chi phí – doanh thu; phân tích và dự báo hiệu quả dùng hàm sản xuất để đánh giá, so sánh và dự báo hiệu quả của từng nghề, nhóm nghề khai thác hải sản ven bờ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về lợi nhuận giữa các nghề và nhóm nghề KTHSVB: nghề lưới rê và nghề đáy là hai nghề có lợi nhuận cao và nghề te có lợi nhuận thấp. Nếu sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế thì nghề đáy đạt hiệu quả cao nhất rồi đến nghề lưới rê và thấp nhất là nhóm nghề lưới kéo và câu. Ngoài ra, kết quả ước lượng của các mô hình dự báo cho thấy các yếu tố công suất tàu hay qui mô đầu tư và lao động có mối tương quan thuận chiều với doanh thu và lợi nhuận là các biến dự báo tốt cho doanh thu và lợi nhuận. Công suất tàu càng lớn hay qui mô đầu tư càng lớn và nghề sử dụng lao động nhiều thì lợi nhuận càng cao. Và nghề lưới rê có lợi nhuận cao hơn so với các nghề đáy, lưới kéo, câu và te. Theo các kết quả nghiên cứu của đề tài, để có thể phát triển hiệu quả và bền vững thì nghề khai thác hải sản ven bờ ở Cà Mau cần xắp xếp lại cơ cấu nghề theo hướng phát triển nghề lưới rê, không phát triển nghề đáy, câu và giảm ở các nghề lưới kéo, te. Bên cạnh đó cũng cần có giải pháp hỗ trợ chuyển đổi cho những phương tiện chuyển đổi ra khỏi nghề ở những nghề te, lưới kéo, đáy và câu có công suất tàu dưới 50 cv với các hình thức hỗ trợ về đào tạo nghề, hỗ trợ về tài chính
  4. i LỜI CAM ĐOAN - Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số nghề khai thác hải sản ven bờ ở tỉnh Cà Mau và đề xuất các giải pháp chuyển đổi nghề” - GVHD: TS. Trần Tiến Khai - Tên SV: Lê Xuân Hiển - Địa chỉ sinh viên: 11/53 Hồ Đắc Di, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM - Số điện thoại liên lạc: 0918306089 - Ngày nộp luận văn: / 04/ 2009 - Lời cam đoan: “Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. ngày 27 tháng 04 năm 2009 Lê Xuân Hiển
  5. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đề tài này tác giả đã nhận được sự hướng dẫn về mặt khoa học của TS.Trần Tiến Khai, sự trợ giúp về tư liệu, số liệu, hướng dẫn địa bàn điều tra và tham gia trả lời phỏng vấn của các đơn vị và cá nhân ở tỉnh Cà Mau và ngành Thủy sản. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Trần Tiến Khai – khoa Kinh tế Phát Triển, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM; Cục Khai Thác và Bảo vệ Nguồn Lợi Thủy Sản, Phân viện Quy hoạch Thủy sản Phía Nam – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau; Chi cục Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy Sản tỉnh Cà Mau; Phòng Kinh tế các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn và Đầm Dơi và UBND các xã Khánh Lâm, TT. Sông Đốc, TT.Cái Đôi Vàm, xã Viên An, xã Tân Ân và xã Nguyễn Huân thuộc tỉnh Cà Mau; các ngư dân đã tham gia trả lời phỏng vấn. Và để có được ngày hôm nay, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Quí thầy cô thuộc Chương trình Fulbright Việt Nam, Khoa Kinh tế Phát triển - Trường Đại Học Kinh tế Tp.HCM là những người đã truyền thụ kiến thức chuyên môn cho tác giả. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ quí báu về nhiều mặt cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này!
