intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đường cong J song phương giữa Việt Nam và mười đối tác thương mại lớn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định phản ứng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của việc giảm giá đồng VND lên cán cân thương mại song phương với mười đối tác thương mại lớn theo hiệu ứng đường cong chữ J. Theo đó, cần thực hiện kiểm định cán cân thương mại song phương của Việt Nam và mười đối tác theo điều kiện MarshallLerner và định nghĩa mở rộng của Rose và Yellen.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đường cong J song phương giữa Việt Nam và mười đối tác thương mại lớn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------    ---------- TRƯƠNG THỊ NGÂN ĐƯỜNG CONG J SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VÀ MƯỜI ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI LỚN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------    ---------- TRƯƠNG THỊ NGÂN ĐƯỜNG CONG CHỮ J SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VÀ MƯỜI ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI LỚN Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Thơ. Các trích dẫn trong luận văn đều được dẫn nguồn trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nguồn số liệu và kết quả thực nghiệm được thực hiện trung thực và chính xác. Tác giả Trương Thị Ngân
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị TÓM TẮT ……………………………………………..…………………… 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU………………………… …………………… 2 1.1 Lý do và tính cấp thiết của đề tài ……..……………………… 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......………………………….……………… 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .……………………………… 3 1.4 Kết cấu của luận văn …………………….……………………… 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY.…… 5 2.1 Hiệu ứng đường cong J………………………………..…………. 6 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về đường cong J ……….…. 6 2.2.1 Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp ……… 7 2.2.2 Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thương mại song phương ….. 10 Kết luận chương 2 ……………………………………………………….. 13 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………. 14 3.1 Mô hình nghiên cứu ……………………………………………. 14 3.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị……………………………………... 14 3.1.2 Mô hình phân bố trễ tự hồi quy ARDL của Perasan, Shin và Smith ……………………………….………………………… 14 3.2 Mô hình nghiên cứu………………………………….................... 15 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ……………………………………………... 19 3.4 Phương pháp kiểm định ………………………………………... 31
  5. 3.4.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu………………………. 31 3.4.2 Kiểm định tính ổn định cấu trúc của mô hình cán cân thương mại song phương ……………………….………………………… 31 3.4.3 Kiểm định đồng liên kết của mô hình cán cân thương mại song phương…………….…………………………………….. 31 3.4.4 Kiểm định trạng thái ngắn hạn của mô hình cán cân thương mại song phương …….……………………….………………………… 31 3.4.5 Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn của mô hình cán cân thương mại song phương ………………….………………………… 32 Kết luận chương 3 ……………………………………………………….. 33 CHƯƠNG 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……..…….. 34 4.1 Nội dung và kết quả nghiên cứu thực nghiệm……………………. 34 4.1.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu……………………….. 34 4.1.2 Kiểm định tính ổn định cấu trúc của mô hình cán cân thương mại song phương ……………………………………………………... 35 4.1.3 Kiểm định đồng liên kết của mô hình cán cân thương mại song phương …………………………….………………………… 39 4.1.4 Kiểm định trạng thái ngắn hạn của mô hình cán cân thương mại song phương ……..……………………….………………………… 40 4.1.5 Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn của mô hình cán cân thương mại song phương ………………….………………………… 43 4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm mô hình thương mại song phương của Việt Nam và mười đối tác ………………….……………. 45 Kết luận chương 4 ……………………………………………………….. 47 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ………………………………….……..…….. 48 5.1 Các kết quả nghiên cứu chính ………………………………….. 48 5.2 Thảo luận và gợi ý chính sách nhằm cải thiện cán cân thương mại ……………………………………………….. 48 5.2.1 Nguyên nhân của thâm hụt cán cân thương mại ……………... 48
  6. 5.2.2 Đánh giá tác động của việc điều chỉnh tỷ giá ………………. 50 5.2.3 Xác lập tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ ……………...……………. 51 5.2.4 Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt ……………………….. 51 5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ………… ... 52 5.3.1 Hạn chế của luận văn ………………………………………… 52 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai …………………………… 52 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 Cán cân thương mại Phụ lục 2 Tỷ giá hối đoái thực song phương Phụ lục 3 Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái Việt Nam Phụ lục 4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Phụ lục 5 Bảng tra giá trị tới hạn theo thống kê t
