intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp để phát triển hệ thống thương mại của quận Thủ Đức đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp để phát triển hệ thống thương mại quận Thủ Đức theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu dân cư vừa phù hợp với định hướng của thành phố, trong đó chú trọng việc sắp xếp, giải tỏa các chợ tự phát, xây dựng hệ thống chợ chính thức ngày càng văn minh, hiện đại và thúc đẩy các hình thức thương mại hiện đại phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp để phát triển hệ thống thương mại của quận Thủ Đức đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÕÕÕÕÕ MAI THỊ XUÂN HỒNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI CỦA QUẬN THỦ ĐỨC ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGÔ THỊ ÁNH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC Lời cam đoan Danh mục các bảng Dang mục các hình Danh mục các phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU i. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1 ii. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2 iii. Đối tượng, phạm vi của đề tài ................................................................... 2 * Đối tượng của đề tài ................................................................................... 2 * Phạm vi của đề tài...................................................................................... 2 iv. Phương pháp thực hiện đề tài.................................................................... 3 v. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 3 vi. Kết cấu của đề tài ..................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hệ thống thương mại .............................................................................. 1.1.1 Loại hình thương mại truyền thống ................................................. 5 1.1.1.1 Chợ chính thức ................................................................................. 6 1.1.1.2 Chợ tự phát (các điểm kinh doanh tự phát) ..................................... 9 1.1.2 Hệ thống thương mại hiện đại ........................................................ 10 1.1.2.1 Siêu thị ........................................................................................... 10 1.1.2.2 Trung tâm thương mại ................................................................... 13 1.1.2.3 Cửa hàng văn minh tiện lợi ............................................................ 15 1.1.2.4 Những yêu cầu về quản lý đối với siêu thị - trung tâm thương mại ......................................................................................................... 15 1.2 Xu hướng phát triển của các loại hình thương mại tại Việt Nam ...... 16
  3. 1.3 Các tiêu chí để xây dựng mô hình chợ, siêu thị đạt chuẩn văn minh thương nghiệp ..................................................................................................... 17 1.3.1 Tiêu chuẩn văn minh ..................................................................... 17 1.3.2 Tiêu chuẩn sạch đẹp ....................................................................... 18 1.3.3 Tiêu chuẩn an toàn ......................................................................... 19 1.4 Lý thuyết về phân tích SWOT ....................................................... 20 1.4.1 Các thành phần chính của phân tích SWOT .................................. 20 1.4.2 Các chiến lược của phân tích SWOT............................................. 20 1.4.3 Các bước để thiết lập một ma trận SWOT..................................... 20 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................... 22 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI CỦA QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng của hệ thống thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................. 23 2.1.1 Hệ thống thương mại truyền thống ................................................ 23 2.1.1.1 Chợ chính thức ............................................................................... 23 2.1.1.2 Chợ tự phát (các điểm kinh doanh tự phát) ................................... 27 2.1.2 Hệ thống thương mại hiện đại........................................................ 30 2.1.2.1 Siêu thị ......................................................................................... 30 2.1.2.2 Trung tâm thương mại ................................................................... 30 2.1.2.3 Cửa hàng văn minh tiện lợi ............................................................ 31 2.1.2.4 Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động của hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ......................................................................................... 31 2.2 Thực trạng hệ thống thương mại của quận Thủ Đức ......................... 32 2.2.1 Hệ thống thương mại truyền thống ................................................ 32 2.2.1.1 Chợ chính thức ............................................................................... 32 2.2.1.2 Chợ tự phát...................................................................................... 42 2.2.2 Hệ thống thương mại hiện đại ........................................................ 51
  4. 2.2.2.1 Siêu thị - trung tâm thương mại ....................................................... 1 2.2.2.2 Cửa hàng văn minh tiện lợi............................................................ 53 2.3 Phân tích ma trận SWOT để xác định định hướng phát triển cho hệ thống thương mại quận Thủ Đức .................................................................. 58 2.3.1 Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển hệ thống thương mại tại quận Thủ Đức ..................................................... 58 2.3.2 Xác định các chiến lược ................................................................. 59 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................. 61 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI CỦA QUẬN THỦ ĐỨC ĐẾN NĂM 2015 3.1 Định hướng của thành phố Hồ Chí Minh trong việc phát triển hệ thống thương mại đến năm 2015 ........................................................................ 63 3.1.1 Đối với hệ thống thương mại truyền thống .................................... 63 3.1.2 Đối với hệ thống thương mại hiện đại ........................................... 63 3.2 Định hướng của quận Thủ Đức trong việc phát triển hệ thống thương mại .......................................................................................................... 64 3.3 Một số giải pháp cụ thể phát triển hệ thống thương mại quận Thủ Đức đến năm 2015 ............................................................................................. 65 3.3.1 Nhóm giải pháp để phát triển chợ truyền thống ............................ 65 3.3.1.1 Chuyển đổi mô hình quản lý chợ................................................... 65 3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy trong cho công tác quản lý ........................................................................................................ 66 3.3.1.3 Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đối với hoạt động hệ thống chợ truyền thống ....................................................................................... 67 3.3.2 Nhóm giải pháp để phát triển hệ thống thương mại hiện đại 68 3.3.2.1 Đối với siêu thị - trung tâm thương mại ........................................ 68 3.3.2.2 Đối với các cửa hàng văn minh tiện lợi ......................................... 69 3.3.3 Giải pháp đối với chợ tự phát ......................................................... 70
  5. 3.3.3.1 Nâng cao hiệu quả của các loại hình khác trong hệ thống để đáp ứng nhu cầu của người dân 70 3.3.3.2 Nâng cao công tác quản lý của địa phương ................................... 71 3.3.3.3 Tuyên truyền, giáo dục tăng cường ý thức người dân ................... 71 3.4 Kiến nghị ............................................................................................ 72 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 73 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 74 Tài liệu tham khảo
  6. Danh mục các bảng Bảng 2.1 Tỷ lệ các chợ có các công trình thiết yếu ........................................... 24 Bảng 2.2 Công suất hoạt động tại các chợ ......................................................... 25 Bảng 2.3 các nguyên nhân hình thành chợ tự phát ............................................ 28 Bảng 2.4 Các công trình thiết yếu tại các chợ quận Thủ Đức ........................... 35 Danh mục các hình Hình 1.1 Sơ đồ kênh phân phối qua chợ đầu mối tại TP HCM ........................... 5 Hình 2.1 biểu đồ phân hạng siêu thị tại Tp.HCM ............................................. 30
  7. Danh mục phụ lục Phụ lục 1 Ý kiến đóng góp của các sở ngành về thẩm định kế hoạch triển khai quyết định 17 của UBND quận Thủ Đức Phụ lục 2 Phiếu khảo sát chợ tự phát của Sở Công thương Tp.HCM Phụ lục 3 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát 18 chợ tự phát của quận Thủ Đức năm 2008 Phụ lục 4 Số chợ chính thức, năm hình thành, quy mô chợ Phụ lục 5 Diện tích dân số quận Thủ Đức năm 2010 Phụ lục 6 Số vốn đầu tư sửa chữa chợ chính thức đến 6 tháng 2010 Phụ lục 7 Số chợ xây dựng mới từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2010 Phụ lục 8 Các dự án xây dựng chung cư cao ốc, có phát triển khu thương mại trong giai đoạn 2011-2015 (đã được duyệt)
  8. TÓM TẮT LUẬN VĂN Hệ thống thương mại quận Thủ Đức trong quá trình hoạt động bộc lộ nhiều hạn chế: chợ chính thức có cơ sở vật chất xuống cấp, công tác quản lý chưa kích thích được đội ngũ quản lý đầu tư công sức cho hạt động quản lý, chợ tự phát phát sinh nhiều, công tác giải tỏa, sắp xếp chưa hiệu quả, các loại hình thương mại hiện đại mới phát triển nhưng chưa nhiều, chỉ tập trung tại khu vực trung tâm quận. Xuất phát từ phân tích tìm nguyên nhân những hạn chế, tác giả đề xuất định hướng phát triển hệ thống thương mại quận Thủ Đức như: chuyển đổi mô hình quản lý, phát triển hệ thống các cửa hàng văn minh tiện lợi để đáp ứng nhu cầu của người dân tại những khu vực đông công nhân, người lao động, đó là biện pháp kinh tế để giảm thiểu việc kinh doanh của các điểm kinh doanh tự phát. Đề xuất các nghiên cứu tiếp theo: cần khảo sát, tìm hiểu đặc điểm mua hàng của những người lao động thu nhập thấp, từ đó đề xuất những loại hình thương mại phù hợp, nhất là tại những khu vực có các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố.
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU i. Đặt vấn đề Nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quan trọng nối liền thành phố với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Bắc và miền Trung, quận Thủ Đức còn được bao bọc bởi vành đai sông Sài Gòn và trục xa lộ Hà Nội – Biên Hòa. Vị trí địa lý thuận lợi như trên là một trong những nguyên nhân khiến địa bàn Thủ Đức tập trung các Khu chế xuất, Khu công nghiệp và các trường đại học lớn của thành phố. Từ đó, quận Thủ Đức trở thành một trong những quận, huyện thu hút lực lượng lao động, sinh viên đến sinh sống, làm việc và học tập. Lực lượng lao động này đã đóng góp vào quá trình phát triển của thành phố nói chung và của quận Thủ Đức nói riêng, tuy nhiên cũng tạo nhiều áp lực cho quận. Một trong những vấn đề là cơ sở hạ tầng và hệ thống thương mại (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng) để đáp ứng nhu cầu của lực lượng này chưa được xem xét và chú ý phát triển ngay từ đầu, từ đó hệ thống thương mại phát triển mang tính tự phát, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trên địa bàn, chưa đáp ứng được định hướng phát triển của thành phố. Để phục vụ cho công tác quản lý, đề tài “giải pháp phát triển hệ thống thương mại của quận Thủ Đức đến năm 2015” được thực hiện với những lý do như sau: + Hệ thống chợ với số lượng nhiều, phân bố tương đối hợp lý về bán kính phục vụ nhưng mãi lực của chợ có xu hướng giảm, số điểm kinh doanh bỏ trống tăng cần thiết phải tiến hành đánh giá, phân tích tìm ra nguyên nhân để khắc phục. + Việc kinh doanh tự phát diễn ra ngày càng phức tạp, phát triển về số lượng điểm và số người kinh doanh trên từng điểm kinh doanh tự phát trong khi yêu cầu của thành phố phải từng bước hạn chế và chấm dứt tình trạng kinh doanh tự phát.
  10. 2 + Tạo điều kiện và thúc đẩy các hình thức thương mại hiện đại phát triển là yêu cầu theo định hướng của thành phố đòi hỏi phải tìm hiểu thực trạng, nắm bắt được những ưu, nhược điểm để có tác động quản lý phù hợp. ii. Mục tiêu của đề tài Đề tài được thực hiện nhằm đạt những những mục tiêu sau: Ø Phân tích thực trạng của hệ thống thương mại gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng văn minh tiện lợi, tìm ra những hạn chế của hệ thống thương mại của quận Thủ Đức. Ø Đề xuất các giải pháp để phát triển hệ thống thương mại quận Thủ Đức theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu dân cư vừa phù hợp với định hướng của thành phố, trong đó chú trọng việc sắp xếp, giải tỏa các chợ tự phát, xây dựng hệ thống chợ chính thức ngày càng văn minh, hiện đại và thúc đẩy các hình thức thương mại hiện đại phát triển. iii. Đối tượng, phạm vi của đề tài * Đối tượng của đề tài Đối tượng của đề tài là các loại hình thương mại trên địa bàn quận Thủ Đức, trong đó có các loại hình thương mại truyền thống và các loại hình thương mại hiện đại như: - Các loại hình thương mại truyền thống gồm các loại hình chợ, các điểm kinh doanh tự phát. - Các loại hình thương mại hiện đại gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng văn minh tiện lợi. *Phạm vi của đề tài - Về không gian: tác giả luận văn chỉ tập trung phân tích hệ thống thương mại trên địa bàn quận Thủ Đức. - Về thời gian: tác giả dựa trên những số liệu từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2010 định hướng đến 2015 là khoảng thời gian có số liệu tương đối về hệ
  11. 3 thống thương mại và định hướng phát triển đô thị và phát triển các khu dân cư. iv. Phương pháp thực hiện đề tài: Tổng hợp những ý kiến chuyên môn của Sở Công thương và các Sở, ngành chuyên môn như: Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở tài nguyên môi trường, Sở kế hoạch đầu tư… để xây dựng định hướng phát triển cho hệ thống thương mại quận Thủ Đức từ 2011-2015 [phụ lục 1] Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở các số liệu khảo sát, số liệu thống kê, tiến hành tổng hợp, phân tích để đưa ra các kết luận. Nguồn dữ liệu phục vụ cho đề tài bao gồm:+ Dữ liệu thứ cấp có được trong quá trình quản lý về hệ thống thương mại trên địa bàn tại phòng Kinh tế, UBND quận Thủ Đức, và các đơn vị có liên quan, sử dụng số liệu thu thập theo bảng câu hỏi do Sở Công thương xây dựng [phụ lục 2], quận Thủ Đức thu thập số liệu năm 2008, tác giả tiếp tục cập nhật số liệu về chợ tự phát vào năm 2009, 2010. v. Ý nghĩa của đề tài Kết quả của đề tài chỉ ra được những hạn chế của hệ thống thương mại trên địa bàn quận Thủ Đức như: + Chợ truyền thống chưa hoạt động hiệu quả. + Công tác quản lý, sắp xếp, giải tỏa chợ tự phát chưa khoa học, còn đơn thuần ở biện pháp mệnh lệnh hành chính nên chưa hiệu quả. + Các loại hình thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại vẫn còn trong giai đoạn làm quen với thị trường, chưa thực sự chiếm vai trò chủ đạo trong hệ thống thương mại. Hệ thống văn bản pháp quy làm cơ sở cho công tác quản lý chưa đầy đủ, việc tuân thủ các quy định ngành của chủ các đơn vị này chưa thực sự tốt. Từ đó đề ra giải pháp để hệ thống thương mại phát triển tốt hơn:
  12. 4 + Nâng cao hiệu quả chợ truyền thống: bằng các biện pháp như chuyển đổi mô hình quản lý, hoàn thiện văn bản pháp quy, cải tạo cơ sở vật chất. + Thúc đẩy các hình thúc thương mại hiện đại: siêu thị, cửa hàng văn minh hiện đại bằng các hình thức như ưu tiên về mặt bằng, thủ tục… + Từ việc nâng cao hiệu quả của các hình thức thương mại khác góp phần giảm thiểu kinh doanh của chợ tự phát; vi. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hệ thống thương mại Chương 2: Phân tích thực trạng hệ thống thương mại của quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Những giải pháp phát triển hệ thống thương mại của quận Thủ Đức đến 2015.
  13. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hệ thống thương mại Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, kết hợp tất cả các thành viên tham gia bao gồm: nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và người tiêu dùng. Hệ thống thương mại là một phần của kênh phân phối, xét về phương diện loại hình kinh doanh bao gồm: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa, bách hóa…xét về phương thức kinh doanh gồm có bán buôn, bán lẻ, kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh. Dựa vào thời gian xuất hiện và phương thức phục vụ, hệ thống thương mại được phân chia thành 2 loại: thương mại truyền thống và thương mại hiện đại. [7] 1.1.1 Loại hình thương mại truyền thống Các loại hình thương mại truyền thống bao gồm các loại chợ (chính thức và tự phát), các tiệm tạp hóa trong khu dân cư. Loại hình thương mại này có từ lâu đời, gắn liền với việc phát triển các đô thị. Theo Sở Công thương thành phố HCM, kênh phân phối có qua chợ đầu mối tại thành phố HCM (Hồ Chí Minh) như hình 1.1 Nước ngoài Ngoại thành Các tỉnh Chợ đầu mối Siêu thị Các chợ Cửa hàng Cơ sở sản xuất, Hộ gia đình Hình 1.1 Sơ đồ kênh phân phối qua chợ đầu mối tại TP HCM [7]
  14. 6 1.1.1.1 Chợ chính thức a. Định nghĩa Chợ là loại hình thương mại lâu đời của nước ta, quá trình phát triển của chợ truyền thống gắn liền với việc phát triển các đô thị. Tuy nhiên, đến năm 2003, khi Nghị định 02 về phát triển và quản lý chợ được ban hành, loại hình chợ mới được định nghĩa, theo đó chợ truyền thống được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư, đáp ứng các yêu cầu về quản lý của nhà nước được xem là chợ chính thức. [2] b. Phân loại chợ Dựa vào quy mô, vai trò của chợ đối với khu vực, các hệ thống phụ trợ cho chợ, chợ chính thức được chia làm 3 loại, việc phân chia loại chợ phục vụ cho công tác quản lý. · Chợ loại 1 - Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; - Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; - Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ : trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác. · Chợ loại 2 - Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
  15. 7 - Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; - Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ : trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường. · Chợ loại 3 - Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. - Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. [2] c. Mô hình quản lý chợ Mô hình quản lý chợ truyền thống được tổ chức dưới 2 hình thức: Ban quản lý chợ và doanh nghiệp quản lý chợ · Ban quản lý chợ Ban Quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước. · Doanh nghiệp quản lý chợ Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, được giao quản lý kinh doanh chợ do tư nhân đầu tư hoặc trúng thầu quản lý kinh doanh khai thác chợ do nhà nước xây dựng thông qua việc đấu thầu. Đơn vị quản lý chợ (Ban quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ) có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ. + Bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
  16. 8 + Xây dựng Nội quy chợ theo quy định để trình Ủy ban nhân dân (UBND) cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về nội quy chợ. + Bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh bảo đảm các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh tại chợ. + Tổ chức thông tin kinh tế; phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng. + Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Công thương.[3] · Định hướng đối với mô hình quản lý chợ + Đối với chợ xây dựng mới, giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ. + Đối với chợ đang hoạt động do Ban Quản lý chợ điều hành, từng bước chuyển sang mô hình ban quản lý chợ trên đây. [2] d. Các căn cứ pháp lý trong công tác quản lý chợ Theo quy định tại Nghị định 02 và các văn bản quy định trong lĩnh vực quản lý chợ, một chợ được xem là đầy đủ các căn cứ pháp lý khi có đủ các yêu cầu: + Có quyết định công nhận chợ. + Có nội quy chợ được duyệt + Có sơ đồ bố trí ngành hàng được phê duyệt + Có hợp đồng thuê điểm kinh doanh với tiểu thương.[2, 3]
  17. 9 1.1.1.2 Chợ tự phát (các điểm kinh doanh tự phát) Là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng chợ tự phát sinh hoặc được xây dựng không theo quy hoạch, không đạt được các quy chuẩn của Nghị định 02. [2] Do không được công nhận nên cũng không có các văn bản quy định phân loại đối với chợ tự phát. Dựa vào tình hình thực tế, Sở Công thương, UBND quận huyện tự phân chia các loại hình chợ tự phát dựa theo vị trí phát sinh, định hướng quản lý. Từ năm 2009 trở về trước, ngoài loại hình chợ tự phát còn có loại hình tụ điểm kinh doanh để chỉ những khu vực tập trung mua bán hàng hóa thiết yếu, có sự quản lý (như tổ tự quản, tổ quản lý chợ, được các đơn vị quản lý cho phép, tồn tại trong một thời gian nhất định cho trước…). Từ năm 2009 đến nay (khi Quyết định 17 thay thế quyết định 144 năm 2009), còn công nhận loại hình chợ tạm: dùng để chỉ các chợ chưa phù hợp theo quy hoạch hoặc chưa đủ chuẩn theo nghị định 02. Chợ tự phát gây những ảnh hưởng tiêu cực đối với giao thông, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng, đồng thời ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các chợ chính thức, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Định hướng của thành phố đối với chợ tự phát là từng bước dẹp bỏ hoàn toàn: theo quyết định 144 năm 2003 của UBND thành phố HCM, mỗi quận huyện phải xây dựng lộ trình để cơ bản đến 2010, dẹp hoàn toàn chợ tự phát. Đến khi quyết định 144 được thay bằng quyết định 17 của UBND thành phố, phần chợ tự phát vẫn giữ nguyên định hướng là phải giải tỏa, sắp xếp nhưng thời gian theo lộ trình từng quận xây dựng, cơ bản đến 2015, thành phố không còn chợ tự phát.
  18. 10 1.1.2 Hệ thống thương mại hiện đại Các loại hình thương mại hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ các loại hình kinh doanh mới phát triển ở Việt Nam từ những năm 1990, bao gồm siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi. Sự phân biệt của loại hình này với hệ thống thương mại truyền thống chủ yếu dựa trên các tiêu chí văn minh, hiện đại, tiện lợi và vệ sinh. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh các loại hình thương mại hiện đại nổi bậc nhất là siêu thị, trung tâm thương mại, đến 2003, khi thành phố HCM xây dựng và thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, các cửa hàng văn minh tiện lợi phát triển với tốc độ nhanh, có mặt trên hầu hết 24 quận/huyện. 1.1.2.1 Siêu thị a. Khái niệm về siêu thị Tại Mỹ, siêu thị là “cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn, có chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa” (Philip Kotler- marketing căn bản) Tại pháp, siêu thị được định nghĩa là cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400 đến 2500 m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm (Marc Benoun, “marketing: Savoir et savoir – faire”, 1991) Tại Anh, người ta định nghĩa “Siêu thị là cửa hàng buôn bán tạp phẩm, bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác, thường đặt tại thành phố dọc đường cao tốc hoặc trong khu buôn bán có diện tích khoảng 4.000-5.000 m2. Tại Việt Nam, “ siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị
  19. 11 kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng”.[4] Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị nhưng từ các định nghĩa khác nhau này, người ta vẫn tìm thấy những nét đặc trưng của siêu thị: đó là đáp ứng phương thức tự phục vụ và hàng hóa chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. [7] b. Phân loại siêu thị Dựa vào diện tích, danh mục hàng hóa kinh doanh, các nhà quản lý chia siêu thị thành 2 loại (siêu thị chuyên doanh và siêu thị tổng hợp) và 3 hạng để phục vụ cho công tác quản lý. · Siêu thị hạng I: - Siêu thị kinh doanh tổng hợp: + Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên; + Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên; + Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị; + Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thụât bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại; + Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại.
  20. 12 - Siêu thị chuyên doanh: có diện tích từ 1.000m2 trở lên; danh mục hàng hóa từ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như kinh doanh Siêu thị kinh doanh tổng hợp. · Siêu thị hạng II - Siêu thị kinh doanh tổng hợp: + Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên; + Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên; + Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thíêt kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị; + Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại; + Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại. - Siêu thị chuyên doanh: diện tích từ 500m2 trở lên; có kinh doanh trên 1.000 mặt hàng; các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp. · Siêu thị hạng III - Siêu thị kinh doanh tổng hợp: + Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên; + Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên; + Công trình trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2