intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tới mức sống các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của các khoản tín dụng từ Agribank tới mức sống các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị để cải thiện chính sách tín dụng nông thôn nói chung và của Agribank nói riêng nhằm nâng cao đời sống các hộ gia đình ở khu vực nông thôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tới mức sống các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *************** CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGÔ HẢI THANH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TỪ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK) TỚI MỨC SỐNG HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................I LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... II TÓM TẮT ............................................................................................................................ III DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................IV DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... V CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách ................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 1.4. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 5 2.1. Vai trò của vốn và tín dụng trong phát triển nông nghiệp nông thôn .................... 5 2.1.1. Vai trò của vốn trong phát triển nông nghiệp ..................................................... 5 2.1.2. Mối quan hệ giữa vốn và tín dụng ...................................................................... 7 2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển nông nghiệp và gia tăng mức sống hộ gia đình ở nông thôn ................................................................................ 7 2.2. Chính sách tín dụng nông thôn của Agribank ........................................................... 9 2.2.1. Giới thiệu về Agribank ........................................................................................ 9 2.2.2. Các chƣơng trình tín dụng và cơ chế vận hành ................................................. 10 2.3. Các nghiên cứu trƣớc ............................................................................................. 11
  3. 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới mức sống hộ gia đình ................................................... 13 2.4.1. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc trƣng của chủ hộ ........................................... 13 2.4.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc trƣng của hộ gia đình .................................... 14 2.4.3. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc trƣng của cộng đồng và vùng địa lý ............. 16 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ƢỚC LƢỢNG ............... 18 3.1. Phƣơng pháp khác biệt trong khác biệt (DID) ........................................................ 18 3.2. Kết hợp phƣơng pháp khác biệt trong khác biệt và hồi quy OLS ............................ 19 3.3. Định nghĩa biến trong mô hình............................................................................... 21 3.4. Mô tả dữ liệu ......................................................................................................... 23 3.5. Chiến lƣợc xây dựng mô hình ................................................................................ 25 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 26 4.1. Tác động của tín dụng Agribank tới thu nhập hộ gia đình ở nông thôn ....... 26 4.2. Tác động của tín dụng Agribank tới chi tiêu của hộ gia đình ở nông thôn .......... 30 4.3. Nguyên nhân tín dụng từ Agribank chƣa có tác động tới mức sống hộ gia đình . 34 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ....................................................... 37 5.1. Những kết luận chính ............................................................................................. 37 5.2. Gợi ý chính sách .................................................................................................... 38 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 42 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 45
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện. Các dữ liệu sử dụng trong luận văn đƣợc trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay của Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả Ngô Hải Thanh
  5. ii LỜI CẢM ƠN Điều đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ đã sinh ra, nuôi dạy tôi nên ngƣời; và luôn ủng hộ, khích lệ tôi hoàn thành khóa học này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài đã nhiệt tình hƣớng dẫn và có những góp ý quan trọng cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo trong Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích thông qua các môn học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè và đồng nghiệp, những ngƣời đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong hai năm học vừa qua. Ngô Hải Thanh
  6. iii TÓM TẮT Sử dụng phƣơng pháp hồi quy OLS kết hợp DID (khác biệt trong khác biệt) và dựa trên bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS các năm 2006 và 2008, đề tài tiến hành đánh giá tác động của tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tới mức sống các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Kết quả nghiên cứu chƣa tìm thấy ảnh hƣởng tích cực của tín dụng Agribank tới thu nhập cũng nhƣ chi tiêu của các hộ gia đình trong giai đoạn 2006-2008. Điều này đƣợc giải thích bởi đặc điểm rủi ro cao và khả năng thu hồi chậm của đồng vốn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, đa số các khoản vay đều có giá trị thấp và thời hạn vay ngắn nên mức sống của hộ chƣa thể cải thiện ngay đƣợc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghiên cứu đã chứng minh đƣợc một số nhân tố có tác động mạnh tới mức sống hộ gia đình nhƣ: tình trạng nghèo, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc trong hộ, trình độ giáo dục chủ hộ, số lao động phi nông nghiệp… Trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra một số đề xuất nhƣ: thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình trợ cấp cho ngƣời nghèo ở nông thôn; tổ chức các lớp học bổ túc, truyền đạt kỹ năng làm nông nghiệp cho ngƣời lao động; khuyến khích và thực hiện các biện pháp cƣỡng chế nếu cần thiết để trẻ em đƣợc đến trƣờng học tập; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về vấn đề kế hoạch hóa gia đình; phát triển thị trƣờng lao động, đa dạng hóa việc làm nhằm nâng cao mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Về phía các ngân hàng, cần có những chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi kèm khi cho hộ gia đình vay vốn để bảo đảm khoản vay đƣợc đầu tƣ có hiệu quả. Đối với riêng Agribank, cần tăng cƣờng hỗ trợ và đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để không những đƣa dịch vụ ngân hàng đến với ngƣời dân vùng quê nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, mà qua đó còn gián tiếp góp phần nâng cao mức sống cho họ.
  7. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam DID (Difference In Difference) : Khác biệt trong khác biệt GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội ICOR (Incremental Capital - : Hệ số gia tăng vốn – sản lƣợng (đầu ra) Output Rate) OLS (Ordinary Least Squares) : Hồi quy tuyến tính bình phƣơng nhỏ nhất UBND : Ủy ban nhân dân VHLSS (Vietnam Household : Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam Living Standards Surveys) VLSS (Vietnam Living : Khảo sát mức sống dân cƣ Việt Nam Standards Surveys)
  8. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các biến độc lập dự kiến đƣa vào mô hình hồi quy ...........................................21 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến sử dụng và kiểm định sự khác biệt giữa nhóm tham gia và nhóm đối chứng năm 2006.............................................................................................24 Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả ƣớc lƣợng tác động của tín dụng Agribank tới thu nhập bình quân đầu ngƣời hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam............................................................29 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả ƣớc lƣợng tác động của tín dụng Agribank tới chi tiêu đời sống bình quân đầu ngƣời hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam ...........................................31 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả ƣớc lƣợng tác động của tín dụng Agribank tới chi tiêu lƣơng thực bình quân đầu ngƣời hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam ...........................................32 Bảng 4.4: Thống kê giá trị khoản vay và số hộ gia đình ở nông thôn vay vốn Agribank trong năm 2006 ...................................................................................................................35 Bảng 4.5: Thống kê lý do vay vốn với các giá trị vay khác nhau từ Agribank của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam trong năm 2006 ......................................................................36
  9. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở vùng nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng 21% tổng giá trị sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất (Tổng cục thống kê, năm 2009). Nông thôn Việt Nam trải rộng trên 7 vùng nông nghiệp khác nhau của cả nƣớc, với 6250 thị trấn, 9121 xã, khoảng 9,6 triệu ha đất nông nghiệp và 14,7 triệu ha đất lâm nghiệp (Tổng cục thống kê, 2009). Vì vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng nhất ở nƣớc ta. Hơn nữa, vai trò của nông nghiệp lại càng đặc biệt quan trọng, bởi đây là nơi sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm cho đời sống con ngƣời mà không có một ngành nào khác có thể thay thế đƣợc. Bên cạnh đó, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân nhƣ các ngành công nghiệp dệt, da giày, chế biến… và phục vụ cho xuất khẩu. Nông nghiệp và nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho đất nƣớc và là thị trƣờng rộng lớn để tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của các ngành kinh tế khác. Với gần 60 triệu dân sống ở khu vực nông thôn, tuy mức thu nhập của nông dân còn thấp, song đây vẫn là một thị trƣờng đầy hấp dẫn để các ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ tiếp cận bán sản phẩm của mình và thu mua nguyên liệu từ khu vực nông nghiệp sản xuất, từ đó thúc đẩy nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, nông thôn là địa bàn có nhiều tài nguyên đất đai khoáng sản nên có ảnh hƣởng to lớn đến môi trƣờng sinh thái và việc sử dụng hiệu quả các tiềm năng. Nơi đây còn tập trung khoảng 60 dân tộc khác nhau sinh sống, gồm nhiều tầng lớp, thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động tích cực hay tiêu cực đều có tác động mạnh đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc. Vì vậy, việc ổn định và phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống ngƣời dân vùng nông thôn sẽ góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị của đất nƣớc. Để làm đƣợc điều này, vốn đầu tƣ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất là một nhân tố vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, nhiều cơ chế, chính sách đã đƣợc Chính phủ ban hành; trong đó đặc biệt là các chính sách tín dụng ngân hàng nhƣ: Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ban hành ngày 30/03/1999; Quyết định 148/QĐ-TTg ban hành ngày 07/07/1999; Nghị định 41/2010/NĐ-CP
  10. 2 ban hành ngày 12/04/2010 có vai trò hết sức quan trọng nhằm tăng cƣờng đầu tƣ vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, việc cung cấp vốn, tín dụng ở nông thôn do các ngân hàng Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện. Tính trên toàn quốc, dƣ nợ tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng; từ 34.000 tỷ đồng (năm 1998) tăng hơn 7 lần, đạt gần 250.000 tỷ đồng (năm 2008); với tốc độ tăng dƣ nợ cho vay bình quân 20%/năm1. Là một trong những ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, đƣợc ra đời để phục vụ nông nghiệp , nông thôn và cũng trƣởng thành đi lên từ đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn duy trì nguồn vốn gần 70%/tổng dƣ nợ đầu tƣ cho lĩ nh vƣ̣c này . Chỉ riêng năm 2010, Agribank bổ sung trên 42.000 tỷ đồng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn2. Điều đó càng khẳng định rằng Agribank là tổ chức tín dụng hàng đầu ở khu vực tam nông trong việc cho các hộ nông vay vốn phát triển sản xuất. Cụ thể, hiện nay, Agribank thực hiện cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn nhằm phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Ngoài ra, Agribank còn cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở vùng nông thôn. Đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của tín dụng hay tài chính vi mô tới mức sống hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo ở nông thôn, đƣợc thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, ở nhiều thời điểm khác nhau. Bangladesh là quốc gia có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện nhƣ: Pitt và Khandker (1998), Morduch (1998), Khandker (2005), Mahjabeen (2008). Các nghiên cứu tƣơng tự cũng đƣợc tiến hành ở các quốc gia khác nhƣ: Kondo và đ.t.g (2007) với nghiên cứu ở Philippin, Arun và đ.t.g (2006) với nghiên cứu ở Ấn Độ, nghiên cứu ở Amhara phía bắc Ethiopia của Gobezie và Garber (2007). Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đánh giá tác động của tín dụng cũng đƣợc thực hiện nhƣ: “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” của Phan Thị Nữ (2010); “Tác động của tín dụng chính thức đối với hộ gia đình ở đồng bằng sông 1 Agribank (2010), “Chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Bơm vốn mạnh và rộng hơn vào khu vực tam nông”, Agribank Bình Định, truy cập ngày 1/5/2011 tại địa chỉ: http://www.agribankbinhdinh.com.vn/chitiet.asp?ID=262&loai=TT 2 Viết Chung (2011), “Agribank lớn mạnh cùng ngành Ngân hàng Việt Nam”, Agribank, truy cập ngày 25/5/2011 tại địa chỉ: http://www.vbard.com/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2011/05/3350/agribank- lo%CC%81n-ma%CC%A3nh-cu%CC%80ng-nga%CC%80nh-ngan-ha%CC%80ng-vie%CC%A3t-nam.aspx
  11. 3 Cửu Long” của Nguyễn Thanh Bình (2010). Kết quả của các nghiên cứu này chƣa có sự đồng nhất trong việc xác định tác động của tín dụng tới mức sống các hộ gia đình, nó tùy thuộc vào đặc điểm dữ liệu mỗi quốc gia, mỗi thời điểm khác nhau. Agribank là ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc lớn nhất Việt Nam cả về nguồn vốn, tài sản, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/12/2010, Agribank có tổng tài sản trên 524.000 tỷ đồng ; tổng nguồn vốn đạt 474.941 tỷ đồng; tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỷ đồng; trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dị ch p hủ rộng khắp toàn quốc3. Hơn nữa, đây là ngân hàng chủ lực trong việc cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và qua đó góp phần xây dựng kinh tế địa phƣơng. Vì vậy, việc đánh giá tác động tín dụng từ ngân hàng này tới mức sống của ngƣời dân vùng nông thôn là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một nghiên cứu đánh giá tác động tín dụng từ Agribank đối với mức sống của các hộ gia đình ở nông thôn đã vay vốn để xem thực sự đời sống của họ có đƣợc cải thiện hơn trƣớc hay không? Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tới mức sống các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của các khoản tín dụng từ Agribank tới mức sống các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở đó, đƣa ra những kiến nghị để cải thiện chính sách tín dụng nông thôn nói chung và của Agribank nói riêng nhằm nâng cao đời sống các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Với mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi: - Việc vay tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) có giúp các hộ gia đình cải thiện mức sống hay không? - Những kiến nghị nào đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao mức sống của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam? 3 Viết Chung (2011), “Agribank lớn mạnh cùng ngành Ngân hàng Việt Nam”, Agribank, truy cập ngày 25/5/2011 tại địa chỉ: http://www.vbard.com/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2011/05/3350/agribank- lo%CC%81n-ma%CC%A3nh-cu%CC%80ng-nga%CC%80nh-ngan-ha%CC%80ng-vie%CC%A3t-nam.aspx
  12. 4 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tác động tín dụng từ Agribank tới mức sống của các hộ gia đình vay vốn ngân hàng này để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Phạm vi nghiên cứu: đề tài chọn vùng nông thôn Việt Nam để nghiên cứu với số liệu sử dụng từ hai cuộc điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS các năm 2006 và 2008. 1.4. Kết cấu đề tài Đề tài đƣợc chia làm 5 chƣơng. Chƣơng 1: Giới thiệu chung; trình bày bối cảnh, vấn đề nghiên cứu và đƣa ra câu hỏi chính sách cần phải trả lời. Chƣơng 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết; tập trung làm rõ các lý thuyết về vai trò của vốn, tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nâng cao mức sống ngƣời dân nông thôn; tóm lƣợc những kết quả chính của các nghiên cứu trƣớc để xác định các nhân tố có ảnh hƣởng tới mức sống hộ gia đình, đặc biệt là các gia đình ở sống ở khu vực nông thôn. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu và mô hình ƣớc lƣợng; trình bày phƣơng pháp cụ thể mà đề tài sử dụng để tiến hành đánh giá tác động của tín dụng từ Agribank tới mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, chiến lƣợc mà tác giả sẽ sử dụng để tìm ra mô hình ƣớc lƣợng tốt nhất. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Dựa trên khung phân tích đã trình bày ở hai chƣơng trƣớc, chƣơng này tác giả tiến hành phân tích, làm rõ những kết quả của nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Phần này tóm lƣợc những kết quả chính của luận văn và đƣa ra những gợi ý chính sách từ thực tế vấn đề nghiên cứu.
  13. 5 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Vai trò của vốn và tín dụng trong phát triển nông nghiệp nông thôn 2.1.1. Vai trò của vốn trong phát triển nông nghiệp Todaro và Smith (2009) đã đề cập đến vai trò của vốn trong việc phát triển nông nghiệp. Các tác giả đã chia sự phát triển của nông nghiệp ra làm ba giai đoạn lớn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn có sản lƣợng và năng suất thấp, chủ yếu là hình thức tự cung tự cấp với nhân tố chính là đất đai và lao động, vốn đƣợc đầu tƣ ít. Do đó, ngƣời nông dân có thu nhập thấp và không ổn định. Giai đoạn thứ hai đƣợc gọi là giai đoạn đa dạng và hỗn hợp nông nghiệp, sản lƣợng và năng suất lao động đƣợc nâng cao, một phần nhỏ sản phẩm đƣợc sử dụng cho tiêu dùng, còn một phần đáng kể đƣợc bán cho các khu vực thƣơng mại. Trong giai đoạn này, vốn đƣợc đầu tƣ nhiều hơn, đồng thời nguồn lao động dƣ thừa ở vùng nông thôn đƣợc sử dụng tốt và hiệu quả hơn, thu nhập của ngƣời lao động gia tăng ở mức trung bình nhƣng có độ ổn định cao. Giai đoạn thứ ba là chuyên môn hóa, đại diện bởi các trang trại hiện đại có năng suất cao. Việc tạo vốn, áp dụng tiến bộ công nghệ, nghiên cứu khoa học và triển khai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ đó, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện với mức thu nhập cao nhƣng độ ổn định ở mức trung bình do sự biến động giá cả hàng hóa. Khi nghiên cứu đầu vào của quá trình sản xuất, các nhà kinh tế học hiện đại đã khẳng định vốn là “chìa khóa” của tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Theo Perkins (2006), vai trò của vốn đối với tăng trƣởng kinh tế của một đơn vị kinh tế bất kỳ (công ty, ngành công nghiệp, nông nghiệp, hay toàn bộ nền kinh tế) đƣợc lƣợng hóa thông qua mô hình Harrod – Domar với một hàm sản xuất đơn giản: g = s/k Trong đó: g là tỷ lệ tăng trƣởng của sản lƣợng đầu ra s là tỷ lệ tiết kiệm so với sản lƣợng đầu ra k là hệ số gia tăng vốn – sản lƣợng đầu ra (hệ số ICOR). Hệ số k cho biết để có thêm một đồng sản phẩm đầu ra (giá trị tăng thêm) cần phải đầu tƣ k đồng vốn. Mô hình Harrod – Domar khẳng định: tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm (đầu tƣ) và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Do đó, để tăng trƣởng, nền kinh tế cần phải tiết kiệm để đầu tƣ một tỷ lệ nhất định so với GDP. Hay nói rõ hơn, nền kinh tế có khả