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, Tiếng Anh Tiếng Việt chữ viết tắt ARDL Autoregressive Distributed Lag Mô hình phân bố trễ tự hồi quy AU Australia Nước Úc AUD Australia Dollar Đồng dollar Úc CN China Nước Trung Quốc CNY Chinese Yuan Đồng nhân dân tệ Trung Quốc CUSUM Cumulative Sum Kiểm định Cumulative Sum CUSUMQ Cumulative Sum of Squares Kiểm định Cumulative Sum Squares DOTS Direction of Trade Statistics Nguồn dữ liệu thương mại của IMF GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GER Germany Nước Đức IFS International Financial Statistics Nguồn dữ liệu tài chính quốc tế của IMF IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế JP Japan Nước Nhật JPY Japan Yen Đồng Yên Nhật KR Korea Hàn Quốc KRW Korean Won Đồng Won Hàn Quốc HO Hồng Kông Đặc khu Hồng Kông NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại MA Malaysia Nước Malaysia OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất REX Real Exchange Rate Tỷ giá hối đoái thực SG Singapore Nước Singapore TB Trade Balance Cán cân thương mại TH Thailand Nước Thái Lan THB Thailand Baht Đồng Baht Thái Lan US United State of America Nước Mỹ USD United State Dollar Đồng dollar Mỹ VN Vietnam Nước Việt Nam VND Đồng Việt Nam Y Gross Domestic Product Sản lượng quốc gia I(0) Chuỗi thời gian dừng ở bậc 0 I(1) Chuỗi thời gian dừng ở sai phân bậc 1
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với mười đối tác thương mại lớn giai đoạn 1990 – 2013 17 Bảng 3.2 Logarithm Cán cân thương mại song phương Việt Nam và 10 đối tác thương mại lớn 20 Bảng 3.3 Logarithm Chỉ số tăng trưởng GDP Việt Nam và 10 đối tác thương mại lớn 24 Bảng 3.4 Logarithm Tỷ giá hối đoái thực song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại lớn 28 Bảng 4.1 Giá trị p-value cho từng kiểm định tính dừng của tất cả các chuỗi dữ liệu 34 Bảng 4.2 Kết quả bậc độ trễ tối ưu của mô hình cán cân thương mại song phương 40 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hệ số tỷ giá hối đoái ở trạng thái ngắn hạn 42 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định hệ số quan hệ dài hạn của mô hình 44 Bảng PL1.1 Các đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (Giai đoạn 1990 – 2013) Bảng PL1.2 Các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (Giai đoạn 1990 – 2013) Bảng PL1.3 Tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam(Giai đoạn 1990 – 2013) Bảng PL3.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Việt Nam và mười đối tác thương mại lớn (Giai đoạn 1990 – 2013) Bảng PL3.2 Tỷ giá hối đoái chéo (Giai đoạn 1990 – 2013) Bảng PL3.3 Tỷ giá hối đoái thực song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại lớn theo năm gốc 2005 (Giai đoạn 1990 – 2013)
  9. Bảng PL5.1 Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian (1989 – 2009) Bảng PL5.2 Biên độ tỷ giá qua các giai đoạn
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Mô tả độ trễ thời gian của đường cong chữ J theo Krugman 6 Đồ thị 3.1 Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam 18 Đồ thị 3.2 Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam 18 Đồ thị 4.1 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Úc 36 Đồ thị 4.2 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Trung Quốc 36 Đồ thị 4.3 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Nhật Bản 36 Đồ thị 4.4 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Hàn Quốc 37 Đồ thị 4.5 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Singapore 37 Đồ thị 4.6 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Thái Lan 37 Đồ thị 4.7 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Mỹ 38 Đồ thị 4.8 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Đức 38 Đồ thị 4.9 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Malaysia 38 Đồ thị 4.10 Kết quả kiểm định tính ổn định cấu trúc Việt Nam – Hồng Kông 39 Đồ thị PL1.5 Cán cân thương mại Việt Nam (Giai đoạn 1990 - 2013)
  11. 1 TÓM TẮT Luận văn thực hiện nghiên cứu mô hình cán cân thương mại song phương của Việt Nam với mười đối tác thương mại lớn có tổng tỷ trọng thương mại chiếm hơn 60% tổng giá trị thương mại Việt Nam với thế giới. Đó là các quốc gia Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Đức, Malaysia và Hồng Kông nhằm kiểm định hiệu ứng đường cong J. Bằng cách sử dụng mô hình phân bố trễ tự hồi quy ARDL của Pesaran, Shin và Smith, tác giả phân tích tác động của việc giảm giá đồng nội tệ lên cán cân thương mại song phương trong ngắn hạn và trong dài hạn (khoảng thời gian 24 năm từ 1990 đến năm 2013. Qua phân tích thực nghiệm tác giả tìm thấy hiệu ứng đường cong J được xác nhận trong trường hợp cán cân thương mại Việt Nam – Úc.
  12. 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do và tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện rõ trong kinh tế đối ngoại với chính sách mở cửa, hợp tác và hội nhập với các nền kinh tế khác trên thế giới. Giống như hầu hết các nền kinh tế chuyển đổi, việc tự do hóa thương mại quốc tế thường làm cho thâm hụt cán cân thương mại tăng lên, điều thấy rõ nhất là nền kinh tế Việt Nam trải qua thâm hụt cán cân thương mại lớn và dai dẳng trong thời gian hơn hai thập kỷ từ khi bắt đầu đổi mới đến nay. Tình trạng cán cân thương mại nghiêng về nhập siêu với quy mô ngày càng tăng và kéo dài sẽ gây áp lực không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế cụ thể là khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Một giải pháp cho vấn đề nhập siêu, trong thời gian qua Việt Nam liên tục điều chỉnh tỷ giá VND/USD nhằm tạo sự ổn định trong kinh tế vĩ mô thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, giảm tình trạng nhập siêu, từ đó giúp cân bằng cán cân thương mại. Tuy nhiên hiệu quả của giải pháp này lên cán cân thương mại cần thông qua đo lường thực tế ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam theo hiệu ứng đường cong J trong mối quan hệ song phương với mười đối tác lớn. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này. Liên quan đến hiệu quả của việc giảm giá đồng VND trong cải thiện cán cân thương mại một số cho rằng Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan trong điều hành chính sách tiền tệ để giảm thâm hụt cán cân thương mại (năm 1997 Thái Lan phá giá đồng Baht liền chuyển từ thâm hụt sang thặng dư thương mại 1%, sang năm 1998 thặng dư thương mại lên đến 14,5% GDP.). Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng điều chỉnh tỷ giá không cải thiện được căn bản tình trạng nhập siêu của nền kinh tế, thêm vào đó có thể phải trả giá đắt trong kiểm soát tình hình vĩ mô. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá tác động ngắn hạn và
  13. 3 dài han của việc giảm giá đồng VND lên cán cân thương mại song phương là cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đi vào giải quyết câu hỏi nghiên cứu: “Có xảy ra hiệu ứng đường cong J trong cán cân thương mại song phương của Việt Nam với mười đối tác thương mại gồm: Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Úc, Malaysia, Đức, Hồng Kông hay không?” Như đã trình bày ở phần trên việc đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD đến việc cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam bằng phân tích thực nghiệm là cần thiết. Do đó mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định phản ứng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của việc giảm giá đồng VND lên cán cân thương mại song phương với mười đối tác thương mại lớn theo hiệu ứng đường cong chữ J. Theo đó, cần thực hiện kiểm định cán cân thương mại song phương của Việt Nam và mười đối tác theo điều kiện Marshall- Lerner và định nghĩa mở rộng của Rose và Yellen. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa việc thay đổi tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại song phương của Việt Nam và mười đối tác thương mại (Úc, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Đức, Malaysia và Hồng Kông). Đối tượng nghiên cứu: - Cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và mười đối tác trên. - Chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam và mười đối tác trên. - Chỉ số tỷ giá hối đoái thực song phương giữa Việt Nam và mười đối tác trên. Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu trong thời gian 24 năm từ 1990- 2013. 1.4 Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 5 chương Chương I Giới thiệu
  14. 4 Tổng quan các nội dung chính của luận văn và các vấn đề nghiên cứu. Lý do chọn đề tài Chương II Tổng quan các nghiên cứu trước đây Lý thuyết hiệu ứng đường cong J. Các nghiên cứu trước đây về hiệu ứng đường cong J Chương III Phương pháp nghiên cứu Mô hình nghiên cứu. Phương pháp kiểm định mô hình. Chương IV Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương V Kết luận Khái quát các kết quả nghiên cứu chính. Nêu lên đề xuất trong công tác điều hành chính sách tỷ giá và cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam. Hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu mới.
  15. 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Hiệu ứng đường cong J Theo hiệu ứng đường cong J khi xảy ra sự giảm giá trị đồng nội tệ của một quốc gia thì ban đầu cán cân thương mại của quốc gia đó sẽ giảm giá trị và tăng lên trong thời gian tiếp theo. Nền tảng của lý thuyết này là “Điều kiện Marshall- Lerner”của hai nhà kinh tế Alfred Marshall và Abba Lerner, theo như điều kiện này để việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán thì giá trị tuyệt đối tổng hệ số co giãn theo giá của xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1. Việc giảm giá đồng nội tệ không làm cải thiện cán cân thương mại tức thời do nhiều nguyên nhân gây ra, theo Krugman, khi thay đổi tỷ giá hối đoái xảy ra hai hiệu ứng: - Hiệu ứng giá cả (the price effect): khi giảm giá đồng nội tệ, giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn tương đối khi tính bằng đồng ngoại tệ, và giá hàng nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ sẽ đắt hơn tương đối. - Hiệu ứng số lượng (the volume effect): khi giảm giá đồng nội tệ, giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn tương đối làm tăng nhu cầu của người nước ngoài với hàng hóa trong nước và ngược lại nhu cầu hàng hóa nước ngoài của dân chúng trong nước giảm, làm giảm số lượng hàng hóa nhập khẩu. Trên thực tế, do tính cứng nhắc của giá cả và tiền lương, số lượng hàng nhập khẩu và xuất khẩu có thể vẫn chưa thay đổi ngay trong ngắn hạn vì các hợp đồng xuất nhập khẩu đã được ký kết nhiều tháng trước đó theo mức tỷ giá cũ và không thể hủy bỏ được, các nhà xuất khẩu cũng chưa huy động đủ nguồn lực như con người, nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu,… để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng cũng không dễ thay đổi, dân chúng trong nước chưa sẵn sàng sử dụng hàng hóa thay thế. Do đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng mà số lượng hàng nhập khẩu cũng chưa
  16. 6 giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả chiếm ưu thế hơn hiệu ứng số lượng, làm cho cán cân thương mại lúc ban đầu sẽ bị thâm hụt. Trong dài hạn, những hợp đồng xuất khẩu mới đã được ký kết theo tỷ giá mới, các doanh nghiệp cũng huy động đủ nguồn lực để tăng số lượng sản xuất, bên cạnh đó, người dân chúng trong nước cũng đã bắt đầu thích nghi với hàng thay thế hàng nhập khẩu và lực chọn hàng hóa có giá thấp hơn. Do vậy lúc này, số lượng xuất khẩu sẽ tăng lên và số lượng nhập khẩu giảm xuống. Như vậy, trong dài hạn, hiệu ứng số lượng chiếm ưu thế hơn hiệu ứng giá cả và cán cân thương mại bắt đầu được cải thiện. Hình 2.1 Mô tả độ trễ thời gian của đường cong chữ J theo Krugman (Nguồn: Krugman, Obstfeld and Melitz, 2010. International Economics_Theory and Policy. Page 448) Rose và Yellen (1989) đưa ra định nghĩa mở rộng về hiệu ứng đường cong J như sau: (1) Có hiệu ứng đổi dấu từ âm sang dương khi phân tích trạng thái ngắn hạn hoặc (2) có hiệu ứng dương khi phân tích dài hạn và đồng thời hệ số mô phỏng ngắn hạn âm có ý nghĩa hay hệ số ngắn hạn không có ý nghĩa. 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về hiệu ứng đường cong J Trước đây, đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu khác nhau nhằm kiểm chứng hiệu ứng đường cong J. Có thể chia thành 2 nhóm nghiên cứu:
  17. 7 (1) Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp. (2) Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thương mại song phương. 2.2.1 Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp Nghiên cứu đầu tiên về hiệu ứng này có thể nói đến trường hợp cán cân thương mại của Mỹ được Margee thực hiện năm 1973, nhằm giải thích cho hiện tượng cán cân thương mại của Mỹ sụt giảm khi chính phủ Mỹ quyết định phá giá đồng USD, Margee đã giải thích cho hiện tượng này trong bài viết “Currency contracts, pass through and devaluation”, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thống kê theo tháng cho khoảng thời gian 1969 – 1973. Ba trường hợp được đưa ra phân tích: (1) các hợp đồng ký trước khi phá giá tiền tệ; (2) các hợp đồng ký sau khi phá giá tiền tệ, giai đoạn xảy ra hiện tượng truyền dẫn; và (3) sự điều chỉnh số lượng. Theo như Margee: đầu tiên, những hợp đồng đã ký trước đóng vai trò chi phối cán cân tài khoản vãng lai. Theo thời gian, những hợp đồng ký sau khi phá giá bắt đầu chiếm ưu thế, trong khoảng thời gian ngắn xảy ra hiện tượng truyền dẫn này, cán cân thương mại có thể tăng lên, nhưng vẫn chưa thay đổi ngay tức khắc do hiệu ứng giá cả vẫn chiếm ưu thế hơn hiệu ứng số lượng. Kết luận của tác giả là có thể có hay không có hiệu ứng đường cong J, nhưng trong dài hạn, sự phá giá tiền tệ có triển vọng tác động đến cán cân thương mại. Để bổ sung cho nghiên cứu của Margee, cũng vào năm 1973, Junz và Rhomberg thực hiện bài nghiên cứu “Price competitiveness in export trade among industrial”, sử dụng dữ liệu theo năm trong khoảng thời gian 1953 – 1969 của 13 quốc gia công nghiệp (Áo, Bỉ-Luxemburg, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh-Mỹ) và mô hình OLS. Kết luận rằng: thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đến cán cân thương mại quốc gia cần một khoảng độ trễ 5 năm. Sau đó sáu năm, Miles (1979) có nghiên cứu “The effects of devaluation on the trade balance and the balance of payments: some new results” theo phương pháp kết hợp số liệu chéo chuỗi thời gian và không gian,trong khoảng thời gian từ 1956 – 1972 cho 15 quốc gia (Costa Rica, Đan Mạch, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Guyana,
  18. 8 Iceland, Ireland, Israel, NewZealand, Philippines, Tây Ban Nha, Sri Lanka và Anh). Tác giả rút ra rằng sự phá giá cải thiện được cán cân thanh toán nhưng không cải thiện được cán cân thương mại, vì vậy không xác nhận đường cong chữ J. Vào năm 1985, nghiên cứu “The effects of the devaluation on the trade balance: a critical view and reexamination of Miles’s” của Himarios được tiến hành cho 10 nước (Costa Rica, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Iceland, Israel, Philippines, Tây Ban Nha, Sri Lanka và Anh). Bằng phương pháp sử dụng chuỗi thời gian theo dữ liệu năm từ 1956 – 1972 và hồi quy OLS tác giả thấy sự phá giá cải thiện được cán cân thương mại xảy ra ở 9 trên 10 trường hợp. Các nghiên cứu của Bahmani-Oskooee: Mohsen Bahmani-Oskooee là một Giáo sư thuộc khoa Kinh tế và Trung tâm nghiên cứu Kinh tế Quốc tế trường Đại học Wisconsin-Milwaukee, Hoa kỳ. Ông đã đóng góp rất nhiều nghiên cứu về đề tài hiệu ứng đường cong J. Kể từ bài viết đầu tiên năm 1985, Bahmani-Oskooee đã kết hợp với các nhà kinh tế học khác tiến hành hàng chục nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng đường cong J ở các quốc gia khác nhau, cụ thể: Bahmani-Oskooee (1985, 1989a) nghiên cứu “Devaluation and the J- curve: some evidence from LCDs”, sử dụng dữ liệu thống kê theo quý trong khoảng thời gian 1973 – 1980 của 4 quốc gia: Hy Lạp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, áp dụng mô hình chuỗi thời gian và cấu trúc độ trễ Almon. Tác giả tìm thấy bằng chứng hiệu ứng đường cong J ngược trong trường hợp Hy Lạp, Ấn Độ và Hàn Quốc. Và đặc biệt trong dài hạn chỉ có Thái Lan là có tác động. Năm 1992 Mohsen Bahmani-Oskooee cùng với Malixi thực hiện nghiên cứu “More evidence on the J-curve from LCDs”, tác giả sử dụng dữ liệu quý trong khoảng 1973 – 1985 của 13 quốc gia: Brazil, Cộng hòa Dominican, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mexico, Pakistan, Peru, Phillipnes, Portugal, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Mô hình được sử dụng ở nghiên cứu này là mô hình chuỗi thời gian và cấu trúc độ trễ Almon. Kết quả thực nghiệm là tìm thấy hiệu ứng đường cong J trong trường hợp Brazil, Hy Lạp, Hàn Quốc, Ấn Độ. Kết luận của tác giả: ảnh hưởng
