Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá sự hài lòng của công nhân với hoạt động Công đoàn trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá sự hài lòng người lao động trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau đối với hoạt động công đoàn. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công nhân với hoạt động Công đoàn tại các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá sự hài lòng của công nhân với hoạt động Công đoàn trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG ĐẮC LIL ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA CÔNG NHÂN VỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG DOANH NGHIỆP THỦY SẢN Ở CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRƯƠNG ĐẮC LIL ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA CÔNG NHÂN VỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG DOANH NGHIỆP THỦY SẢN Ở CÀ MAU Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS: NGUYỄN VĂN GIÁP TP. Hồ Chí Minh - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Cà Mau, ngày tháng năm 2018 Học viên thực hiện Trương Đắc Lil
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN THESIS SUMMARY CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU – BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............. 1 1.1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài: .......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu: ................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................................... 2 1.4. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 3 1.6. Kết cấu dự kiến của Đề tài:............................................................................... 4 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC............. 5 2.1. Cơ sở lý luận chung về Công Đoàn: ................................................................. 5 2.1.1. Hệ thống tổ chức công đoàn tại Việt Nam: ........................................ 5 2.1.2. Vai trò của công đoàn Việt Nam: ...................................................... 5 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ: ...................................................................... 6 2.1.4. Sự cần thiết phải hình thành công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: .............................................................................................. 7 2.2. Tổng quan về động lực thúc đẩy lao động:..................................................... 12 2.2.1. Động lực........................................................................................ 12 2.2.2. Động lực lao động.......................................................................... 13 2.2.3. Tạo động lực lao động .................................................................... 13 2.3. Lý thuyết về sự hài lòng (thỏa mãn) của người lao động: .............................. 14 2.3.1. Quan điểm nhu cầu thỏa mãn:......................................................... 14 2.3.2. Quan điểm kết hợp: ........................................................................ 14
- 2.3.3. Định nghĩa theo khía cạnh độc lập: ................................................. 15 2.3.4. Quan điểm thang đo nhân tố thỏa mãn người lao động:.................... 15 2.4. Mối quan hệ giữa sự hài lòng của lao động với động cơ thúc đẩy: ................ 16 2.5. Các mô hình lý thuyết:.................................................................................... 16 2.5.1. Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow (1943): ................ 16 2.5.2. Lý thuyết công bằng của John Stacey Adam (1963):........................ 17 2.5.3. Lý thuyết thành tựu của James L. McClelland (1988): ..................... 18 2.5.4. Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964): .................................. 19 2.5.5. Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldham (1975): ......... 20 2.5.6 Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959): ..................................... 22 2.6. Một số nghiên cứu liên quan .......................................................................... 24 2.6.1. Mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung ........................................ 24 2.6.2. Mô hình nghiên cứu “Đánh giá mức độ thỏa mãn của người lao động tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang” của tác giả Trương Thị Tố Nga (2007) ..................................................................................................... 24 2.6.3. Mô hình Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Kim Phượng (2008) ....... 24 2.6.4. Kết quả nghiên cứu của Andrew (2002) .......................................... 25 2.6.5. Kết quả nghiên cứu của Keith & John (2002) .................................. 25 2.6.6. Mô hình nghiên cứu của McKinsey & Company ............................. 25 2.7. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ............................................... 26 CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................... 31 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 31 3.2. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................ 32 3.2.1. Thang đo sơ bộ .............................................................................. 33 3.2.2. Mục tiêu của phỏng vấn chuyên sâu ................................................ 35 3.2.3. Giới thiệu phương pháp thảo luận nhóm.......................................... 35 3.2.4. Thực nghiệm, thu thập, xử lý thông tin và kết quả nghiên cứu định tính. ........................................................................................................ 36 3.2.5. Thang đo chính thức và mã hóa thang đo ........................................ 37
- 3.3. Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 41 3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................... 41 3.3.2. Kích thước mẫu ............................................................................. 41 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu .................................................................. 42 3.3.4. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................... 42 3.3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................... 42 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 47 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................... 47 4.1.1. Về giới tính ................................................................................... 47 4.1.2. Về độ tuổi...................................................................................... 47 4.1.3. Về trình độ học vấn........................................................................ 48 4.1.4. Về thời gian làm việc ..................................................................... 48 4.1.5. Về mức thu nhập trung bình hàng tháng .......................................... 49 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha ....................... 49 4.2.1. Thang đo các biến tác động ............................................................ 49 4.2.2 Thang đo sự hài lòng ....................................................................... 52 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................... 52 4.3.1. Phân tích EFA của thang đo các yếu tố tác động ............................. 52 4.3.2. Phân tích EFA của thang đo hài lòng .............................................. 59 4.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thiết nghiên cứu................... 60 4.4.1. Phân tích tương quan ..................................................................... 60 4.4.2. Phân tích hồi quy ........................................................................... 62 4.4.3. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư mô hình hồi quy:............. 65 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ............................................ 70 5.1. Kết luận........................................................................................................... 70 5.2. Các kiến nghị .................................................................................................. 73 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LUC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ANOVA : Phân tích phương sai (Analysis of Variance) EFA: Phân tích nhân.tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) SPSS: Phần mềm thống.kê cho khoa học và xã hội (Statistical.Package for the Social Sciences) VIF: Hệ số nhân tố phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor) LĐLĐ: Liên đoàn lao động
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow .................................................... 17 Hình 2.2: Lý thuyết công bằng của Adam ................................................................ 18 Hình 2.3: Lý thuyết thành tựu của McClelland......................................................... 19 Hình 2.4: Lý thuyết kỳ vọng của Vroom .................................................................. 20 Hình 2.5: Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldham ............................ 22 Bảng 2.1: Đặc điểm nhân tố động viên và nhân tố duy trì ........................................ 23 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 26 Bảng 3.1. Các bước thực hiện nghiên cứu ................................................................ 31 Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................. 31 Bảng 4.1 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ....................................................... 50 Bảng 4.2 Kết quả EFA lần 1: .................................................................................... 53 Bảng 4.3 Kết quả EFA lần 2: .................................................................................... 55 Bảng 4.4 Kết quả EFA lần 3: .................................................................................... 56 Bảng 4.5 : Kết quả phân tích tương quan .................................................................. 61 Hình 4.1: Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư ............................................................. 66 Hình 4.2: Biểu đồ P-P plot ........................................................................................ 67 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định giả thuyết ..................................................................... 67 Hình 4.3 Mô hình các nhân tố tác động đến sự hài lòng của công nhân với hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau ........................................ 68
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Lý do chọn đề tài: Cà Mau là tỉnh cuối cùng cực Nam tổ quốc, một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, có ba mặt giáp với biển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. số lượng doanh nghiệp được hình thành trong tỉnh ngày càng nhiều, trong đó chiếm đa số là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực chế biến Thủy sản. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay khi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động ở các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp không tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở hoạt động, công đoàn cơ sở không bảo vệ được đoàn viên, người lao động của mình. Trong khi, có tổ chức công đoàn, doanh nghiệp sẽ có giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ của người lao động, từ đó sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, thỏa ước lao động tập thể. Từ những bức xúc trên đã gây ra nhiều cuộc đình công, ngừng việc tập thể làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của doanh nghiệp. Tổ chức Công đoàn từ cấp tỉnh đến Công đoàn cấp huyện đã ý thức trách nhiệm cao về chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các cấp công đoàn Tỉnh Cà Mau còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế, thì các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp thủy sản đối với hoạt động công đoàn việc làm cấp thiết, trong đó vai trò của tổ chức Công đoàn là một trong những yếu tố quan trọng, mang tính quyết định. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài với mục đích khảo sát, phân tích, đánh giá muốn đánh giá sự hài lòng của công nhân với hoạt động Công đoàn trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau. Từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của của người lao động trong doanh nghiệp thủy sản với hoạt động tổ chức công đoàn của tỉnh trong thời gian tới.
- Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá sự hài lòng người lao động trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau đối với hoạt động công đoàn. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công nhân với hoạt động Công đoàn tại các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, nguồn thông tin có sẵn trong là các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các thống kê và phân tích hàng năm tổ chức công đoàn. Nguồn thông tin bên ngoài lấy từ tài liệu, sách báo, tạp chí, internet…về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các số liệu đều được tổng hợp, phân tích, so sánh chuyên sâu. Kết luận và hàm ý nghiên cứu: Sự hài lòng của công nhân với hoạt động Công đoàn trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau chịu tác động lớn nhất bởi các yếu tố Sự hài lòng về công việc (= 0.333), kế đến là nhân tố “Môi trường, điều kiện làm việc” (= 0.227), tiếp nữa là nhân tố Tiền lương và phụ cấp ( = 0.210), tiếp theo là nhân tố “Triển vọng phát triển của tổ chức công đoàn” ( = 0.15) và cuối cùng là Đào tạo và huấn luyện ( = 0.099). Kết luận của nghiên cứu này không phải là một khám phá mang tính cách mạng, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng đã phát hiện ra một số điểm đáng quan tâm cho và làm cơ sở để tác giả đưa ra những kiến nghị cho tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau.
- Thesis summary Reason to choose the topic: Ca Mau is the last southern province of the country, one of four provinces and cities in the key economic region of the Mekong Delta, with three sides bordering the sea. Economic structure is moving quickly towards industry, construction and services. The number of enterprises formed in the province is increasing, of which the majority are enterprises operating in the field of seafood processing. However, the current difficulties when protecting legitimate rights and interests for employees in enterprises. Some businesses do not create conditions for local trade unions to operate, local trade unions cannot protect their union members and workers. While there are trade unions, enterprises will supervise the implementation of the provisions of the law on the regime of workers, which will limit to the lowest level of labor accidents, occupational diseases and people. workers quit their jobs, work without responsibility, do not respect the commitments and collective labor agreements. From the above pressing, there have been many strikes, the collective cessation of order insecurity, the impact of production on the enterprise has been greatly affected. Trade unions from the provincial level to the district level trade unions have a high sense of responsibility to care for and protect legitimate and legitimate rights and interests of workers. However, during the operation process, all levels of trade union in Ca Mau province still face many difficulties and limitations, the factors affecting the satisfaction of workers in the seafood enterprises for public activities. urgent working group, in which the role of Trade Union is one of the important and decisive factors. Therefore, the author chooses the topic for the purpose of survey, analysis and evaluation to assess the satisfaction of workers with trade union activities in fisheries enterprises in Ca Mau. Since then, give some suggestions to improve the satisfaction of workers in seafood enterprises with trade union activities of the province in the coming time.
- Objectives of the study: Evaluating employee satisfaction in fisheries enterprises in Ca Mau for union activities. Analysis of factors affecting workers' satisfaction with trade union activities in fisheries enterprises in Ca Mau. Research method: Using desk research method, the information available in secondary data is determined through statistics and annual analysis of trade unions. External information sources come from documents, books, magazines, internet ... on issues related to research topics. The data are synthesized, analyzed and compared in depth. Conclusion and implication of research: Satisfaction of workers with trade union activities in fisheries enterprises in Ca Mau is most affected by factors of job satisfaction (β = 0.333), next is the factor "Environment, working conditions" ( = 0.227), followed by factors of Wages and allowances ( = 0.210), followed by the "Development prospects of trade unions" ( = 0.15) and finally Training and coaching ( = 0.099). The conclusion of this study is not a revolutionary discovery, but the research results have also discovered some interesting points for and as a basis for the author to make recommendations to the organization. unions in seafood enterprises in Ca Mau.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU – BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài: Cà Mau là tỉnh cuối cùng cực Nam tổ quốc, một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, có ba mặt giáp với biển, Cà Mau có diện tích tự nhiên là 5.294,87 km2, dân số 1.226.242 người. Kinh tế Cà Mau có mức tăng trưởng khá và phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp được hình thành trong tỉnh ngày càng nhiều, trong đó chiếm đa số là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực chế biến Thủy sản. Có thể nói ngành thủy sản Cà Mau đã và đang trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh và đạt những thành tựu đáng kể, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập, phát triển của nền kinh tế thị trường, giúp người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn và và thu nhập cũng được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay khi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động ở các doanh nghiệp: Công đoàn khu công nghiệp 100% công đoàn cơ sở là các doanh nghiệp thủy sản ngoài nhà nước, với hoạt động của các tổ chức công đoàn trong cac doanh nghiệp còn khó khăn. Một số doanh nghiệp không tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở hoạt động, công đoàn cơ sở không bảo vệ được đoàn viên, người lao động của mình. Hiện nay nhiều doanh nghiệp phá sản nên cơ hội việc làm của những người lao động còn khó khăn hơn, nhiều chủ sử dụng lao động còn vi phạm quyền lợi của công nhận, người lao động nhưng người lao động cam chịu, không báo cáo cho công đoàn cấp trên trực tiếp. Có trường hợp báo cáo nhưng sau đó công đoàn cấp trên lại thờ ơ với việc báo cáo của họ nên rất khó xử lý, khó giải quyết các chế độ cho người lao động. Về phía doanh nghiệp, cũng gánh chịu thiệt thòi do không có tổ chức công đoàn đồng hành, tham gia xây dựng, vận hành hệ thống quả lý, tổ chức, phân phối tiền lương. Trong khi, có tổ chức công đoàn, doanh nghiệp sẽ có giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ của người lao động, từ đó sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, thỏa ước lao động tập thể. Từ
- 2 những bức xúc trên đã gây ra nhiều cuộc đình công, ngừng việc tập thể làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của doanh nghiệp. Tổ chức Công đoàn từ cấp tỉnh đến Công đoàn cấp huyện đã ý thức trách nhiệm cao về chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các cấp công đoàn Tỉnh Cà Mau còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Những khó khăn, hạn chế có nguyên nhân từ những quy định của pháp luật lao động và có cả những nguyên nhân xuất phát từ công đoàn các cấp với vị trí và những điều kiện tự nhiên thuận lợi sẵn có để có thể phát triển, hội nhập nhanh vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước, thì các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp thủy sản đối với hoạt động công đoàn việc làm cấp thiết, trong đó vai trò của tổ chức Công đoàn là một trong những yếu tố quan trọng, mang tính quyết định. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nên tôi đã chọn đề tài đễ nghiên cứu: “Đánh giá sự hài lòng của công nhân với hoạt động Công đoàn trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau”. 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá sự hài lòng người lao động trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau đối với hoạt động công đoàn. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công nhân với hoạt động Công đoàn tại các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Mức độ hài lòng của công nhân với hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau cao hay thấp? Làm thế nào để phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau để đảm bảo sự hài lòng của công nhân? Làm thế nào để công nhân hài lòng và gắn kết dài lâu với tổ chức công đoàn ở Cà Mau?
- 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước, và sự hài lòng người lao động trong doanh nghiệp với hoạt động công đoàn của doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Về phương pháp nghiên cứu của đề tài, công nhân trong các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau được khảo sát nghiên cứu là những người lao động trực tiếp và gián tiếp đang làm việc trong doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau (công nhân sản xuất, công nhân kỹ thuật, nhân viên văn phòng, v.v...) không bao gồm những người quản lý hoặc là chủ doanh nghiệp. Công tác khảo sát thu thập số liệu sơ cấp nhằm phục vụ nghiên cứu đề tài được thực hiện 03 tháng (cuối năm 2018). Ngoài ra, công tác thu thập số liệu thứ cấp (niên giám thống kê qua các năm, download trên website) được sử dụng trong thời gian phù hợp với thời điểm nghiên cứu của đề tài. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua việc lấy ý kiến và thảo luận để điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, nguồn thông tin có sẵn trong là các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các thống kê và phân tích hàng năm tổ chức công đoàn. Nguồn thông tin bên ngoài lấy từ tài liệu, sách báo, tạp chí, internet…về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các số liệu đều được tổng hợp, phân tích, so sánh chuyên sâu. Do thời gian hạn hẹp nên tác giả chỉ tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp qua phương pháp phỏng vấn và khảo sát công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất thủy sản công đoàn cơ sở dưới sự giám sát của Liên đoàn Lao động Cà Mau. Nội dung của các cuộc phỏng vấn đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp thủy sản đối với hoạt động công đoàn của
- 4 các doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Phỏng vấn bằng phiếu hỏi vào cuối buổi làm việc, thời lượng phỏng vấn 15-20 phút. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của ban lãnh đạo, các cán bộ trong tổ chức công đoàn hiện tại. Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm: - Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm SPSS. - Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. 1.6. Kết cấu dự kiến của Đề tài: Chương 1. Giới thiệu – bối cảnh của vấn đề nghiên cứu Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Chương 3. Thiết kế nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị
- 5 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Cơ sở lý luận chung về Công Đoàn: 2.1.1. Hệ thống tổ chức công đoàn tại Việt Nam: 2.1.1.1. Tổ chức công đoàn: Theo Điều 5 Điều lệ công đoàn Việt Nam (1998), công đoàn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ với nội dung cơ bản như sau: “Hoạt động công đoàn bao gồm: Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật; Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị; Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động; Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở”. 2.1.1.2.(Hệ thống tổ chức công đoàn tại Việt Nam:) “Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Vì vậy, khi nghiên cứu về tổ chức công đoàn cũng mang một ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu pháp luật lao động vì hoạt động của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động phải thông qua một hệ thống tổ chức nhất định. Việc nghiên cứu tổ chức công đoàn là một biện pháp tiếp cận địa vị pháp lý của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.” 2.1.2. Vai trò của công đoàn Việt Nam: Như Lênin đã nói: "Công đoàn có vai trò là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học Chủ nghĩa cộng sản". “Là trường học quản lý, công đoàn dạy cho công nhân lao động biết quản lý xí nghiệp cũng như quản lý các công việc xã hội trên cơ sở bước đầu thu hút họ tham gia quản lý.” “Là trường học kinh tế, công đoàn dạy cho công nhân lao động biết sản xuất kinh doanh, biết hoạt động kinh tế. Công đoàn tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách quản lý kinh tế, tác động nâng cao
- 6 năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công đoàn dạy cho người lao động biết nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có ý thức phấn đấu để đạt được hiệu quả kinh tế, có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất và công tác.” “Là trường học Chủ nghĩa cộng sản, công đoàn giáo dục công nhân lao động thái độ lao động mới. Vấn đề giáo dục lao động là bước phát triển mới của vai trò công đoàn. Cùng với giáo dục lao động, công đoàn tiến hành giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, văn hoá, văn học nghệ thuật, giáo dục lối sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho công nhân lao động.” 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ: 2.1.3.1. Chức năng công đoàn: Chức năng của một tổ chức công đoàn là nhiệm vụ không thể thiếu, quy định tương đối, ổn định và hợp lý của một trạng thái điều kiện xã hội và lịch sử cụ thể của tổ chức để phân biệt nó với tổ chức này với các tổ chức khác. Chức năng của công đoàn thể hiện theo hướng, bằng những phương hướng, những mặt hoạt động chủ yếu để thực hiện bản chất và vai trò của các tổ chức công đoàn trong xã hội. + “Chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động.” + Chức năng tham gia quản lý. + Chức năng giáo dục. Chức năng của công đoàn là một chỉnh thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợi ích mang ý nghĩa là trung tâm, là mục tiêu hoạt động của công đoàn; chức năng tham gia quản lý cung cấp các điều kiện và phương tiện để đạt được mục tiêu; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần, là điều kiện xã hội để công đoàn hoàn thành nhiệm vụ của mình. 2.1.3.2. Nhiệm vụ của công đoàn: Nhiệm vụ của công đoàn là “đại diện cho người lao động tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, các chính sách,
- 7 các cơ chế quản lý kinh tế, các chủ trương chính sách có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động”. “Tuyên truyền pháp luật để người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Thực hiện các quyền đã được pháp luật ghi nhận một cách có hiệu quả để bảo vệ và chăm lo đến lợi ích và đời sống của người lao động.” “Những nhiệm vụ này đã được thể chế trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và chi tiết hoá thành những nhiệm vụ trực tiếp của công đoàn trong quá trình hoạt động ở các công đoàn cơ sở. Song, muốn quá trình hoạt động đó đạt được hiệu quả, công đoàn cần có những điều kiện nhất định bao gồm:" + “Quyền tự do công đoàn.” + “Tư cách pháp nhân.” + “Quyền sở hữu tài sản.” + “Sự bảo trợ của Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động.” + “Các điều kiện khác.” “Các điều kiện này vừa mang tính chất pháp lý, vừa mang tính chất kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của công đoàn, chi phối và quyết định quá trình thực hiện các nhiệm vụ đề ra.” 2.1.4. Sự cần thiết phải hình thành công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Quá trình cải cách nền kinh tế của nước ta được đặc trưng cơ bản bởi sự chuyển đổi từ nền kinh tế hành chính được bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, từ một thành phần kinh tế (kinh tế quốc doanh) thành nền kinh tế đa thành phần. Cải cách về cơ chế kinh tế chắc chắn đòi hỏi những thay đổi về cơ cấu xã hội, các mối quan hệ xã hội và tâm lý xã hội: “Công đoàn là "thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam" (Điều 1 Luật công đoàn) và công đoàn có quyền "...cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác..." (Điều 10 Hiến pháp 1992). Công đoàn có nhiều chức năng như tham gia quản lý Nhà nước; chức năng bảo vệ lợi ích công
- 8 nhân, viên chức, lao động; chức năng giáo dục nhưng cơ bản và trung tâm nhất vẫn là chức năng bảo vệ người lao động.” Ngày nay, do sự ra đời nhiều thành phần kinh tế ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao, chủ doanh nghiệp hay tuỳ tiện xem thường quyền lợi của người lao động, chưa thực hiện đúng và đầy đủ chính sách đối với họ. Mặc dù, theo nguyên tắc quan hệ lao động là quan hệ mang tính bình đẳng. Do vậy Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng Cộng sản Việt Nam muốn hay không thì người lao động cũng ở vào "thế yếu" hơn so với người sử dụng lao động. Điều này cũng dễ hiểu bởi trên thực tế hiện nay, người lao động do sức ép của việc làm, thu nhập mà họ thường chấp nhận thua thiệt. Người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa phần trình độ học thức, hiểu biết pháp luật lao động thấp cho nên họ dễ dàng bị "chèn ép" và lợi dụng bởi những ông chủ có trình độ cao hơn. Thành lập công đoàn trong các công ty thủy sản để đảm bảo mối quan hệ hài hòa và ổn định giữa phát triển sản xuất và đảm bảo cuộc sống, giữa quyền lợi của người lao động và chủ doanh nghiệp và khi nhiều chính sách, chế độ quy định của Nhà nước về quyền lợi của người lao động chưa được thực hiện nghiêm túc, không có hợp đồng lao động nào được ký kết trong khu vực ngoài quốc doanh, lương thấp, giờ làm việc dài, điều kiện làm việc xấu…thi việc thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp là không thể thiếu. Tổ chức công đoàn sẽ đứng ra bảo vệ người lao động khi có hiện tượng vi phạm, "vì chỉ có công đoàn là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động, không thể có một tổ chức nào đại diện khác được". “Cơ sở pháp lý về vai trò công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:” “Tổ chức cơ sở của công đoàn là nền tảng của tổ chức công đoàn, nơi trực tiếp liên hệ với người lao động, nơi quyết định hiệu quả của hệ thống công đoàn. Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002), Luật công đoàn 1990, pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996, cùng hàng loạt các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã tạo nền tảng pháp lý thuận lợi cho hoạt động của công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trao cho công đoàn cơ sở những quyền trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1475 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 409 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 244 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 260 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn