intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nhận diện và kế thừa có chọn lọc cho phù hợp với TTCK Việt Nam về các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam; kiểm định mô hình để xác định những nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng gì đến chất lượng BCTC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------- TRẦN THỊ NGUYỆT NGA ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------- TRẦN THỊ NGUYỆT NGA ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn này chưa từng được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tác giả Trần Thị Nguyệt Nga
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 5 1.1. Đề tài nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 5 1.2. Đề tài nghiên cứu trong nước .............................................................................. 7 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM .................................................................. 11 2.1. Báo cáo tài chính ................................................................................................ 11 2.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 11 2.1.1.1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) ............................................................ 11 2.1.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) ....................... 12 2.1.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT).................................................. 12 2.1.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) .......................................... 12 2.1.2. Mục đích ..................................................................................................... 13 2.1.3. Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính .................................................. 13 2.2. Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính........................................................ 13 2.2.1. Thông tin kế toán (TTKT) .......................................................................... 13 2.2.2. Chất lượng thông tin kế toán (CLTTKT).................................................... 15
  5. 2.2.2.1. Theo khuôn mẫu lý thuyết của FASB ................................................... 15 2.2.2.2. Theo khuôn mẫu lý thuyết của IASB .................................................... 17 2.2.2.3. Quan điểm hội tụ IASB – FASB ........................................................... 18 2.2.2.4. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 21) ...................................... 19 2.2.2.5. Theo tiêu chuẩn của CobiT .................................................................... 20 2.2.2.6. Tổng hợp đặc tính chất lượng TTKT từ các quan điểm trên ................. 21 2.3. Lý thuyết nền ...................................................................................................... 21 2.3.1 Lý thuyết chi phí đại diện (Agency theory) ................................................. 22 2.3.2 Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) ........................................................... 23 2.3.3 Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) ..................... 24 2.3.4 Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary cost theory) ...................................... 24 2.4. Các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính .... 25 2.4.1. Quy mô công ty ........................................................................................... 21 2.4.2. Độ tuổi công ty ........................................................................................... 26 2.4.3. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài ............................................................................. 27 2.4.4. Kết cấu vốn nhà nước ................................................................................. 27 2.4.5. Sự tách biệt chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc ....................... 28 2.4.6. Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT ........................................................ 29 2.4.7. Tuổi của Giám đốc điều hành (CEO) ......................................................... 29 2.4.8. Tỷ lệ nữ giới trong ban điều hành ............................................................... 30 2.4.9. Lợi nhuận .................................................................................................... 31 2.4.10. Đòn bẩy tài chính ...................................................................................... 32 2.4.11. Khả năng thanh toán hiện hành ................................................................. 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 35
  6. 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 35 3.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 36 3.3. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 36 3.3.1. Xây dựng thang đo ...................................................................................... 36 3.3.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 37 3.4. Biến đo lường ..................................................................................................... 38 3.4.1. Biến phụ thuộc ............................................................................................ 38 3.4.2. Biến độc lập ................................................................................................ 39 3.4.2.1. Quy mô công ty ..................................................................................... 39 3.4.2.2. Độ tuổi công ty ...................................................................................... 39 3.4.2.3 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài ......................................................................... 39 3.4.2.4. Kết cấu vốn nhà nước ............................................................................ 39 3.4.2.5. Sự tách biệt chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc .................. 40 3.4.2.6. Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT ................................................... 40 3.4.2.7. Tuổi của giám đốc điều hành (CEO) ..................................................... 40 3.4.2.8. Tỷ lệ nữ giới trong ban điều hành.......................................................... 40 3.4.2.9. Lợi nhuận ............................................................................................... 40 3.4.2.10. Đòn bẩy tài chính ................................................................................. 41 3.4.2.11. Khả năng thanh toán hiện hành ........................................................... 41 3.5. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu .............................................................. 42 3.5.1. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 42 3.5.2. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 43 3.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 46
  7. 4.1. Giới thiệu chất lượng BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay ... 46 4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 49 4.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình .............................................................. 49 4.2.2. Phân tích tương quan hệ số Pearson (r) ...................................................... 55 4.2.3. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................. 59 4.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC ................... 61 4.4. Bàn luận .............................................................................................................. 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 68 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 69 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 69 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 70 5.2.1. Đối với Ủy ban chứng khoán nhà nước ...................................................... 70 5.2.2. Đối với Công ty niêm yết ............................................................................ 70 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT: Bảng cân đối kế toán BCTC: Báo cáo tài chính BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BGĐ: Ban giám đốc CBTT: Công bố thông tin CLTTKT: Chất lượng thông tin kế toán CEO: Giám đốc điều hành CTNY: Công ty niêm yết DN: Doanh nghiệp DNNY: Doanh nghiệp niêm yết HĐQT: Hội đồng quản trị NĐT: Nhà đầu tư SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán TMBCTC: Thuyết minh Báo cáo tài chính TTCK: Thị trường chứng khoán TTKT: Thông tin kế toán VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Tóm tắt các biến đo lường sử dụng trong mô hình nghiên cứu ................ 41 Bảng 3.2: Thống kê biến định danh trong mẫu ......................................................... 44 Bảng 4.1: Tỷ lệ CTNY vi phạm về công bố thông tin liên quan đến BCTC ............ 46 Bảng 4.2: Tỷ lệ CTNY chấp hành đầy đủ quy định công bố thông tin ..................... 46 Bảng 4.3: Tỷ lệ công ty chậm nộp BCTC ................................................................. 47 Bảng 4.4: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ............... 49 Bảng 4.5: Phân tích ANOVA .................................................................................... 49 Bảng 4.6: Kết quả phân tích bảng trọng số hồi quy .................................................. 51 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Spearman .................................................................... 53 Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 56 Bảng 4.9: Thống kê mô tả ......................................................................................... 59
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 35 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ................................................. 54 Sơ đồ 4.1: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy ........................................................ 62
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, báo cáo tài chính (BCTC) có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin đối với nhà đầu tư (NĐT), các tổ chức quản lý, điều hành thị trường, là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả và lành mạnh. BCTC còn là một công cụ hữu ích nhất cho việc đánh giá, so sánh giữa các công ty. Nhưng hiện nay các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán vẫn còn có một số bất cập, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng báo cáo tài chính. Theo thống kê của Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2011 có 212/284 doanh nghiệp vi phạm quy định về công bố thông tin trên sàn. Theo thống kê của Vietstock trong năm 2013 chỉ có 29/694 công ty niêm yết (CTNY), tương đương với tỷ lệ 4.18% chấp hành đầy đủ quy định công bố thông tin theo thông tư số 52/2012/BTC. Hầu hết CTNY đã chưa làm tròn nghĩa vụ của mình đối với thị trường chứng khoán (TTCK) nói chung và đặc biệt là cổ đông của họ nói riêng. Năm 2014 Vietstock thống kê và cho thấy chỉ có 42/662 doanh nghiệp niêm yết chiếm tỷ lệ 6.34% đáp ứng yêu cầu tối thiểu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các SGDCK. Vấn đề trễ nộp BCTC thậm chí không nộp báo cáo định kỳ vẫn tiếp diễn trong các năm qua. Theo thống kê của SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 có 182/306 doanh nghiệp (DN) trên sàn chậm nộp, BCTC quý 1/2014 có 48/362 DNNY chậm nộp và đầu năm 2015 SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành rất nhiều công văn nhắc nhở các công ty niêm yết về việc chậm nộp BCTC năm 2014, tình trạng chậm nộp BCTC này cũng xảy ra đối với báo cáo bán niên 2015. Chất lượng thông tin trên BCTC không đáng tin cậy, điều này được thể hiện ở sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau khi kiểm toán. Nhiều CTNY có BCTC tự lập thể hiện kinh doanh có lãi, với những con số biết nói ấn tượng, tuy nhiên sau kiểm toán không ít trường hợp DN có lợi nhuận bốc hơi, thậm chí chuyển
  12. 2 thành lỗ như trường hợp Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) khi công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2014 đã sụt giảm gần 70 tỷ đồng. Hay công ty cổ phần Ntaco (ATM) lỗ 14,4 tỷ đồng thay vì lãi 187 triệu đồng như ban đầu…Ở chiều ngược lại, công ty Cổ phần Than Đèo Nai (TDN) đột ngột lỗ 14,4 tỷ đồng sang lãi hơn 28 tỷ đồng. Việc điều chỉnh lợi nhuận này khiến NĐT bị thiệt hại. Hơn nữa Việt Nam cũng đã chứng kiến rất nhiều vụ bê bối về chất lượng báo cáo tài chính, như vụ bê bối về BCTC của công ty Cổ phần Mía Đường La Ngà, công ty chứng khoán Sacombank, công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt NamVinashin,… làm mất niềm tin của các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Qua phần thực trạng ở trên ta thấy rằng BCTC còn kém chất lượng. Chất lượng thông tin trên BCTC của các CTNY thể hiện ở tính tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ và nhất quán của thông tin theo cách mà người sử dụng có thể tiếp cận một cách thuận lợi. Chất lượng thông tin trên BCTC của các CTNY được nâng cao giúp nhà đầu tư giảm được chi phí trung gian, giảm thiểu rủi ro và đưa ra những quyết định đầu tư chính xác; giúp cho các cơ quan quản lý giám sát thị trường một cách dễ dàng, hiệu quả, hạn chế và ngăn chặn hành vi vi phạm trên TTCK, giúp tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng BCTC là vấn đề được quan tâm không chỉ của các nhà quản lý mà còn của các nhà đầu tư. Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài: “đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận diện và kế thừa có chọn lọc cho phù hợp với TTCK Việt Nam về các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. - Kiểm định mô hình để xác định những nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng gì đến chất lượng BCTC.
  13. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu sẽ trả lời 2 câu hỏi: - Nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các CTNY ở Việt Nam gồm những nhân tố nào? - Các nhân tố đó có mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều với chất lượng báo cáo tài chính? 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài lấy dữ liệu để nghiên cứu là từ những DNNY ở Việt Nam, và loại trừ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán vì những doanh nghiệp này ngoài tuân thủ luật Doanh nghiệp, luật Chứng khoán thì còn phải tuân thủ các luật riêng liên quan đến ngành và chỉ số tài chính của những doanh nghiệp này thường rất lớn, có thể phản ánh không đúng kết quả nghiên cứu. Dữ liệu được lấy từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các công ty niêm yết ở Việt Nam năm 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng: Bằng cách tổng hợp các nghiên cứu trước đây kết hợp với thu thập ý kiến của các chuyên gia, những người làm trong ngành kế toán, kiểm toán, tài chính… tác giả đã rút ra được các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Sau đó tác giả phân tích tài liệu thứ cấp từ BCTC, báo cáo thường niên của các CTNY, tác giả rút ra mô hình nghiên cứu và tiến hành kiểm định với mô hình hồi quy tuyến tính bội để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến chất lượng BCTC của các CTNY ở Việt Nam. Dữ liệu thu thập được phân tích thông qua phần mềm SPSS 20. 6. Đóng góp của đề tài Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam hiện nay chủ yếu tìm hiểu các nhân
  14. 4 tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin; chất lượng công bố thông tin (CBTT) của DN trên TTCK; xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các CTNY ở Việt Nam…chưa có nghiên cứu cụ thể nào đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các CTNY tại Việt Nam. Do vậy đóng góp mới của luận văn là: đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các CTNY tại Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của CTNY, đồng thời giúp các nhà đầu tư Việt Nam có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu thì luận văn gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các CTNY ở Việt Nam - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận - Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  15. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Mục đích chính của nghiên cứu này là kiểm định các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các CTNY ở Việt Nam, giúp cho các CTNY nâng cao được chất lượng BCTC, phục vụ tốt cho các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC, đồng thời giúp cho các NĐT có cơ sở để đánh giá chất lượng BCTC từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Để có đầy đủ cơ sở khoa học cho việc xác định vấn đề nghiên cứu thì tổng kết lý thuyết nói chung và tổng kết các nghiên cứu có liên quan nói riêng là khâu đầu tiên cần thực hiện. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu nước ngoài cũng như ở Việt Nam nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC hoặc chất lượng thông tin kế toán trên BCTC ở các CTNY trên TTCK. Tác giả xin trình được bày tóm tắt các đề tài nghiên cứu liên quan. 1.1. Đề tài nghiên cứu nước ngoài Luciana Holtz (2010): “Effects of Board of Directors’Characteristics on the quality of accounting information in Brazil”: Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT là tỷ lệ thành viên độc lập trong Ban Giám đốc, quyền kiêm nhiệm chức chủ tịch HĐQT và Giám đốc, quy mô Ban giám đốc…Mẫu thu thập gồm 207 công ty niêm yết ở Brazil từ giai đoạn 2008 - 2011. Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội và phân tích thống kê. Kết quả là có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thành viên độc lập với mức độ CBTT; thông tin lợi nhuận sẽ ít hơn ở công ty có sự kiêm nhiêm Chủ tịch HĐQT và Giám đốc; quy mô Ban giám đốc nhỏ có ảnh hưởng tích cực, quy mô Ban giám đốc lớn có ảnh hưởng tiêu cực đến thông tin lợi nhuận. Céline Michailesco, Université de Paris (2010): “The determinants of the quality of accounting information disclosed by French listed companies”: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán gồm: Lợi nhuận, cấu trúc sở hữu, đòn bẩy tài chính, tình trạng niêm yết. Bài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, mẫu nghiên cứu là 100 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại giai đoạn 1991 – 1995. Kết quả cho thấy nhân tố tình trạng niêm yết
  16. 6 ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, đòn bẩy tài chính chỉ ảnh hưởng trong năm 1995, các nhân tố khác không ảnh hưởng. Nesrine Klai and Abdelwahed Omri (2011): “Corporate Governance and Financial Reporting Quality: The Case of Tunisian Firms”: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính gồm ban giám đốc (tỷ lệ giám đốc bên ngoài, quy mô ban giám đốc, tách biệt chức danh giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT), uy tín của kiểm toán viên, cơ cấu sở hữu. Mẫu nghiên cứu gồm 22 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn chứng khoán Tunisian trong giai đoạn 1997- 2007. Bài sử dụng 2 mô hình hồi quy để kiểm định 4 giả thuyết. Kết quả cho thấy rằng các công ty Tunisian được đặc trưng bởi sự thiếu tính độc lập của ban giám đốc và mức độ cao của quyền sở hữu. Các cơ chế quản trị được thể hiện chủ yếu bằng sức mạnh của người nước ngoài, các gia đình, các cổ đông, các tổ chức đầu tư và Nhà nước. Jouini Fathi, (2013): “The Determinants of the Quality of Financial Information Disclosed by French Listed Companies”. Các nhân tố nghiên cứu: đặc điểm của HĐQT, cấu trúc sở hữu, hệ thống kiểm soát của các CTNY, loại công ty kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Bài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính bội, ma trận hệ số tương quan, chỉ số độ phù hợp của mô hình, chỉ số VIF hiện tượng đa cộng tuyến, phân tích phương sai ANOVA. Mẫu nghiên cứu là 101 CTNY ở Pháp giai đoạn 2004 - 2008. CLTTKT được ước tính theo 78 mục của chỉ số công bố. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tác động tích cực giữa CLTTKT trên BCTC của CTNY ở Pháp với các nhân tố: Quy mô của HĐQT, tỷ lệ tham dự của các thành viên tại các cuộc họp HĐQT, loại công ty kiểm toán, tình trạng niêm yết. Khale aljfri (2014): “The association between firm characteristics and corporate financial disclosures: evidence from UAE companies”. Tác giả nghiên cứu các nhân tố: Loại hình hoạt động, ROE, Tính thanh khoản, Quy mô DN, Tỷ lệ sở hữu nước ngoài, Thành phần Ban giám đốc, Ủy ban kiểm toán ảnh hưởng đến xu
  17. 7 hướng CBTT. Mẫu nghiên cứu là 153 DN (cả niêm yết và không niêm yết). Sử dụng phương pháp hồi quy OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tính thanh khoản, ROE, Loại hình hoạt động không ảnh hưởng đến mức CBTT; quy mô công ty có mối quan hệ ngược chiều không đáng kể; tỷ lệ sở hữu nước ngoài và thành phần Ban giám đốc có mối quan hệ cùng chiều với mức độ CBTT. Sartawi et al. (2014): “Board Composition, Firm Characteristics, and Voluntary Disclosure: The Case of Jordanian Firms Listed on the Amman Stock Exchange”. Nghiên cứu các nhân tố: quy mô của HĐQT, tỷ lệ Giám đốc không điều hành, quyền kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và Giám đốc, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tuổi Giám đốc, giới tính giám đốc, tỷ lệ vốn của các thành viên BGĐ. Mẫu nghiên cứu gồm 277 DNNY, sau khi loại trừ còn 103 doanh nghiệp. Dữ liệu được lấy từ báo cáo thường niên của 103 DNNY trên sàn Amman, với điều kiện là các doanh nghiệp phải có ít nhất 5 năm hoạt động, loại trừ các công ty mới hợp nhất hoặc phá sản, ngân hàng cũng bị loại ra. Phương pháp sử dụng được lựa chọn là hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nhân tố có mối quan hệ cùng chiều với việc tự nguyện CBTT là quy mô HĐQT, tuổi Giám đốc, giới tính Giám đốc và nhóm nhân tố có quan hệ ngược chiều là quyền kiêm nhiệm, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ vốn của các thành viên Ban giám đốc (BGĐ). 1.2. Đề tài nghiên cứu trong nước Trần Thị Thanh Hải, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường (2013): “giải pháp nâng cao chất lượng BCTC cho DN nhỏ và vừa ở VN”. Đề tài sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan, phương pháp khảo sát thông qua sử dụng bảng câu hỏi, phương pháp phân tích để xây dựng các quan điểm và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng BCTC của DN nhỏ và vừa ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu nhận diện được các nhân tố: công tác tổ chức quản lý, người làm công tác kế toán, khung pháp lý về kế toán, đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin. Phan Minh Nguyệt, luận văn thạc sỹ Đại học Kinh tế TPHCM (2014): “Xác