  19. 9 trong ngắn hạn có thể có dạng chữ N, chữ M, chữ J, nhưng khi xét về dài hạn hiệu ứng đường cong J xảy ra ở hầu hết các trường hợp. Đến năm 1994 ông cùng Alse sử dụng dữ liệu theo quý trong khoảng thời gian 1971 – 1990 của 19 nước phát triển (DCs: Úc, Áo, Bỉ, Cananda, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Nhật, Netherlands, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ) và 22 nước ít phát triển (LDCs: Argentina, Brazil, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Ai cập, Ethiopia, Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Pakistan, Phillipines, Portugal, Singapore, Nam Phi, Sri Lanca, Thái lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ) để thực hiện nghiên cứu “Short-run vesus long-run effects of devaluation: error correstion modeling and cointegration”. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật đồng liên kết của Engle và Granger tìm thấy ảnh hưởng trong dài hạn của việc phá giá đến cán cân thương mại trong trường hợp Costa Rica, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời có bằng chứng về hiệu ứng đường cong J trong trường hợp Costa Rica, Ireland, Netherlands và Thổ Nhĩ Kỳ. Một nghiên cứu có kết quả trong dài hạn phù hợp với nghiên cứu của Bahmani – Oskooee (1989a) là “The effectiveness of devaluation: A general equilibrium assessment with reference to Greece” do Brissimis và Leventankis thực hiện năm 1989 cho trường hợp Hy Lạp với dữ liệu quý từ 1975 – 1984 và kết quả là tìm thấy đường cong J cho trường hợp Hy Lạp. Năm 1988 có 2 nghiên cứu cho trường hợp Mỹ do Rosenweig và Koch (The US dollar and the Delayed J – curve) sử dụng dữ liệu theo tháng từ 1973 – 1986 theo phương pháp kiểm định nhân quả Granger, trong nghiên cứu này, tác giả đã giới thiệu khái niệm “Đường cong J chậm”. Nghiên cứu thứ hai là “Exchange rates, adjustment, and the J – curve”, trong đó Meade sử dụng dữ liệu theo quý từ 1968 – 1984 theo phương pháp mô hình Board Staff của tài khoản vãng lai Mỹ, tuy nhiên kết quả không xác nhận sự mô phỏng cũng như không có bằng chứng về “đường cong J chậm”. Cũng trong năm này Flemingham thực hiện nghiên cứu “Where is the Australian J – curve?” cho nước Úc lấy dữ liệu theo quý từ 1974 –
  20. 10 1985 sử dụng mô hình độ trễ phân bố không giới hạn, kết quả thu được giống với nghiên cứu của Meade không tìm thấy hiệu ứng đường cong J. Tuy nhiên trong suốt chế độ tỷ giá cố định trước năm 1974 có một vài chỉ báo về “đường cong J chậm”. Năm 1989, Wassink và Carbaugh tìm ra bằng chứng Pass – through hoàn hảo dẫn đến một “đường cong J chậm” của Mỹ trong nghiên cứu “Dollar-Yen Exchange rate effects on trade” giai đoạn 1978 – 1988. Cũng trong năm này, Moffett thực hiện nghiên cứu “The J – curve revisited: an empirical examination for the United States” sử dụng dữ liệu quý từ 1967 – 1987 và đã tìm thấy hiệu ứng đường cong J cho trường hợp Mỹ. Noland cũng tìm thấy hiệu ứng đường cong J cho trường hợp Nhật với dữ liệu quý cho giai đoạn 1970 – 1985 trong nghiên cứu “Japanese trade elasticities and the J – curve” (1989). Năm 1990, Karadeloglou trong nghiên cứu “On the existence of an inverse J – curve” sử dụng phương pháp mô hình kinh tế lượng vĩ mô (MYKL) cho nền kinh tế Hy Lạp trong giai đoạn 1974 – 1983 đã tìm thấy hiệu ứng đường cong J “ngược”. 2.2.2 Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thương mại song phương Xét cùng một thời điểm cụ thể, cán cân thương mại của một quốc gia có thể được cải thiện với đối tác này đồng thời bị thâm hụt với một đối tác khác. Nếu chúng ta sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp các tác động này có thể bị triệt tiêu, do đó thời gian gần đây thường sử dụng các dữ liệu thương mại song phương để nghiên cứu. Trong bài viết “Is there a J-curve” của Rose và Yellen năm 1989, sử dụng dữ liệu thương mại song phương theo quý trong khoảng thời gian 1960 – 1985 của Mỹ với 6 quốc gia: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh. Tác giả không tìm thấy bằng chứng hiệu ứng đường cong J trong tất cả trường hợp và đi đến kết luận: “Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại không đạt mức ý nghĩa trong bất kỳ độ trễ nào”. Tuy nhiên tác giả đã đưa ra định nghĩa mở rộng về hiệu ứng đường cong J như sau: Có hiệu ứng đổi dấu từ âm sang dương khi phân tích trạng thái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2