  6. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ..................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................... 3 5. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu ............................................................. 4 6. Tóm tắt về cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu .............................................. 5 7. Cấu trúc của báo cáo ................................................................................................. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ................................................7 1.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết ................................................................................ 7 1.1.1 Các lý thuyết về sản xuất ................................................................................. 7 1.1.2 Các lý thuyết về phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững . 11 1.1.3 Mô hình đánh bắt của một số nghề khai thác hải sản................................. 12 1.2 Tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây .............................................. 14 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........17 2.1 Cách tiếp cận ......................................................................................................... 17 2.2 Khung phân tích .................................................................................................... 17 2.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 18 2.3.2 Phương pháp lấy mẫu ..................................................................................... 19 2.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 20 2.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 21 2.3.5 Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 21
  7. iv 2.3.5.1 Thu thập số liệu, tài liệu .....................................................................21 2.3.5.2 Quy trình nghiên cứu .........................................................................22 2.3.6 Các chỉ tiêu phân tích và các mô hình dự báo lý thuyết ............................ 23 2.3.6.1 Các chỉ tiêu phân tích .........................................................................23 2.3.6.2 Các mô hình dự báo lý thuyết ................................................................ 24 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................27 3.1 Mô tả, phân tích và đánh giá môi trường vĩ mô, hiện trạng hoạt động nghề khai thác hải sản ven bờ ở tỉnh Cà Mau ................................................................ 27 3.1.1 Điều kiện tự nhiên, ngư trường, nguồn lợi .................................................. 27 3.1.2 Hiện trạng hoạt động nghề khai thác hải sản ở Cà Mau ............................ 29 3.1.3 Hệ thống hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản ...................... 32 3.1.4. Hệ thống chính sách liên quan đến nghề khai thác thủy sản .................... 32 3.2 Mô tả kinh tế - xã hội nghề khai thác hải sản ven bờ ở tỉnh Cà Mau ............. 35 3.2.1 Kinh tế xã hội khu vực ven biển ................................................................... 35 3.2.2 Kinh tế xã hội hộ gia đình nghề khai thác hải sản ven bờ ......................... 37 3.3 Phân tích hiệu quả của một số nghề khai thác hải sản ven bờ ở tỉnh Cà Mau .................................................................................................................................... 40 3.3.1 Mô tả hoạt động của một số nghề khai thác hải sản ven bờ ..................... 40 3.3.2 Hiệu quả của một số nghề khai thác hải sản ven bờ................................... 42 3.3.2.1 Phân tích mô tả ...................................................................................42 4.3.2.2 Phân tích so sánh ................................................................................56 3.4 Phân tích, dự báo hiệu quả một số nghề khai thác hải sản ven bờ ở tỉnh Cà Mau ............................................................................................................................ 59 4.4.1 Mô tả các biến ................................................................................................. 59 3.4.2 Các kết quả phân tích ..................................................................................... 60 3.4.2.1 Phân tích tương quan .........................................................................60 4.4.2.2 Phân tích hồi qui ...............................................................................63 Chương 4:THẢO LUẬN CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75 4.1 Thảo luận các gợi ý chính sách ........................................................................75 4.1.1 Cơ sở để lựa chọn phát triển và chuyển đổi nghề ....................................... 75 4.1.2 Gợi ý chính sách ............................................................................................. 79