  18. 8 định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở VN”. Đề tài kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT là: Nhà quản trị công ty, lợi ích và chi phí, lập và trình bày BCTC, trình độ nhân viên kế toán, thuế, mục tiêu lập BCTC, rủi ro kiểm toán. Bài sử dụng phương pháp định tính, kết hợp định lượng thông qua khảo sát 200 đối tượng làm việc ở nhiều ngành nghề và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để chạy mô hình hồi quy tuyến tính bội, kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronback Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC: Nhân tố rủi ro kiểm toán, nhà quản trị công ty, việc lập và trình bày BCTC, chi phí và lợi ích, thuế. Cao Nguyễn Lệ Thư, luận văn thạc sỹ Đại học Kinh tế TPHCM (2014): “Đánh giá các nhân tố bên trong DN tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết ở SGDCK TPHCM”. Đề tài sử dụng phương pháp định tính: Mã hóa các biến định danh, tính chỉ số CLTTKT thông qua chỉ số công bố thông tin bằng bản thuyết minh gồm 78 khoản mục và phương pháp định lượng: thu thập dữ liệu từ BCTC của 119 CTNY, chạy phần mềm SPSS 16.0, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Đề tài kiểm định các nhân tố bên trong gồm quy mô DN, thời gian hoạt động của DN, cấu trúc vốn của nhà nước, tách biệt chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành, quy mô HĐQT, sự tồn tại của Ban kiểm soát, khả năng sinh lời, đòn bầy tài chính, khả năng thanh toán hiện hành, tỷ lệ tài sản cố định. Kết quả nghiên đưa ra được 3 nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC là quy mô DN, tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành, cấu trúc vốn của Nhà nước. Phan Quốc Quỳnh Như, luận văn thạc sỹ Đại học Kinh tế TPHCM (2015): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết Việt Nam”. Đề tài sử dụng phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích từ các tài liệu thứ cấp và phương pháp định lượng. Bài nghiên cứu các nhân tố: Độ tuổi công ty, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty kiểm toán, thành viên HĐQT độc lập, số lượng thành viên HĐQT ảnh hưởng đến mức độ công bố
  19. 9 thông tin bắt buộc và các nhân tố: độ tuổi công ty, quy mô công ty, mức độ phức tạp trong cấu trúc công ty, lợi nhuận, quy mô công ty kiểm toán, thành viên HĐQT độc lập ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện và mức độ công bố thông tin bắt buộc ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Mẫu nghiên cứu gồm 133 công ty niêm yết phi tài chính, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội, với 2 mô hình, hỗ trợ bởi phần mềm SPSS 20. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô công ty, độ tuổi công ty, thành viên HĐQT độc lập ảnh hưởng tới mức độ CBTT bắt buộc và kết quả cũng cho thấy quy mô công ty, độ tuổi công ty, mức độ phức tạp trong cấu trúc công ty, mức độ công bố thông tin bắt buộc ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện.
  20. 10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua việc tìm hiểu sơ bộ các nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy khe hổng trong các nghiên cứu trước: Thứ nhất là trong luận văn thạc sỹ của Cao Nguyễn Lệ Thư năm 2014 đã đánh giá các nhân tố bên trong DN tác động đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các DNNY cụ thể tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, chưa nghiên cứu tổng quát cho DNNY ở Việt Nam. Thứ hai là ở đề tài của Phan Minh Nguyệt, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các DNNY ở Việt Nam thì các yếu tố tác động đến CLTTKT chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ, chưa phân ra được đâu là nhân tố bên trong, đâu là nhân tố bên ngoài. Chính vì hai lý do trên mà tác giả đã chọn đề tài này làm để tài nghiên cứu của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2