Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Tiền Giang
lượt xem 7
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cần thiết cho hoạt động chống thất thu thuế và chống thất thu thuế TNDN. Phân tích thực trạng thất thu thuế TNDN trong thời gian 2016-2018 Cục Thuế Tiền Giang quản lý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ NGUYỄN NGUYỄN KHẢI HUYÊN GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- NGUYỄN NGUYỄN KHẢI HUYÊN GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ ĐÌNH VIÊN Long An, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn la trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng. Tác giả (ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Nguyễn Khải Huyên
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hỗ trợ của các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.TS. Lê Đình Viên, người trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để có được luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo; tập thể cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn cũng như trong công tác. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, vì vậy luận văn này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đánh giá góp ý của các thầy cô, các anh chị học viên, các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả (ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Nguyễn Khải Huyên
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Tiền Giang là một tỉnh có nền kinh tế đang phát triển, đã và đang xây dựng các khu công nghiệp đồng thời kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tiền Giang cũng là một tỉnh có nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển nhằm đóng góp đáng kể cho NSNN. Bên cạnh các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh và đúng đắn chính sách pháp luật về Thuế thì còn một bộ phận không nhỏ các đơn vị cố tình trốn thuế, gian lận thuế Thu nhập doanh nghiệp bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như: sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp, ghi giảm doanh thu thực tế. Điều đó cho thấy sự cần thiết của đề tài luận văn nghiên cứu về giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang; vì đây là nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang. Luận văn đã trình bày cơ sở lý thuyết về tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến việc thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang. Luận văn đã đi vào phân tích thực trạng thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2016 – 2018. Từ đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp như: tăng cường công tác quản lý người nộp, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra… Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải có sự thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang.
- iv ABSTRACT Tien Giang is a province with a developing economy, has been building industrial parks and calling for investment from domestic and foreign enterprises. Tien Giang is also a province with a multi-component commodity economy, facilitates the development of businesses to contribute significantly to the state budget. In addition to enterprises that strictly and properly implement the tax policy, there is a large number of units deliberately evading tax and fraud in corporate income tax with many sophisticated tricks such as: using Invoice vouchers are not legal, write down real revenue. This shows the necessity of the dissertation research topic on anti- revenue tax collection solutions at the Tax Department of Tien Giang province; because this is an important source of income, accounting for a large proportion in revenue structure at the Tax Department of Tien Giang province. The thesis presents the theoretical basis of the overview of corporate income tax and management of corporate income tax together with the factors affecting the loss of corporate income tax at the Tax Department of Tien Giang province. The dissertation went into analyzing the real situation of loss of corporate income tax at the Tax Department of Tien Giang province in the period of 2016-2018. Since then, the thesis has proposed a number of solutions such as: strengthening the management of payers, strengthening the propaganda, improving the quality of inspection and examination ... However, in order for this work to be the most effective, it is necessary to have a synchronous implementation of all the above solutions in order to contribute to improving the efficiency of anti-revenue tax collection at the Tax Department of Tien Giang province.
- v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... i PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ................................................... ................................................ 6 1.1 Tổng quan về thuế ................................................................................................ 6 1.1.1 Khái niệm về thuế ...................................................................................... 6 1.1.2 Đặc điểm của thuế ........................................................................................ 6 1.1.3 Vai trò của thuế .. ........................................................................................ 7 1.1.4 Phân loại thuế ...... ........................................................................................ 7 1.2 Tổng quan về quản lý thuế ..................................................................................... 8 1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế ........................................................................... 8 1.2.2 Nguyên tắc quản lý thuế ............................................................................... 9 1.3 Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................................... 10 1.3.1 Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................. 10 1.3.2 Đặc điển về thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................. 10 1.3.3 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................................... 12 1.3.4 Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................... 13 1.4 Những vấn đề chung về thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp .............................. 23 1.4.1 Khái niệm thất thu về thuế thu nhập doanh nghiệp ..................................... 23 1.4.2 Các hình thức thất thu về thuế thu nhập doanh nghiệp ................................ 23 1.4.3 Nguyên nhân dẫn đến việc thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ................. 24 1.4.4 Sự cần thiết phải chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ...................... 26 1.5 Kinh nghiệm hạn chế thất thu thuế của một số Cục Thuế khác và bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Tiền Giang .................................................................. 27 1.5.1 Hạn chế thất thu tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre ................................................ 27 1.5.2 Hạn chế thất thu tại Cục Thuế tỉnh Long An ............................................... 28 1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Tiền Giang .................................. 29 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 31
