intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá phân tích thực trạng của hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- HUỲNH THỊ HOÀNG HIỆP GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 12 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- HUỲNH THỊ HOÀNG HIỆP GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Thị Hồng Long An, tháng 12 năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào khác và cũng chưa được trình bày hay công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Các số liệu trong luận văn được thu thập có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và được ghi chú rõ ràng. Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của TS. Đoàn Thị Hồng đã hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài luận văn này. Học viên thực hiện luận văn Huỳnh Thị Hoàng Hiệp
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ quý thầy cô, các bạn học cũng như đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn tất luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Đoàn Thị Hồng đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian và năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Hoàng Hiệp
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nhiều hoạt động kinh tế dần xóa bỏ đi những rào cản về địa lý, không gian, thời gian và mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế to lớn. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều hoạt động phi pháp, luồn lách qua những kẽ hở về mặt luật pháp để hợp pháp hóa những hành vi, những nguồn tài sản, nguồn tiền không minh bạch, từ nhiều nguồn gốc khác nhau mà có. Rửa tiền cũng nằm trong số đó. Hiện nay, tội phạm rửa tiền được nhận định không chỉ là vấn đề của chỉ riêng thị trường tài chính mà còn của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vấn đề đặt ra cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng là cần có những giải pháp nhằm kiểm soát, phòng chống rửa tiền là vấn đề cấp thiết. Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu: “Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam”. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với dữ liệu thu thập từ năm 2014 đến 2018 với kết cấu 3 chương nhằm làm rõ thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn đã trình bày về thực trạng tình hình quản lý và phòng chống rửa tiền. Dựa trên những số liệu được thu thập qua các thời kỳ, những phân tích đánh giá trong nước và thế giới để tổng quan được công tác phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng hiện nay. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.
  6. iv ABSTRACT SOLUTIONS TO PREVENT MONEY LAUNDERING THROUGH THE VIETNAM BANKING SYSTEM In the era of globalization, many economic activities gradually remove geographical, space and time barriers and bring about great economic benefits. However, there are still many illegal activities, wriggling through legal loopholes to legalize acts, assets, non-transparent money, from many different sources. Money laundering is also among them. Currently, money laundering crimes are considered not only a problem of the financial market but also of countries, including Vietnam. The problem for the economy in general and the banking system in particular is that it is necessary to have solutions to control and prevent money laundering. The thesis is conducted to study: "Solutions to prevent money laundering through the Vietnamese banking system". The thesis uses qualitative research methods with data collected from 2014 to 2018 with the structure of 3 chapters to clarify the current situation as well as propose solutions to prevent money laundering through the Vietnamese banking system. In addition, the thesis presented the situation of management and prevention of money laundering. Based on data collected over time, domestic and international analysis and evaluation to overview the prevention of money laundering at current banks. Since then, the thesis proposes solutions to prevent money laundering through the Vietnamese banking system.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích BCGDĐN Báo cáo giao dịch đáng ngờ CNTT Công nghệ thông tin NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PCRT Phòng chống rửa tiền TCTD Tổ chức tín dụng TBTC Nhóm đơn vị tình báo tài chính Egmont
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Thứ tự Nội dung Trang bảng Bảng 2.1 Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán 32 Bảng 2.2 Thống kê mục đích sử dụng kiều hối tại Việt Nam 35 Bảng 2.3 Vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền 42 Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ nhận được của Cục Phòng, Bảng 2.4 45 chống rửa tiền
  9. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Thứ tự Nội dung Trang Biểu đồ 1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2012 – 2017 30
  10. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii NỘI DUNG TÓM TẮT ...........................................................................................................iii ABSTRACT .............................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ..................................................................... vii MỤC LỤC ................................................................................................................... ii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 2 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................ 2 6. Những đóng góp mới của luận văn ...................................................................................... 2 7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 3 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ....................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG...................................................... 6 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .......................................................... 6 1.1.1 Vị trí và chức năng ................................................................................................. 6 1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn ......................................................................................... 6 1.2. Tổng quan về rửa tiền và phòng chống rửa tiền ........................................................ 8 1.2.1 Khái niệm về rửa tiền, phòng chống rửa tiền ....................................................... 8 1.2.2 Quy trình rửa tiền ................................................................................................... 9 1.2.3 Các phương thức rửa tiền .................................................................................... 11 1.2.4 Tác động của rửa tiền đến hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh tế ................. 13 1.2.4.1 Tác động đến sự ổn định của nền kinh tế ........................................................ 14 1.2.4.2 Giảm uy tín và đầu tư nước ngoài của quốc gia ............................................. 15
  11. iii 1.2.4.3 Ảnh hửng đến họt động của các định chế tài chính .................................... 15 1.2.4.4 Những ảnh hửng khác .................................................................................... 16 1.3 Hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ............................................................. 16 1.3.1 Một số dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ............................. 16 1.3.2 Điều kiện phát sinh rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ........................................ 19 1.3.3 Các phương thức phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng...................... 20 1.4 Phòng chống rửa tiền ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................................................................................. 22 1.4.1 Phòng chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới ........................................... 22 1.4.1.1 Phòng chống rửa tiền ṭi Mỹ ............................................................................ 22 1.4.1.2 Phòng chống rửa tiền từ Anh ........................................................................... 24 1.4.1.3 Phòng chống rửa tiền từ Philippines ............................................................... 24 1.4.1.4 Phòng chống rửa tiền từ Hàn Quốc ................................................................. 25 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ..................................................................... 29 2.1 Tình hình rửa tiền tại Việt Nam ................................................................................... 29 2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Việt Nam .......... 29 2.1.1.1 Về thị trường tài chính ...................................................................................... 29 2.1.1.2 Phương tiện thanh toán .................................................................................... 31 2.1.1.3 Kiều hối ............................................................................................................. 32 2.1.1.4 Họt động đầu tư .............................................................................................. 36 2.1.1.5 Hợp tác quốc tế ................................................................................................. 37 2.1.2 Hoạt động rửa tiền tại Việt Nam thời gian qua .................................................. 39 2.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam ............... 40 2.2.1 Về phía cơ quan Nhà nước .................................................................................. 40 2.2.1.1 Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền ........................... 40 2.2.1.2 Khung pháp lý về phòng chống rửa tiền .......................................................... 41 2.2.1.3 Tăng cường phối hợp phòng chống rửa tiền giữa các bên có liên quan ....... 45 2.2.1.4 Hợp tác quốc tế trong họt động phòng chống rửa tiền ................................. 46
  12. iv 2.2.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam ................ 47 2.2.2.1 Mô hình tổ chức phòng, chống rửa tiền ṭi các ngân hàng thương ṃi ........ 51 2.2.2.2 Nhận thức của ngân hàng về phòng, chống rửa tiền ...................................... 52 2.2.2.3 Kiểm soát, quản lý họt động phòng chống rửa tiền ...................................... 55 2.3 Đánh quá kết quả hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ... 55 2.3.1 Những kết quả đạt được ....................................................................................... 55 2.3.2 Những tồn tại, hạn chế ......................................................................................... 59 2.3.2.1 Việc triển khai thực hiện các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều bất cập ........... 