intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB theo hướng dẫn của INTOSAI 2013; đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên; đánh giá mức độ tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên; từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN TRỊNH NHƯ QUỲNH ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN TRỊNH NHƯ QUỲNH ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên” được thực hiện dựa vào quá trình thu thập và nghiên cứu của bản thân tôi và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Cơ sở lý luận được tôi tham khảo từ các tài liệu thu thập được của các giáo trình, các nghiên cứu được nêu trong tài liệu tham khảo. Dữ liệu dùng để phân tích được tôi thu thập thông qua bảng câu hỏi gửi đến các ban giám đốc, các trưởng phó khoa phòng và một số nhân viên tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tôi cam đoan luận văn này chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào. TTP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2016 Người viết Trần Trịnh Như Quỳnh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do thực hiện đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Những đóng góp của luận văn................................................................................ 3 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ......................... 5 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố .............................. 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................................ 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................ 7 1.2. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu ............. 9 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 11 2.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ .......................................................... 11 2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực công ........ 11 2.1.2. Khái niệm kiểm soát nội bộ ............................................................................ 12 2.1.3. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ......................................................... 13 2.1.4. Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ ......................................... 13 2.1.4.1. Lợi ích ........................................................................................................... 13
  5. 2.1.4.2. Hạn chế ......................................................................................................... 14 2.2. Các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2013 ..... 15 2.2.1. Môi trường kiểm soát ..................................................................................... 15 2.2.2. Đánh giá rủi ro ................................................................................................ 17 2.2.3. Hoạt động kiểm soát ....................................................................................... 18 2.2.4. Thông tin và truyền thông .............................................................................. 20 2.2.5. Giám sát .......................................................................................................... 20 2.3. Đặc điểm của kiểm soát nội bộ trong bệnh viện công lập ................................ 21 2.3.1. Khái niệm bệnh viện công lập ........................................................................ 21 2.3.2. Đặc trưng của các bệnh viện công lập............................................................ 21 2.3.3. Mục tiêu kiểm soát nội bộ ở các bệnh viện công lập ..................................... 21 2.3.4. Đặc điểm của kiểm soát nội bộ trong bệnh viện công lập ............................. 22 2.4. Lý thuyết nền ..................................................................................................... 23 2.4.1.Lý thuyết ủy nhiệm .......................................................................................... 23 2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ................................................................... 24 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 25 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 26 3.1. Khung nghiên cứu của luận văn ....................................................................... 26 3.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 27 3.2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ....................... 27 3.2.1.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các bệnh viện công ................................. 27 3.2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 27 3.2.2. Xây dựng thang đo......................................................................................... 29 3.2.2.1. Thang đo cho các nhân tố của hệ thống KSNB .......................................... 29 3.2.2.2. Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB .............................................. 32 3.2.3. Phương trình hồi quy tuyến tính đề xuất....................................................... 33
  6. 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33 3.3.1. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát................................... 33 3.3.2. Lấy mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu ........................................... 34 3.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 36 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 38 4.1. Khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của ngành y tế tỉnh Phú Yên .... 38 4.1.1. Khái quát về nhân lực y tế tỉnh Phú Yên năm 2015 ...................................... 38 4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa và các bệnh viện đa khoa tuyến huyện. .......................................................... 38 4.1.3. Kết quả công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2015 .................................................................................................... 39 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 41 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha .................... 41 4.2.1.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố của hệ thống KSNB ................. 41 4.2.1.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ” ............................................................................................................................. 45 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................. 46 4.2.2.1. Thang đo các yếu tố của hệ thống KSNB .................................................... 47 4.2.2.2. Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ............................. 53 4.2.3. Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................... 55 4.2.3.1. Kiểm định tương quan ................................................................................. 55 4.2.3.2. Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết ................................... 56 4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu............................................................................. 62 4.3.1. Mức độ ảnh hưởng bởi yếu tố Môi trường kiểm soát ................................... 62 4.3.2. Mức độ ảnh hưởng bởi yếu tố Đánh giá rủi ro .............................................. 63 4.3.3. Mức độ ảnh hưởng bởi yếu tố Hoạt động kiểm soát ..................................... 64 4.3.4. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố Thông tin và truyền thông............................ 65
  7. 4.3.5. Mức ảnh hưởng của yếu tố Giám sát ............................................................. 66 Kết luận chương 4 .................................................................................................... 66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 68 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 68 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 68 5.2.1. Đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên ........................... 68 5.2.1.1. Đánh giá rủi ro ............................................................................................. 68 5.2.1.2. Thông tin và truyền thông ........................................................................... 70 5.2.1.3. Giám sát ....................................................................................................... 72 5.2.1.4. Môi trường kiểm soát .................................................................................. 72 5.2.1.5. Hoạt động kiểm soát .................................................................................... 74 5.2.2. Kiến nghị đối với Sở Y tế tỉnh Phú Yên ......................................................... 75 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 1 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 4 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 8 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 8 PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................... 11 PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................... 12 PHỤ LỤC 6 ………...……………………………………….......................................18
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AICPA American Institude of Certificate Public Accountant- Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ COSO Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission- Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận trên báo cáo tài chính DN XD Doanh nghiệp xây dựng EFA Exploratory Factor Analysis- Phân tích nhân tố khám phá INTOSAI International Organisation of Supreme Audit Institutions- Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao KSNB Kiểm soát nội bộ KSRR Kiểm soát rủi ro
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng kê số lượng mẫu khảo sát theo quy mô giường bệnh...................................... 35 Bảng 4.1: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Môi trường kiểm soát” ............................................ 41 Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Đánh giá rủi ro” ....................................................... 42 Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Hoạt động kiểm soát” .............................................. 43 Bảng 4.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thông tin và truyền thông” ..................................... 44 Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Giám sát” ................................................................. 45 Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Kiểm soát nội bộ hữu hiệu” ..................................... 45 Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần lần thứ nhất .............................. 47 KMO and Bartlett's Test ........................................................................................................... 47 Bảng 4.8. Bảng phương sai trích lần thứ nhất .......................................................................... 49 Bảng 4.9: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay lần thứ nhất ...................................................... 50 Rotated Component Matrixa ..................................................................................................... 50 Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ hai ............................................................ 51 Bảng 4.11: Kết quả thực hiện EFA của biến phụ thuộc............................................................ 54 Bảng 4.12: Bảng thống kê hệ số tương quan Pearson .............................................................. 55 Bảng 4.13. Kiểm định tính phù hợp của mô hình ..................................................................... 57 Bảng 4.14. Bảng phân tích Anova ............................................................................................ 57 Bảng 4.15. Bảng kết quả các trọng số hồi quy ......................................................................... 60 Bảng 4.16. Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết................................................................... 61 Bảng 4.17. Bảng thống kê mô tả các giá trị của thang đo ........................................................ 62 Bảng 5.1. Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố ............................ 68
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 26 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................... 27 Hình 4.1. Biểu đồ tần số Histogram Kiểm soát nội bộ hữu hiệu .............................................. 58 Hình 4.2. Đồ thị phân tán của phần dư ..................................................................................... 59
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới y tế, trong đó có các bệnh viện đa khoa. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật tiên tiến, sự gia tăng chuyên môn hóa ngành y tế với việc triển khai các kỹ thuật y tế tinh vi đã chuyển bệnh viện thành một tổ chức hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi phải có cơ chế và phương pháp tổ chức quản lý phù hợp, hiệu quả. Hiện nay môi trường và cơ chế hoạt động của bệnh viện đã thay đổi, cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của bệnh viện vì vậy hầu hết các quốc gia đề phải chú trọng vào kỹ thuật quản lý bệnh viện, đảm bảo quản lý có chất lượng mọi mặt hoạt động của bệnh viện, trong đó quản lý hoạt động tài chính là một nội dung hết sức quan trọng. Hơn thế nữa, hiện nay Nhà nước ta đã và đang chuyển đổi phương thức quản lý tài chính, biên chế của các cơ quan quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, trong đó có các bệnh viện công lập. Trước đây, Nhà nước ban hành tất cả các chế độ, chính sách yêu cầu các đơn vị phải tuân thủ. Hiện nay, các đơn vị được giao khoán kinh phí, biên chế để chủ động trong việc điều hành thực hiện nhiệm vụ và khoản kinh phí tiết kiệm được sử dụng để cải thiện thu nhập cho cán bộ viên chức. Việc chuyển đổi phương thức quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định trong Nghị định số 16/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Từ hai lí do kể trên ta có thể thấy, nhiệm vụ của các nhà quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng nhiều, không chỉ làm nhiệm vụ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải làm tốt công tác quản lý tài chính, biên chế. Trong khi đó, cán bộ quản lý tại các đơn vị này thường chỉ giỏi về mặt chuyên môn khám chữa bệnh. Do đó, để có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
  12. 2 nói chung, và các bệnh viện công lập nói riêng thì việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) vững mạnh là một điều rất cần thiết. Nó sẽ giúp ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở nhận thấy được vai trò quan trọng của hệ thống KSNB trong việc đảm bảo cho bệnh viện hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu ₋ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB theo hướng dẫn của INTOSAI 2013. ₋ Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên. ₋ Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên. ₋ Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nói trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: ₋ Hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên hoạt động có hữu hiệu không ? ₋ Mức độ tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện nói trên? ₋ Các chính sách nào cần thực hiện nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên?
  13. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ₋ Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hệ thống KSNB của các bệnh viện công lập. Cụ thể, nghiên cứu về 5 thành phần cấu tạo nên hệ thống KSNB theo INTOSAI. ₋ Phạm vi nghiên cứu:  Về mặt không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại 14 bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên.  Về mặt thời gian: Luận văn dự kiến được thực hiện từ T5/2016 đến tháng 10/2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu là phương pháp định lượng, cụ thể:  Dùng phân tích nhân tố khám phá EFA để khẳng định 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB có tồn tại trong hệ thống KSNB hiện hành tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên.  Dùng phân tích mô hình hồi quy đa biến để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nói trên với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập này.  Dùng phương pháp suy diễn từ kết quả mô hình hồi quy đa biến để bàn luận và kiến nghị các chính sách phù hợp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên. 6. Những đóng góp của luận văn  Đánh giá tình hình thực trạng hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên.  Đo lường được mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập.
  14. 4  Đề xuất các chính sách hợp lý nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập nói trên. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  15. 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ Chương 1 trình bày: các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố trong và ngoài nước; nhận xét về các đề tài nghiên cứu trước đó và xác định vấn đề cần nghiên cứu; kết luận chương 1. 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài 1/ Angella Amudo và Eno L. Inanga (2009) với nghiên cứu “Evaluation of internal control systems: A case study from Uganda. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng mô hình chuẩn sử dụng trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong các dự án khu vực công ở Uganda do Ngân hàng Phát triển Châu Phi tài trợ. Tác giả bài nghiên cứu đã dựa trên báo cáo COSO và khuôn mẫu COBIT để thiết lập mô hình các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là hệ thống kiểm soát nội bộ. Sau khi tiến hành nghiên cứu, Angella & Eno L.Inanga kết luận rằng có 6 nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát và công nghệ thông tin. 2/ Gamage, Mrs CT, Kevin Low Lock, and A. A. J. Fernando (2014) với nghiên cứu “A Proposed reaserch framework: effectiveness of internal contro system in state commercial banks in Sri Lanka”. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Sri Lanka. Trên cơ sở các nghiên cứu trước liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ mà các tác giả đã tìm hiểu và tóm tắt trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã đưa ra mô hình đề xuất gồm 5 yếu tố độc lập mà họ cho là có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (bao gồm môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị, thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát và giám sát). Sau đó họ đã tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát tới các nhà quản lý tại 36 chi nhánh của ngân hàng Bank of Ceylon (BOC) và 28 chi nhánh của ngân
  16. 6 hàng Peoples Bank (PB) (2 ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Sri Lanka có trên 300 chi nhánh trên cả nước), mỗi chi nhánh tiến hành khảo sát 2 đối tượng. Dữ liệu thu thập được đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, sau đó tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận (xử lý bằng phần mềm SPSS). Kết quả cho thấy mô hình cả 5 yếu tố trong mô hình đề xuất của nhóm tác giả có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại nhà nước của Sri Lanka. 3/Etuk Ifiok Charles (2011) với nghiên cứu “Evaluation of internal control system of banks in Nigeria” (Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở các ngân hàng tại Nigeria). Mục đích của bài nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng Nigeria. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đưa ra 6 giả thuyết nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến các hoạt động của các ngân hàng tại Nigeria. Tác giả đã tiến hành thu thập số liệu bằng cách phòng vấn bằng bảng câu hỏi gửi tới 100 cán bộ cao cấp ở 5 trong số 25 ngân hàng và các chi nhánh của nó ở Nigeria. Các dữ liệu thu thập được được phân tích bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm giản đơn, mô hình Chi-Square, mô hình tương quan Spearman Rank và Pearson để kiểm định các giả thuyết đã đặt ra. Kết quả kiểm định cho thấy sự hiện diện của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng đã cung cấp sự đảm bảo hợp lý về hiệu quả của hoạt động quản lý, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, độ tin cậy của báo cáo kế toán và báo cáo quản trị và việc đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định trong ngân hàng ở Nigeria. Từ kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở các ngân hàng, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị để cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các ngân hàng này như nâng cao các khía cạnh kỹ thuật của kiểm soát nội bộ, nâng cao đãi ngộ đối với các nhân viên kiểm soát nội bộ….Ngoài ra, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã tổng kết một cách cụ thể các khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ, mục tiêu, tính năng thiết yếu phân loại hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng như là phần mềm để hỗ trợ cho kiểm soát nội bộ.
  17. 7 4/ Shakirat Adepeju Babatunde và Kabiru Isa Dandago (2014) với nghiên cứu “Internal control system deficiency and capital project mismanagement in the Nigerian public sector”. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động của sự thiếu hụt hệ thống kiểm soát nội bộ đến việc quản lý các dự án vốn trong khu vực công Nigeria. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích như ANOVA, chi-square…để xử lý các số liệu thu thập được qua 228 dự án vốn, tác giả đã rút ra kết luận rằng việc thiếu hụt hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động tiêu cực đến việc quản lý các dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria. Từ đó, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị để giúp nâng cao việc quản lý các dự án vốn như việc chính phủ chỉ nên tập trung một số dự án vốn trong một khoảng thời gian nhất định và cần nghiêm túc hơn trong việc quản lý chung của mình. Đồng thời bài nghiên cứu còn nhấn mạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt nhất cho công dân. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 1/ Phạm Hồng Thái (2011) với đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành Y tế tỉnh Long An”. Trong nghiên cứu này, dựa vào 5 thành phần cấu tạo nên hệ thống KSNB tác giả đã tìm hiểu , phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các đơn vị ngành Y tế tỉnh Long An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các đơn vị được khảo sát. Việc khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tài các đơn vị thuộc ngành Y tế tỉnh Long An tác giả đã dựa trên 5 yếu tố cấu thành theo báo cáo COSO 1992 và tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên dữ liệu thu được từ khảo sát, tác giả đã dử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp, phương pháp biện chứng duy vật để phân tích đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp. 2/ Trần Thị Bích Duyên (2014) với đề tài “Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định dựa trên 5 thành phần và 16 nguyên tắc cấu
  18. 8 thành nên hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2013. Để thu thập dữ liệu tác giả đã sự dụng bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp và qua ứng dụng Google Docs đến các đối tượng có liên quan thuộc 133 DN kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định. Dựa trên số liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp như kiểm định Cronbach’s Alpha, thống kê mô tả, kiểm định giá trị bình quân để đánh giá về sự hữu hiệu của từng thành phần cấu thành nên hệ thống KSNB ở các DN này và sử dụng phân tích ANOVA để xem xét liệu có sự khác nhau về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB giữa các nhóm đối tượng khác nhau trong các DN thuộc lĩnh vực du lịch nói trên hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp du lịch Bình Định còn nhiều yếu kém. Trên cơ sở khảo sát, tác giả đã nhận diện được các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự yếu kém của hệ thống KSNB ở các DN nói trên và từ đó đưa ra các kiến nghị để giúp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở những DN này. 3/ Cao Thị Thanh Tâm (2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB theo INTOSAI dành cho các đơn vị thuộc khu vực công lập. Và trên cơ sở lý thuyết đó, tác giả đã tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB của các đơn vị y tế trực thuộc ngành y tế tỉnh Tiền Giang dựa trên 5 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB theo INTOSAI. Tác giả đã tiến hành khảo sát 16 đơn vị trực thuộc sở y tế tỉnh Tiền Giang bằng bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên số liệu thu thập được, tác giả cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, tổng hợp để phân tích, đánh giá các mặt được và chưa được của hệ thống KSNB ở các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng như là nguyên nhân yếu kém của hệ thống KSNB ở các đơn vị này. Tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB cho các đơn vị này trên cơ sở 5 thành phần cấu thành nên hệ thống KSNB và một số các giải pháp khác đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
  19. 9 4/ Nguyễn Thị Mai Sang (2015) với đề tài: “Đánh giá các yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh”.Mục tiêu của nghiên cứu này xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến chất lượng quản lý của hệ thống KSRR tại các doanh nghiệp xây dựng ở TP.HCM, từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý của hệ thống KSRR tại các doanh nghiệp xây dựng. Dựa trên lý thuyết về Báo cáo COSO năm 2004, tác giả đã xây dựng một mô hình nghiên cứu gồm 08 yếu tố tác động đến chất lượng quản lý kiểm soát rủi ro của DN xây dựng (bao gồm: môi trường kiểm soát; thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin & truyền thông, giám sát). Sau đó, tác giả đã áp dụng của phương pháp phân tích dữ liệu như Cronbach’sAlpha, EFA và phân tích mô hình hồi quy đa biến để phân tích dữ liệu thu thập được từ 130 phiếu khảo sát hợp lệ. Kết quả cho thấy cả 8 yếu tố trong mô hình mà tác giả xây dựng ban đầu đều có ảnh hưởng và biến thiên cùng chiều với chất lượng quản lý KSRR, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là môi trường kiểm soát, tiếp theo lần lượt là thiết lập mục tiêu, đánh giá rủi ro, phản ứng rủi ro, nhận dạng sự kiện tiềm tàng, hoạt động kiểm soát, giám sát và ảnh hưởng thấp nhất là thông tin và truyền thông. Cuối cùng, căn cứ vào kết quả phân tích được, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý KSRR tại DN theo báo cáo COSO năm 2004 cho các DN XD ở TP.HCM. 1.2. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu Sau khi tìm hiểu những nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài của luận văn, tác giả nhận thấy rằng: - Đối với các nghiên cứu nước ngoài: phần lớn các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong khu vực công chủ yếu là tìm hiểu về tầm vĩ mô, chỉ có số ít là đi vào nghiên cứu hệ thống KSNB trong một loại hình tổ chức công cụ thể (chủ yếu là ngân hàng nhà nước, hay trường học..). Liên quan đến đề tài hệ thống KSNB thì cũng có nhiều hướng
  20. 10 nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến một đối tượng (như mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ, đến khả năng thu ngân sách nhà nước…) hoặc nghiên cứu về mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong một lĩnh vực cụ thể… và hầu hết các đề tài trong hướng nghiên cứu thứ 2 đều đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là gồm 5 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo COSO hoặc INTOSAI. Dựa trên cơ sở đó, tác giả sẽ vận dụng vào xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất cho luận văn của mình. - Đối với các nghiên cứu trong nước liên quan đến lĩnh vực y tế công: cơ bản nêu được thực trạng kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công, nhận thấy được mặt tồn tại của đơn vị đó, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới bước đầu dừng lại ở việc nghiên cứu bằng phương pháp định tính, do đó cũng chưa xác định được cụ thể mức độ tác động của từng yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế đó. Đồng thời, khu vực tỉnh Phú Yên nơi tác giả đang sinh sống là một nơi có hệ thống các bệnh viện công lập đang ngày càng mở rộng và phát triển, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ ở những bệnh viện công lập nơi đây. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định nghiên cứu theo hướng định lượng đề tài: “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên”. Kết luận chương 1 Chương 1 trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nội dung nghiên cứu mà tác giả thực hiện. Qua đó, tác giả xác định khe hở nghiên cứu làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung và mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2