intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán lên hiệu quả hoạt động kinh doanh – Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

33
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu thông tin của người dùng nội bộ1 đối với Hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam - và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin đó của Hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam; tiếp đó đánh giá tác động của sự phù hợp này lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán lên hiệu quả hoạt động kinh doanh – Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÙ HỢP CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÙ HỢP CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HỮU TỊNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế “Đánh giá tác động của sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán lên hiệu quả hoạt động kinh doanh – trường hợp các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và không sao chép của bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Hà Phương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do thực hiện đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài .................................... 5 7. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC............................... 7 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ ...................................................................... 7 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC .............................................................. 11 1.3. TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 12 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 14 2.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN............................................................................. 14 2.1.1. Khái niệm.............................................................................................. 14 2.1.2. Các thành phần của Hệ thống thông tin ................................................. 14 2.1.3. Vai trò của Hệ thống thông tin............................................................... 15 2.1.4. Các loại Hệ thống thông tin ................................................................... 15 2.1.5. Hệ thống thông tin trên quan điểm kế toán ............................................ 17 2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN.............................................................. 18 2.2.1. Khái niệm.............................................................................................. 18 2.2.2. Chức năng ............................................................................................. 19 2.2.3. Vai trò ................................................................................................... 20 2.2.4. Phân loại ............................................................................................... 21
  5. 2.2.5. Quy trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán ......................................... 21 2.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....................................................... 22 2.4. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 23 2.4.1. Lý thuyết xử lý thông tin ....................................................................... 23 2.4.2. Lý thuyết cung cầu ................................................................................ 24 2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ISMAIL & KING (2005)................................ 25 2.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM ................................ 26 2.6.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngành Bảo hiểm VN ..... 26 2.6.2. Đặc điểm của Hệ thống thông tin và nhu cầu thông tin tại các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam hiện nay ..................................... 27 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................... 28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 29 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 29 3.1.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 29 3.1.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................. 31 3.1.2.1.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .................................................. 31 3.1.2.2. Mô hình nghiên cứu........................................................................ 32 3.1.2.3. Thiết kế nghiên cứu định tính ......................................................... 33 3.1.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................... 34 3.1.3. Nghiên cứu định lượng .......................................................................... 34 3.1.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng............................................... 34 3.1.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi...................................................................... 35 3.1.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................... 36 3.1.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................... 36 3.2. THANG ĐO VÀ GIẢI THÍCH THANG ĐO ..................................................... 38 3.2.1. Đo lường khái niệm “Nhu cầu thông tin đối với HTTTKT” và “Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của HTTTKT” ....................................................... 39 3.2.2. Đo lường khái niệm “Hiệu quả hoạt động kinh doanh” .......................... 41 3.2.3. Đo lường khái niệm “Sự phù hợp của HTTTKT” .................................. 43 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 46 4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ ..................................................................... 46 4.1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp tham gia khảo sát ................................ 46 4.1.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................... 46
  6. 4.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO..................................................................... 47 4.2.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ...... 47 4.2.2. Kết quả kiểm định EFA ......................................................................... 49 4.2.2.1. Kết quả phân tích EFA cho khái niệm “Nhu cầu thông tin đối với HTTTKT” ................................................................................................... 49 4.2.2.2. Kết quả phân tích EFA cho khái niệm “Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của HTTTKT” .............................................................................. 52 4.2.2.3. Kết quả phân tích EFA cho khái niệm “Hiệu quả hoạt động kinh doanh” ....................................................................................................... 54 4.3. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG CFA .......................................................... 55 4.3.1. Kiểm định CFA cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ............... 55 4.3.1.1. Thang đo cho biến phụ thuộc “Hiệu quả hoạt động kinh doanh”..... 55 4.3.1.2. Thang đo “Nhu cầu thông tin đối với HTTTKT” ............................ 56 4.3.1.3. Thang đo “Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của HTTTKT” ..... 57 4.3.2. Kiểm định CFA cho mô hình tới hạn ..................................................... 59 4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................... 63 4.4.1. Kiểm định mô hình lý thuyết ................................................................. 63 4.4.2. Kiểm định giả thuyết ............................................................................. 64 4.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 65 4.6. BÀN LUẬN ................................................................................................ 67 4.6.1. Những thách thức cho HTTTKT tại các Doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ....................................................... 67 4.6.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ ở Việt Nam ................................................................................. 69 Tóm tắ t chương 4 ........................................................................................... 72 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH..................................... 73 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 73 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................................. 74 5.2.1. Về định hướng phát triển HTTTKT cho ngành Bảo hiểm: ..................... 75 5.2.2. Các vấn đề then chốt trong quá trình xây dựng và phát triển HTTTKT .. 75 5.3. CÁC HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............. 77 Tóm tắt chương 5 ........................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A. TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Viết tắt Nội dung CNTT Công nghệ thông tin DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán B. TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Viết tắt Nội dung AIS Accounting Information Systems ATM Automatic Teller Machine CEO Chief Executive Officer CFA Confirmatory Factor Analysis CFO Chief Executive Officer CRM Customer Relationship Management D/E Debt to Equity Ratio DSS Decision Support Systems EFA Exploratory Factor Analysis ERP Enterprise Resource Planning ESS Executive Support Systems GL/FRS General Ledger/ Financial Reporting System IAV Insurance Association of Vietnam IS Information Systems ISA Insurance Supervisory Authority IT Information Technology KMS Knowledge Management Systems
  8. Viết tắt Nội dung MIS Management Information Systems MRS Management Reporting System NPM Net Profit Margin REA Resources-Events-Agents ROA Return On Assets ROE Return On Equity ROI Return on Investment SCM Supply Chain Management SEM Structural Equation Modelling TPS Transaction Processing Systems
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Trang Các tiêu chí đánh giá nhu cầu thông tin và khả năng đáp Bảng 3.1 41 ứng nhu cầu thông tin của Hệ thống thông tin kế toán Bảng 3.2 Thang đo khái niệm “Hiệu quả hoạt động kinh doanh” 43 Bảng 4.1 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 47 Thành phần các nhân tố và biến đo lường sau khi phân Bảng 4.2 49 tích Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định EFA cho khái niệm “Nhu cầu thông Bảng 4.3 50 tin đối với HTTTKT” Bảng 4.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho R1, R2 và R3 51 Kết quả kiểm định EFA cho khái niệm “Khả năng đáp Bảng 4.5 52 ứng nhu cầu thông tin của HTTTKT” Bảng 4.6 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho C1, C2 và C3 53 Kết quả kiểm định EFA cho khái niệm “Hiệu quả hoạt Bảng 4.7 54 động kinh doanh” Bảng 4.8 Tóm tắ t kế t quả kiể m đinh ̣ độ tin cậy 59 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến 61 Bảng 4.10 Kế t quả kiể m đinh ̣ giá tri hội ̣ tụ giữa các biế n 62 Kế t quả kiể m đinh ̣ mố i quan hê ̣nhân quả giữa các khái Bảng 4.11 64 niê ̣m nghiên cứu trong mô hın ̀ h (chuẩ n hóa) Bảng tóm tắt trọng số ảnh hưởng của các thành phần Bảng 4.12 64 trong mô hình SEM
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Tên Nội dung Trang Hình 2.1 Các thành phần của một Hệ thống thông tin 14 Hình 2.2 Vai trò cơ bản của Hệ thống thông tin 15 Hình 2.3 Phân biệt các loại Hệ thống thông tin theo cấp độ quản trị 16 Hình 2.4 Hệ thống thông tin trên quan điểm Kế toán 17 Hình 2.5 Sự giao thoa giữa Kế toán và Hệ thống thông tin 18 Hình 2.6 Mô hình chung của một Hệ thống thông tin kế toán 20 Hình 2.7 Các giai đoạn tổ chức Hệ thống thông tin kế toán 21 Hình 2.8 Sơ đồ cung cầu thông tin kế toán 25 Hình 2.9 Mô hình Firm performance and AIS alignment 26 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 30 Hình 3.2 Mô hình sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin và khả năng 32 đáp ứng của Hệ thống thông tin kế toán tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào Kế toán đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực này, thúc đẩy ngành Kế toán phát triển nhanh chóng và dần mang những đặc trưng của ngành Hệ thống thông tin. Với những bước đột phá trong phương thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin so với quy trình thủ công trước đây, Hệ thống thông tin kế toán ngày nay không chỉ là công cụ ghi chép và cung cấp thông tin lịch sử phục vụ cho việc kiểm soát, điều hành và ra quyết định - mà còn đóng vai trò nền tảng trong việc phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả tác nghiệp của các bộ phận chức năng, cung cấp các dự báo ngắn hạn, hỗ trợ thực hiện chiến lược và giúp doanh nghiệp ứng phó với môi trường kinh doanh năng động và cạnh tranh gay gắt (Sajady et al., 2008; Grande et al., 2010). Các nghiên cứu từ nhiều quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng việc áp dụng Hệ thống thông tin có mối quan hệ tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Chan et al., 1997; Chenhall, 2003; Croteau & Raymond, 2004; Sajady et al., 2008; Grande et al., 2010; Kharuddin et al., 2010…); trong đó, Hệ thống thông tin kế toán là loại Hệ thống thông tin được ứng dụng nhiều nhất (Marriot & Marriot, 2000; Ismail & King, 2007). Ý thức được điều đó, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào việc triển khai, nâng cấp ứng dụng Hệ thống thông tin kế toán nhằm mục tiêu cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, bản thân Hệ thống thông tin không tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động (Kharuddin et al., 2010), mà chính sự phù hợp của Hệ thống thông tin với một số nhân tố như chiến lược, nguồn lực, quy mô và cơ cấu tổ chức.. mới là yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (Bergeron et al., 2001). Nói cách khác, một Hệ thống thông tin kế toán phù hợp phải có khả năng xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng được nhu cầu của người dùng (Ismail & King, 2005). Việc thiết kế và triển khai hệ thống thông tin không phù hợp sẽ gây nên những tổn thất về mặt thời gian và tiền bạc, thậm chí gây tác động tiêu cực lên doanh nghiệp (Boulianne, 2007).
  12. 2 Tại Việt Nam hiện nay, Hệ thống thông tin nói chung và Hệ thống thông tin kế toán nói riêng đã không còn là những khái niệm mới mẻ. Cách tiếp cận Hệ thống thông tin kế toán dưới góc độ một Hệ thống thông tin đã xuất hiện trong nhiều bài báo và công trình nghiên cứu, mang theo những cập nhật về các quan điểm được công nhận rộng rãi trên thế giới (Nguyễn Mạnh Toàn & Huỳnh Thị Hồng Hạnh, 2013). Qua nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy có khá nhiều nghiên cứu khảo sát về thực trạng tổ chức Hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp Việt Nam, nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cũng như sự thành công trong việc triển khai Hệ thống thông tin kế toán.., tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về tiêu chí để đánh giá một Hệ thống thông tin kế toán “phù hợp” và tác động của sự phù hợp đó lên hiệu quả hoạt động kinh doanh vẫn còn ít ỏi. Khi xét riêng trên phạm vi một ngành kinh tế đặc thù, lại càng chưa tìm thấy nghiên cứu chuyên biệt nào về vấn đề này. Nhận thức được việc xây dựng một Hệ thống thông tin kế toán phù hợp là vấn đề cốt lõi mang tính chiến lược, trong khi vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này được tiến hành riêng cho ngành Bảo hiểm Phi nhân thọ, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá tác động của sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán lên hiệu quả hoạt động kinh doanh – trường hợp các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam” làm đề tài cho luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu thông tin của người dùng nội bộ1 đối với Hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam - và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin đó của Hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam; tiếp đó đánh giá tác động của sự phù hợp này lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác 1 Khái niệm “người dùng” (user) trong ngành Hệ thống thông tin bao gồm người dùng bên trong tổ chức (internal user) và người dùng bên ngoài tổ chức (external user). Người dùng bên trong bao gồm tất cả các đối tượng như chủ sở hữu, các cấp quản lý, nhân viên..vv có nhu cầu thông tin từ Hệ thống thông tin, trong khi người dùng bên ngoài là các đối tượng như Chính phủ, Ngân hàng, khách hàng, nhà đầu tư..vv
  13. 3 giả nhận định về thực trạng và đưa ra những khuyến nghị về định hướng xây dựng và nâng cấp Hệ thống thông tin kế toán tại nhóm các doanh nghiệp này. Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn này hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, xác định mối quan hệ giữa sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Thứ hai, đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu thông tin của người dùng nội bộ đối với Hệ thống thông tin kế toán - và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin đó của Hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam; Thứ ba, đánh giá tác động của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam; Thứ tư, dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm để phân tích và đưa ra các hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam về định hướng xây dựng một Hệ thống thông tin kế toán phù hợp. 3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Câu hỏi 1: Có tồn tại mối quan hệ giữa sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán với hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không? Câu hỏi 2: Mức độ phù hợp giữa nhu cầu thông tin của người dùng nội bộ đối với hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin đó của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Bảo Hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Câu hỏi 3: Sự phù hợp trong Hệ thống thông tin kế toán tác động như thế nào tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam?
  14. 4 Câu hỏi 4: Các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam cần có định hướng như thế nào để nâng cao sự phù hợp trong Hệ thống thông tin kế toán nhằm gia tăng ưu thế cạnh tranh khi bước vào cuộc đua công nghệ 4.0? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa sự phù hợp của Hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam. Mối quan hệ này được đo lường dựa trên đánh giá của người dùng nội bộ là các nhà quản lý từ cấp cơ sở đến cấp cao – những người có tầm nhìn bao quát về sự vận hành và vai trò của Hệ thống thông tin trong hoạt động kinh doanh, đồng thời có những hiểu biết về Hệ thống thông tin hiện hữu tại doanh nghiệp trong quá trình làm việc trực tiếp – từ đó có thể đưa ra những nhận định mang tính tổng thể với hàm lượng chuyên môn cao.  Phạm vi nghiên cứu: các Doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam;  Thời gian nghiên cứu khảo sát: từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp. Đây là phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, với các bước thực hiện tuần tự như sau: a) Phương pháp nghiên cứu định tính: sau khi xác định hướng phát triển nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua quá trình thảo luận tay đôi với các chuyên gia theo một dàn bài thảo luận. Quá trình này giúp tác giả định hướng, hiệu chỉnh và làm rõ nghĩa của các biến quan sát cho thang đo. Từ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chính thức sao cho phù hợp về mặt ý nghĩa thang đo và đối tượng lấy mẫu. Một cuộc phỏng vấn thử trên mẫu thử 10 người cũng được tiến hành để kiểm tra mức độ hiểu nội dung câu hỏi của người được khảo sát.
  15. 5 b) Phương pháp nghiên cứu định lượng: dữ liệu được thu thập thông qua bảng khảo sát bằng phương pháp phát triển mầm với tổng mẫu là 122 nhà quản lý từ cấp cơ sở đến cấp cao tại các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam; hình thức khảo sát gồm phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại và gửi bảng khảo sát qua email. Các bước phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 23.0 và AMOS 20.0 được thực hiện tuần tự như sau: (1) Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha (2) Kiểm định giá trị thang đo bằng EFA (3) Phân tích nhân tố khẳng định CFA (4) Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm 6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý thuyết, đề tài đã hệ thống và cập nhật các nghiên cứu trước đây về Hệ thống thông tin kế toán và các tác động của nó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu này cũng đề xuất một phương pháp mới để đánh giá sự phù hợp của Hệ thống thông tin kế toán, và kiểm định lại mô hình “Tác động của sự phù hợp trong Hệ thống thông tin kế toán lên hiệu quả hoạt động kinh doanh” của Ismail & King (2005) trong bối cảnh các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã đóng góp một trong những bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về tác động của sự phù hợp trong Hệ thống thông tin kế toán lên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam. Đây là một tham khảo hữu ích cho cấp quản lý của nhóm các doanh nghiệp này khi tiến hành xây dựng, nâng cấp hoặc thay đổi giải pháp Hệ thống thông tin kế toán; là cơ sở để nhìn nhận lại thực trạng Hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp mình, và khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển Hệ thống thông tin kế toán phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển chiến lược của doanh nghiệp, cũng như bắt kịp xu thế của thị trường để đạt được ưu thế cạnh tranh.
  16. 6 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và các danh mục, bảng biểu, phụ lục kèm theo..vv, luận văn này gồm 5 phần chính như sau: Chương 1 – Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2 – Cơ sở lý thuyết Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5 – Kết luận và hàm ý chính sách 
  17. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Mục tiêu của chương này là hệ thống các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan đến sự phù hợp trong Hệ thống thông tin kế toán, từ đó định hướng cho nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu. Với mục tiêu đó, chương 1 được trình bày với bố cục như sau: 1.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế liên quan đến đề tài 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 1.3 Xác định khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận văn 1.1. Các nghiên cứu quốc tế 2 Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành tài chính nói riêng, Hệ thống thông tin đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Một số nghiên cứu đã cố gắng giải thích tác động gián tiếp của Hệ thống thông tin lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên nhiều phương diện khác nhau như theo đặc điểm của Hệ thống thông tin, theo các cấp độ công nghệ, theo nhóm ngành hoặc theo các loại chiến lược khác nhau (Budiarto et al., 2015). Đứng trên góc độ địa lý kinh tế, khá nhiều nghiên cứu cũng đã được triển khai tại các nước với đặc điểm kinh tế, xã hội và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin khác nhau. Một số khác lại nỗ lực chứng minh tác động trực tiếp của Kế toán hoặc Công nghệ thông tin lên hiệu quả hoạt động kinh doanh (Ismail, 2005). Tuy nhiên, ở giai đoạn sau này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sự phù hợp giữa Kế toán và Công nghệ thông tin với các yếu tố ngữ cảnh (contextual factors) mới chính là nhân tố có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ví dụ, Raymond et al. (1995) nhận thấy rằng các công ty có cơ cấu tổ chức phù hợp với cấu trúc công nghệ thông tin sẽ hoạt động có hiệu quả hơn. Chan et al. (1997) và Cragg et al. (2002) cũng chứng minh rằng các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược công nghệ thông tin cho phù hợp với chiến lược kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn các doanh 2 Sơ đồ nghiên cứu bao gồm tên đầy đủ của các công trình nghiên cứu liên quan, quy mô, phạm vi, phương pháp, kết quả nghiên cứu..vv sẽ được trình bày cụ thể theo thứ tự thời gian tại Phụ lục 1.2
  18. 8 nghiệp không thực hiện. Trong một nghiên cứu khác, Bergeron et al. (2001) nhận thấy rằng sự phù hợp giữa định hướng chiến lược, cơ cấu tổ chức và chiến lược công nghệ thông tin có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả của các nghiên cứu được đề cập ở trên đều cho thấy sự tồn tại của một mối liên hệ giữa sự phù hợp của Hệ thống thông tin với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dưới góc độ là hệ thống con phổ biến nhất của Hệ thống thông tin, kết luận này cũng đúng với Hệ thống thông tin kế toán. Có thể kể đến một số nghiên cứu chuyên sâu về Hệ thống thông tin kế toán như được trình bày tiếp theo đây. Ismail & King (2005) nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phù hợp của Hệ thống thông tin kế toán với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc đo lường sự tương xứng giữa nhu cầu (requirement) và khả năng đáp ứng (capacity) của Hệ thống thông tin kế toán; từ đó xem xét tác động của sự phù hợp (fit/ alignment) này lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (firm performmance). Nghiên cứu được tiến hành trên 310 DNVVN tại Malaysia; dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát 19 đặc điểm của thông tin kế toán. Kết quả cho thấy một tỉ lệ đáng kể các DNVVN ở Malaysia đã có Hệ thống thông tin kế toán đạt được sự phù hợp cao, hơn thế nữa, nhóm các doanh nghiệp này còn đạt đươc hiệu quả hoạt động tốt hơn so với nhóm doanh nghiệp có mức độ phù hợp thấp – chứng tỏ một mối quan hệ tích cực giữa sự phù hợp của Hệ thống thông tin kế toán với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phát hiện này đã cung cấp bằng chứng về tầm quan trọng của một Hệ thống thông tin kế toán phù hợp, đào sâu những hiểu biết về nhu cầu thông tin kế toán và việc sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ xử lý thông tin quan trọng. Hơn thế nữa, nó còn mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này không chỉ ở Malaysia mà còn trên toàn cầu. Boulianne (2006) cũng nghiên cứu một vấn đề tương tự nhưng trên góc độ phân tích theo chiến lược. Trong nghiên cứu này, doanh nghiệp được xem xét theo chiến lược mà họ theo đuổi (dựa trên quan điểm phân loại đề xuất bởi Miles & Snow (1978)): chiến lược tìm kiếm (prospector strategic-types), chiến lược phòng vệ
  19. 9 (defender strategic-types), và chiến lược phân tích (analyzer strategic-types)). Có một giả định cốt lõi trong nghiên cứu kế toán, rằng Hệ thống thông tin kế toán nào có thể cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý và phù hợp với chiến lược theo đuổi - thì có liên quan đến hiệu quả kinh doanh cao hơn (Dehning & Richardson, 2002). Nghiên cứu của Boulianne (2006) đã củng cố cho giả định này, vì kết quả cuộc khảo sát và phân tích số liệu thứ cấp của 88 công ty ở Canada cho thấy rằng: đối với doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tìm kiếm, một Hệ thống thông tin kế toán phạm vi rộng sẽ có liên quan đến kết quả kinh doanh tốt hơn. Đối với doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phòng vệ, kết quả cho thấy gần đây, họ có xu hướng sử dụng bộ thông tin rộng hơn cho việc ra quyết định. Nói cách khác, họ đã bắt đầu là có sự tiến triển về nhu cầu thông tin khi quan tâm đến thông tin bên ngoài, phi tài chính và định hướng tương lai để ra quyết định. Còn đối với các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phân tích, các kết quả thể hiện nhu cầu thông tin của họ khác hơn và phức tạp hơn so với hai doanh nghiệp trước. Bài báo này mở rộng nghiên cứu của Ismail & King (2005) khi dùng phương pháp đối sánh (matching perspective) để đo lường sự phù hợp – thay vì phương pháp điều tiết (moderation perspective). Bên cạnh đó, Ismail & King dùng phương pháp đo lường chủ quan, dữ liệu chỉ được thu thập từ một cuộc khảo sát với một người trả lời trên mỗi doanh nghiệp; trong khi Boulianne dùng cả hai phương pháp - chủ quan và khách quan – lấy dữ liệu từ cả nghiên cứu khảo sát và dữ liệu thứ cấp thông qua hai người trả lời trên mỗi doanh nghiệp. Tính hiệu lực của các kết quả đã được cải thiện bằng cách sử dụng đa phương pháp tiếp cận, đa đối tượng khảo sát để phân loại chiến lược và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Boulianne, cách tiếp cận này làm giảm nguy cơ phản hồi thiên lệch và tăng tính hiệu lực của các biến. Grande et al. (2011) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm bằng một cuộc khảo sát trên 249 DNVVN ở Tây Ban Nha để đo lường mối quan hệ giữa việc ứng dụng Hệ thống thông tin kế toán với sự cải thiện các chỉ số đo lường hiệu quả (performance) và năng suất (productivity) của doanh nghiệp. Kết quả phân tích thống kê ANOVA đã cho thấy: các doanh nghiệp áp dụng Hệ thống thông tin kế toán cho toàn bộ công
  20. 10 tác quản lý có các chỉ số đo lường hiệu quả (ROA, ROE) cao hơn, tích cực hơn; còn nhóm những doanh nghiệp không sử dụng hoặc chỉ sử dụng một phần thì lại có kết quả từ trung bình tới âm. Điều này có nghĩa là những nỗ lực để áp dụng, đầu tư và nâng cấp Hệ thống thông tin kế toán của các DNVVN đã có tác động tích cực đến kết quả kinh tế & tài chính của họ. Tuy nhiên, phù hợp với lý thuyết ngẫu nhiên, kết quả này có thể là sự kết hợp của các biến bổ sung khác như văn hóa tổ chức và chiến lược dài hạn của công ty. Chiến lược ưu tiên đầu tư vào Hệ thống thông tin kế toán và thúc đẩy việc sử dụng hệ thống này đòi hỏi văn hoá tổ chức phải song hành; điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nhận thức được tác động của sự phù hợp này để đầu tư tương xứng với chiến lược kinh doanh. Soudani cũng đề cập đến vấn đề tác động của Hệ thống thông tin kế toán lên hiệu quả hoạt động trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2012. Nghiên cứu này khảo sát 74 công ty tại Dubai (UAE) nhằm phân tích tác động của Hệ thống thông tin kế toán lên hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính như lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn CSH (ROE). So với nghiên cứu của Grande et al. (2011) chỉ mới dừng lại ở bước phân tích ANOVA, thì tại nghiên cứu này, các giả thuyết đã được kiểm định bằng phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy Hệ thống thông tin kế toán là biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả tài chính (financial performance) thông qua các tác động của nó đối với việc cải tiến quá trình ra quyết định, nâng cao chất lượng thông tin kế toán, kiểm soát nội bộ và tạo điều kiện cho các giao dịch của công ty – do đó có tác động lên hiệu quả của tổ chức (organizational performance). Tuy nhiên, nghiên cứu này lại không tìm thấy mối quan hệ nào giữa Hệ thống thông tin kế toán và quản lý hiệu quả hoạt động (performance management). Điều này có nghĩa là có một số rào cản trong việc triển khai Hệ thống thông tin kế toán trên khía cạnh quản lý hiệu quả ở các công ty niêm yết tại thị trường tài chính Dubai, mà nếu không giải quyết được, có lẽ các công ty này sẽ không có hứng thú với những ưu điểm của Hệ thống thông tin kế toán. Một nghiên cứu tổng kết lý thuyết của Budiarto et al. (2015) đã hệ thống các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hệ thống thông tin và hiệu quả hoạt động của nhóm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2