- vi CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG ..................... 32 2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang .......................................... 32 2.1.1 Đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang tác động đến hình thành và phát triển doanh nghiệp ........................................................................................ 32 2.1.2 Lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế tại tỉnh Tiền Giang ảnh hưởng đến quản lý thuế ....................................................................................................... 33 2.2 Tổng quan về Cục Thuế tỉnh Tiền Giang ............................................................. 36 2.2.1 Quá trình hinh thành và phát triển .............................................................. 36 2.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Cục Thuế ..................................................... 36 2.2.3 Kết quả hoạt động của Cục Thuế giai đoạn 2016-2018 ............................... 38 2.3 Thực trạng công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang .............................................................................................................. 42 2.3.1 Tình hình thất thu thuế TNDN .................................................................... 42 2.3.2 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế .......................................................... 42 2.3.3 Công tác chống thất thu về thuế thu nhập doanh nghiệp ............................. 43 2.4 Đánh giá chung công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ............... 50 2.4.1 Ưu điểm ..................................................................................................... 50 2.4.2 Khuyến điểm .............................................................................................. 52 2.4.3 Nguyên nhân hạn chế ................................................................................. 55 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG ...... ................................................................................................................................ 58 3.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang từ năm 2019 đến năm 2025 .......................................................................................................................... 58 3.2 Mục tiêu – nhiệm vụ thu của ngành thuế tỉnh Tiền Giang ........................................... 58 3.3 Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang . .................................................................................................................................. 59 3.3.1 Tăng cường công tác quản lý người nộp thuế ............................................. 60 3.3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền .............................................................. 61
- vii 3.3.3 Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra ..................................................... 62 3.3.4 Đẩy mạnh việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ........................................ 63 3.3.5 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra .......... 63 3.3.6 Quản lý tốt hoạt động quản lý ưu đãi, miễn giảm........................................ 65 3.3.7 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức ngành Thuế . ............................................................................................................................ 65 3.3.8 Phối hợp giữa các phòng ban tại Cục Thuế với cơ quan chức năng để thực hiện quản lý thuế, phòng chống các hành vi gian lận thuế.......................................... 66 3.3.9 Các giải pháp khác ..................................................................................... 67 3.4 Kiến nghị .......................................................................................................... 67 3.4.1 Đối với Tổng Cục Thuế .............................................................................. 67 3.4.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang .................................................. 68 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 72
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 DN Doanh nghiệp 2 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 3 GTGT Giá trị gia tăng 4 HSKT Hồ sơ khai thuế 5 KTXH Kinh tế - Xã hội 6 NNT Người nộp thuế 7 NSNN Ngân sách Nhà nước 8 QLT Quản lý thuế 9 SXKD Sản xuất kinh doanh 10 TNCT Thu nhập chịu thuế 11 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 12 TSCĐ Tài sản cố định
- ix DANH MỤC BẢNG BẢNG BIỂU TÊN BẢNG BIỂU TRANG Kết quả thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai Bảng 2.1 39 đoạn 2016-2018 Bảng 2.2 Số thuế thất thu trong giai đoạn 2016 - 2018 42 Tình hình cấp mã số thuế của Cục Thuế tỉnh Bảng 2.3 Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 43 Các hình thức tuyên truyền áp dụng trong giai đoạn Bảng 2.4 44 2016-2018 Tình hình nộp tờ khai tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai Bảng 2.5 45 đoạn 2016-2018 Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bảng 2.6 47 Tiền Giang Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Bảng 2.7 48 Giang Bảng 2.8 Tình hình nợ thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 48
- i DANH MỤC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG Tình hình thu NSNN giai đoạn 2016-2018 Biểu đồ 2.1 40 tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang Cơ cấu nguồn thu từ thuế TNDN năm Biểu đồ 2.2 40 2016 tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang Cơ cấu nguồn thu từ thuế TNDN năm Biểu đồ 2.3 41 2017 tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang Cơ cấu nguồn thu từ thuế TNDN năm Biểu đồ 2.4 41 2018 tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Sự hình thành và phát triển của thuế gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách của nhà nước. Thuế là công cụ đắc lực điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện vai trò phân phối các nguồn lực tài chính của nhà nước. Nền kinh tế ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp thì thuế càng khẳng định được tầm quan trọng đối với nền kinh tế hiện đại. Trong thời gian vừa qua, hệ thống chính sách thuế Việt Nam nói chung, hệ thống chính sách thuế TNDN nói riêng ngày càng đổi mới, hoàn thiện nhằm phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới. Việc đổi mới chính sách thuế TNDN đã góp phần quan trọng, khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần tăng cường quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế TNDN không chỉ chứng tỏ được ưu điểm, sự tiến bộ mà nó còn là nhân tố tích cực thúc đẩy hoạt động đầu tư theo định hướng của nhà nước. Với sự định hướng phát triển nền kinh tế và xu thế hội nhập của nước ta hiện nay thì việc quản lý thuế TNDN hết sức phức tạp và gặp nhiều khó khăn, vừa đảm bảo cho nguồn thu ngày càng lớn của NSNN, vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi của các doanh nghiệp. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc thu thuế từ các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn gây thất thoát nhiều so với khả năng có thể thu được. Hiện tượng thất thu về thuế nói chung và thất thu về thuế TNDN nói riêng đặt ra một đòi hỏi cấp thiết là phải nghiên cứu, phân tích tìm ra các giải pháp chống thất thu thuế TNDN. Đồng thời, hạn chế và đẩy lùi việc thất thu thuế TNDN, góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế cho nhà nước. Cùng với những vấn đề chung trong việc quản lý thu thuế của nước ta, tỉnh Tiền Giang cũng có nhiều vấn đề trong việc quản lý thu thuế trên địa bàn nhất là việc quản lý chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp. Mặc dù Cục Thuế tỉnh Tiền Giang luôn tranh thủ sự ủng hộ của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện các biện pháp
- 2 chống thất thu thuế TNDN nhưng tình trạng vi phạm pháp luật thuế của các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến ngân sách địa phương và kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách về thuế để thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.. Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế đã ban hành các văn bản chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện các biện pháp đồng bộ để tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, chống gian lận, trốn thuế TNDN…Việc thực hiện các giải pháp này đã góp phần ngăn chặn và khắc phục có hiệu quả đối với các hành vi gian lận, trốn thuế TNDN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn trong việc quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp vì tính chất gian lận ngày càng tinh vi. Điều đó đòi hỏi Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cần phải có các giải pháp quản lý tốt các nguồn thu và chống thất thu thuế TNDN một cách có hiệu quả. Đứng trước yêu cầu cấp thiết đó, đề tài: “GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG” được nghiên cứu là hết sức cần thiết nhằm giải quyết phần nào nhu cầu cần thiết cho Cục thuế tỉnh Tiền Giang. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng thất thu thuế TNDN và giải pháp phòng chống thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cần thiết cho hoạt động chống thất thu thuế và chống thất thu thuế TNDN. - Phân tích thực trạng thất thu thuế TNDN trong thời gian 2016-2018 Cục Thuế Tiền Giang quản lý. - Một số giải pháp hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp và các kiến nghị đối với cơ quan quản lý ngành. 3. Đối tượng nghiên cứu Những yếu tố tác động tới thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang.
- 3 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. 4.2 Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. 4.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Những hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp và hành vi gian lận thuế TNDN. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Những cơ sở lý thuyết nào được sử dụng trong nghiên cứu này? - Thực trạng thất thu thuế TNDN trong thời gian 2016 - 2018 Cục Thuế Tiền Giang quản lý như thế nào? - Giải pháp nào sẽ góp phần hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế Tiền Giang. 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học: Đề tài luận văn làm rõ, hệ thống hoá cơ sở lý luận về thuế và quản lý thu thuế đối với việc hạn chế thất thu thuế TNDN. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về quản lý thuế đối với doanh nghiệp kết hợp với khảo sát thực tế người nộp thuế tại tỉnh Tiền Giang, đề tài làm tài liệu tham khảo cho Cục Thuế tỉnh Tiền Giang và các đối tượng có liên quan. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính bao gồm: Thu thập dữ liệu, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy diễn để tổng hợp cơ sở lý thuyết, nghiên cứu thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Loan (2012) luận văn thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế - Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “Quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang”. Đề tài này tạo thuận lợi và đồng hành cùng với người nộp thuế (giữa cơ quan thuế và người nộp thuế). Triền khai,
- 4 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình kê khai và nộp thuế điện tử (hoạt động 24/24). - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hà (2014) thực hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Thái Nguyên với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc”. Đề tài này đưa ra những giải pháp còn có những kẽ hở tạo thuận lợi cho doanh nghiệp làm báo cáo tài chính khống, làm thủ tục hoàn thuế chiếm đoạt tiền ngân sách. Kê khai lỗ nhiều năm liên tiếp và cung cấp một số tài khoản mà số dư hạn chế không đủ để CQT cưỡng chế. Bên cạnh đó chưa đề cập đến đạo đức cán bộ công chức trong thi hành công vụ. - Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Hùng Anh (2017) thực hiện tại tỉnh Bến Tre, luận văn thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Trà Vinh với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre”. Đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre, từ đó đưa ra những giải pháp cần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở lý luận, phân tích thực tế công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014 – 2016 và ý kiến đánh giá của doanh nghiệp, cán bộ công chức thuế, luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre. Nhìn chung các nghiên cứu nói trên đều xác định hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý thuế hiện nay. Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp là khâu đột phá trong chiến lược cải cách và hiện đại hoá ngành thuế, là cơ sở để đánh giá hoạt động của ngành thuế, góp phần nâng cao nguồn thu NSNN từ loại thuế này. Các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng còn tồn tại của hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa phương được tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi vùng và mỗi địa phương có những đặc thù khác nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức bộ máy, qui mô hoạt động của NNT,…
- 5 Luận văn nâng cao quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang của tác giả thực hiện trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu nói trên đồng thời cung cấp hướng nghiên cứu mới như sau: Tính kế thừa: Thứ nhất, kế thừa những giá trị về cơ sở lý luận về Thuế nói chung và về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng. Đây là những lý thuyết cơ bản và nền tảng để thực hiện nghiên cứu đề tài này. Thứ hai, kế thừa trên cơ sở có chọn lọc một số giải pháp nâng cao quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các nghiên cứu nói trên. Tính mới của đề tài: Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ theo Qui trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nội dung chưa có nghiên cứu nào kể trên thực hiện. Qua nghiên cứu tổng quan về các tài liệu nêu trên cho thấy các vấn đề lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nghiên cứu khá nhiều và đã được phát triển một cách hệ thống. Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam nói chung và một số địa phương cũng đã được nghiên cứu tuy nhiên chưa có công trình khoa học hoặc luận văn nào nghiên cứu về nâng cao quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị về chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang.
- 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về thuế 1.1.1 Khái niệm về thuế Thuế là các khoản thu có tính chất bắt buộc mà các đơn vị kinh tế, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của NSNN; thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân đối với đất nước (Nguyễn Đăng Dờn, 2017). 1.1.2 Đặc điểm của thuế * Tính bắt buộc Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của NSNN. Đặc điểm này cho ta thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt. Việc động viên mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là một phương thức phân phối của nhà nước, theo đó một bộ phận thu nhập của NNT được chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế, mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân. * Tính không hoàn trả trực tiếp Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở chỗ: thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng của nhà nước. Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế. Trước khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. * Tính pháp lý cao Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật.
- 7 1.1.3 Vai trò của thuế Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN; - Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội; - Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). - Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. 1.1.4 Phân loại thuế Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá phân tích quá trình vận dụng và quản lý các loại thuế đòi hỏi phải phân loại thuế. * Phân loại theo tính chất kinh tế: Một sắc thuế, mà NNT theo luật định nộp thuế trực tiếp được gọi là thuế trực thu. Ngược lại, một sắc thuế, mà NNT theo luật định có khả năng chuyển giao số thuế họ phải nộp theo luật định cho người khác chịu thì được gọi là thuế gián thu. - Thuế trực thu bao gồm các loại thuế: thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,… - Thuế gián thu bao gồm các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu, thuế xuất – nhập khẩu…. * Phân loại theo đối tượng đánh thuế: - Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh - Thuế đánh vào hoạt động dịch vụ - Thuế đánh vào hàng hóa - Thuế đánh vào thu nhập: thu nhập thường niên, thu nhập bất thường. - Thuế đánh vào tài sản * Phân loại theo sắc thuế: - Thuế giá trị gia tăng: Thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- 8 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế đánh vào phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản chi phí. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là thuế đánh vào các mặt hàng có tính chất tiêu thụ đặc biệt như: thuốc lá, rượu, xe hơi, nước giải khát có ga, mỹ phẩm. - Thuế xuất – nhập khẩu: Thuế đánh vào các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa. - Thuế chuyển quyền sử dụng: Khi có hành vi chuyển quyền sử dụng đất thì phải nộp thuế theo quy định của nhà nước. - Thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân có thu nhập (kể cả thu nhập không thường xuyên) đều phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. - Thuế nhà, đất: Là thuế đánh vào các hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng nhà cửa, đất đai. 1.2 Tổng quan về quản lý thuế 1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế Quản lý là một phạm trù để chỉ những mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đề ra trong điều kiện có sự biến đổi của môi trường. Tùy theo yêu cầu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu mà ta có thể hiểu chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý ở những chừng mực nhất định. Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì chủ thể quản lý đó là bộ máy quản lý nhà nước, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, thực hiện quản lý trên mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội… Đối tượng bị quản lý là con người và cộng đồng người đang và sẽ tham gia vào các quan hệ xã hội, mà trong đó quan hệ kinh tế được nổi lên như một vấn đề chủ yếu của quản lý. Khái niệm quản lý thuế có phần hẹp hơn. Chủ thể quản lý là Nhà nước mà cụ thể là cơ quan thuế các cấp. Đối tượng quản lý là các doanh nghiệp và cá nhân liên quan có nghĩa vụ về thuế. Các cơ quan thuế tác động lên đối tượng nộp thuế (các doanh nghiệp và các cá nhân có nghĩa vụ về thuế) bằng các phương thức, phương tiện của mình nhằm đạt được mục đích nhất định. Quản lý thuế gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn