intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình người Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng và hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình người Khmer, từ đó tìm ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình người Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình người Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- QUÁCH THỊ LOAN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT NUÔI BÒ SỮA CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI KHMER TẠI HUYỆN TRẦN ĐỀ TỈNH SÓC TRĂNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong độ phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn không trùng lắp với đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2015 Tác giả Quách Thị Loan i
  3. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iv TÓM TẮT .................................................................................................................... vi CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu ........................................................................ 4 1.3.2. Giới hạn về không gian nghiên cứu ..................................................................... 4 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.4. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 6 2.1. Các khái niệm về hiệu quả ...................................................................................... 6 2.2. Hàm sản xuất .......................................................................................................... 6 2.3. Khái niệm về nông thôn, hộ, nông hộ và kinh tế hộ ............................................... 7 2.4. Hiệu quả kỹ thuật và phƣơng pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật ............................ 8 2.4.1. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật ................................................................................ 8 2.4.2. Tiếp cận phân tích bao phủ số liệu phi tham số (DEA) ....................................... 9 2.4.3. Ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật ............................................................................. 10 2.6. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất................................................. 13 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 15 3.1. Phƣơng pháp tiếp cận ........................................................................................... 15 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 16 3.2.1. Chọn địa bàn và mẫu nghiên cứu ...................................................................... 16 3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................ 16 CHƢƠNG 4: HIỆN TRẠNG NUÔI BÕ SỮA TẠI HUYỆN TRẦN ĐỀ TỈNH SÓC TRĂNG ..................................................................................................................................... 22 4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 22 4.1.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................... 22 4.1.1.2. Khí hậu thủy văn ............................................................................................ 23 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................... 24 4.1.2.1. Diện tích và dân số ......................................................................................... 24 4.1.2.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh Sóc Trăng ................................................. 25 4.2. Tổng quan tình hình chăn nuôi bò sữa ................................................................. 26 4.2.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới ............................................................ 26 4.2.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam ........................................................... 27 4.3. Hiện trạng nuôi bò sửa tại huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng ................................... 28 4.3.1. Số lƣợng và tốc độ tăng đàn của bò sữa ............................................................ 29 ii
  4. iii 4.3.2. Cơ cấu giống bò sữa hiện nay............................................................................ 29 4.3.3. Năng suất sữa..................................................................................................... 30 4.3.4. Quy mô chăn nuôi bò sữa .................................................................................. 31 4.3.4.1. Công tác quản lý giống bò sữa ....................................................................... 31 4.3.4.2. Công tác chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và thú y bò sữa ............................. 31 4.3.4.3. Hệ thống thu mua sữa ..................................................................................... 32 4.3.4.4. Thức ăn bò sữa ............................................................................................... 32 4.3.4.5. Chính sách đầu tƣ của tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua ............................ 33 4.3.4.6. Môi trƣờng chăn nuôi bò sữa.......................................................................... 33 4.3.5. Dự báo thị trƣờng tiêu thụ sữa ........................................................................... 34 4.3.5.1. Thị trƣờng trong nƣớc .................................................................................... 34 4.3.5.2. Thị trƣờng trong tỉnh Sóc Trăng ..................................................................... 34 CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 35 5.1. Đặc điểm nông hộ trong mẫu khảo sát ................................................................. 35 5.1.1.Nguồn nhân lực của nông hộ .............................................................................. 35 5.1.1.1 Thông tin chủ hộ .............................................................................................. 35 5.1.1.2 Nguồn lực lao động tại nông hộ ...................................................................... 37 5.1.2. Nguồn lực tài nguyên của nông hộ .................................................................... 38 5.1.3. Nguồn lực tài chính của nông hộ ....................................................................... 39 5.1.4. Nguồn lực xã hội của nông hộ ........................................................................... 41 5.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Trần Đề thông qua mẫu khảo sát ............. 43 5.2.1. Số lƣợng đàn bò và phƣơng thức nuôi............................................................... 43 5.2.2. Cơ sở vật chất và máy móc phục vụ chăn nuôi bò sữa ...................................... 44 5.2.3. Khâu chăm sóc bò sữa của nông hộ tại huyền Trần Đề .................................... 46 5.2.3.1. Thức ăn và nƣớc uống .................................................................................... 46 5.2.3.2. Về bệnh và cách thức phòng chống bệnh ....................................................... 48 5.2.4. Năng suất sữa và phƣơng thức bán tại huyền Trần Đề ...................................... 51 5.2.4.1. Năng suất sữa.................................................................................................. 51 5.2.4.2. Phƣơng thức tiêu thụ ...................................................................................... 52 5.2.5. Những khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi bò sữa tại huyện Trần Đề ......... 53 5.2.5.1. Khó khăn ........................................................................................................ 53 5.2.5.2. Thuận lợi......................................................................................................... 54 5.3. Chi phí chăn nuôi bò sữa tại huyện Trần Đề ........................................................ 55 5.4. Mô tả các biến số của mô hình nghiên cứu .......................................................... 56 5.4.1. Mô hình DEA .................................................................................................... 56 5.4.2. Mô hình TOBIT ................................................................................................. 58 5.5. Phân tích kết quả ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật .................................................... 60 5.5.1. Hiệu quả kỹ thuật ............................................................................................... 60 5.5.2. Hiệu quả qui mô ................................................................................................ 63 5.6. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật ........................................ 64 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 69 6.1. Kết luận ................................................................................................................ 69 6.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 69 6.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 71 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 75 iii
  5. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình DEA .............................................. 17 Bảng 3.2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa .............. 19 Bảng 4.1: Đơn vị hành chính và dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2013 ................... 25 Bảng 4.2: Tốc độ phát triển GDP của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2013 (theo giá so sánh năm 2010) ............................................................................................. 26 Bảng 4.3: Bảng phân bố bò sữa trên địa bàn các tỉnh trong cả nƣớc ................ 28 Bảng 4.4: Số lƣợng và tốc độ tăng đàn bò sữa tỉnh Sóc Trăng từ 2004-2013 .. 29 Bảng 4.5: Cơ cấu giống bò sữa tại Sóc Trăng ................................................... 29 Bảng 4.6: Tổng hợp sản lƣợng sữa từ 2005-2012 ............................................. 30 Bảng 4.7: Tổng hợp tình hình trồng cỏ trên địa bàn tỉnh .................................. 32 Bảng 5.1: Thông tin tổng quan về chủ hộ ......................................................... 36 Bảng 5.2: Nguồn lực lao động tại nông hộ ........................................................ 37 Bảng 5.3: Tình hình sử dụng lao động thuê ...................................................... 38 Bảng 5.4: Nguồn lực tài nguyên tại nông hộ ..................................................... 39 Bảng 5.5: Tình hình nguồn vốn tài chính của nông hộ chăn nuôi bò sữa ......... 39 Bảng 5.6: Tình hình vay vốn tại các ngân hàng của nông hộ chăn nuôi bò sữa 41 Bảng 5.7: Tình hình nguồn vốn xã hội của nông hộ chăn nuôi bò sữa ............. 41 Bảng 5.8:Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ chăn nuôi bò sữa ............. 43 Bảng 5.9: Tình hình chăn nuôi bò sữa tại nông hộ huyện Trần Đề ................... 44 Bảng 5.10: Cơ sở vật chất và máy móc phục vụ chăn nuôi bò sữa tại huyện Trần Đề ........................................................................................................................... 45 Bảng 5.11: Bảng so sánh giữa thức ăn tinh và thức ăn công nghiệp ................. 47 Bảng 5.12: Tình hình sử dụng nguồn nƣớc để chăn nuôi bò sữa ...................... 48 Bảng 5.13: Phƣơng thức gieo tinh và số lần phối giống của nông hộ ............... 49 Bảng 5.14:Tình hình tiêm phòng bệnh trên bò sữa tại huyện Trần Đề ............. 49 Bảng 5.15: Tình hình tiêm phòng bệnh trên bò sữa tại huyện Trần Đề ............ 50 Bảng 5.16: Cách phòng trị bệnh của nông hộ tại huyện Trần Đề ..................... 51 Bảng 5.17: Năng suất sữa tại huyện Trần Đề .................................................... 51 Bảng 5.18: Phƣơng thức tiêu thụ sữa bò của nông hộ ....................................... 52 Bảng 5.19: Một số khó khăn của nông hộ trong chăn nuôi bò sữa ................... 53 Bảng 5.20: Cơ cấu chi phí chăn nuôi tính trên mỗi bò sữa trong năm 2014 ..... 55 Bảng 5.21: Mô tả chi phí các biến nhập lƣợng và xuất lƣợng của hộ nuôi bò sữa58 Bảng 5.22: Thống kê mô tả những biến số ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật .. 60 Bảng 5.23: Phân phối hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của hộ nuôi bò sữa61 Bảng 5.24: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ nuôi bò sữa ....... 62 Bảng 5.25: Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của nuôi bò sữa . 65 Bảng 5.26: Tác động biên của những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của nuôi bò sữa ................................................................................................................. 66 DANH MỤC HÌNH iv
  6. v Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật........................................................................................... 8 Hình 3.1: Khung phân tích .......................................................................................... 15 Hình 3.2: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng .............................................................. 16 Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng .............................................................. 22 Hình 4.2: Số lƣợng bò và sản lƣợng sữa giai đoạn 2008 – 2013 ................................. 27 Hình 5.1: Các loại thức ăn phục vụ chăn nuôi bò sữa tại huyện Trần Đề ................... 47 Hình 5.2: Cơ cấu chi phí sản xuất bò sữa trong năm 2014 .......................................... 56 v
  7. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CRS : Constant Returns to Scale DEA : Non – Parametric Data Envelopment Analysis HTX : Hợp tác xã KTV : Kỹ thuật viên LĐ : Lao động NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn SE : Scale Efficiency TE : Technical Efficiency THT : Tổ hợp tác UBND : Ủy ban nhân dân VRS : Variable Returns to Scale vi
  8. vii TÓM TẮT Đề tài “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình người Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng” đƣợc thực hiện với các mục tiêu tìm hiểu đánh giá thực trạng và hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình ngƣời Khmer, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình ngƣời Khmer tại địa phƣơng này. Để đạt đƣợc mục tiêu trên đề tài đã áp dụng phƣơng pháp phân tích bao phủ số liệu (DEA) và phƣơng pháp phân tích hồi qui, sử dụng hàm TOBIT. Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của 90 hộ nông dân ngƣời Khmer nuôi bò sữa ở huyện Trần Đề. 90 hộ này đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiệu quả kỹ thuật dƣới hai giả thuyết qui mô không đổi và qui mô thay đổi tƣơng ứng là TECRS = 0,687 và TEVRS = 0,828. Hiệu quả qui mô của các hộ nuôi đạt khá cao (SE = 0, 826). Kết quả này cho thấy: Các hộ sản xuất có thể tăng hiệu quả sản xuất lên 31,3% (dƣới giả thuyết qui mô không đổi) và 17,2% (dƣới giả thuyết qui mô thay đổi) bằng cách sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả hơn; để nâng cao hiệu quả kỹ thuật các hộ cũng có thể mở rộng qui mô sản xuất tuy nhiên sẽ không có hiệu quả cao bằng việc cải thiện cách sử dụng đầu vào. Có ba yếu tố ảnh hƣởng có ý nghĩa về mặt thống kê đến TE là đƣợc tập huấn kỹ thuật, số tháng bò cho sữa và diện tích trồng cỏ của hộ. Từ những kết quả nghiên cứu, một số giải pháp chính đƣợc đề ra: 1)Tăng cƣờng mở các lớp tập huấn, nông hộ cần đặc biệt quan tâm và tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật này; 2) Nông hộ cần dành nhiều hơn diện tích trồng cỏ và 3) Nông hộ cần đầu tƣ con giống tốt, áp dụng đúng theo các quy trình kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt thời gian cho sữa tối ƣu. vii
  9. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Nƣớc ta đang trên đà phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, nhu cầu về sản phẩm: thịt, trứng, sữa phục vụ đời sống ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, từng bƣớc thay thế sữa nhập ngoài, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, Nhà nƣớc ta đang đề ra chƣơng trình phát triển ngành sữa với mục tiêu đến năm 2010 đạt 200.000 con bò sữa, đáp ứng 40% lƣợng sữa tiêu dùng trong nƣớc. Ngày 26/10/2001 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số 167/2001/QĐ-TTg về "Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010". Nhờ chƣơng trình phát triển bò sữa quốc gia đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về vị trí con bò nói chung, bò sữa nói riêng trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều địa phƣơng đã coi phát triển bò sữa - bò thịt là khâu quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa sữa -thịt và giúp cho nông dân làm giàu, cải thiện đời sống. Sóc Trăng là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa với thảm thực vật phát triển quanh năm. Bò sữa tại tỉnh Sóc Trăng đƣợc nuôi từ năm 2004, tăng dần qua các năm với 477 con (năm 2004) lên 4.700 con (năm 2013). Giai đoạn 2004-2013 đàn bò sữa tăng bình quân khoảng 31,62%/năm. Sản lƣợng sữa đạt 193 tấn (năm 2005) tăng lên 2.474 tấn (năm 2009), năm 2012 đạt 3.616 tấn. Hiện tại sản lƣợng sữa đạt trên 16 tấn/ngày; năng suất sữa bình quân/chu kỳ tăng 8,12%/năm (Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2014). Để đƣợc kết quả trên, thời gian qua tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh chính sách đầu tƣ phát triển đàn bò sữa. Trong đó, từ năm 2004-2009, với sự hỗ trợ của dự án CIDA – Canada (Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng), tỉnh đã đầu tƣ đƣợc đàn bò sữa nền và xây dựng Hợp tác xã Nông nghiệp Evergrowth làm tiền đề cho việc phát triển bò sữa. Đàn bò sữa của tỉnh hiện nay tập trung tại 4 huyện: Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú và Châu Thành. Trên địa bàn toàn tỉnh có 6 điểm thu mua sữa do Hợp tác xã Nông nghiệp
  10. 2 Evergrowth quản lý gồm 2 điểm chính, 4 điểm phụ với công suất 18 tấn/ngày. Phong trào chăn nuôi bò sữa tại Sóc Trăng đang phát triển mạnh trong những năm gần đây và cho thấy hiệu quả là khá cao, nhiều hộ nhờ chăn nuôi bò sữa mà đã thoát nghèo, đặc biệt phong trào nuôi bò sữa phát triển mạnh ở vùng đồng bào Khmer Sóc Trăng. Phần lớn hộ gia đình nuôi bò sữa ở Sóc Trăng là ngƣời dân tộc Khmer và là thành viên của Hợp tác xã nuôi bò sữa Evergrowth trên địa bàn huyện Trần Đề. Trần Đề là huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở cuối dòng sông Hậu của miền Nam Việt Nam, nằm trên trục giao thông Quốc lộ Nam sông Hậu mới mở nối liền thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, với tỉnh Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 260 km. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã không ngừng chăm lo phát triển kinh tế, thực hiện tốt công tác giảm nghèo, từ các chƣơng trình, dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đến các chính sách hỗ trợ giúp ngƣời dân tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống, đáng kể là mô hình chăn nuôi bò sữa. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hƣớng gia tăng giá trị sản phẩm và phát triển bền vững của tỉnh, trong đó có chủ trƣơng chuyển đổi linh hoạt đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò, từ đó hiệu quả kinh tế cao hơn những năm trƣớc. Theo tính toán của nông dân, một con bò sữa từ 18 tháng tuổi trở lên đã có thể cho sữa kéo dài đến 10 tháng, chỉ ngƣng khoảng 02 tháng thì bò tiếp tục cho sữa lần tiếp theo. Nhƣ vậy nếu tính hiệu quả kinh tế, nuôi một con bò sữa cho thu nhập tƣơng đƣơng 1 ha lúa/năm. Đây là giải pháp thoát nghèo bền vững mà huyện Trần Đề sẽ nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi bò sữa của hộ gia đình Khmer trên địa bàn huyện Trần Đề tại Sóc Trăng vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của ngƣời chăn nuôi còn hạn chế, chƣa áp dụng triệt để các kiến thức về chăm sóc, nuôi dƣỡng, khai thác sữa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Công tác ghi chép sổ theo dõi và quản lý giống tại gia đình, phƣơng pháp làm tăng năng suất sữa cho đàn bò còn yếu. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất, chất lƣợng, giá thành sữa. Thêm vào đó, hiện nay phần lớn các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Trần Đề nuôi theo hình thức tự phát hoặc vận động để thoát nghèo, chƣa chuyên nghiệp, chƣa khai thác tối đa hiệu quả chăn nuôi. Song song với đó, cơ sở thu mua sữa xa địa bàn sản xuất nên tốn khá nhiều chi phí vận chuyển
  11. 3 và bảo quản sữa, ảnh hƣởng đến thu nhập ngƣời chăn nuôi. Công tác quản lý giống chƣa đƣợc đầu tƣ liên tục và đồng bộ, chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu đàn bò sữa phục vụ công tác quản lý giống, quản lý chăn nuôi…Do đó, việc đánh giá hiệu quả mô hình nuôi bò sữa của hộ gia đình Khmer là điều cần thiết, thông qua đó các cơ quan quản lý có thể đƣa ra các giải pháp cải thiện hiệu quả mô hình nuôi bò sữa của hộ gia đình Khmer và giúp họ nâng cao thu nhập để cải thiện cuộc sống. Từ các lý do trên, tác giả thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình người Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình ngƣời Khmer, từ đó tìm ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình ngƣời Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu cần đƣợc giải quyết nhƣ sau: - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng nuôi bò sữa tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng - Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình ngƣời Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. - Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình ngƣời Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. - Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa ngƣời Khmer trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng nuôi bò sửa tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng hiện nay nhƣ thế nào?
  12. 4 - Có sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của các hộ gia đình ngƣời Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng hay không? - Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình ngƣời Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng? 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Thuật ngữ hiệu quả trong kinh tế bao gồm nhiều nội dung nhƣ hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh tế. Trong nội dung của nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình ngƣời Khmer. 1.3.2. Giới hạn về không gian nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại xã Thạnh Thới An, xã Tài Văn thuộc huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng do đây là 2 trong số 4 xã (Thạnh Thới An, Tài Văn, Viên An, Liêu Tú) có đàn bò lớn nhất trong huyện đồng thời đây cũng là 2 xã có tỷ lệ dân số là ngƣời Khmer chiếm trên 70%. 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả của việc sử dụng kết hợp các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi bò sữa của các nông hộ ngƣời Khmer trên địa bàn huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời tìm hiểu những yếu tố có ảnh hƣởng ý nghĩa đến hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi bò sữa này, nhằm đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ nuôi bò sữa ngƣời Khmer. 1.4. Kết cấu đề tài Chƣơng 1. Giới thiệu Nội dung này bao gồm lý do chọn đề tài; trình bày mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu. Chƣơng 2. Cơ sở lý luận Chƣơng này tác giả tóm lƣợc các lý thuyết liên quan đến hiệu quả và tổng kết một số nghiên cứu về nông nghiệp và chăn nuôi có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của đề tài để làm căn cứ cho việc phân tích trong những chƣơng sau.
  13. 5 Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng này nêu phƣơng pháp tiếp cận, số liệu trong nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích số liệu, xây dựng mô hình tổng quan và mô tả các biến số trong mô hình. Chƣơng 4. Đánh giá hiện trạng nuôi bò sữa tại huyền Trần Đề tỉnh Sóc Trăng Nội dung chƣơng này, tảc giả chủ yếu mô tả địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích tình chăn nuôi bò sữa trên thế giới và Việt nam. Ngoài ra, tác giả cũng tập trung phân tích thực trạng tình hình nuôi bò sữa tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Chƣơng 5. Kết quả nghiên cứu Trong chƣơng này nghiên cứu thực hiện mô tả các đặc điểm của nông hộ trong khảo sát qua các tiêu chí nguồn lực lao động, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng trình bày tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện, đồng thời cũng nêu lên những khó khăn cũng nhƣ thuận lợi của ngƣời nông dân nuôi bò sữa qua kết quả khảo sát. Tiến hành phân tích 2 mô hình DEA và Tobit nhằm đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trong chăn nuôi bò sữa và các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi bò sữa. Chƣơng 6. Kết luận và kiến nghị Từ những kết quả phân tích ở chƣơng 4, chƣơng 5 sẽ tóm lƣợc kết quả nghiên cứu chính, đƣa ra kết luận và gợi ý giải pháp. Đồng thời nêu lên những hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 6 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN Để có cơ sở lý thuyết thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi bò sữa của hộ gia đình người Khmer tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng” tác giả tập trung lược khảo tổng quan các lý thuyết liên quan đến hiệu quả sản xuất. trong đó tập trung chủ yếu vào hiệu quả kỹ thuật (Hiệu quả trong việc sử dụng phối hợp các yếu tố đầu vào). Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá hiệu quả kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả kỹ thuật cũng được tác giả tổng kết ở chương này. Các nội dung liên quan đến tổng kết lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan được trình bày dưới đây 2.1. Các khái niệm về hiệu quả Theo Farrell (1957), “hiệu quả” đƣợc định nghĩa là khả năng sản xuất ra một mức đầu ra tối đa từ một tập hợp đầu vào cho trƣớc. Do đó, “hiệu quả” đối với một nhà sản xuất riêng lẻ có thể đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số giữa lƣợng đầu ra thực tế và lƣợng đầu ra có thể. Khái niệm “hiệu quả” theo cách tiếp cận đầu vào Xét một quá trình sản xuất sử dụng hai yếu tố đầu vào X1 và X2 để sản xuất ra một sản phẩm Y với giả định hiệu suất theo quy mô cố định (constant returns to scale). Theo cách tiếp cận này, nhà sản xuất đạt đƣợc hiệu quả trong sản xuất khi cùng một lƣợng yếu tố đầu vào X1 và X2 nhƣng lại có thể tạo ra mức sản lƣợng Y cao nhất. Khái niệm “hiệu quả” theo cách tiếp cận đầu ra Khác với cách tiếp cận đo lƣờng “hiệu quả” theo phƣơng diện đầu vào thì thuật ngữ “hiệu quả” theo cách tiếp cận đầu ra sẽ trả lời cho câu hỏi: “lƣợng đầu vào có thể đƣợc cắt giảm với tỷ lệ bao nhiêu mà không làm giảm lƣợng đầu ra?” 2.2. Hàm sản xuất Theo Beattie và TayLor (1985), hàm sản xuất là một mối quan hệ về mặt toán học chỉ số lƣợng sản phẩm tối đa có thể sản xuất đƣợc bởi một tập hợp đầu vào nào đó, do công nghệ hiện tại mang lại. Hàm sản xuất có dạng:
  15. 7 Q = F(X1 , X2 , X3 , … Xm; Z1 , Z2 , … Zn) Trong đó: Q : Sản lƣợng đầu ra Xi: Các yếu tố đấu vào biến đổi (i = 1, 2, 3, … n) Zi: Các yếu tố đầu vào cố định (i = 1, 2, 3, … n) Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất đƣợc ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm nhƣng dạng hàm Cobb-Douglas đƣợc sử dụng phổ biến nhất do tính chất đơn giản của nó, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Hàm sản xuất Cobb và Douglas đƣợc viết dƣới dạng logarithm nhƣ sau: lnY = lnβ0 + β1lnX1 + β2lnX2 + …+ βklnXk Trong đó: Y là năng suất hoặc sản lƣợngvà xi (i = 1, 2, …., k) lần lƣợt là lƣợng đầu đầu vào của quá trình sản xuất. Hằng số β0 có thể đƣợc gọi là tổng năng suất nhân tố, biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm sản xuất. Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả. Với cùng lƣợng đầu vào xi, β0 càng lớn sản lƣợng tối đa có thể đạt đƣợc sẽ càng lớn. 2.3. Khái niệm về nông thôn, hộ, nông hộ và kinh tế hộ - Nông thôn là một hình thức cƣ trú mang tính không gian - lãnh thổ, xã hội của con ngƣời, nơi sinh sống của những ngƣời chủ yếu làm nghề nông và những nghề khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (Phan Văn Thạng, 2008). - Hộ và nông hộ đã hình thành và tồn tại từ rất lâu đời, đến nay còn nhiều quan điểm khác nhau chƣa đi đến thống nhất. Nhƣng ở đây chúng ta có thể hiểu hộ và nông hộ nhƣ sau: + Hộ gia đình là một khái niệm để chỉ hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trƣớc hết là một tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý. Trong đó, gia đình là một nhóm ngƣời mà các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (kể cả nhận con nuôi) vừa đáp ứng nhu cầu riêng tƣ của mình, vừa thõa mãn nhu cầu xã hội (Phan Văn Thạng, 2008). + Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông (Nguyễn Lân, 2000). - Theo Ellis (1998), kinh tế hộ nông dân có thể tóm tắt nhƣ sau: "Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất
  16. 8 đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường". Trong bài nghiên cứu này, hoạt động kinh tế của nông hộ chủ yếu là tham gia vào mô hình nuôi bò sữa tại địa bàn nghiên cứu. 2.4. Hiệu quả kỹ thuật và phƣơng pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật 2.4.1. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật Theo Tim Coelli (1996) thì Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency – TE) là chỉ số chỉ ra khả năng của một nông hộ để đạt đƣợc sản lƣợng tối đa từ một tập hợp các nhập lƣợng đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất (0 ≤ TE ≤ 1); - Hệ số hiệu quả này đƣợc giải thích dựa vào đồ thị dƣới đây: x1/y P S Q A R Q’ S’ 0 A’ x2/y Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật Đồ thị trên đƣợc giải thích nhƣ sau: giả định có một hộ sản xuất nào đó sử dụng hai nhập lƣợng x1 và x2 để tạo ra xuất lƣợng y với giả thuyết thu nhập qui mô không đổi. SS’ là đƣờng đồng lƣợng đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật. Nếu nông hộ này sử dụng hai nhập lƣợng trên tại điểm P để tạo ra y, lúc đó, tính không hiệu quả về kỹ thuật của hộ sản xuất đó đƣợc đo lƣờng bởi khoảng cách QP. Khoảng QP này có ý nghĩa là lƣợng mà thông qua đó tất cả các nhập lƣợng có thể giảm đi một tỷ với cùng một tỷ lệ nào đó mà không làm giảm lƣợng sản phẩm đƣợc
  17. 9 tạo ra. Tỷ lệ này đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số QP/0P. Tỷ lệ này có ý nghĩa là tỷ lệ các nhập lƣợng cần đƣợc giảm đi để cho hộ tạo ra sản xuất có hiệu quả về mặt kỹ thuật. Lúc đó, hiệu quả kỹ thuật (TE) của một nông hộ đƣợc đo lƣờng bởi tỷ số sau: TEi = 0Q/0P (2.1) Hệ số này chính bằng 1 – (QP/0P). Khi TE có giá trị bằng 1, có nghĩa là hộ đạt hiệu quả kỹ thuật hoàn toàn. Thí dụ nhƣ hộ sản xuất sẽ sản xuất tại điểm Q, là điểm nằm trên đƣờng đồng lƣợng. Mô hình DEA có 2 dạng dựa trên 2 giả thuyết là: thu nhập qui mô không đổi (Constant Returns to Scale – CRS) và thu nhập qui mô thay đổi (Variable Returns to Scale – VRS). Theo Banker và cộng sự (1984) thì sử dụng giả thuyết VRS chỉ hợp lý trong trƣờng hợp tất cả các nông hộ nào hoạt động tại qui mô tối ƣu. Tuy nhiên, những yếu tố nhƣ cạnh tranh không hoàn hảo, những ràng buộc về mặt tài chánh, v.v… có thể làm cho hộ sản xuất không thể hoạt động tại mức qui mô tối ƣu. Bên cạnh đó, việc sử dụng CRS khi không có hộ nào hoạt động tại mức qui mô tối ƣu sẽ dẫn đến trƣờng hợp các hệ số kỹ thuật đƣợc tính toán bị sai lệch do ảnh hƣởng của hiệu quả qui mô. 2.4.2. Tiếp cận phân tích bao phủ số liệu phi tham số (DEA) Cách tiếp cận chính của nghiên cứu này là việc sử dụng phân tích bao phủ số liệu phi tham số (Non – Parametric Data Envelopment Analysis – DEA). DEA là phƣơng pháp đánh giá tổng quát kết quả thực hiện của một hoạt động kinh tế nào đó, dựa vào một tập hợp nhiều chỉ tiêu phức hợp. Nó giúp chúng ta có đƣợc những ƣớc lƣợng biên thông qua việc sử dụng những mô hình tuyến tính phi tham số, kết quả ƣớc lƣợng sẽ là những điểm số hiệu quả cho tất cả các quan sát và chúng có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1. Mục tiêu của phân tích này không phải là việc đi ƣớc lƣợng hàm sản xuất. Thay vào đó, nó đƣợc sử dụng để xác định những đơn vị quan sát đạt hiệu quả tốt nhất. Thông qua phân tích này, biên độ sản xuất tốt nhất sẽ đƣợc xác định cho tất cả các quan sát đƣợc sử dụng trong phân tích. DEA đƣợc hiểu một cách đơn giản là một tổ chức đƣợc xem là hoạt động có hiệu quả hơn một tổ chức khác khi nó sử dụng ít nhập lƣợng hơn nhƣng tạo ra cùng một lƣợng sản phẩm. Các hệ số hiệu quả đƣợc tính toán dựa trên tỷ số cao nhất giữa xuất lƣợng trên nhập lƣợng của tất cả các quan sát đƣợc sử dụng để phân tích.
  18. 10 Gần đây, DEA đã nhanh chóng trở thành một công cụ đƣợc chấp nhận trong các phân tích kinh tế và có nhiều nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp này trong việc phân tích hiệu quả hoạt động của nông trại, hoạt động của ngân hàng, y tế, giáo dục, chế tạo sản phẩm, đánh giá hiệu quả trong việc quản lý, bán hàng v.v… (Frank và Thanda, 1999). Trong nhiều nghiên cứu, DEA đã cung cấp nhiều thông tin sâu sát và phong phú của vấn đề phân tích mà trong phân tích kinh tế lƣợng thuần tuý không đáp ứng đƣợc. Sử dụng DEA thì tƣơng đối đơn giản hơn so với việc sử dụng phƣơng pháp kinh tế lƣợng về mặt toán học nhƣ phải xác định dạng hàm sản xuất phù hợp (Forsund, 1991). Sử dụng phƣơng pháp kinh tế lƣợng không đƣa ra đƣợc đánh giá tóm tắt về mặt hiệu quả sản xuất. Trong khi đó, DEA có thể đáp ứng đƣợc vấn này dựa trên cơ sở qui hoạch tuyến tính. Phân tích số liệu khi sử dụng DEA đòi hỏi hai bƣớc chính là ƣớc lƣợng hiệu quả sản xuất và sau đó hồi qui những đo lƣờng hiệu quả tìm đƣợc trên một số yếu tố liên quan đến thể chế, chính sách và kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất. 2.4.3. Ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật Theo Coelli et al. (2002), mô hình DEA đƣợc sử dụng để tính toán hiệu quả kỹ thuật (TE) là: Min θ λ,θ Điều kiện ràng buộc - yi + Yλ ≥ 0 θxi – Xλ ≥ 0 λ≥0 Trong đó, θ là đại lƣợng vô hƣớng, và λ là véc tơ n x 1 hằng số. Giá trị của θ đạt đƣợc từ mô hình 1 chính là hệ số hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất thứ i. θ luôn luôn có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 1, với giá trị bằng 1 chỉ ra điểm nằm trên đƣờng biên sản xuất, và do vậy hộ đang đƣợc xem xét đạt hiệu quả hoàn toàn về mặt kỹ thuật (theo định nghĩa của Farrell, 1957). 2.5. Khảo lƣợc tài liệu nghiên cứu có liên quan Chủ đề nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp nói chung và trong ngành chăn nuôi nói riêng có rất nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện. Trong phạm
  19. 11 vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu không thể trình bày hết các nghiên cứu trƣớc đây, mà chỉ tóm lƣợc ý chính của một số nghiên cứu mà đã đƣợc thực hiện. Trong nghiên cứu của Mai Văn Nam (2004) thực hiện nghiên cứu về các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo ở Cần Thơ – Đồng Bằng Sông Cửu Long với mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo ở Cần Thơ – Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích SCP, hàm sản xuất Cobb-Douglas và mô hình probit đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ (hộ gia đình) có hiệu quả thấp hơn quy mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào nhƣ con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lê Xuân Sinh và cộng sự (2005) thực hiện nghiên cứu về phân tích kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố chủ yếu tác động đến năng suất và lợi nhuận của mùa vụ nuôi tôm của nông hộ. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm nƣớc lợ ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngô Văn Thạo (2006) có nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nghề nuôi tôm sú công nghiệp của tỉnh Bến Tre, trong nghiên cứu này đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính và phân tích tổng hợp để phân tích hiệu quả tài chính của mô hình, nhƣng quan trọng nhất là phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả của mô hình canh tác tôm sú công nghiệp của toàn tỉnh Bến Tre. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình này trong giai đoạn tiếp theo. Theo nghiên cứu của Trần Nhật Bằng (2009) về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình trồng ngò rí lấy hạt ở vùng đất giồng cát ven biển Bạc Liêu với số liệu thu thập từ 147 hộ sản xuất ngò rí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Bằng phƣơng pháp thống kê mô tả nghiên cứu đã phân tích thực trạng sản xuất ngò rí trên địa bàn tỉnh, phƣơng pháp phân tích và so sánh các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính và mô hình hồi qui để phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất ngò rí. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập trung bình của nông hộ sản xuất ngò rí đạt 50 triệu đồng/ha. Lợi nhuận trung bình 17 triệu đồng/ha. Trong mô hình hồi qui đa
  20. 12 biến phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất thì có biến lao động, diện tích, chi phí sản xuất và kinh nghiệm chủ hộ ảnh hƣởng quan trọng đến năng suất. Nghiên cứu của Trần Thị Thúy (2013) đƣợc thƣc hiện nhằm Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ heo thịt tại huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu 120 hộ sản xuất heo thịt trên địa bàn huyện để nghiên cứu, nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ heo thịt trên địa bàn huyện Thới Lai, Cần Thơ. Các phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng nhƣ thống kê mô tả, phân tích tần số để phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ heo thịt trên địa bàn. Bên cạnh đó nghiên cứu còn sử dụng hàm hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập bình quân của hộ nuôi đạt 3.942,5 đồng/kg heo thịt xuất chuồng.Các yếu tố đầu vào nhƣ: tăng số lứa nuôi đồng thời giảm giá giống, chi phí thức ăn và chi phí trị bệnh đã đóng góp tích cực vào việc tăng sản lƣợng heo thịt xuất chuồng của hộ nuôi. Bên cạnh đó khi giới tính của chủ hộ là nữ, có trình độ học vấn và tham gia vay vốn ngân hàng đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ. Ngƣợc lại, giới tính của chủ hộ là nam và tuổi của chủ hộ càng cao là các yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật. Phƣơng pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA - Data Envelopment Approach) đã đƣợc sử dụng rộng rải trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực thủy sản, nghiên cứu của Nguyễn Phú Son (2010) đã áp dụng DEA để ƣớc lƣợng “Hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất Artemia ở Sóc Trăng và Bạc Liêu”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô đạt đƣợc của những hộ này rất cao (0,95 và 0,91). Kết quả phân tích hồi qui tƣơng quan cho thấy kinh nghiệm sản xuất có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật với mức ý nghĩa 1% trong khi việc thiếu vốn sản xuất và sự không sẳn có của phân chuồng có ảnh hƣởng tiêu cực đối với hiệu quả kỹ thuật ở mức ý nghĩa 5% và 10% tƣơng ứng. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiếp cận đƣợc hay không với các tổ chức tín dụng tại địa phƣơng không gây ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi Artemia. Tiên Hoàng Huy (2014) đã có nghiên cứu về hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Từ dữ liệu khảo sát trên 130 hộ trồng mía ở tỉnh Hậu Giang thông qua phƣơng pháp DEA, bài nghiên cứu cho thấy đƣợc hiệu quả kỹ thuật, hiệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2