intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Di cư và chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1 - Lý thuyết về di cư và chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp (TNT); Chương 2 - Thực trạng vấn đề nhà ở cho người có TNT tại TP.HCM trong mối quan hệ với tình hình di cư và nhu cầu lao động; Chương 3 - Một số gợi ý chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở cho người có TNT trên địa bàn TP.HCM trong mối quan hệ với vấn đề di cư. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Di cư và chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************************* LÂM MỸ TIÊN DI CƢ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƢỜI CÓ THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************************* LÂM MỸ TIÊN DI CƢ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƢỜI CÓ THU NHẬP THẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ MAI HOÀI TP. Hồ Chí Minh, 2012
  3. MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................. i Lời cảm ơn ............................................................................................................... ii Danh mục từ viết tắt ................................................................................................ iii Danh mục bảng, biểu, hình vẽ................................................................................. iv Tóm lược đề tài .........................................................................................................v Phần mở đầu ............................................................................................................ vi Chƣơng 1: Lý thuyết về di cƣ và chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho ngƣời có TNT ............................................................................................................ 1 1.1 Tổng quan về di cƣ và nhà ở cho ngƣời di cƣ .................................................. 1 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân di cư.............................................. 1 1.1.2 Nhà ở và tầm quan trọng của việc cung cấp nhà ở cho người di cư ......... 6 1.2 Chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho ngƣời có TNT trong mối quan hệ với vấn đề di cƣ .................................................................................................... 8 1.2.1 Thu nhập thấp ........................................................................................... 8 1.2.2 Chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có TNT nói chung ........... 11 1.2.3 Chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người di cư có TNT ................... 15 1.3 Tham khảo kinh nghiệm từ một số quốc gia về chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho ngƣời có TNT trong mối quan hệ với vấn đề di cƣ ..................... 18
  4. 1.3.1 Singapore – Nhà ở xã hội thành công nhờ sự ủng hộ và trợ giúp về tài chính từ chính phủ ...................................................................................... 18 1.3.2 Trung Quốc – Nhà ở tự nỗ lực cho người di cư ..................................... 20 1.3.3 Hàn Quốc – Phát triển nhà thuê cho người có TNT ............................... 21 1.3.4 Mỹ - Bảo lãnh tín dụng hỗ trợ mua nhà TNT ......................................... 23 1.3.5 Bài học kinh nghiệm rút ra .................................................................... 23 Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp tại TP.HCM trong mối quan hệ với tình hình di cƣ và nhu cầu lao động ............. 26 2.1 Tổng quan về nhà ở TNT tại TP.HCM .......................................................... 26 2.1.1 Người có TNT không có khả năng tiếp cận thị trường nhà ở ................. 28 2.1.2 Thị trường nhà ở TNT mất cân đối cung cầu ......................................... 29 2.2 Sức ép về nhà ở TNT đối với TP.HCM từ hiện tƣợng nhập cƣ quá mức của ngƣời dân các tỉnh ........................................................................................... 32 2.2.1 Áp lực từ tình hình nhập cư thời gian qua .............................................. 32 2.2.2 Gánh nặng tăng lên do nhu cầu lao động tăng trong thời gian tới.......... 35 2.2.3 Mức độ hấp dẫn của TP.HCM đối với người dân nhâp cư ..................... 38 2.3 Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở cho ngƣời có TNT tại TP.HCM trong mối quan hệ với vấn đề di cƣ ..................................................... 40 2.3.1 Các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở cho người di cư có TNT đang được áp dụng .................................................................................. 40 2.3.2 Các chính sách hỗ trợ khác ..................................................................... 41
  5. 2.3.3 Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở TNT tại TP.HCM trong mối quan hệ với vấn đề di cư ................................................. 42 Chƣơng 3: Một số gợi ý về chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM trong mối quan hệ với vấn đề di cƣ ...... 50 3.1 Nguyên tắc xây dựng khung chính sách phát triển nhà ở cho ngƣời TNT trên địa bàn TP.HCM trong mối quan hệ với vấn đề di cƣ ...................... 50 3.2 Lựa chọn đối tƣợng hỗ trợ nhà ở TNT trong mối quan hệ với vấn đề di cƣ .............................................................................................................................. 53 3.3 Các giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở TNT trong mối quan hệ với vấn đề di cƣ ....................................................................................................... 54 3.3.1 Nâng cao năng lực tài chính của Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM ........... 55 3.3.2 Điều tiết ngân sách từ Trung ương ......................................................... 55 3.3.3 Huy động vốn từ các DN hoạt động trên địa bàn ................................... 57 3.3.4 Hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia các dự án nhà ở TNT ............................ 58 3.3.5 Huy động các nguồn vốn khác................................................................ 59 3.4 Các giải pháp hỗ trợ khác ............................................................................... 61 3.4.1 Giải pháp hỗ trợ phía cung ..................................................................... 61 3.4.2 Giải pháp hỗ trợ phía cầu ........................................................................ 65 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập, tác giả xin cam đoan rằng những nhận định và luận cứ khoa học đưa ra trong báo cáo này hoàn toàn không sao chép từ các công trình khác. Các số liệu, báo cáo và thông tin trong đề tài là trung thực và được tổng hợp từ những nguồn thông tin có thực và mức độ tin cậy cao. Tất cả các nội dung chi tiết của bài luận văn này được trình bày theo kết cấu và dàn ý của tác giả sau khi nghiên cứu, thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan và được sự góp ý từ TS.Bùi Thị Mai Hoài để hoàn tất luận văn. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. Tác giả Lâm Mỹ Tiên
  7. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đến quý Thầy Cô của Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh những người đã tham gia giảng dạy, hỗ trợ, hướng dẫn và khích lệ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt xin cảm ơn TS. Bùi Thị Mai Hoài, người hướng dẫn khoa học cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và động viên trong quá trình tác giả thực hiện đề tài này.
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Tiếng Anh GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội HT Harris – Todaro Mô hình di cư của Harris và Todaro HEPZA Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp WB Word Bank Ngân hàng thế giới ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Các chữ viết tắt Tiếng Việt BĐS Bất động sản DN Doanh nghiệp ĐH Đại học ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GTGT Giá trị gia tăng KD Kinh doanh KCN – KCX Khu công nghiệp – Khu chế xuất KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNT Thu nhập thấp TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 2.1: Dân số và biến động dân số TP.HCM ............................................................. 27 Bảng 2.2: Tổng quan hai dự án phát triển đô thị lớn nhất TP.HCM................................ 29 Bảng 2.3: Kết quả xây dựng nhà lưu trú cho công nhân tại các KCN – KCX ................ 30 Bảng 2.4: Cung nhà lưu trú cho công nhân trên địa bàn TP.HCM 1991 – 2009 ............. 31 Bảng 2.5: Nơi xuất cư của những người nhập cư đến TP.HCM qua các thời kỳ ............ 35 Bảng 2.6: Số lượng DN và lao động trong các DN của TP.HCM ................................... 36 Hình 1.1: Xác định thu nhập thấp theo phương pháp LICO .............................................. 9 Hình 2.1: Dân số trung bình TP.HCM chia theo quận huyện .......................................... 27 Hình 2.2: Tăng dân số cơ học của TP.HCM giai đoạn 2005 – 2009 ............................... 34 Hình 3.1: Hỗ trợ từ chính phủ làm tăng ngoại tác tích cực .............................................. 52 Hình 3.2: Bảng đồ quy hoạch khu đô thị vệ tinh của TP.HCM ....................................... 62
  10. TÓM LƢỢC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài này nghiên cứu chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mối quan hệ với vấn đề di cư. Cho đến lúc này các đề tài nghiên cứu trước hoặc xung quanh vấn đề di cư như nguyên nhân, đặc điểm, hệ quả…hoặc chỉ xoáy vào chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp. Chưa có đề tài nào xem xét cả hai vấn đề trong mối tương quan với nhau. Phân tích vấn đề “Di cư và chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM” được thực hiện trên cơ sở vận dụng các mô hình lý thuyết về di dân và các mô hình lý thuyết kinh tế học phúc lợi. Bên cạnh đó, một số kết quả từ nghiên cứu “Chính sách tài chính phát triển thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM” (Bùi Thị Mai Hoài, 2010) được sử dụng làm cơ sở cho gợi ý chính sách của đề tài này. Sau phần cơ sở lý thuyết, thực trạng áp lực về nhà ở thu nhập thấp được trình bày thông qua đánh giá sức hấp dẫn của TP.HCM đối với những người di cư và phân tích sức ép từ hiện tượng di cư này lên vấn đề nhà ở của địa phương. Trong đó, nhu cầu lao động - đặc biệt là lực lượng công nhân tại các KCN của địa phương này giai đoạn 2011 – 2015 càng cho thấy vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp là vô cùng cấp bách và cần thiết phải có giải pháp để giải quyết nhằm ngăn chặn những hệ quả xấu không mong muốn. Điểm mới của đề tài này là đưa ra giải pháp tài chính cho vấn đề nhà ở thu nhập thấp trên cơ sở sự nỗ lực của chính bản thân người di cư, sự điều tiết ngân sách từ trung ương (TW) và trách nhiệm của người sử dụng lao động để giải quyết thực trạng.
