intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đối với thu nhập của hộ nghèo ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động tín dụng NHCSXH đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện Phú Quốc, trên cơ sở đó, gợi ý một số chính sách nhằm giúp hộ nghèo tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn tín dụng, cải thiện sinh kế hộ nghèo tại huyện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đối với thu nhập của hộ nghèo ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN HỒNG TƯƠI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO Ở HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN TIẾN KHAI Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện. Các nội dung trích dẫn đều có dẫn nguồn cụ thể và được trích từ các văn bản chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; số liệu được thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. TP. Hồ Chí Minh, 14 tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Hồng Tươi
  3. TÓM TẮT Đánh giá tác động của tiếp cận tín dụng đến thu nhập của hộ nghèo được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Vai trò của tín dụng ảnh hưởng rất lớn trong sự thay đổi của hộ gia đình nói chung và hộ nghèo nói riêng đến thu nhập. Tuy nhiên, ngoài yếu tố tín dụng, thu nhập của hộ nghèo cũng bị tác động bởi các yếu tố khác như đặc điểm của chủ hộ, khu vực sinh sống, cú sốc kinh tế. v.v. Do đó, trên góc độ tác động của tín dụng tác giả đã thực hiện đề tài ”Đánh giá tác động tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội đối với thu nhập của hộ nghèo Phú Quốc, Kiên Giang”. Tác giả đã áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, và chọn ra 200 hộ gia đình nghèo tại huyện Phú Quốc. Bằng việc sử dụng phương pháp OLS kết hợp DID theo mô hình hồi quy đa biến, đánh giá sự tác động của tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Quốc đến thu nhập của hộ nghèo. Theo như giả thiết có 10 biến độc lập bao gồm tiếp cận tín dụng, tuổi chủ hộ, dân tộc, giới tính chủ hộ, học vấn, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, cú sốc, vay phi chính thức, nghề nghiệp chính của chủ hộ ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ ở biến phụ thuộc. Qua các bước đã kiểm định cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến và không có hiện tượng phương sai thay đổi. Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 07 biến bao gồm tiếp cận tín dụng, học vấn, quy mô hộ, dân tộc, tỷ lệ phụ thuộc, cú sốc, nghề nghiệp chính đã ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ nghèo. Chưa có cơ sở nào cho thấy, các biến tuổi chủ hộ, vay phi chính thức và giới tính chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ nghèo tại 02 thị trấn của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Từ kết quả phân tích cho thấy, ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ các chính sách tín dụng ưu đãi đã góp phần làm cho hộ nghèo cải thiện thu nhập trong cuộc sống. Do đó, cần có những hàm ý chính sách để nâng cao khả năng
  4. tiếp cận tín dụng của hộ nghèo. Đồng thời, là điều kiện thuận lợi để hộ nghèo được tiếp cận tín dụng, chuyển đổi ngành nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT MỤC ỤC DAN MỤC C C I UV C VI T TẮT DAN MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, ÌN VẼ, BIỂU ĐỒ CHƢƠNG 1. GIỚI THI U NG IÊN CỨU ..................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3.1. Mục tiêu chung 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 3 1.5. Kết cấu luận văn....................................................................................... 3 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN T UY T NG IÊN CỨU ........................... 5 2.1. Tín dụng và hộ nghèo ............................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm hộ nghèo 5 2.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo 6 2.1.3. Lao động và lao động nông thôn ............................................................. 6 2.1.4. Tín dụng Ngân hàng................................................................................. 7 2.1.4.1. Khái niệm về tín dụng .................................................................... 8
  6. 2.1.4.2. Tín dụng chính sách ....................................................................... 8 2.1.4.3. Tín dụng ngân hàng chính sách xã hội .......................................... 9 2.2. ý thuyết về sinh kế .................................................................................. 9 2.2.1. Khái niệm sinh kế .................................................................................... 9 2.2.2. Sinh kế bền vững ................................................................................... 10 2.2.3. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững .................................................... 10 2.2.3.1. Bối cảnh dễ bị tổn thương ............................................................ 11 2.2.3.2. Tài sản sinh kế ............................................................................. 12 2.2.3.3. Chiến lược sinh kế ....................................................................... 14 2.2.3.4. Kết quả của sinh kế ...................................................................... 15 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 15 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 15 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 18 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG P P NG IÊN CỨU ............................................ 22 3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 22 3.1.1. Khung phân tích ..................................................................................... 22 3.1.2. Mô hình đánh giá tác động (Khandker, Koolwal, Samad) .................... 22 3.2. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 24 3.2.1. Mô tả định nghĩa các biến trong mô hình .............................................. 24 3.2.2. Dữ liệu thứ cấp....................................................................................... 26 3.2.3. Dữ liệu sơ cấp ........................................................................................ 27 3.2.3.1. Phương pháp chọn mẫu ............................................................... 27 3.2.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................... 28
  7. 3.2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 28 CHƢƠNG 4. K T QUẢ NG IÊN CỨU ........................................................ 30 4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 30 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Quốc .............................. 30 4.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 30 4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết .......................................................................... 31 4.1.1.3. Kinh tế - xã hội............................................................................. 31 4.1.1.4. Xây dựng hạ tầng giao thông ....................................................... 32 4.1.1.5. Y tế, giáo dục ............................................................................... 33 4.1.2. Kết quả triển khai cho hộ nghèo vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội tại Phú Quốc ..................................................................................................... 33 4.1.3. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc .................................................. 35 4.2. Đặc điểm hộ nghèo đƣợc khảo sát ......................................................... 35 4.2.1. Đặc điểm chủ hộ .................................................................................... 35 4.2.2. Qui mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc ................................................................. 38 4.2.3. Diện tích đất ........................................................................................... 39 4.2.3. Nguồn vốn của hộ .................................................................................. 40 4.2.4. Tham gia hội đoàn thể............................................................................ 40 4.2.5. Ảnh hưởng cú sốc .................................................................................. 41 4.3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình ............................ 42 Kết luận chƣơng4 .............................................................................................. 46 CHƢƠNG 5. K T LUẬN V M C ÍN S C ................................. 47 5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
  8. 5.2. àm ý chính sách .................................................................................... 47 5.2.1. Đối với NHCSXH .................................................................................. 47 5.2.1.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược phát triển NHCSXH .................................................................................................. 48 5.2.1.2. Điều hành tốt nghiệp vụ tín dụng ................................................ 48 5.2.2. Đối với Tổ TK&VV............................................................................... 51 5.2.3. Đối với Hội đoàn thể nhận ủy thác ........................................................ 51 5.2.4. Đối với Ủy Ban nhân dân xã, thị trấn .................................................... 52 5.2.5. Đối với Ban đại diện HĐQT .................................................................. 53 5.2.6. Giải pháp từ khách hàng ........................................................................ 53 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 54 5.3.1. Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện và các Hội, đoàn thể ...................... 54 5.3.2. Kiến nghị NHCSXH Trung ương và Tỉnh ............................................ 54 5.4. Hạn chế của đề tài ................................................................................... 55
  9. DANH MỤC C C I UV C VI T TẮT DFID Bộ phát triển Quốc tế Anh(Departmentfor International Development) DID Khác biệt trong khác biệt (Difference in Difference) HĐQT Hội đồng quản trị NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn OLS Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square) UBND Ủy ban nhân dân UNESCAP Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme) UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (United Nations Fund for Population Activities) UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations Children’s Fund) TK&VV Tiết kiệm và vay vốn VHLSS Khảo sát mức sống dân cư
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình 22 Bảng 4.1: Tuổi chủ hộ 35 Bảng 4.2: Qui mô hộ gia đình và tỷ lệ phụ thuộc 36 Bảng 4.3: Diện tích đất 36 Bảng 4.4: Nguồn vốn của hộ 37 Bảng 4.5: Tham gia hội đoàn thể 38 Bảng 4.6: Ảnh hưởng cú sốc 38 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đa biến mô hình 1 39 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đa biến mô hình 2 40
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, ÌN VẼ, BIỂU ĐỒ ình 2.1: Vòng xoáy nghèo đói 7 ình 2.2: Khung sinh kế 10 Sơ đồ 3.1: Khung phân tích 20 ình 4.1: Bản đồ Phú Quốc 28 Biểu đồ 4.1: Giới tính chủ hộ 34 Biểu đồ 4.2: Dân tộc chủ hộ 34 Biểu đồ 4.3: Nghề nghiệp chủ hộ 35
  12. 1 C ƢƠNG 1. GIỚI THI U NG IÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế, việc đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, là một vấn đề được Chính phủ Việt Nam triển khai và thực hiện ngay từ đầu giai đoạn đổi mới của nền kinh tế. Trong các chính sách, chính sách hướng tới hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, từ đó vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, tín dụng ưu đãi là một chính sách lớn được lựa chọn thực hiện theo cách ưu tiên, Chính sách tín dụng ưu đãi không ngừng được hoàn thiện theo hướng bám sát sự thay đổi trong kinh tế xã hội và những nhu cầu cần thiết của người nghèo. Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người hộnghèo và các đối tượng chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả. Vì vậy, ngày 04 tháng 10 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về “chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”; đồng thời quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo sau khi tách khỏi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH được tực hiện trên cả nước, thông qua các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi dưới sự giám sát của chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội (gọi tắt là Hội đoàn thể) nhận ủy thác quản lý. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phú Quốc được thành lập theo Quyết định số 407/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH, và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2003 để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Từ những năm đầu mới thành lập, nguồn vốn hoạt động rất hạn chế và dư nợ chỉ có hơn 4 tỷ đồng nhận bàn giao từ Ngân
  13. hàng Nhà nước và Kho bạc, trong đó nợ quá hạn trên 32%. Đến nay, “nguồn vốn cho vay đạt 77.793 tỷ đồng, tăng gấp 18 lần so với năm 2003; mức tăng trưởng bình quân 17%. Nguồn vốn cho vay của NHCSXH huyện thời gian qua đã góp phần giúp cho hàng trăm hộ thoát nghèo; thu hút lao động và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nhàn rổi tại nông thôn và thành thị; hỗ trợ vốn chi phí học tập cho học sinh, sinh viên là con em của gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường đào tạo trong cả nước”. (NHCSXH huyện) Ngoài ra, chương trình cho vay còn hỗ trợ xây dựng và nâng cấp các công trình nước sạch, công trình nhà vệ sinh vùng nông thôn; xây dựng nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hàng ngàn hộ dân trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh nhỏ và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội thì những năm gần đây, hoạt động tín dụng chính sách ở vài nơi trong huyện còn tỏ ra yếu kém về chất lượng, đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHCSXH huyện. Tình hình giông bảo, ngập cục bộ, dịch bệnh xảy ra hàng năm; cũng như biến động kinh tế trong và ngoài huyện những năm qua đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong huyện nói chung, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có vay vốn NHCSXH huyện nói riêng. Vì vậy, để phát huy và nâng cao hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, đồng thời đảm bảo chất lượng sinh kế của hộ nghèo thông qua tín dụng chính sách trong thời gian tới, với những yêu cầu trên tôi chọn đề “Đánh giá tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đối với thu nhập của hộ nghèo ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu kết thúc khóa học. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu
  14. 2 Thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Phú Quốc hiện nay? Nhu cầu vốn của hộ nghèo ở huyện Phú Quốc hiện nay như thế nào? Người nghèo tiếp cận đến vốn của NHCSXH ra sao, ai là người được vay và ai không được vay? Lý do tại sao ? Dòng vốn tín dụng từ NHCSXH tác động đến hoạt thu nhập của hộ nghèo huyện Phú Quốc hiện nay như thế nào? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung Đánh giá tác động tín dụng NHCSXH đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện Phú Quốc, trên cơ sở đó, gợi ý một số chính sách nhằm giúp hộ nghèo tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn tín dụng, cải thiện sinh kế hộ nghèo tại huyện. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Phú Quốc. Phân tích các hoạt động sinh kế và nhu cầu vốn của hộ nghèo huyện Phú Quốc. Đánh giá tác động của dòng vốn tín dụng từ NHCSXH đến hoạt động thu nhập của hộ nghèo huyện Phú Quốc. Gợi ý các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo của NHCSXH. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của tín dụng NHCSXH đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện Phú Quốc.
  15. 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Phú Quốc. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 - 2015; số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 11/2016. 1.5. Kết cấu luận văn Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Nêu lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Nêu các khái niệm về hộ nghèo, tín dụng, thu nhập; khung sinh kế; vai trò của tín dụng NHCSXH đến thu nhập của hộ nghèo. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.Chương này trình bày trích dẫn nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp kiểm định khác biệt trong khác biệt (DID), phương pháp hồi quy đa biến OLS mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Trình bày tổng quan về mẫu nghiên cứu, kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm tham gia và không tham gia, đánh giá tác động tín dụng NHCSXH đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện Phú Quốc. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, nêu các hàm ý chính sách nhằm giúp hộ nghèo huyện Phú Quốc tiếp cận và sử dụng tốt nguồn vốn tín dụng từ NHCSXH, nâng cao mức sống, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  16. 4 ết luận chƣơng 1 Vấn đề về tín dụng NHCSXH hoạt động còn hạn chế từ đó đặt ra câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, đánh giá tác động tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo; đối tượng và phạm vi nghiên cứu là tác động tín dụng NHCSXH đối với hộ nghèo huyện Phú Quốc và thời gian nghiên cứu từ năm 2013 - 2015, số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 11/2016.
  17. 5 C ƢƠNG 2. TỔNG QUAN T UY T NG IÊN CỨU 2.1. Tín dụng và hộ nghèo 2.1.1. hái niệm hộ nghèo Đói nghèo được hiểu như một tình trạng thiếu các nguồn lực của những cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng để tạo ra các nguồn thu nhập để có thể duy trì mức tiêu dùng đủ đáp ứng nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Theo cách tiếp cận này, đói nghèo là tình trạng thiếu vật chất. Sự thiếu thốn vật chất còn có thể được thể hiện qua những nét đặc trưng cơ bản của những khu vực mà người nghèo hay sinh sống, là những nơi thường nước sạch, thiếu ánh sáng (điện) hay nhà vệ sinh và các dịch vụ khác (UNDP, 2012). Hội nghị về chống nghèo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9/1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau: “Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương”. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 đưa ra định nghĩa về nghèo: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại”. Các nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam -1995 đã đưa ra định nghĩa: “Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế”. Một cách hiểu khác thì nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống trung bình dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ
  18. 6 thuộc vào đặc điểm của từng vùng, miền, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng, miền hay từng quốc gia. Kể từ năm 2000, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) đã đưa ra ba khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau để mô tả nghèo đói, đó là “nghèo thu nhập, nghèo tiếp cận và nghèo sức mạnh”. Nghèo thu nhập là khi thu nhập dưới một ngưỡng nghèo. Nghèo thu nhập thường được sử dụng để đánh giá nghèo đói, cách biệt giàu nghèo, bất bình đẳng và mức độ thoát nghèo của một quốc gia. Nghèo tiếp cận làm vững chắc hơn nữa cái nghèo thu nhập và vòng luẩn quẩn đói nghèo. Người nghèo không tiếp cận được với rất nhiều dịch vụ và cơ sở hạ tầng cơ bản, từ giao thông đến giáo dục, nguồn vốn, nước sạch, nhà ở, an sinh xã hội, thông tin và chính sách. Nghèo sức mạnh thể hiện ở chỗ cho dù có thể tiếp cận được, thì những chính sách và thông tin này có thực sự giúp được những người nghèo không ? Câu trả lời là “có” chỉ khi nó đáp ứng được nhu cầu và bắt nguồn từ thực tế của họ. Điều đó liên quan đến việc người nghèo có được tạo điều kiện, và có đủ năng lực, sức mạnh để có thể có ý kiến tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và những quyết định liên quan đến họ hay không. Trong luận văn này, tác giả sử dụng cách tiếp cận nghèo theo chiều hướng nghèo thu nhập và nghèo tiếp cận, tức là người nghèo sẽ nằm dưới ngưỡng thu nhập nghèo (tức là thu nhập dưới mức sống trung bình) mà Chính phủ quy định và thiếu khả năng tiếp cận chính sách, cụ thể ở đây là chính sách vay vốn tại địa phương. 2.1.2. Đặc điểm củahộ nghèo Theo Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2015), “người nghèo đa phần là người nông dân sống ở vùng nông thôn, do họ thiếu vốn, thiếu kinh
  19. 7 nghiệm, thiếu kiến thức sản xuất nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Đa phần họ bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh nên họ thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành nghề, chưa có điều kiện tiếp xúc thị trường. Các hộ nghèo thường có nhiều con hoặc ít lao động trong gia đình, chịu áp lực lớn về chi phí y tế, giáo dục và không thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của đời sống”. 2.1.3. Định nghĩa về vòng xoáy đói nghèo Vòng xoáy nghèo đói được định nghĩa là sự tiếp diễn dường như không kết thúc của nghèo đói. Là tập hợp những nhân tố, những sự kiện mà nghèo mỗi khi đã xuất hiện thì tiếp tục từ đời này sang đời khác trừ khi có một sự can thiệp từ bên ngoài (Bussiness Dictionary). Theo vòng xoáy nghèo đói (hình 2.1), người nghèo bị mắt kẹt trong một loạt các tình huống xã hội bất lợi: thu nhập thấp, giáo dục thấp, thiếu thốn nhà ở, sức khỏe yếu kém,…Thu nhập thấp làm giảm khả năng tiếp cận nguồn lực như giáo dục, tín dụng, không có đủ lương thực và nước sạch cho sinh hoạt,…vì thế không có đủ điều kiện để cải thiện thu nhập, họ rơi vào tình trạng nghèo đói, dẫn đến bệnh tật, suy dinh dưỡng và chết chóc; kết quả là kiệt quệ sức lao động và dẫn đến kinh tế gia đình càng suy giảm hơn, thu nhập càng thấp hơn. ình 2.1 Vòng xoáy nghèo đói
  20. 8 Nguồn: CRNA ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the cycle of Poverty Để giúp người nghèo thoát khỏi vòng xoáy nghèo đói thì quan trọng nhất là những khoản vay tín dụng, nó giúp người nghèo có vốn để tự sản xuất, nhờ đó đảm bảo tốt hơn những nhu cầu cơ bản như lương thực, nước sạch,…Cung cấp thuốc men hoặc hỗ trợ dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo sẽ giúp họ có sức khỏe tốt hơn, khỏe mạnh hơn để làm việc và nuôi sống bản thân, vượt qua khỏi vòng luẩn quẩn của bệnh tật, nợ nần và nghèo đói. 2.1.4. Tín dụng Ngân hàng 2.1.4.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là “một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết trả với một lượng giá trị lớn hơn theo thời hạn đã thỏa thuận”. Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. Tín dụng là sự vận động đơn phương của giá trị từ chủ thể cho vay sang chủ thể đi vay và sẽ quay về với củ thể cho vay cả vốn và lãi trong một kỳ hạn xác định nào đó. Đặc điểm của tín dụng thể hiện: Khoản vay sẽ quay về với người cho vay; khoản vay sẽ được trả cho một người hưởng thụ nào đó được người cho vay chỉ định; Giá trị cho vay thể hiện dưới nhiều hình thức như tiền, vật chất thương mại, tài sản thuê, mua. Tín dụng là sự vay mượn uy tín
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1