59 2.3.2.2 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực phòng chống rửa tiền ̉ các ngân hàng ṭi Việt Nam vẫn còn nhiều ḥn chế .......................................................... 60 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại ........................................................................... 62 2.3.3.1 Chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền đến công chúng về mục tiêu thực hiện phòng chống rửa tiền .................................................................................................... 62 2.3.3.2 Nhận thức của các ngân hàng về phòng chống rửa tiền chưa cao ................ 62 2.3.3.3 Công nghệ thông tin chưa được chú trọng ...................................................... 63 2.3.3.4 Hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền chưa toàn diện ......................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ..................................................................................... 64 3.1 Định hướng, mục tiêu phòng chống rửa tiền của Việt Nam ................................... 64 3.2 Giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước.................................................................... 65 3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam ................................................................................................................................ 65 3.2.2 Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt .......................................................... 68 3.2.3 Tăng cường hoạt động phòng, chống các loại tội phạm nguồn, đặc biệt là tội phạm tham nhũng .......................................................................................................... 69 3.3 Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam................................................... 70 3.3.1 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong nước và quốc tế về phòng chống rửa tiền.................................................................................................................................. 70 3.3.2 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và tăng cường đào tạo về phòng chống rửa tiền.................................................................................................................................. 71
  13. v 3.3.3 Thực hiện thanh tra, kiểm tra và thường xuyên giám sát các ngân hàng thương mại.................................................................................................................................. 72 3.3.4 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phòng chống rửa tiền ................................................................................................................ 72 3.4 Giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại ........................................................... 73 3.4.1 Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam ............. 73 3.4.2 Xây dựng chính sách nhận biết khách hàng ....................................................... 75 3.4.3 Đào tạo nâng cao hiểu biết cho cán bộ về phòng chống rửa tiền ...................... 77 3.4.4 Hiện đại hóa công nghệ tin học trong ngân hàng ............................................... 78 3.4.5 Phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng, chống rửa tiền ............................................. 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 79 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 81
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây, rửa tiền đã và đang trở thành một mối nguy hại đe dọa đến sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là một trong những thủ đoạn rửa tiền được xem là phổ biến, nhất là đối với các quốc gia có sự kiểm soát nhưng còn lỏng lẻo trong hệ thống ngân hàng. Rửa tiền có thể hiểu đơn giản là hành vi “hợp pháp hóa” những nguồn tiền, tài sản không được minh bạch, không chứng tỏ được nguồn gốc hay từ nguồn phạm tội mà có được. Qua hoạt động rửa tiền, các khoản tiền hay tài sản bị che giấu nguồn gốc sẽ được “minh bạch hóa” và trở thành tài sản hợp pháp. Trên thế giới hiện nay, tội phạm rửa tiền không chỉ là vấn đề của thị trường tài chính mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế. Nhất là các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam, hệ thống pháp lý cũng như kỹ thuật còn lỏng lẻo rất dễ trở thành mục tiêu của tội phạm rửa tiền. Với những lỗ hổng về pháp luật, đặc thù chung của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tâm lý chuộng tiền mặt và nhu cầu tiền tệ để phát triển kinh tế, đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho hoạt động rửa tiền. Bên cạnh đó, hoạt động rửa tiền hiện nay được thực hiện ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Rửa tiền mang lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, an ninh trong nước và sâu xa hơn nữa là sự hợp pháp hóa các nguồn tài trợ cho khủng bố, buôn lậu, buôn bán ma túy, tham nhũng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp mà còn đe dọa đến tình hình hoạt động của các ngân hàng. Chính vì thế, việc kiểm soát, phòng chống rửa tiền là vấn đề cấp bách, cần được thực hiện ngay để hạn chế những hậu quả mà nó gây ra. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những giải pháp phòng chống rửa tiền để cùng với Ngân hàng Nhà nước đảm bảo sự hoạt động ổn định, đảm bảo an ninh tiền tệ, ổn định kinh tế xã hội. Tác giả chọn đề tài “Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam” là chủ đề nghiên cứu để viết luận văn Thạc sỹ Kinh tế.
  15. 2 2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá phân tích thực trạng của hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Tổng hợp cơ sở lý luận về phòng chống rửa tiền. Mục tiêu 2: Thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền qua Ngân hàng Việt Nam. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam 3.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phòng chống rửa tiền qua ngân hàng Việt Nam. 4.Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm Đề tài nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. 4.2 Phạm vi về thời gian Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong từ năm 2014- 2018. Số liệu về tiếp nhận và xử lý các giao dịch đáng ngờ từ Cục Phòng chống rửa tiền. 5. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng ngân hàng Việt Nam đã thực hiện phòng chống rửa tiền như thế nào? (2) Ngân hàng Việt Nam cần có giải pháp gì để tăng cường hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng hiện nay? 6.Những đóng góp mới của luận văn 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học Tổng hợp các cơ sở lý luận có liên quan về hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
  16. 3 Góp phần cho hệ thống ngân hàng nhận diện được đặc điểm của hoạt động rửa tiền, nhận biết được cách thức thực hiện và có biện pháp để giảm thiểu, phòng, chống hoạt động này. Luận văn là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên thuộc nhóm ngành Kinh tế và những ai quan tâm đến đề tài về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam. 7. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp định tính, cụ thể bao gồm các phương pháp sau: - Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản, thống kê mô tả tình hình thực tế. - Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế. - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước  Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Kim Loan (2013), Luận văn tḥc sĩ Kinh tế ṭi Trường Đ̣i học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương ṃi Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: - Hệ thống lại những lý luận cơ bản về rửa tiền và những tác động của rửa tiền đến kinh tế xã hội. - Phân tích thực trạng về hoạt động rửa tiền tại Việt Nam đặc biệt qua hệ thống ngân hàng. - Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả đạt được: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rửa tiền và hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động rửa tiền trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. - Đề xuất giải pháp để khắc phục tồn tại và hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
  17. 4  Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Giang (2015), Luận văn tḥc sĩ Đ̣i học Kinh tế Quốc dân với đề tài: “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: - Hệ thống hóa và luận giải một số vấn đề lý thuyết rửa tiền, công tác phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng quốc tế. - Khái quát thực trạng, nhận thức và khuôn khổ pháp lý của Việt Nam trong xây dựng và triển khai các biện pháp phòng chống rửa tiền. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường năng lực phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng, bảo vệ uy tín, lợi ích cũng như đảm bảo sự phát triển lành mạnh của ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính quốc gia nói chung. Kết quả đạt được: - Hệ thống hóa và luận giải một số vấn đề lý thuyết rửa tiền, công tác phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng quốc tế. - Nhận diện được hoạt động rửa tiền, đề xuất một số giải pháp cấp thiết, khả thi nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống rửa tiền qua hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.  Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thanh Hòa (2016), Luận văn tḥc sĩ kinh tế ṭi Đ̣i học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: - Khái quát tổng quan về lý thuyết liên quan đến rửa tiền. - Thực trạng hoạt động rửa tiền tại Việt Nam. - Thực trạng công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. - Đánh giá mặt được và chưa được của thực trạng phòng chống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Kết quả đạt được:
  18. 5 - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rửa tiền và thực trạng của phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này.  Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Thúy Kiều (2013), Luận văn tḥc sĩ Trường Đ̣i học Kinh tế Quốc dân với đề tài: “Phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: - Khái quát các vấn đề về rửa tiền và phòng chống rửa tiền. - Thực trạng công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Kết quả đạt được: - Thực trạng phòng chống rửa tiền tại các Ngân hàng qua phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu, điều tra khảo sát nhân viên ngân hàng. Nắm được tình hình thực tiễn phòng chống rửa tiền đang diễn ra tại các ngân hàng. - Đánh giá, đưa ra các giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay. Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa cơ sở lý luận về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tác giả tham khảo thực trạng và giải pháp, từ đó tác giả đề xuất giải pháp phòng chống rửa tiền trong giai đoạn 2019 – 2025. Đã có một số tác giả nghiên cứu về lĩnh vực phòng chống rửa tiền nhưng sự khác biệt của tác giả về mặt không gian và thời gian. Mặt khác đến nay tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An chưa có ai nghiên cứu về lĩnh vực này, do đó đề tài nghiên cứu của tác giả không có sự trùng lắp.
  19. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1.1.1 Vị trí và chức năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. (Điều 2, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010) - Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các Bộ khác thì: + Quản lý nhà nước không chỉ bằng các biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế thông qua hoạt động của mình + Ngân hàng Nhà nước đem về cho Ngân sách Nhà nước nguồn thu. - Với tư cách là ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn có các chức năng sau: + Là ngân hàng duy nhất phát hành tiền của Việt Nam + Là ngân hàng của tổ chức tín dụng thể hiện mở tài khoản nhận tiền gửi cho vay, thực hiện các giao dịch thanh toán cho các tổ chức tín dụng hoặc cho hệ thống kho bạc. + Làm đại lý cho kho bạc trong việc bán, trả gốc và lãi cho trái phiếu Chính Phủ. 1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
  20. 7 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý. 2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công. 3. Ban hành thông tư, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 4. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 5. Tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật. 6. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0