  8. v 4.2 Kết luận và khuyến nghị...................................................................................80 4.2.1 Kết luận ....................................................................................................80 4.2.2 Khuyến nghị ....................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82 PHỤ LỤC ...............................................................................................................84 A. CÁC PHIẾU BẢNG ............................................................................................. 85 I. Mẫu phiếu điều tra ................................................................................................... 85 II. Điều kiện tự nhiên, ngư trường, nguồn lợi .....................................................89 III. Kinh tế xã hội khu vực ven biển tỉnh Cà Mau................................................... 92 IV. Kết quả phân tích phương sai các yếu tố đánh giá hiệu quả nghề KTHSVB 94 V. Phân tích dự báo hiệu quả nghề............................................................................ 98 VI. Cơ sở dữ liệu phân tích ...................................................................................... 109 B. HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ........................................................................................ 115
  9. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Mô hình kinh tế sinh học tĩnh Gordon .....................................................10 Hình 2.1: Sơ đồ khung phân tích...............................................................................18 Hình 2.2: Sơ đồ qui trình nghiên cứu .......................................................................22 Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau ...............................................................34 Hình 4.1: Khung nghiên cứu đề xuất hướng phát triển và chuyển đổi nghề ............78 Hình PL 1: Bản đồ vị trí thu mẫu điều tra ...............................................................115 Hình PL 2: Sơ đồ hoạt động nghề lưới kéo............................................................116 Hình PL 3: Sơ đồ hoạt động nghề te .......................................................................116 Hình PL 4: Sơ đồ hoạt động nghề lưới rê ...............................................................117 Hình PL 5: Sơ đồ hoạt động nghề câu (câu vàng) ..................................................117 Hình PL 6: Sơ đồ hoạt động nghề đáy ....................................................................118 Hình PL 7: Đồ thị liên hệ giữa doanh thu và công suất tàu ....................................118 Hình PL 8: Đồ thị liên hệ giữa doanh thu và lao động ...........................................119 Hình PL 9: Đồ thị liên hệ giữa doanh thu giá trị tài sản đánh bắt...........................119 Hình PL 10: Đồ thị liên hệ giữa doanh thu và trình độ lao động ............................120 Hình PL 11: Đồ thị liên hệ giữa lợi nhuận và công suất tàu ...................................120 Hình PL 12: Đồ thị liên hệ giữa lợi nhuận và lao động .........................................121 Hình PL 13: Đồ thị liên hệ giữa lợi nhuận và giá trị tài sản đánh bắt ....................121 Hình PL 14: Đồ thị liên hệ giữa lợi nhuận và trình độ lao động.............................122 Hình PL 15: Bản đồ hiện trạng thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2006 ...........................123
  10. vii DANH MỤC BẢNG PHẦN BÁO CÁO CHÍNH: Bảng 2.1: Phân bổ mẫu điều tra nghề KTHS ven bờ ...............................................20 Bảng 3.1: Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở vùng biển ven bờ Nam bộ............28 Bảng 3.2: Tiềm năng phát triển sản lượng KTHS khu vực biển Nam bộ .................29 Bảng 3.3: Diễn biến tàu thuyền và công suất các năm 2000 – 2006 ........................30 Bảng 3.4: Diễn biến tàu thuyền KTHS theo cơ cấu nghề các năm 2000-2006 ........30 Bảng 3.5: Diễn biến sản lượng KTHS các năm 2000–2006 .....................................31 Bảng 3.6: Giá trị sản xuất ngành KTHS Cà Mau giai đọan 2000-2006 ...................32 Bảng 3.7: Thống kê nhân khẩu, độ tuổi hộ gia đình nghề KTHSVB .......................37 Bảng 3.8: Thống kê lao động, văn hóa hộ gia đình nghề KTHSVB.........................38 Bảng 3.9: Thống kê thu nhập, chi tiêu, tích lũy hộ gia đình KTHSVB ....................39 Bảng 3.10: Tổng hợp các thông số hoạt động nghề KTHSVB .................................45 Bảng 3.11: Tổng hợp chi phí trực tiếp chuyến biển một số nghề KTHSVB ............47 Bảng 3.12: Tổng hợp chi phí/ năm một số nghề KTHSVB ......................................50 Bảng 3.13: Tổng hợp đầu tư, doanh thu, hiệu quả của một số nghề KTHSVB ........55 Bảng 3.14: Kết quả phân tích so sánh doanh thu trung bình giữa các nghề .............57 Bảng 3.15: Kết quả phân tích so sánh lợi nhuận trung bình giữa các nghề ..............58 Bảng 3.16: Kết quả phân tích so sánh tỉ số lợi nhuận/ chi phí trung bình giữa các nghề ...........................................................................................................................58 Bảng 3.17: Mô tả các biến định lượng sử dụng trong mô hình lý thuyết .................60 Bảng 3.18: Kết quả phân tích tương quan.................................................................62 Bảng 3.19: Các tham số ước lượng của mô hình I a - mô hình ước lượng tốt nhất ..65 Bảng 3.20: Các tham số ước lượng của mô hình I b- mô hình ước lượng tốt nhất ..67 Bảng 3.21: Các tham số ước lượng của mô hình II a - mô hình ước lượng tốt nhất 70 Bảng 3.22: Các tham số ước lượng của mô hình II b - mô hình ước lượng tốt nhất 72