  11. PHẦN MỞ ĐẦU I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Sự di cư từ các vùng quê nghèo hoặc các tỉnh thành vào các trung tâm công nghiệp hoặc các thành phố lớn là một xu hướng khá phổ biến ở các quốc gia có nền kinh tế đang hoặc kém phát triển. Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng “hiện tượng này có thể góp phần phát triển kinh tế và làm giảm nghèo cho các quốc gia Đông Nam Á” (Priya Deshingkar, 2006). Tuy nhiên, qua quan sát thực tế cho thấy thực trạng này cũng đưa đến không ít khó khăn và thách thức cho các cấp chính quyền trên nhiều khía cạnh nếu như vấn đề chỗ ở cho đối tượng này không được giải quyết thỏa đáng. Là một trong hai thành phố lớn nhất Việt Nam, với đặc điểm năng động và phát triển trên nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội, TP.HCM đã trở thành điểm đến lập nghiệp lý tưởng của người dân ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Sức hấp dẫn của TP.HCM đã khiến cho dòng người di cư đến đây ngày càng đông và đã tạo ra một lực lượng lao động dồi dào cho nơi này. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng này là lao động phổ thông với trình độ chuyên môn thấp đã đưa đến những hạn chế nhất định cho nguồn nhân lực của địa phương. Bên cạnh đó, cùng với những hộ nghèo bản địa, những người di cư với trình độ thấp đồng nghĩa là thu nhập không cao đã góp phần làm gia tăng rủi ro về nhiều mặt của đời sống xã hội ở địa phương. Một trong những rủi ro đó là vấn đề nhà ở không được đảm bảo, các khu nhà ổ chuột hình thành là nơi hoành hành của thất nghiệp và các tệ nạn xã hội, đã làm mờ đi vẻ đẹp của một đô thị văn minh. Để giải quyết vấn đề này chắc chắn cần phải có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, trong đó quan trọng nhất là hỗ trợ tài chính để giúp cho những người có thu nhập thấp trên địa bàn “an cư” để họ “lạc nghiệp”. Nhưng với nguồn lực tài chính có hạn, TP.HCM không thể hỗ trợ nhà ở cho tất cả những người có thu nhập thấp đang sinh sống tại TP.HCM, càng không thể hỗ trợ cho tất cả những người nhập cư có thu nhập thấp đang định cư trên địa bàn. Cho nên, bài toán đặt ra là chính sách tài chính phải như thế nào (lấy vốn ở đâu, hỗ
  12. trợ dưới hình thức gì, đối tượng nào nên được hỗ trợ…) để đảm bảo lợi ích – chi phí tối ưu và phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương. Với lý do đó, nghiên cứu “Vấn đề di cư và chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM” là cần thiết hướng đến gợi ý một chính sách tài chính thiết thực và có gạn lọc đối tượng nhằm hỗ trợ nhà ở cho những người có thu nhập thấp thực sự xứng đáng nhận được hỗ trợ và giúp họ trở thành lực lượng lao động cần thiết cho mục tiêu phát triển của TP.HCM. II. MỤC TIÊU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài là: Tìm hiểu và phân tích thực trạng nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM trong mối quan hệ với vấn đề di cư của người dân từ các tỉnh khác đến nơi đây thông qua trả lời hai câu hỏi sau: Sức ép từ hiện tượng di cư của người dân các tỉnh đối với TP.HCM có lớn hay không? (đặc biệt là áp lực về nhà ở mà chính quyền TP.HCM phải đương đầu) Bài toán chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có TNT trong mối quan hệ với vấn đề di cư nên được TP.HCM giải quyết như thế nào khi áp lực ngày càng lớn mà khả năng và nguồn lực có hạn? Để đạt được mục tiêu trên, đề tài được thực hiện theo quy trình sau: Trình bày các khung lý thuyết về di cư, nhà ở cho người di cư và chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp trong mối quan hệ với vấn đề di cư. Phân tích thực trạng chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp và nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM trong mối tương quan với vấn đề di cư và nhu cầu lao động (thông qua đánh giá các chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, việc thực thi các chính sách và kết quả đã đạt được. Bên cạnh đó, đánh giá nhu cầu lao động của TP.HCM, đặc biệt là lao động tại các KCN – KCX để thấy rằng giải pháp hỗ trợ nhà ở TNT là cấp bách và cần thiết).
  13. Đánh giá sức hấp dẫn của TP.HCM đối với những người di cư để thấy được sức ép từ dòng di cư này lên chính sách nhà ở thu nhập thấp. Gợi ý một số giải pháp đối với chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM trong mối quan hệ với vấn đề di cư. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài này nghiên cứu chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh và việc phân tích, đánh giá, gợi ý chính sách của nghiên cứu này được đặt trong mối quan hệ với vấn đề di cư để giải quyết. IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Nghiên cứu này sử dụng các lý thuyết về di cư như mô hình Harris – Todaro (1970), mô hình Tiebout (1956); các mô hình lý thuyết kinh tế học phúc lợi làm nền tảng để phân tích thực trạng và nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM. Qua đó đưa ra những gợi ý đối với chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM trong mối quan hệ với vấn đề di cư. Các kỹ thuật phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê mô tả được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình thực hiện đề tài này. Các thông tin từ các nghiên cứu trước về đề tài này trên các sách, báo, tạp chí, giáo trình, luận án, đề tài nghiên cứu các cấp, các tài liệu niên giám thống kê và những dữ liệu tìm thấy trên internet được thu thập và phân tích xử lý trong mối quan hệ hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm về chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có TNT từ một số quốc gia trên thế giới được sử dụng để so sánh với vấn đề nhà ở TNT tại TP.HCM. Ngoài ra, kỹ thuật thống kê mô tả cũng được sử dụng để đánh giá các yếu tố hấp dẫn người dân các tỉnh di cư đến TP.HCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát để thấy được sức ép mà TP.HCM phải đối mặt. V. PHẠM VI THU THẬP DỮ LIỆU
  14. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành thông qua khảo sát trên địa bàn TP.HCM với đối tượng khảo sát là những người di cư tự do từ các tỉnh khác đến địa phương này. VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đối với bản thân: qua việc thực hiện đề tài này, tác giả có cơ hội tổng hợp các kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề thực tế. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, phân tích và đánh giá. Đối với chính quyền địa phương: kết quả nghiên cứu sẽ giúp chính quyền địa phương nhận diện rõ hơn về nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp trong mối quan hệ với vấn đề di cư. Thấy rõ và hiểu rõ áp lực của vấn đề nhà ở và những khoảng trống của chính sách hỗ trợ hiện tại sẽ giúp chính quyền địa phương có được những bước đi thích hợp trong hoạch định và thực hiện chính sách, đặc biệt là chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn. VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, đề tài được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1: Lý thuyết về di cư và chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp (TNT). Chương 2: Thực trạng vấn đề nhà ở cho người có TNT tại TP.HCM trong mối quan hệ với tình hình di cư và nhu cầu lao động. Chương 3: Một số gợi ý chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở cho người có TNT trên địa bàn TP.HCM trong mối quan hệ với vấn đề di cư.
  15. Trang 1 CHƢƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ DI CƢ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƢỜI CÓ THU NHẬP THẤP 1.1 Tổng quan về di cƣ và nhà ở cho ngƣời di cƣ Có thể nói vấn đề di cư từ lâu đã trở nên quen thuộc, nó như một tập quán hay một quy luật của xã hội loài người. Đặc biệt tại các quốc gia đang trong quá trình đô thị hóa, hiện tượng này càng diễn ra mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là các cấp chính quyền ở nơi đến bởi các dòng di cư sẽ tạo nên nhu cầu nhà ở mà nếu các cấp chính quyền không giải quyết ổn thỏa sẽ tạo ra nhiều hệ lụy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó. Ở phần này, tác giả đi vào trình bày các khái niệm, mô hình lý thuyết liên quan đến di cư, vấn đề nhà ở cho người di cư và chính sách tài chính hỗ trợ nhà ở cho người có TNT nói chung và hỗ trợ nhà ở cho người nhập cư có TNT nói riêng. Những lý thuyết này sẽ làm nền tảng cho phân tích nhu cầu và gợi ý chính sách ở các chương tiếp theo. 1.1.1 Khái niệm và nguyên nhân di cƣ 1.1.1.1 Khái niệm di cƣ Có rất nhiều khái niệm về di cư, có thể điểm qua một số khái niệm dưới đây:  Di dân là sự di chuyển của con người từ một địa phương này đến một địa phương khác, có thể là quận – huyện, tỉnh thành hay quốc gia trong khoảng thời gian một năm hoặc dài hơn. Trong đó, những người trong quân đội, di chuyển theo yêu cầu của quân đội sẽ không được xem là những người di cư (Haughton, 1999).  Di cư là sự thay đổi chỗ ở của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ đến một đơn vị lãnh thổ khác để thiết lập nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định (United Nations). Khái niệm này nhấn mạnh mối quan hệ giữa sự di chuyển của người dân với việc thiết lập nơi cư trú mới.
  16. Trang 2  Di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn (Giáo trình Di dân và Đô thị hóa, 2006, Trường ĐH Y Tế Cộng Đồng). Như vậy, nhìn chung các khái niệm về di cư được trình bày dưới những câu từ khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một nội dung gần như giống nhau đó là: di cư là sự di chuyển của người dân từ nơi họ đã sống trước đó đến một địa phương khác nhằm thực hiện mục đích nào đó, sự di chuyển này có thể có giới hạn hoặc vô hạn về thời gian và có quan hệ mật thiết với chỗ ở. Bởi vì việc di cư gắn liền với chỗ ở, với các vùng lãnh thổ và những đơn vị hành chính khác nhau, cho nên sự di cư bên cạnh việc tác động đến người di cư nó cũng tạo ra những thách thức và những mối quan tâm lớn cho các cấp chính quyền (bao gồm chính quyền nơi họ ra đi và các cấp chính quyền tại địa phương họ đến). 1.1.1.2 Nguyên nhân di cƣ Các nghiên cứu về di cư đã được bắt đầu từ thế kỷ XIX và phát triển cho đến hiện nay. Nhìn chung, các lý do đưa đến quyết định di cư đều xoay quanh vấn đề kinh tế, trong đó mô hình Harris – Todaro (1970) được xem là điển hình và đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu di dân từ nông thôn ra thành thị gắn liền với yếu tố này. Song bên cạnh đó, khi nghiên cứu trên giác độ phúc lợi xã hội, Tiebout (1956) đã phát hiện một nguyên nhân khác khiến người dân “bỏ phiếu bằng chân” khi chất lượng hàng hóa, dịch vụ công ở các địa phương là khác nhau. Những nghiên cứu này là nền tảng lý luận vững chắc, có ý nghĩa quan trọng cho các nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. (a) Cơ hội việc làm và thu nhập - Mô hình HT Mô hình Harris – Todaro (HT) là dòng lý thuyết chính thống và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về di cư ngày nay. Lý thuyết này cho rằng quyết định di cư là dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng giữa nông thôn và thành thị hơn là chỉ dựa trên sự khác biệt về lương thực tế. Bởi vì dựa vào kỳ vọng nên sự di cư này có thể gây ra tình trạng thất nghiệp ở đô thị khi mà kỳ vọng thu nhập ở thành thị cao hơn nhiều so với thu nhập kỳ vọng ở nông thôn.
  17. Trang 3 Với: Wr là lương (hay năng suất biên của lao động) trong khu vực nông thôn. Wu là lương ở khu vực thành thị (có thể dựa vào lương tối thiểu theo quy định của chính phủ). Le là tổng số lượng công việc có sẵn ở khu vực thành thị, nó chính bằng số lượng công nhân có việc làm ở khu vực thành thị. Lus là tổng số lực lượng lao động ở đô thị, bao gồm người đang có việc làm và người thất nghiệp đang tìm việc. Sự di cƣ từ nông thôn ra thành thị sẽ diễn ra nếu LLee WW < r r < Wu LLusus HT cho rằng quyết định di chuyển cùng với kỳ vọng về khả năng thu nhập cao và cuộc sống khá hơn đã giải thích tại sao đa số người dân di cư từ nông thôn ra thành thị ngay cả khi phải đối diện với tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Để giải thích vấn đề này HT quan tâm đến sự khác biệt trong giá trị hiện tại của thu nhập kỳ vọng ở nông thôn và thành thị hơn là lương hiện hành, thể hiện qua phương trình: n V(0) = [ P(t)Yu(t) – Yr(t) ]e-rtdt – C(0) t=0 0 Trong đó: V(0) là giá trị hiện tại của thu nhập ròng khi di chuyển từ nông thôn ra thành thị
  18. Trang 4 P(t) là khả năng đảm bảo công việc ở khu vực thành thị trong khoảng thời gian t Yu và Yr là thu nhập thực trung bình lần lượt ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn C là chi phí của sự di chuyển r là tỷ lệ chiết khấu n là thời gian di cư dự định (the planning horizon) Theo phương trình trên có thể thấy rõ rằng quyết định di cư của cá nhân phụ thuộc vào 2 nhân tố chính là sự khác biệt trong thu nhập thành thị - nông thôn và khả năng tìm kiếm việc làm. Tất nhiên cũng phải tính đến chi phí di chuyển. Khi V(0) > 0 thì những người di cư tiềm năng sẽ quyết định di chuyển. Tóm lại: mô hình HT nghiên cứu vấn đề di cư dựa trên phân tích lợi ích – chi phí đưa đến quyết định di cư. Trong đó, chênh lệch tiền lương thực tế giữa thành thị và nông thôn cùng với khả năng tìm kiếm công việc là những động cơ thúc đẩy người dân di cư. Bên cạnh đó, HT cũng cho rằng di cư vẫn có thể xảy ra ngay cả khi thất nghiệp và thiếu việc làm ở đô thị, vì người di cư kỳ vọng vào thu nhập tương lai nên sẽ chấp nhận thất nghiệp tạm thời. Mặc dù mô hình HT vẫn còn những giới hạn nhất định, nhưng nó vẫn có giá trị lớn trong việc lý giải vấn đề di cư. Lý thuyết này đã được một số nhà nghiên cứu đánh giá cao. (Lai Yew Hah và Tan Siew, 1985) nhận xét mô hình HT đã chỉ ra được quy mô, mức độ của dòng di cư phụ thuộc vào những mong đợi về lợi ích cá nhân được đo bằng sự khác nhau trong thu nhập giữa thành thị và nông thôn. (b) Cạnh tranh địa phƣơng - Mô hình Tiebout Bối cảnh phát triển của thế giới đã tạo ra những thay đổi trong các nguyên nhân dẫn đến sự di cư của người dân, yếu tố kinh tế không còn là nguyên nhân duy nhất cho tất cả những người di cư. Tiebout (1956) cho rằng phúc lợi xã hội cũng là một nguyên nhân khiến người dân “bỏ phiếu bằng chân” khi chất lượng hàng hóa, dịch vụ công là khác nhau giữa các địa phương. Các địa phương
  19. Trang 5 không cung cấp tốt hàng hóa công thì người dân sẽ bỏ đi và di chuyển đến địa phương khác có chất lượng dịch vụ tốt hơn để sinh sống và làm việc. Hay nói cách khác những địa phương nào có chất lượng dịch vụ về hàng hóa công tốt hơn sẽ trở nên hấp dẫn hơn và người dân sẽ di cư đến đó nhiều hơn. Trên thực tế các thành phố tài trợ cho hàng hóa công thông qua đánh thuế. Nhưng với nhiều cá nhân, quyết định sống ở đâu chỉ đơn thuần dựa vào mức độ cung cấp hàng hóa công của địa phương thậm chí không hiểu gì về chi tiêu và thuế địa phương. Mô hình Tiebout nhận định rằng bất kỳ sự khác biệt nào trong sự hấp dẫn tài khóa của thành phố đều sẽ chuyển vào giá nhà ở. Những thành phố có mức cung cấp hàng hóa công tương đối cao thì giá nhà ở sẽ đắt. Như vậy, hàng hóa công của một địa phương có hấp dẫn người dân khiến họ di chuyển đến đó sinh sống thì sự di chuyển này không chỉ đơn thuần là bỏ phiếu bằng chân mà còn bằng ví tiền của họ bởi vì nó đã được vốn hóa vào giá nhà ở. Điều này có thể suy ra rằng, bất kỳ sự di chuyển nào của người dân chỉ mang ý nghĩa bỏ phiếu bằng chân mà không quan tâm đến ví tiền thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề nhà ở. Và tất nhiên, nếu ý nghĩ này tồn tại ở một số lượng đông những người di cư thì vấn đề nhà ở cho họ trở thành áp lực đối với nơi họ đến. 1.1.2 Nhà ở và tầm quan trọng của việc cung cấp nhà ở cho ngƣời di cƣ Nhà ở là một vật thể được kiến trúc và xây dựng tại một địa điểm cụ thể nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trú ngụ và sinh hoạt hàng ngày của con người. Quá trình đầu tư xây dựng nhà ở là quá trình sử dụng các nguồn lực gồm đất đai, nguyên vật liệu, sức lao động, vốn để kiến tạo nhà và các cơ sở hạ tầng cần thiết (Turner and Ficher, 1972). Nhà ở là nhu cầu rất quan trọng trong đời sống con người. Nó không chỉ là mái ấm mà còn là nơi tạo ra chất lượng cuộc sống và biểu hiện khả năng tài chính của người sở hữu. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề nhà ở không chỉ quan tâm đến ngôi nhà mà còn quan tâm đến cuộc sống của người nghèo đô thị (Perlman, 1987). Sự phát triển kinh tế luôn đi liền với sự phân hóa giàu nghèo, thực tế này được biểu hiện bởi sự chênh lệch về thu nhập ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn thế giới. Những người có thu nhập cao thì không khó để sở hữu một hay
  20. Trang 6 thậm chí nhiều ngôi nhà đẹp, trong khi đó một bộ phận lớn những người có thu nhập thấp lại rất khó khăn để tạo lập nhà ở. Riêng đối với những người di cư, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã khuyến khích họ di chuyển từ các khu vực nông thôn. Những người này di cư ra thành thị với hy vọng tìm kiếm những công việc tốt hơn và cải thiện tiêu chuẩn cuộc sống. Khi số lượng những người di cư gia tăng vượt quá sự phát triển của cơ sở hạ tầng, cùng với các hộ nghèo bản địa họ sẽ tạo ra các khu nhà ổ chuột ở đô thị. Bên cạnh đó còn kéo theo thất nghiệp và những tình trạng tội tệ khác của xã hội. Vì vậy, Todaro (1976) cho rằng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Đây là yếu tố quan trọng để cải thiện bộ mặt đô thị của một địa phương và khẳng định trình độ quản lý xã hội của một nhà nước hay chính quyền ở một địa phương nào đó. Các nhà làm chính sách thừa nhận rằng “nhà ở giữ một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả (outcomes) kinh tế - xã hội của những người nhập cư. Bản thân những người này xác định tìm kiếm một nơi ở phù hợp là một thách thức lớn đối với họ” (Derwing and Krahn, 2006). Trong khi đó, nếu cung cấp nhà ở cho người di cư mà thiếu thì có thể sẽ có những hệ quả không tốt về mặt kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn xảy đến cho chính những người nhập cư và cho xã hội. Trong ngắn hạn, những người nhập cư này bắt buộc phải giảm chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết như thực phẩm và quần áo. Trong dài hạn, những nỗ lực hay khả năng của họ phục vụ cho sự phát triển kinh tế sẽ bị trở ngại (Wachsmuth, 2008). Điều đó có nghĩa là, tình trạng tồi tệ về nhà ở của những người nhập cư sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội nơi họ sinh sống vì họ không có đủ điều kiện thuận lợi để làm việc hết khả năng, cho nên hiệu quả kinh tế - xã hội nơi đó sẽ không thể đạt được như mong muốn. Do vậy, thông thường nhà ở được xem là yếu tố đầu tiên để người nhập cư có thể yên tâm phát triển công việc lâu dài (Danso and Grant, 2001). Ngoài yếu tố công việc, vấn đề thiếu thốn nhà ở của người nhập cư còn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Tác động sức khỏe từ những ngôi nhà ở nghèo nàn là sự xuất hiện của các loại bệnh dịch, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ tiếp theo (Krieger and Higgins, 2002).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1