  14. 6 năng tiết kiệm, đầu tƣ càng lớn càng đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là hiệu suất của đầu tƣ (mức sản lƣợng tăng thêm thu đƣợc từ một đơn vị đầu tƣ tăng thêm), đƣợc tính bằng 1/k, tức là bằng nghịch đảo của tỷ lệ gia tăng vốn – đầu ra. Trên thực tế, k không phải không đổi mà luôn có xu hƣớng tăng lên, nghĩa là đầu tƣ có xu hƣớng ngày càng tốn vốn hơn trong điều kiện khoa học và công nghệ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Vì vậy, để giữ cho tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao cần phải đảm bảo sao cho hệ số ICOR tăng chậm, trong khi vẫn tiếp tục gia tăng tiết kiệm để đầu tƣ. Trong trƣờng hợp tiết kiệm không đủ bù đắp đầu tƣ, có thể bổ sung sự thiếu hụt vốn bằng việc thu hút vốn từ bên ngoài. Cũng giống nhƣ bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào, sự gia tăng nhanh tiết kiệm để đầu tƣ phát triển nông nghiệp sẽ làm tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy gia tăng năng suất, sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng nông phẩm hàng hóa. Đồng thời, sản xuất nông nghiệp có hiệu quả càng tạo ra khả năng thu hút các nguồn lực khác (tài nguyên thiên nhiên, lao động, khoa học – công nghệ…) tham gia vào phát triển nông nghiệp, gắn với thị trƣờng. Nhờ đó, đời sống ngƣời nông dân sẽ ngày càng khấm khá hơn, mức sống của họ cũng ngày càng đƣợc cải thiện nhanh chóng. Tác động của vốn đối với tăng trƣởng sản lƣợng trong nền kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nông thôn nói riêng còn đƣợc thể hiện thông qua hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas: Y=ALαKβ (Mankiw, 2002). Trong đó: Y là sản lƣợng đầu ra; L là lao động; K là lƣợng vốn; A là tổng các nhân tố sản xuất; α và β là các hệ số co giãn theo sản lƣợng của lao động và vốn. o Nếu α + β = 1 thì hàm sản xuất có lợi tức không đổi theo quy mô, nghĩa là nếu vốn và lao động tăng theo một tỷ lệ bao nhiêu thì sản lƣợng của ngành hay nền kinh tế cũng tăng theo cùng tỷ lệ bấy nhiêu. o Nếu α + β < 1 thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo quy mô, tức là mức sản lƣợng gia tăng với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ tăng vốn và lao động. o Nếu α + β > 1 thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy mô, nghĩa là tỷ lệ gia tăng sản lƣợng đầu ra cao hơn tỷ lệ gia tăng vốn và lao động đầu vào. Nhƣ vậy, vốn là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng tới mức độ gia tăng sản lƣợng đầu ra trong nền kinh tế nói chung và trong khu vực nông nghiệp nói riêng.
  15. 7 Để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp, đồng thời nâng cao mức sống cho ngƣời dân vùng nông thôn, cần phải tăng cƣờng đầu tƣ vốn cho khu vực này. 2.1.2. Mối quan hệ giữa vốn và tín dụng Đinh Phi Hổ (2008) trong cuốn “Kinh tế học nông nghiệp bền vững” đã xác định vốn trong nông nghiệp đƣợc hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Thứ nhất là vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp. Đây là vốn tự có, do nông dân tiết kiệm đƣợc và sử dụng đầu tƣ vào tái sản xuất mở rộng. Mức độ tích lũy vốn thƣờng đƣợc đánh giá bởi tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập hoặc tỷ lệ tiết kiệm so với GDP. Thứ hai là vốn đầu tƣ của ngân sách - vốn đầu tƣ cho nông nghiệp từ nguồn ngân sách của Nhà nƣớc. Vốn này đƣợc dùng vào khai hoang và xây dựng vùng kinh tế mới, nông trƣờng quốc doanh, trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp, thủy lợi, nghiên cứu khoa học, chƣơng trình giải quyết việc làm ở nông thôn. Thứ ba là vốn từ tín dụng nông thôn, vốn đầu tƣ cho nông nghiệp của nông hộ, trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp vay từ hệ thống định chế tài chính nông thôn thuộc khu vực chính thức và phi chính thức. Thứ tƣ là vốn nƣớc ngoài, bao gồm hai nguồn chủ yếu là vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, vốn tín dụng là một trong bốn cấu thành nguồn vốn quan trọng để phát triển nông nghiệp. Qua đó, có tác động tới mức sống của các hộ gia đình ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, vốn tín dụng nông thôn gồm có hai loại là tín dụng chính thức (tín dụng ngân hàng) và tín dụng phi chính thức, trong đó tín dụng ngân hàng là nguồn tín dụng chính đƣợc sử dụng ở nông thôn hiện nay. 2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển nông nghiệp và gia tăng mức sống hộ gia đình ở nông thôn Xét dƣới hình thức chủ yếu của tín dụng là loại hình cho vay thì tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và kinh tế hộ ở nông thôn. Theo Nguyễn Bích Đào (2008), tín dụng ngân hàng có những vai trò sau: Thứ nhất, tín dụng góp phần hình thành và phát triển thị trƣờng tài chính nông thôn. Hoạt động tín dụng là “cầu nối” trung gian giữa những ngƣời cần vốn và những ngƣời cung ứng
  16. 8 vốn, để phục vụ cho quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Xét trong phạm vi cả nƣớc thì có những vùng, khu vực này cần vốn, nhƣng khu vực khác, vùng khác lại có nguồn vốn dƣ thừa chƣa cần dùng đến. Vì thế tín dụng ngân hàng còn là công cụ điều hòa nguồn vốn giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn. Thị trƣờng tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn. Với hệ thống cơ sở rộng khắp xuống từng huyện, xã, hoạt động tín dụng đã đẩy nhanh sự hình thành và phát triển thị trƣờng tài chính ở nông thôn. Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần tận dụng mọi tiềm năng to lớn ở nông thôn. Tiềm năng về phát triển ở nông thôn nƣớc ta là rất lớn, đây là khu vực tập trung đại đa số tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai cũng nhƣ nguồn lực lao động dồi dào của đất nƣớc. Nếu đƣợc đầu tƣ vốn một cách hiệu quả, ngƣời dân nơi đây sẽ có điều kiện khai thác tiềm năng tại chỗ, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, ngày càng mở rộng và phát triển thị trƣờng ở nông thôn. Thứ ba, tín dụng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho ngƣời nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng tham gia vào quá trình sản xuất thông qua hình thức đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn nhƣ: đƣờng sá, cầu cống, công trình thủy lợi, mạng lƣới điện, thông tin, nƣớc sạch, bệnh viện, trƣờng học, chợ… Đây là những cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân vùng quê và giảm sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn. Thứ tƣ, tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong nông thôn. Thông qua hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, một lƣợng lớn lao động dƣ thừa ở nông thôn đã đƣợc giải quyết việc làm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, sẽ có những doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân làm ăn kém hiệu quả, rời khỏi nông nghiệp và chuyển sang nghề khác nhƣ: tiểu thủ công nghiệp, các nghề truyền thống. Do đó, các ngành nghề này sẽ đƣợc phát triển và lại tiếp tục thu hút lao động. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống ngƣời dân. Thứ năm, tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời nông dân. Hoạt động tín dụng phát triển góp phần hạn chế đáng kể tình trạng
  17. 9 cho vay nặng lãi đã tồn tại khá lâu đời ở nông thôn. Vì vậy, ngƣời dân sẽ thực sự đƣợc hƣởng thụ thành quả của mình sau một thời gian dài lao động sản xuất. Mặt khác, vốn tín dụng của ngân hàng còn đƣợc cung ứng cho mọi đối tƣợng thiếu vốn, không phân biệt giàu nghèo. Do đó, đời sống mọi tầng lớp dân cƣ đƣợc nâng cao và thúc đẩy nông thôn ngày càng phát triển. Tóm lại, tín dụng ngân hàng góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trƣờng tài chính ở nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất, tạo công ăn việc làm, tận dụng và phát huy hiệu quả mọi tiềm năng to lớn nơi đây. Qua đó, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống không chỉ vật chất mà cả tinh thần cho ngƣời dân vùng nông thôn. Trong bốn ngân hàng thƣơng mại lớn ở Việt Nam thì Agribank là một ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống ngƣời dân khu vực nông thôn ở nƣớc ta. 2.2. Chính sách tín dụng nông thôn của Agribank 2.2.1. Giới thiệu về Agribank Agribank có tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, đƣợc thành lập theo quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng Bộ trƣởng. Đây là một ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, hoạt động trong lĩnh vực Nông – Lâm – Diêm nghiệp. Từ năm 1994, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty. Đến năm 1996, đƣợc sự ủy quyền của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ra quyết định 280/QĐ-NHNN thành lập lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribbank). Thị trƣờng kinh doanh chủ yếu của Agribank gắn với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Do đó, hộ sản xuất nông nghiệp đã trở thành đối tƣợng cho vay chính của ngân hàng này. Đồng thời, Agribank làm nhiệm vụ tiếp nhận vốn tài trợ ủy thác đầu tƣ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc cho phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay, Agribank là ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc lớn nhất cả nƣớc về quy mô nguồn vốn, tài sản cũng nhƣ mạng lƣới hoạt động rộng khắp; giữ vai trò chủ lực trên thị trƣờng tài chính ở khu vực nông thôn. Với những thành tựu đã đạt đƣợc trong quá trình phát triển,
  18. 10 Agribank đang phấn đấu để trở thành tập đoàn tài chính hiện đại và uy tín nhất Việt Nam4. 2.2.2. Các chƣơng trình tín dụng và cơ chế vận hành Căn cứ vào Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các chƣơng trình tín dụng mà Agribank cung cấp ở khu vực nông thôn hiện nay đó là: (1) cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp; (2) cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; (3) cho vay đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; (4) cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; (5) cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; (6) cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thƣơng mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; (7) cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn; (8) cho vay theo các chƣơng trình kinh tế của Chính phủ. Agribank sẽ xem xét cho các đối tƣợng khách hàng là các cá nhân hoặc hộ gia đình vay trên cơ sở có đảm bảo hoặc không đảm bảo. Với cơ chế vay có đảm bảo, tài sản đảm bảo có thể là động sản hoặc bất động sản nhƣ: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá khác; vàng, bạc, đá quý; và các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Agribank có thể cho vay không có bảo đảm với mức vốn một hộ gia đình có thể vay tối đa là 20 triệu. Tuy nhiên, sau khi Nghị định 41 ra đời (năm 2010), mức vốn cho vay đã tăng lên tối đa 50 triệu đối với đối tƣợng là cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp; tối đa 200 triệu đối với hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Các đối tƣợng trên phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc đƣợc UBND cấp xã xác nhận chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp. Dựa trên nhu cầu, các cá nhân và hộ gia đình đi vay sẽ lựa chọn phƣơng thức cũng nhƣ thời hạn vay; với mức lãi suất do Chính phủ quy định, theo cơ chế tín dụng thƣơng mại hiện hành hay theo thỏa thuận tùy từng đối tƣợng cụ thể. 4 Nguyễn Hoàng, “Agribank – Những cột mốc và chặng đƣờng lịch sử”, Agribank, truy cập ngày 1/5/2011 tại địa chỉ: http://www.agribank.com.vn/101/784/gioi-thieu/lich-su.aspx
  19. 11 2.3. Các nghiên cứu trƣớc Đánh giá tác động của tín dụng là một đề tài rất đƣợc quan tâm trong những nghiên cứu gần đây. Nhiều nghiên cứu về đánh giá tác động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng vi mô tới mức sống của các hộ gia đình, với phần lớn là những hộ nghèo đã đƣợc thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mahjabeen (2008) tiến hành xem xét các tác động của tài chính vi mô ở Bangladesh đến chi tiêu và phúc lợi của các hộ gia đình bằng cách so sánh hai mô hình, đó là mô hình cơ bản chỉ có các ngân hàng thƣơng mại truyền thống và mở rộng mô hình với các ngân hàng thƣơng mại kết hợp tài chính vi mô. Những phát hiện chính của nghiên cứu này là tài chính vi mô có tác dụng nâng cao thu nhập, tăng tiêu dùng tất cả các hàng hóa của tất cả các hộ gia đình, tạo ra việc làm, giảm bất bình đẳng thu nhập và tăng cƣờng an sinh xã hội. Điều này có nghĩa tài chính vi mô là một chiến lƣợc phát triển hiệu quả và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách xoá đói giảm nghèo, phân phối thu nhập và đạt đƣợc các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Bangladesh là quốc gia có nhiều nghiên cứu về đánh giá tác động của tài chính vi mô tới mức sống các hộ gia đình và giảm nghèo đƣợc thực hiện. Pitt và Khandker (1998) sử dụng bộ dữ liệu đƣợc khảo sát ở quốc gia này năm 1991-1992 để đo lƣờng tác động của tín dụng vi mô đến đời sống hộ gia đình. Họ kết luận rằng tín dụng vi mô làm tăng chi tiêu của các hộ gia đình, đặc biệt là các khoản vay đối với phụ nữ. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu tƣơng tự, Khandker (2005) với bộ dữ liệu đƣợc khảo sát lại năm 1999 đã đánh giá tác động biên của tín dụng tới chi tiêu bình quân đầu ngƣời hộ, chi tiêu lƣơng thực bình quân đầu ngƣời hộ, chi tiêu hàng phi lƣơng thực bình quân đầu ngƣời hộ. Trong đó, các yếu tố ảnh hƣởng là: giới, tuổi, trình độ giáo dục của chủ hộ, diện tích đất sở hữu, giá trị khoản vay, cơ sở hạ tầng địa phƣơng để phản ánh sự thay đổi điều kiện kinh tế địa phƣơng. Kết quả cho thấy tiếp cận tài chính vi mô không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo đối với ngƣời tham gia, đặc biệt là với nữ giới mà tổng thể, nó còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho nền kinh tế địa phƣơng, cụ thể là ở cấp thôn. Tuy nhiên, Morduch (1998) sử dụng lại bộ dữ liệu Bangladesh 1991-1992 để tiến hành ƣớc lƣợng với phƣơng pháp khác biệt trong khác biệt nhƣng không tìm thấy tác động của tín dụng vi mô tới mức sống của các hộ gia đình. Một nghiên cứu gần đây của Kondo và các đ.t.g (2007) đã sử dụng phƣơng pháp hồi quy
  20. 12 OLS kết hợp phƣơng pháp khác biệt trong khác biệt (DID) để đánh giá tác động của tài chính vi mô tới các hộ gia đình ở nông thôn Philippin. Nghiên cứu này tiến hành xem xét tác động của tín dụng tới các nhóm vấn đề của hộ nhƣ: phúc lợi, các giao dịch tài chính quan trọng khác của hộ, kinh doanh và việc làm, tài sản của hộ, đầu tƣ vốn nhân lực (giáo dục và sức khỏe) và tỷ lệ giảm đói trong tiêu dùng thực phẩm với các biến giải thích đƣợc sử dụng nhƣ: tuổi, giới tính, trình độ của chủ hộ, quy mô hộ, số năm sống tại địa phƣơng, diện tích nhà… Trong đó, các tác giả đánh giá tác động của tín dụng tới phúc lợi (đại diện cho mức sống) của hộ gia đình thông qua các biến: thu nhập bình quân đầu ngƣời, chi tiêu dùng bình quân đầu ngƣời, tiết kiệm bình quân đầu ngƣời và chi tiêu dùng thực phẩm bình quân đầu ngƣời. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy tín dụng có tác động tích cực tới mức sống của các hộ gia đình ở vùng nông thôn Phillipin. Cụ thể, phân tích cho thấy ở mức ý nghĩa 10%, những hộ có vay vốn có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn những hộ không vay là 5.222P; chi tiêu dùng bình quân đầu ngƣời của hộ có vay vốn cũng cao hơn những hộ không vay là 4.136P; chi tiêu dùng thực phẩm bình quân đầu ngƣời cao hơn 1.333P nhƣng tác động của tín dụng tới tiết kiệm bình quân đầu ngƣời không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiên cứu của Arun và các đ.t.g (2006) ở Ấn Độ cho thấy vai trò tích cực của tài chính vi mô đối với giảm nghèo không chỉ ở nông thôn mà còn ở cả các đô thị của quốc gia này. Các tác giả cho thấy rằng trong khi các hộ gia đình ở nông thôn cần phải vay tín dụng cho mục đích sản xuất để giảm đói nghèo thì các hộ gia đình ở đô thị chỉ cần truy cập tài chính vi mô là đủ để giảm bớt đói nghèo. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hàm logit để xác định các nhân tố có tác động tới giảm nghèo hộ gia đình. Bên cạnh tín dụng vi mô, kết quả ƣớc lƣợng đã chỉ ra tuổi, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, khu vực sinh sống đều là những nhân tố quan trọng có ý nghĩa không thể bỏ qua. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Banerjee và các đ.t.g (2009) thực hiện ở Hyderabad – thành phố lớn thứ 5 của Ấn Độ, nơi tài chính vi mô phát triển nhanh nhất lại cho thấy rằng tín dụng không tác động tới mức sống thông qua chi tiêu của các hộ gia đình. Hai tác giả Gobezie và Garber (2007), với nghiên cứu về tác động của tín dụng vi mô ở Amhara phía bắc Ethiopia cũng cho kết luận rằng tài chính vi mô có tác dụng tích cực tới đời sống, khả năng giảm nghèo của các hộ gia đình sống tại khu vực này. Bằng phƣơng pháp hồi quy OLS, nghiên cứu đã xác định những nhân tố có ảnh hƣởng tới mức sống các hộ gia đình giống nhƣ nhiều nghiên cứu khác là: tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, tình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2