  11. viii PHẦN PHỤ LỤC: Bảng PL 1: Mẫu phiếu điều tra hoạt động nghề KTHS ............................................85 Bảng PL 2: Mẫu phiếu điều tra kinh tế - xã hội hộ gia đình nghề KTHS.................87 Bảng PL 3: Trữ lượng và khả năng khai thác cá theo vùng và dải độ sâu ở biển Nam bộ ...............................................................................................................................89 Bảng PL 4: Trữ lượng và khả năng khai thác mực ở biển Nam bộ .........................90 Bảng PL 5: Trữ lượng và khả năng khai thác tôm vỗ ở vùng biển Nam bộ ............90 Bảng PL 6 : Phân bố bãi cá chủ yếu trên thềm lục địa Nam bộ...............................91 Bảng PL 7: Thống kê về kinh tế - xã hội khu vực ven biển tỉnh Cà Mau năm 2005 ...................................................................................................................................92 Bảng PL 8: ANOVA ................................................................................................94 Bảng PL 9: Homogeneous Subsets .........................................................................95 Bảng PL 10: Lợi nhuận và các tỉ số lợi nhuận (có tính đến chi phí cơ hội sử dụng vốn 8%) .....................................................................................................................97 Bảng PL 11: Hồi qui doanh thu với công suất tàu, lao động và các nghề câu, lưới kéo, rê, te - Mô hình I a ............................................................................................98 Bảng PL 12: Hồi qui doanh thu với giá trị tài sản đánh bắt, lao động và các nghề câu, lưới kéo, rê, te, đáy - Mô hình I b ....................................................................101 Bảng PL 13: Hồi qui lợi nhuận với công suất tàu, lao động và các nghề câu, lưới kéo, lưới rê, và te- Mô hình II a .............................................................................104 Bảng PL 14: Hồi qui lợi nhuận với giá trị tài sản đánh bắt, lao động và các nghề câu, lưới kéo, lưới rê, te, đáy - Mô hình II b ...........................................................107 Bảng PL 15: Tổng hợp dữ liệu điều tra ...................................................................109
  12. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ Chữ viết tắt − cv: mã lực; − ĐBSCL: đồng bằng Sông Cửu Long; − đvn: đơn vị nghề; − đvt: đơn vị tính; − KTHS: khai thác hải sản; − KTHSVB: khai thác hải sản ven bờ. Thuật ngữ Các thuật ngữ dưới đây được sử dụng và chỉ có ý nghĩa đối với bối cảnh của nghiên cứu này mà thôi: − Nguồn lợi thủy sản: là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. − Khai thác hải sản ven bờ /xa bờ: là việc khai thác nguồn lợi hải sản trên vùng biển ven bờ / xa bờ. − Ngư trường: là vùng biển có nguồn lợi thủy sản tập trung được xác định để tàu cá đến khai thác. − Tàu cá: là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản. − Tàu khai thác hải sản: là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho hoạt động khai thác hải sản. − Vùng biển ven bờ: trong quản lý khai thác hải sản thì vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý được phân thành hai tuyến: a- Tuyến bờ là vùng biển được tính từ bờ biển đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 6 hải lý; b-
  13. x Tuyến lộng là vùng biển được tính từ đường cách bờ biển 6 hải lý đến đường nối các điểm cách bờ biển 24 hải lý. Trong nghiên cứu nguồn lợi thì vùng biển ven bờ được tính từ độ sâu 30 m nước trở vào bờ. − Vùng biển xa bờ - tuyến khơi: là vùng biển được tính từ đường cách bờ biển 24 hải lý đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam. − Nghề lưới kéo, nghề lưới rê, nghề te, nghề câu, nghề đáy…: là các hoạt động khai thác hải sản được định nghĩa theo tên các loại ngư cụ đánh bắt (lưới kéo, lưới rê, câu, te, đáy,..) hoặc theo ngư trường khai thác (ven bờ, xa bờ). − Khai thác/ đánh bắt hải sản: là hoạt động của con người sử dụng ngư cụ để bắt các loại hải sản. − Làng cá/ tụ điểm nghề cá: là nơi tập trung sinh sống và hoạt động sản xuất của cộng đồng ngư dân. − Nghề khai thác khuyến khích về mặt kỹ thuật: là nghề khai thác hải sản có công nghệ khai thác có tính chọn lọc cao và ít ảnh hưởng tới môi trường. − Nghề khai thác không khuyến khích về mặt kỹ thuật: là nghề khai thác hải sản có công nghệ khai thác không có tính chọn lọc và ảnh hưởng xấu tới môi trường.
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Khai thác hải sản (KTHS) là một hoạt động kinh tế biển có từ rất lâu đời ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Do là nghề khai thác tài nguyên sinh học thiên nhiên nên nó có giới hạn nhất định về năng suất sinh học của vùng nước, trữ lượng quần thể và sản lượng khai thác cũng chỉ cho phép ở một mức giới hạn (sản lượng bền vững). Ở mức sản lượng này thì nguồn lợi hải sản là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được. Theo các nghiên cứu mới nhất về nguồn lợi thì vùng biển Việt Nam có trữ lượng 3.072.792 tấn, khả năng khai thác 1.426.617 tấn (Nguyễn Chu Hồi và ctv, 2005) [15]. Việt Nam là nước có nền kinh tế còn kém phát triển, cơ cấu sản xuất tập trung nhiều ở khu vực nông nghiệp mà trong đó KTHS là một ngành sản xuất quan trọng. Trong những năm gần đây, ngành KTHS giải quyết hàng trăm ngàn lao động, sản lượng đạt trên dưới 1,8 triệu tấn, giá trị sản lượng đạt xấp xỉ 16 ngàn tỉ đồng, năng lực tàu thuyền 90.880 chiếc/ tổng công suất 5.317.447 cv (Bộ Thủy sản, 2005) [3]. Theo đánh giá của các cơ quan nghiên cứu và quản lý ngành thủy sản thì nghề khai thác đã và đang họat động ở mức sản lượng vượt quá mức bền vững và nếu tình trạng này kéo dài, tài nguyên sinh vật sẽ cạn kiệt. Mặt khác, trong KTHS bên cạnh những nghề tiên tiến, có hiệu quả kinh tế cao thì vẫn đang tồn tại rất nhiều nghề khai thác kém hiệu quả, khai thác lạm thác, hủy diệt nguồn lợi và không thân thiện với môi trường như các nghề: cào mé, te, đáy, bóng mực, sử dụng chất nổ, xung điện,.v.v… Hơn nữa, các nghề này thường hoạt động ở khu vực ven bờ, nơi có hệ sinh thái và môi trường rất nhạy cảm, nơi tập trung nguồn lợi và sinh trưởng của tôm cá con trước khi ra biển lớn nên tác hại của nó gây ra còn lớn gấp nhiều lần. Trong tổng số hơn 90 ngàn tàu thuyền khai thác thì
  15. 2 có đến trên 90% là các tàu thuyền nhỏ khai thác ven bờ và khỏang 1/2 là các đối tượng khai thác xâm hại nguồn lợi. Cà Mau là tỉnh trọng điểm của nghề KTHS, có bờ biển dài 254 km, diện tích ngư trường khoảng 71.000 km2. Năm 2006, sản lượng khai thác đạt 138.500 tấn đứng thứ 3 của cả nước. Năng lực KTHS có 3.665 chiếc tàu/ 369.177 cv, trong đó có 2.329 chiếc khai thác ven bờ. Các nghề khai thác ven bờ có 16 nghề thuộc 7 họ nghề chính là: 1- họ nghề lưới kéo; 2- họ nghề lưới rê; 3- họ nghề câu; 4- họ nghề vây; 5- họ nghề te; 6- họ nghề cố định và 7- họ nghề khác. Tổng lao động khai thác 25.600 người. Các nghề khai thác ven bờ chính được xác định là: lưới kéo (cào), lưới rê cá, lưới rê tôm, rê ghẹ, đáy khơi, đáy cạn, te, câu mực, câu cá (Phân viện Kinh tế và Quy họach thủy sản Phía Nam, 2007) [16]. Để có thể phát triển KTHS bền vững, cần phải thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp mà một trong những giải pháp quan trọng là cơ cấu lại nghề KTHSVB theo hướng hiệu quả - bền vững. Và việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các nghề KTHSVB là một phần cơ sở khoa học cho thực hiện công việc trên. Do vậy, thực hiện đề tài nghiên cứu:"Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số nghề khai thác hải sản ven bờ ở tỉnh Cà Mau " là một hướng đi góp phần xây dựng cơ sở cho việc sắp xếp lại nghề cá ven bờ ở Cà Mau. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần cơ sở khoa học, giúp cho Lãnh đạo ngành Thủy sản Cà Mau trong việc xác định lại cơ cấu nghề KTHSVB của tỉnh và có thể suy rộng cho các địa phương khác ở điều kiện tương tự; góp phần củng cố và phát triển nghề KTHS theo hướng hiệu quả - bền vững. Kết quả nghiên cứu này cũng giúp cho ngư dân nhận thức được hiệu quả của nghề từ đó có cơ sở trong việc lựa chọn nghề và hoạt động sản xuất một cách hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát:
  16. 3 Nghiên cứu hiệu quả hoạt động nghề và kinh tế - xã hội hộ gia đình khai thác hải sản ven bờ (KTHSVB) của một số nghề KTHSVB sau đây: nghề te, nghề lưới kéo, nghề đáy, nghề câu và nghề lưới rê. Mục tiêu cụ thể: − Đánh giá hoạt động và hiệu quả kinh tế nghề thông qua các phân tích về đầu tư, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận. So sánh hiệu quả giữa các nghề. − Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội hộ gia đình làm nghề KTHSVB. Thông qua các đánh giá về thu nhập, chi tiêu, tích lũy, trình độ văn hóa, lao động, giới,.. để xác định khả năng chuyển đổi nghề. − Đánh giá dự báo hiệu quả kinh tế của một số nghề KTHSVB, xây dựng mô hình dự báo hiệu quả nghề – dùng hàm sản xuất. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và so sánh với tiêu chí nghề khuyến khích về mặt kỹ thuật - các nghề có tính chọn lọc cao, ít ảnh hưởng tới môi trường - đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng hiệu quả - bền vững và khuyến nghị các giải pháp hỗ trợ các đối tượng chuyển đổi. 3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề và đề xuất chính sách dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế của các nghề KTHSVB ở tỉnh Cà Mau, nghiên cứu này đặt ra các câu hỏi sau: 1. Trong các nghề KTHSVB chính ở Cà Mau, nghề nào đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế giữa các nghề khác biệt như thế nào? 2. Ở Cà Mau cần chuyển đổi cơ cấu nghề KTHSVB theo hướng nào là hợp lý để bảo đảm phát triển bền vững hơn? 4. Giả thuyết nghiên cứu Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề và đề xuất hướng chuyển đổi nghề dựa trên những giả thuyết chính sau:
  17. 4 - Có sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các nghề hoặc nhóm nghề KTHSVB. + Giả thuyết nghiên cứu: H1: μ1 ≠ μ2 ≠ μ3 … ≠ μn μ1, μ2, μ3, μn : là trung bình lý thuyết hiệu quả kinh tế của nghề hoặc nhóm nghề KTHSVB thứ 1, 2, 3 và thứ n. - Hiệu quả kinh tế nghề KTHSVB phụ thuộc tuyến tính vào một số yếu tố đầu vào của sản xuất. Y = f(x1, x2, x3, ..,xn) Y: Hiệu quả kinh tế – biến phụ thuộc; x1, x2, x3, ..,xn : Các biến đầu vào của sản xuất – biến giải thích. + Giả thuyết nghiên cứu: H1: β1≠ β2≠ β3≠ …≠ βn β1, β2, β3, .., βn: Các hệ số co giãn từng phần (hệ số hồi qui). - Một cơ cấu nghề hợp lý sẽ làm cho nghề KTHSVB phát triển hiệu quả và bền vững hơn. 5. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu 1- Đối tượng nghiên cứu: là các đơn vị nghề (đvn), tàu nghề và hộ gia đình nghề KTHSVB thuộc các nghề: lưới kéo, lưới rê, đáy, câu, te. 2- Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: khu vực ven biển tỉnh Cà Mau gồm các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi; các tàu - nghề hoạt động khai thác ở vùng biển ven bờ tỉnh Cà Mau. - Thời gian: số liệu thống kê từ năm 2000 – 2006, số liệu điều tra năm 2005- 2006; thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 9 /2008 đến tháng 3 /2009.
  18. 5 3. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu môi trường vĩ mô, hiện trạng hoạt động nghề KTHSVB ở Cà Mau, tính khách quan nhu cầu chuyển đổi của một số nghề KTHSVB. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội hộ gia đình nghề. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế nghề. Xây dựng mô hình đánh giá và dự báo hiệu quả nghề. Nghiên cứu đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hiệu quả và các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề. 6. Tóm tắt về cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng 2 cách tiếp cận sau đây: - Tiếp cận hệ thống, bao gồm: nghiên cứu các lý thuyết và đánh giá một số khía cạnh kinh tế - xã hội của hộ gia đình nghề KTHSVB; các khía cạnh hiệu quả kinh tế trong sản xuất, và các yếu tố kinh tế - xã hội - công nghệ ảnh hưởng đến nghề KTHSVB. - Tiếp cận theo kinh tế vi mô, bao gồm: (1) áp dụng các phân tích chi phí - doanh thu (cost - return analysis) để phân tích hiệu quả kinh tế của một số nghề KTHSVB và (2) áp dụng mô hình hàm sản xuất để đánh giá và dự báo hiệu quả sản xuất của các nghề này. 7. Cấu trúc của báo cáo Báo cáo gồm có 4 chương và các phần đặt vấn đề, tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần mở đầu: lý luận về sự cần thiết, mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, đối tượng, phạm vị của nghiên cứu, cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của báo cáo. Chương 1- Cơ sở lý thuyết và thực tiễn: phân tích tổng quan lý thuyết và tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến đánh giá hiệu quả kinh tế của các nghề KTHS và đề xuất các giải pháp chuyển đổi nghề.
  19. 6 Chương 2- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: trình bày cách tiếp cận, khung phân tích, phương pháp nghiên cứu của đề tài. Chương 3- Kết quả và thảo luận: mô tả, phân tích đánh giá môi trường vĩ mô, hiện trạng hoạt động nghề KTHSVB; mô tả kinh tế - xã hội nghề KTHSVB; phân tích hiệu quả của một số nghề KTHSVB ở tỉnh Cà Mau; phân tích dự báo hiệu quả nghề. Chương 4- Thảo luận các gợi ý chính sách về phát triển và chuyển đổi nghề, kết luận và khuyến nghị. Tài liệu tham khảo và phụ lục.
  20. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan về cơ sở lý thuyết Hiệu quả kinh tế là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong xem xét đánh giá đơn vị, ngành sản xuất. Về mặt khái niệm, hiệu quả kinh tế được hiểu là “việc sử dụng nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả nhất để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ nhằm mang lại lợi ích lớn nhất với chi phí thấp nhất”. Tùy theo từng trường phái khác nhau, các ngành kinh tế khác nhau mà các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Đối với các đơn vị kinh tế, người ta thường xem xét hiệu quả ở 2 khía cạnh: hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế được đánh giá bằng các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận và các tỉ suất lợi nhuận. Các chỉ tiêu phụ như điểm hòa vốn, thời gian hòan vốn, sản lượng hòa vốn cũng được xem xét trong đánh giá về hiệu quả của hoạt động sản xuất. Xét trong cả một vòng đời của đơn vị sản xuất, ngành sản xuất hiệu quả kinh tế được xác định thông qua các chỉ số NPV (giá trị hiện tại ròng) hay IRR (suất sinh lợi nội hoàn). 1.1.1 Các lý thuyết về sản xuất Hàm sản xuất được định nghĩa là mối quan hệ giữa các đầu vào được sử dụng và kết quả sản lượng thu được. 1- Hàm sản xuất Cobb-Douglas: Là dạng hàm được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng, hàm Cobb -Douglas có dạng: Y = a Lα Kβ (1.1) Trong đó : Y : Tổng sản phẩm quốc nội; K : Quy mô về vốn sản xuất; L : Quy mô về lao động;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2