Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng phát triển kế toán điều tra tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm đo lường nhận biết về nghề nghiệp kế toán điều tra (Forensic Accounting), và nhu cầu kế toán điều tra tại Việt Nam. Từ đó đưa ra kiến nghị phát triển dịch vụ kế toán điều tra tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng phát triển kế toán điều tra tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẢI VÂN ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN ĐIỀU TRA TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẢI VÂN PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN ĐIỀU TRA TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN KHÁNH LÂM TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Khánh Lâm. Tất cả nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Nội dung của luận văn là trung thực. Người viết Nguyễn Thị Hải Vân
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ và hình vẽ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ GIAN LẬN VÀ KẾ TOÁN ĐIỀU TRA ............................................................................................................. 5 1.1. Tổng quát về gian lận .................................................................................. 5 1.1.1. Định nghĩa về gian lận ........................................................................... 5 1.1.2. Lịch sử phát triển gian lận ..................................................................... 6 1.1.3. Các nghiên cứu về gian lận.................................................................... 7 1.1.3.1. Về học thuật ...................................................................................... 7 1.1.3.2. Nghiên cứu của các tổ chức nghề nghiệp .......................................... 9 1.2. Trách nhiệm phát hiện gian lận ................................................................ 11 1.2.1. Tổng quát từ các nghiên cứu của ACFE ............................................. 11 1.2.2. Trách nhiệm phát hiện gian lận của kiểm toán viên độc lập theo chuẩn mực quốc tế và Việt Nam. .............................................................................. 13 1.2.2.1. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ......................................................... 14 1.2.2.2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ...................................................... 18 1.3. Giới thiệu kế toán điều tra ........................................................................ 20 1.3.1. Khái quát về kế toán điều tra................................................................ 20 1.3.1.1. Định nghĩa về kế toán điều tra ........................................................ 22 1.3.1.2. Công việc kế toán điều tra............................................................... 22 1.3.1.3. Phân biệt kế toán điều tra (Forensic Accounting) ........................... 24 1.3.2. Một số nghiên cứu về kế toán điều tra ................................................. 26 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển kế toán điều tra tại một số nước trên thế giới 29 1.3.3.1. Canada ........................................................................................... 29 1.3.3.2. Australia ......................................................................................... 29
- 1.3.3.3. Hoa Kỳ............................................................................................ 29 1.4. Tóm tắt chƣơng 1 ...................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU KẾ TOÁN ĐIỀU TRA TẠI VIỆT NAM ..................................................................................................................... 32 2.1. Tình hình gian lận tại Việt Nam từ năm 2009 đến nay ............................ 32 2.1.1. Một số loại tội phạm kinh tế trong luật pháp Việt Nam ....................... 32 2.1.1.1. Tội tham ô tài sản ........................................................................... 32 2.1.1.2. Tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. ........................................................................................................... 32 2.1.1.3. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản............................................... 33 2.1.2. Phân biệt kế toán điều tra và việc điều tra của các cơ quan Nhà nước34 2.1.2.1. Giống nhau ..................................................................................... 34 2.1.2.2. Khác nhau ....................................................................................... 34 2.1.3. Tình hình gian lận tại Việt Nam từ năm 2009 đến nay ....................... 35 2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 36 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................... 38 2.3.1. Chọn mẫu ............................................................................................. 38 2.3.2. Phương pháp phân tích ........................................................................ 39 2.4. Phân tích dữ liệu ........................................................................................ 43 2.4.1. Mô tả mẫu ............................................................................................ 43 2.4.1.1. Các đặc điểm cá nhân ..................................................................... 43 2.4.1.2. Tóm tắt các câu trả lời bảng khảo sát ............................................. 45 2.4.2. Đánh giá thang đo ................................................................................ 49 2.4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................. 49 2.4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo .................................................... 51 2.4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 53 2.4.4. Kết luận ................................................................................................ 56 2.5. Tóm tắt chƣơng 2 ...................................................................................... 56 CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 58 3.1. Kết luận...................................................................................................... 58
- 3.2. Các cơ hội và khó khăn trong phát triển kế toán điều tra tại các nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng ........................................... 64 3.2.1. Cơ hội ................................................................................................ 64 3.2.2. Các khó khăn ..................................................................................... 66 3.3. Đề xuất các giải pháp phát triển kế toán điều tra tại Việt Nam .............. 68 3.3.1. Về đào tạo ............................................................................................. 68 3.3.1.1. Đào tạo trong nhà trường ............................................................... 68 3.3.1.2. Đào tạo nghề nghiệp ....................................................................... 70 3.3.2. Về môi trường giám sát, pháp lý, phối hợp .......................................... 70 3.3.2.1. Về phía cơ quan Nhà nước ............................................................... 70 3.3.2.2. Về phía công ty kiểm toán ................................................................. 75 3.3. Hạn chế của đề tài ..................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Tổng hợp các gian lận lớn trên thế giới Phụ lục 2: Một số lý thuyết về gian lận Phụ lục 3: Tóm tắt kết quả nghiên cứu về gian lận của các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới. Phụ lục 4: Cây gian lận theo ACFE Phụ lục 5: Kỹ thuật kế toán điều tra: dấu hiệu lá cờ đỏ (red flag) Phụ lục 6: Kỹ năng kế toán điều tra Phụ lục 7: Một số vụ án gian lận kinh tế từ năm 2009 Phụ lục 8: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 9: Dàn bài thảo luận Phụ lục 10: Bảng tóm tắt các câu trả lời khảo sát Phụ lục 11: Kết quả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS Phụ lục 12: Nội dung phỏng vấn ông Trần Văn Nam_ Trưởng văn phòng giám định tư pháp Sài Gòn Phụ lục 13: Danh sách đối tượng khảo sát Phụ lục 14: Một số tổ chức và bằng cấp nghề nghiệp kế toán điều tra tại Hoa Kỳ
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. AAER: Accounting and Auditing Enforcement Release – Bản án thi hành kế toán và kiểm toán 2. ACFE: Association of Certified Fraud Examiners – Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa kỳ 3. ACFEI: American College of Forensic Examiners International - Trường Cao đẳng Điều tra Quốc tế Hoa Kỳ 4. ACFI: Association of certified Forensic Investigators of Canada – Hội Điều tra viên tư pháp công chứng Canada. 5. ACFS: Association of Certified Fraud Specialists - Hiệp hội chuyên gia gian lận 6. AICPA: American Institute of Certified Public Accountants – Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ 7. BCTC: Báo cáo tài chính 8. CBA: Certified Business Appraisers – Chứng chỉ Định giá doanh nghiệp công chứng 9. CEO: Chief executive officer – Giám đốc điều hành 10. CFC: Certified Forensic Consultant – Chứng chỉ Tư vấn điều tra công chứng 11. CFE: Certified Fraud Examiner – Chứng chỉ Điều tra gian lận công chứng 12. CFF: Certified in Financial Forensics – Chứng chỉ Điều tra Tài chính công chứng 13. CFO: Chief financial officer – Giám đốc tài chính 14. CFS: Certified Fraud Specialists – Chứng chỉ Chuyên viên gian lận công chứng
- 15. COSO: Committee of Sponsoring Organizations - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia về chống gian lận trên báo cáo tài chính của Hoa Kỳ 16. Cr.FA: Certified Forensic Accountant – Chứng chỉ Kế toán Điều tra công chứng 17. CVA: Certified Valuation Analysts – Chứng chỉ Phân tích Định giá công chứng 18. EFA: Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá 19. IBA: Insitute of Business Appraisers - Viện Định giá Doanh nghiệp 20. IFAC: International Federation of Accountants – Liên đoàn Kế toán Quốc tế 21. IIA: Institute of Internal Auditors – Viện Kiểm toán Nội bộ Hoa Kỳ 22. ISA: International Standard on Auditing – Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 23. ISACA: Information Systems Audit and Control Association – Hiệp Hội hệ thống thông tin kiểm toán và kiểm soát Hoa Kỳ 24. KTV: Kiểm toán viên 25. NACVA: National Association of Certified Valuation Analysts - Hiệp hội Quốc gia Phân tích Định giá 26. SAS: Statement on Auditing Standard – Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ 27. SEA: Securities Exchange Act of 1934 – Đạo luật trao đổi chứng khoán năm 1934 28. SEC: U.S. Securities and Exchange Commission - Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ 29. SOX: Sarbanes-Oxley Act – Đạo luật Sarbanes-Oxley
- 30. VACPA: Vietnam Association of Certified Public Accountants – Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 31. VSA: Vietnam Standard on Auditing – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Trong bài, người viết sử dụng thuật ngữ kiểm toán bên ngoài, kiểm toán độc lập, kiểm toán báo cáo tài chính đều có nghĩa như nhau và thay thế cho nhau.
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các đặc điểm của gian lận theo ACFE ............................... 11 Bảng 1.2: Các loại dịch vụ hỗ trợ pháp lý (AICPA) ............................................... 23 Bảng 1.3: Bảng tóm tắt phân biệt các thuật ngữ kế toán điều tra, kiểm toán gian lận, kiểm toán điều tra, kiểm toán báo cáo tài chính truyền thống. ................................ 26 Bảng 2.1: Xây dựng thang đo ................................................................................ 39 Bảng 2.2: Bảng tần số về nghề nghiệp, số năm kinh nghiệm .................................. 43 Bảng 2.3: Bảng tóm tắt kết quả phân tích EFA cho các biến nhóm X .................... 49 Bảng 2.4: Bảng kết quả tính hệ số Cronbach Anpha .............................................. 52 Bảng 2.5: Bảng kiểm định Leneve ......................................................................... 54 Bảng 2.6: Bảng kết quả kiểm định ANOVA .......................................................... 55 Bảng 2.7: Bảng kết quả kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis ........................... 56
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Danh mục các hình vẽ Hình 2.1: Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 37 Hình 3.1: Cơ sở lý thuyết của kế toán điều tra ....................................................... 69 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phần trăm các nhóm nghề nghiệp khảo sát ................................ 44 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm số năm kinh nghiệm ................................................. 44
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, đã có rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ gian lận như Enron, Waste Management, Worldcom… đã lan ra toàn cầu, trong đó có liên quan đến sai phạm của công ty kiểm toán quốc tế lớn là Arthur Andersen khiến cho công ty này đã chấm dứt hoạt động. Các cuộc khủng hoảng kinh tế cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của ngành kiểm toán nhưng đồng thời cũng bộc lộ các khiếm khuyết của ngành kiểm toán. Từ đó, nhu cầu ngăn chặn và phát hiện gian lận làm dấy lên các cuộc thảo luận về khả năng đáp ứng của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Ủy ban dịch vụ điều tra và hỗ trợ pháp lý của AICPA (The AICPA Forensic and Litigation Services Committee - FLS) đã phát hành bản ghi nhớ thỏa thuận ngày 15 tháng 7 năm 2004 “Dịch vụ điều tra, kiểm toán, và quản trị doanh nghiệp: kết nối khoảng cách” nhằm mô tả về dịch vụ kế toán điều tra và các tiêu chuẩn trở thành kế toán điều tra viên. Thuật ngữ kế toán điều tra (Forensic Accounting) xuất hiện ở các nước phát triển từ những năm 1980, được xem như có vai trò chính nối liền khoảng cách giữa nghề nghiệp kiểm toán và nhu cầu phòng chống gian lận. Kế toán điều tra là sự tổng hợp giữa kế toán, kiểm toán, luật để thực hiện hai chức năng chính, bao gồm: điều tra kế toán (Investigative Accounting) và hỗ trợ pháp lý (Litigation Support). Kế toán điều tra có vai trò khác với kiểm toán báo cáo tài chính. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là đảm bảo báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, vì vậy trách nhiệm của kiểm toán độc lập là thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán trọng phạm vi và nội dung vừa đủ để phát hiện các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính (không quan tâm đến bản chất, nguồn gốc của sai sót). Kế toán điều tra rộng hơn mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính, kế toán điều tra không đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên mức trọng yếu qua thủ tục chọn mẫu, kế toán điều tra dựa trên các bằng chứng tài liệu và cả bằng
- 2 chứng thẩm vấn để tìm hiểu ai, cái gì, khi nào, ở đâu, cách thức cũng như nguyên do sai sót, gian lận xảy ra hay có thể xảy ra, từ đó tư vấn cách khắc phục và ngăn chặn các hành vi tương tự diễn ra. Bên cạnh đó, các kết luận của kế toán điều tra có thể là công cụ hỗ trợ pháp lý trong các vụ kiện dân sự hay hình sự chống lại thủ phạm. Các nước Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria đều là những nước đang phát triển, các nhà nghiên cứu Xianghua Hao, Cemal Elitas, Efiong đều cho thấy nhu cầu kế toán điều tra tại các nước này…Việt Nam cũng là một nước đang phát triển (theo phân loại của Ngân hàng Thế Giới), đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế thị trường phát triển nhanh, vì vậy thông tin kế toán đóng vai trò ngày càng quan trọng để phát triển thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình ấy, gian lận xuất hiện, kiềm hãm sự phát triển kinh tế, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, từ đó sự phát triển kế toán điều tra là một tất yếu giúp môi trường kinh doanh lành mạnh hơn. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Định hƣớng phát triển kế toán điều tra tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để tìm hiểu nhu cầu nghề nghiệp mới và khả năng đáp ứng xu hướng phát triển của nghề nghiệp hiện nay. 2. Mục tiêu Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm đo lường nhận biết về nghề nghiệp kế toán điều tra (Forensic Accounting), và nhu cầu kế toán điều tra tại Việt Nam. Từ đó đưa ra kiến nghị phát triển dịch vụ kế toán điều tra tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Bài tập trung đo lường nhận biết của các đối tượng gồm: kiểm toán viên, kế toán viên, giảng viên chuyên ngành và luật gia. Sự lựa chọn khảo sát các đối tượng này dựa trên các nghiên cứu trước như Kasum (2009) [34], Di Gabriele (2010) [23].
- 3 Trong bài, các kiểm toán viên được phát phiếu khảo sát tại lớp học cập nhật kiến thức ngày 26/09/2014 tại TP. HCM và đồng nghiệp tại công ty; các kế toán, luật gia được phát phiếu khảo sát tại các lớp học thạc sỹ của trường Đại học Kinh Tế TP. HCM, và qua công cụ Google Docs; các giảng viên chuyên ngành được thu thập trực tiếp, hay qua Google Docs chủ yếu tại các trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM, Đại học Kinh Tế TP. HCM, Đại học Mở và một số trường Đại học khác (Phụ lục 13 – Danh sách đối tượng khảo sát) 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đo lường hiểu biết, nhận thức về kế toán điều tra tại Việt Nam. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn cao học, tác giả chỉ khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh, do thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước nên có thể đại diện cho tổng thể. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu khoa học chặt chẽ. Trước hết, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách tổng quan các lý thuyết về kế toán điều tra, thảo luận nhóm chuyên gia để xây dựng và đánh giá sơ bộ thang đo. Sau đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu định lượng bằng cách phát phiếu khảo sát trực tiếp và gửi email biểu mẫu Google Docs. Dữ liệu hợp lệ gồm 176 bảng trả lời được tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích và đưa ra kết luận. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu về kế toán điều tra là một đề tài mới, các bài nghiên cứu, luận văn dùng để tham khảo chưa nhiều. Chính vì vậy, đây là một nghiên cứu khám phá, trình bày một cách hệ thống các lý luận về nhu cầu dịch vụ kế toán điều tra bắt nguồn từ kỳ vọng phát hiện, ngăn chặn gian lận và sự thất bại trong đáp ứng của nghề nghiệp kiểm toán truyền thống từ đó xây dựng dịch vụ kế toán điều tra tại Việt
- 4 Nam. Bên cạnh đó, đề tài được thiết kế nghiên cứu một cách khoa học, thiết lập một quy trình nghiên cứu chặt chẽ, từ đó vấn đề nghiên cứu được đánh giá một cách khách quan và có ý nghĩa thống kê. 6. Bố cục luận văn Nội dung đề tài được trình bày gồm ba chương: Chƣơng 1: Tổng quan lý thuyết về gian lận và kế toán điều tra Chƣơng 2: Thực trạng dịch vụ kế toán điều tra tại Việt Nam Chƣơng 3: Kết luận và kiến nghị
- 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ GIAN LẬN VÀ KẾ TOÁN ĐIỀU TRA 1.1. Tổng quát về gian lận 1.1.1. Định nghĩa về gian lận Ngày nay, gian lận ngày càng phổ biến và gây ra mức thiệt hại càng ngày càng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Gian lận xảy ra ở tất cả lĩnh vực, ngành nghề và khi nền kinh tế càng phát triển thì gian lận cũng càng tinh vi hơn. Do đó, gian lận nên được tìm hiểu và nghiên cứu để có các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn, và phát hiện gian lận. Theo từ điển tiếng Việt [4], gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khóe nhằm lừa gạt người khác. Theo từ điển thuật ngữ pháp lý Black’s Law [14], gian lận là việc làm lạm dụng hoặc áp dụng sai một cách chủ tâm đối với tài sản hoặc nguồn lực của doanh nghiệp với mục đích tư lợi. Theo từ điển pháp lý Law.com [36], giải thích gian lận theo cách tiếp cận pháp lý, “gian lận là việc sử dụng một thủ thuật hoặc phương pháp một cách cố ý lừa dối, không trung thực để tước đi tiền, tài sản hoặc một quyền hợp pháp của người khác”. Để thỏa định nghĩa pháp lý về gian lận thì hành vi đó phải gây ra thiệt hại, có thể quy ra tiền tệ, cho nạn nhân. Theo Igor Pustylnick (2009) [31] một hành vi được xem là gian lận khi hội đủ các thành phần: - Thủ phạm thực hiện gian lận: là người hoặc một nhóm người gây ảnh hưởng đến kết quả của giao dịch trao đổi bằng cách thay thế hay loại bỏ vật trao đổi.
- 6 - Nạn nhân của hành vi gian lận là một bên trong giao dịch, người nhận đối tượng trao đổi bị lỗi hoặc bị tước đối tượng này một phần hoặc hoàn toàn. - Ngƣời thụ hƣởng là một cá nhân, tổ chức, hoặc một nhóm người, hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi gian lận. - Chủ thể gian lận là vật chất, tài sản, hoặc đối tượng tài chính, bị thay thế, lấy đi, hoặc loại bỏ trong các hành vi gian lận. 1.1.2. Lịch sử phát triển gian lận Gian lận đã xuất hiện cùng với sự tiến hóa của xã hội loài người, từ khi phân chia giai cấp. Hình thức ban đầu của gian lận là hành vi biển thủ tài sản của chung nhằm thoả mãn các nhu cầu cá nhân. Gian lận phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế, tồn tại sự tách rời giữa quyền sở hữu và chức năng quản lý. Sự tách rời này đã làm phát triển hình thức gian lận mới đó là gian lận của người quản lý, nhân viên đối với người chủ sở hữu. Biểu hiện của các hành vi này là tham ô, biển thủ tài sản của công ty. Đến thế kỷ 20, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán - một trong các kênh huy động vốn hiệu quả của thị trường tài chính thế giới, làm phát sinh nhiều loại gian lận mới được thực hiện bởi một số người trong Ban Giám đốc, nhân viên. Ngày nay, sự sụp đổ của các doanh nghiệp lớn trên thế giới gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính, sự suy thoái về đạo đức nghiêm trọng từ đó đã thức tỉnh tầm quan trọng trong việc ngăn chặn và phát hiện gian lận. (Tham khảo Phụ lục 1: Tổng hợp các gian lận lớn trên thế giới)
- 7 1.1.3. Các nghiên cứu về gian lận 1.1.3.1. Về học thuật o Edwin H. Sutherland (1883 – 1950) Năm 1928 ông bắt đầu một nghiên cứu về hành vi vi phạm pháp luật trong bảy tập đoàn lớn nhất tại Hoa Kỳ, từ đó thuật ngữ "tội phạm cổ cồn trắng" ra đời để chỉ việc vi phạm nghề nghiệp của những người có địa vị xã hội, được xã hội kính trọng. Sau hơn 20 năm nghiên cứu, tác phẩm “White Collar Crime” cuối cùng được hoàn thành và xuất bản năm 1949. Sutherland kiểm tra bốn loại hành vi của các tập đoàn lớn: quảng cáo sai lệch, hạn chế thương mại, đối xử lao động không công bằng, và sự vi phạm bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu. Ông đã phát hiện 980 hành vi vi phạm các điều trên trong số 70 doanh nghiệp mà ông nghiên cứu (trung bình 14 vi phạm cho mỗi công ty). Chín mươi phần trăm công ty vi phạm thường xuyên, với bốn hoặc nhiều hành vi vi phạm. Sutherland dựa trên “lý thuyết kết hợp khác biệt” (lý thuyết do Sutherland phát triển, lý thuyết này giải thích cách các cổ cồn trắng trở thành tội phạm) để giải thích những hành vi này, và cho rằng các nhà điều hành trẻ sẵn sàng vi phạm pháp luật nếu điều đó mang lại lợi ích trong kinh doanh. Ông xem tội phạm cổ cồn trắng là mối đe dọa lớn hơn cho xã hội so với tội phạm đường phố bởi vì chúng gia tăng sự hoài nghi và mất lòng tin của các tổ chức xã hội cơ bản. Sutherland (1940, 1944) [50], [51] phân biệt tội phạm cổ cồn trắng và tội phạm đường phố trong ba điểm chính. Thứ nhất, địa vị của các chuyên gia cổ cồn trắng trong xã hội tạo ra phản ứng ngưỡng mộ và đe dọa. Các thành viên xã hội ngưỡng mộ các chuyên gia nhưng cũng rất sợ sự trừng phạt nếu họ đối kháng với các chuyên gia. Sự ngưỡng mộ và sự sợ hãi từ xã hội dẫn đến ít hình phạt hơn đối với tội phạm cổ cồn trắng.
- 8 Thứ hai, các chuyên gia trong xã hội thường có uy tín cao làm giảm sự tin cậy vào hệ thống xét xử tội phạm truyền thống, và ít hình phạt áp dụng đối với các chuyên gia. Cho đến ngày nay, tố tụng dân sự, tráp tòa, tiền phạt, án treo thường được áp dụng cho người phạm tội gian lận, bỏ qua các xem xét về khía cạnh “tội phạm hình sự”. Thứ ba, tội phạm cổ cồn trắng thường ít được nhận thức rõ ràng hơn tội phạm đường phố, do các nguyên nhân: hậu quả do công chúng gánh chịu có thể kéo dài, sự vi phạm có thể do hơn một cá nhân gây ra, và người thiệt hại có thể khó xác định và không được tổ chức tốt. Sutherland (1940, 1944) [50] [51] cho rằng chế độ pháp lý lúc đó chưa thật hữu hiệu với loại hình tội phạm cổ cồn trắng. Khái niệm về tội phạm cổ trắng và nghiên cứu tiên phong này là sự phát triển về khoa học tội phạm vô cùng quan trọng. Các khám phá này nhanh chóng là cảm hứng cho các nghiên cứu về sau của các nhà nghiên cứu tội phạm học như Cressey, Marshall Clinard, và Frank E. Hartung. o Donald R. Cressey (1919 – 1987) Donald R. Cressey bắt đầu nghiên cứu về tội phạm học từ hành vi biển thủ của nhân viên. Bằng cách phỏng vấn các tù nhân trong Trại cải tạo Joliet bang Illinois, ông đã nghiên cứu các đặc điểm chung của tội phạm cổ cồn trắng. Cressey (1950, 1953) [19] [20] nêu ra ba giả thuyết về hành vi vi phạm sự tín nhiệm: (1) Không chia sẻ các vấn đề khó khăn về tài chính; (2) hiểu biết về môi trường làm việc và cơ hội vi phạm sự tín nhiệm; (3) khả năng tự điều chỉnh bản thân về hành vi vi phạm. Cressey (1950, 1953) [19] [20] cho rằng gian lận xảy ra khi thỏa đồng thời ba yếu tố: áp lực, cơ hội và hợp lý hóa, được gọi là lý thuyết tam giác gian lận (Tham khảo Phụ lục 2 – Một số lý thuyết về gian lận) o D.W.Steve Albrecht (1980)
- 9 Ông là một trong các nhà nghiên cứu tiên phòng hàng đầu về gian lận nghề nghiệp. Cùng với hai đồng nghiệp khác, Howe và Romney, ông đã tiến hành khảo sát 212 gian lận trong đầu những năm 1980. Các đối tượng khảo sát gồm các kiểm toán viên nội bộ của các công ty có xảy ra gian lận. Nghiên cứu của Albrecht cũng đề xuất ba thành phần cấu thành hành vi gian lận, gọi là “Bàn cân gian lận”: Tình huống áp lực, cơ hội, và tính trung thực (Albrecht và cộng sự, 1984) [8]. (Tham khảo Phụ lục 2 – Một số lý thuyết về gian lận) 1.1.3.2. Nghiên cứu của các tổ chức nghề nghiệp Cùng với các nghiên cứu học thuật cố gắng giải thích vì sao gian lận, cơ sở nhận diện gian lận, mô hình hóa gian lận v.v… các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới cũng tiến hành các khảo sát nhằm định lượng thiệt hại do gian lận gây ra, phân loại gian lận nhằm cảnh báo và tìm ra biện pháp ngăn chặn, phát hiện. o COSO (2010) Liên quan đến gian lận tài chính, Ủy ban quốc gia về chống gian lận báo cáo tài chính của Hoa Kỳ (COSO) đã tiến hành các nghiên cứu mang lại các kết quả đáng giá. Năm 1998, COSO xuất bản báo cáo “Landmark Study on Fraud in Financial Reporting”, tiến hành khảo sát 10 năm từ năm 1987 đến năm 1997, với sự tham gia của hơn 200 trường hợp gian lận do SEC điều tra. Tiếp theo, năm 2010, COSO tiếp tục cuộc khảo sát trong giai đoạn từ 1998 – 2007 với 347 báo cáo tài chính gian lận của các công ty niêm yết của Mỹ được phát hành thành ấn phẩm điện tử “Fraudulent Financial Reporting: 1998 – 2007: An Anlysis of U.S. Public Companies” [18]. (Tham khảo Phụ lục 3 – Tóm tắt kết quả nghiên cứu về gian lận của một số tổ chức nghề nghiệp trên thế giới)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 235 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn