intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại; Chương 2 - Thực trạng về quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đông Á; Chương 3 - Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đông Á. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ KIM OANH GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh- Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ KIM OANH GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á. Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – ngân hàng Mã số : 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012
  3. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục hình vẽ, đồ thị Danh mục phụ lục LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản ................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm thanh khoản ............................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm về rủi ro thanh khoản ................................................................. 5 1.2 Vai trò và ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản............................................... 5 1.2.1 Vai trò của thanh khoản trong hệ thống ngân hàng ..................................... 5 1.2.2 Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản trong hệ thống tài chính và nền kinh tế . 7 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản ............................................. 8 1.3.1 Nguyên tắc sử dụng vốn ............................................................................. 8 1.3.2 Chính sách quản lý thanh khoản ............................................................... 10 1.3.3 Ảnh hưởng của các tin đồn ....................................................................... 11 1.3.4 Sự phụ thuộc vốn vào khách hàng ............................................................ 11 1.3.5 Sự biến động của lãi suất .......................................................................... 12 1.3.6 Nợ xấu ...................................................................................................... 13 1.3.7 Yếu tố chu kỳ ........................................................................................... 14 1.3.8 Chính sách pháp lý ................................................................................... 14 1.3.9 Bất ổn về chính trị .................................................................................... 15
  4. 1.4 Đánh giá rủi ro thanh khoản ........................................................................ 15 1.5 Các phương phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản ............................... 17 1.5.1 Duy trì tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh (chiến lược thanh khoản) sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng 17 1.5.2 Đảm bảo tỷ lệ khả năng về chi trả ............................................................. 17 1.5.2.1 Tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau ................................................. 17 1.5.2.2 Tỷ lệ khả năng thanh toán trong 7 ngày ............................................. 18 1.5.2.3 Tỷ lệ khả năng thanh toán quy đổi trong 1 tháng ............................... 21 1.5.3 Sử dụng các biện pháp dự báo thanh khoản .............................................. 21 1.6 Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 28 1.6.1 Rủi ro thanh khoản từ tin đồn của Ngân hàng TMCP Á Châu ................... 28 1.6.2 Sự sụp đỗ của Ngân hàng Northern Rock ................................................. 30 1.6.3 Ngân hàng United Overseas Bank Tp. Hồ Chí Minh (UOB) ..................... 33 1.7 Kiểm định giả thiết về rủi ro thanh khoản ............................................... 40 1.7.1 Kiểm định mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và yếu tố tin đồn .............. 40 1.7.2 Kiểm định mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và yếu tố lãi suất .............. 40 1.7.3 Kiểm định mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và yếu tố chu kỳ .............. 44 Kết luận chương 1 ....................................................................................... 46 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á 2.1 Tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại từ 2010 đến tháng 6 năm 2012 ................................................................................................. 47 2.1.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.......................... 47 2.1.2 Tình hình thanh khoản chung của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2011 đến những tháng đầu năm 2012 ........................................................ 50 2.1.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại ............................................................................................................ 54 2.2 Thực trạng về quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Đông Á........ 60
  5. 2.2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Đông Á ....................................................... 60 2.2.2 Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đông Á ...................................................................................................... 64 2.2.3 Những quy định cụ thể trong chính sách thanh khoản của Ngân hàng DongAbank ........................................................................................................... 65 2.2.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn ( hệ số CAR- Capital Adequacy Ratios) ................. 65 2.2.3.2 Các chỉ số thanh khoản ..................................................................... 65 2.2.3.3 Xây dựng cung , cầu thanh khoản ...................................................... 74 2.2.3.4 Phân tích mô phỏng thanh khoản, kịch bản thanh khoản ................... 76 2.2.3.5 Các tình trạng thanh khoản và giải pháp xử lý .................................. 78 2.2.4 Đánh giá chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Đông Á .. 82 2.2.4.1 Về mặt hiệu quả của chính sách quản lý rủi ro thanh khoản .............. 82 2.2.4.2 Về mặt hạn chế và nguyên nhân của chính sách quản lý rủi ro thanh khoản..................................................................................................................... 83 Kết luận chương 2 ....................................................................................... 84 Chương 3 : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á 3.1 Định hướng phát triển đến năm 2020 của ngân hàng thương mại Việt Nam và DongAbank ............................................................................................ 86 3.1.1 Định hướng phát triển đến năm 2020 của ngân hàng thương mại VN ...... 86 3.1.1.1 Những nhân tố chi phối xu hướng phát triển...................................... 86 3.1.1.2 Định hướng phát triển ngành ngân hàng ........................................... 87 3.1.2 Định hướng phát triển của ngân hàng Đông Á đến năm 2020 ................... 89 3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á89 3.2.1 Về phía chính phủ và Ngân hàng Nhà nước .............................................. 89 3.2.1.1 Chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ ............................................... 89 3.2.1.2 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ....................................................... 91 3.2.1.3 Hiện đại hóa thông tin báo cáo và tăng cường khả năng giám sát ..... 94
  6. 3.2.2 Về phía DongAbank ................................................................................. 95 3.2.2.1 Nhóm giải pháp cần thực hiện ngay................................................... 95 3.2.2.2 Nhóm giải pháp trong 5 năm tới ...................................................... 100 Kết luận chương 3 ..................................................................................... 105 KẾT LUẬN ............................................................................................... 106 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Võ Thị Kim Oanh, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện, với sự hướng dẫn của PGS.TS.Trần Huy Hoàng. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Tác giả luận văn Võ Thị Kim Oanh
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABBank: NHTMCP An Bình ACB : NHTMCP Á Châu ALCO : Ủy Ban Quản lý Tài sản “Nợ” - Tài sản “Có” BaoVietbank : NHTMCP Bảo Việt BCTC : Báo cáo tài chính BIDV : NH Đầu tư và Phát triển VN CAR : Tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratios) CPI : Chỉ số giá tiêu dùng DAIAbank : NHTMCP Đại Á DongAbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á DTBB : Dự trữ bắt buộc Eximbank : NHTMCP Xuất Nhập Khẩu GTCG : Giấy tờ có giá Habubank : NHTMCP Nhà Hà Nội HDbank : NHTMCP Phát triển Nhà TP. HCM Kienlong : NHTMCP Kiên Long Liên Việt : NH Bưu Điện Liên Việt Maritime : NHTMCP Hàng Hải MB : NHTMCP Quân Đội MHB : NH Phát Triển Nhà Đồngbằng Sông Cửu Long NamAbank : NHTMCP Nam Á
  9. Navibank : NHTMCP Nam Việt NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại OCB : NHTMCP Phương Đông Oceanbank : NHTMCP Đại Dương OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) OMO : Nghiệp vụ thị trường mở PGbank : NHTMCP Xăng dầu Petrolimex Sacombank : NH TMCP Sài gòn thương tín SCB : NHTMCP Sài Gòn Saigonbank : NHTMCP Sài Gòn Công thương SHB : NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội Southernbank : NHTMCP Phương Nam Techcombank : NHTMCP Kỹ Thương VN TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế TMCP : Thương mại cổ phần UBND : Ủy ban nhân dân VIB : NHTMCP Quốc Tế Vietabank : NHTMCP Việt Á Vietcombank : NHTMCP Ngoại Thương VN
  10. Vietinbank : NHTMCP Công Thương VN VP bank : NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Westernbank : NHTMCP Phương Tây
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng số liệu cơ cấu nợ xấu năm 2011......................................................... 59 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đông Á ......................... 63 Bảng 2.3: Bảng theo dõi khả năng chi trả quy đổi ngày hôm sau của Ngân hàng ĐôngÁ(thời điểm 31/12/2011) ................................................................... 67 Bảng 2.4 : Bảng tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đông Á (Thời điểm 31/12/2011) ............................................................................. 70 Bảng 2.5: Bảng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn của Ngân hàng Đông Á (thời điểm 31/12/2011) .................................... 71 Bảng 2.6 : Bảng chỉ số thanh khoản từ H1-H8 của Ngân hàng Đông Á ..................... 72
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 : Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản .................................................... 15 Hình 2.1 : Cơ cấu ngân hàng theo chỉ tiêu vốn điều lệ .................................................. 50 Hình 2.2 : Tăng trưởng GDP, M2 và tín dụng............................................................... 51 Hình 2.3: Diễn biến lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 ........................ 52 Hình 2.4: Diễn biến tăng trưởng tổng phương diện thanh toán M2 trong 6 tháng đầu năm 2012 so với năm 2011 .................................................................... 55 Hình 2.5 : Giao dịch thị trường mở từ tháng 9/2011 đến 6/2012 ................................... 57 Hình 2.6: Tăng trưởng huy động và cho vay 6 tháng đầu năm 2012 ............................. 58 Hình 2.7 : Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2008 đến tháng 6/2012 ................................................ 60 Hình 2.8 : Bảng tóm tắt quá trình tăng vốn điều lệ Ngân hàng Đông Á ........................ 62 Hình 2.9 : Quy trình xác định nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng Đông Á ................. 82 Hình 3.1: Mô hình quản lý vốn tập trung ....................................................................... 96
  13. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng thống kê tỷ lệ dự trữ sơ cấp của các ngân hàng thương mại cổ phần (thời điểm 31/12/2011) Phụ lục 2: Bảng thống kê tỷ lệ dự trữ thứ cấp của các ngân hàng thương mại Việt Nam (thời điểm 31/12/2011) Phụ lục 3: Thống kê chỉ tiêu cơ bản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam (thời điểm 31/12/2011) Phụ lục 4 : Báo cáo tài chính của DongAbank đã kiểm toán năm 2011. Phụ lục 5: Tỷ lệ an toàn vốn của DongAbank (thời điểm 31/12/2011) Phụ lục 6: Bảng câu hỏi khảo sát
  14. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đi qua để lại biết bao thử thách cho nền kinh tế các nước. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ sự vỡ nợ các khoản cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ, sau đó lan rộng sang các tổ chức tài chính và nhóm tài sản khác theo một hiệu ứng dây chuyền với tốc độ nhanh. Nhiều tập đoàn kinh tế, định chế tài chính đa quốc gia gặp khó khăn hoặc đứng trước nguy cơ phá sản do mất khả năng thanh toán. Nền kinh tế Mỹ rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, đồng tiền mất giá và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đáng kể ; Nợ công các nước Châu Âu gia tăng…Đứng trước thách thức đó, Chính phủ các nước đưa ra các gói cứu trợ nhằm vực dậy nền kinh tế. Mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam chịu không ít những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Giá dầu thô tăng cao, làm chỉ số giá tiêu dùng trong nước leo thang, gây áp lực tăng trưởng kinh tế. Chính phủ với mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng vào những tháng cuối năm, và áp dụng chính sách thắt chặt trở lại cho đến tháng 6/2012 ,các công cụ điều hành lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá… được sử dụng liên tục khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng, thị trường bất động sản đóng băng, chỉ số Index liên tục giảm , ngân hàng thiếu tính thanh khoản. Những nổ lực mà Chính phủ thực hiện từ giai đoạn năm 2008 đến 2012 nhằm ổn định tính thanh khoản và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, từ việc chính sách tiền tệ thắt chặt sang thả lỏng, rồi chuyển sang thắt chặt, kèm theo gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ…Điều này cho thấy tầm quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng có ý nghĩa hết sức cấp bách cả về lý luận và thực tiễn . Vậy làm thế nào để hạn chế những rủi ro thanh khoản ở mức thấp nhất để có thể đảm bảo an toàn và nâng cao được hiệu quả hoạt động của ngân hàng là yêu cầu trước mắt mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang thực hiện trong giai đoạn hiện
  15. 2 nay. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học - Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào điều kiện Việt Nam, Luận văn này bàn về “ Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:Tình hình thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của hệ thống Ngân hàng thương mại; chính sách quản trị thanh khoản và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản, rủi ro thanh khoản trong hoạt động của DongAbank. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ nghiên cứu về tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Đứng trước tình hình thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng cũng như những thay đổi trong việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước thì DongAbank có những chính sách thanh khoản như thế nào và những biện pháp gì để giữ cho hoạt động của ngân hàng mình được an toàn và hiệu quả. Khi so sánh các chỉ số thanh khoản cụ thể với quy định chung của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, luận văn sẽ lấy cơ sở là các Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư số 19/2010/TT- NHNN ngày 27/09/2010. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: mô tả - giải thích, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả, kiểm định giả thiết… 4. Những kết quả đạt được của Luận văn Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hai là, đánh giá tình hình thanh khoản và chính sách quản trị thanh khoản tìm ra những tồn tại, hạn chế và một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản trong
  16. 3 hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và DongAbank nói riêng. 5. Nội dung kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Chương 2 :Thực trạng về quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đông Á. Chương 3 : Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đông Á.
  17. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản 1.1.1 Khái niệm thanh khoản Là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay sau khi nhu cầu vốn phát sinh. Nói cách khác, thanh khoản là khả năng thanh toán của một ngân hàng thương mại trước nhu cầu giải ngân của khách hàng. Nhu cầu giải ngân của khách hàng có thể xuất phát từ những lý do sau: nhu cầu rút tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiết kiệm; nhu cầu giải ngân hạn mức tín dụng. Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh. Thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản. 1.1.2 Khái niệm rủi ro thanh khoản Khái niệm về rủi ro Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro, nhưng nhìn chung có thể chia theo hai quan điểm sau: Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của con người càng đa dạng, thì nhiều loại rủi ro mới phát sinh. Theo quan điểm trung hoà: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro có thể mang đến cho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể mang đến những
  18. 5 cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng rủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực và tận dụng, phát huy mặt tích cực do rủi ro mang tới. Rủi ro xuất hiện trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Qua khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về bản chất của rủi ro: Một là, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Hai là, khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng của rủi ro là biên độ rủi ro (mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra) và tần suất xuất hiện rủi ro (số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng). Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra. Khái niệm rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 1.2.Vai trò và ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản 1.2.1 Vai trò của thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Thanh khoản là một thuộc tính cố hữu của tất cả các tổ chức tài chính. Thanh khoản được sinh ra từ việc sử dụng tiền của doanh nghiệp. Với tính chất đặc thù và hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng thì thanh khoản đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở các NHTM. Một kịch bản rút tiền ồ ạt xảy ra nếu khi một ngân hàng bị
  19. 6 mất thanh khoản và sẽ kéo theo một loạt các ngân hàng khác cũng sẽ rơi vào cảnh tương tự (tính lây nhiễm). Một ngân hàng có đủ tài sản để thanh toán nợ nhưng ngân hàng đó vẫn rơi vào khả năng mất thanh khoản do các khoản đầu tư, cho vay không thu hồi kịp để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, khi đó nguy cơ phá sản là điều rất có thể xảy ra. Nếu không muốn phá sản hay mất thanh khoản nghiêm trọng thì ngân hàng sẽ phải chịu vay vốn với lãi suất cao gây thiệt hại nghiêm trọng cho kết quả kinh doanh của ngân hàng. Hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng: Thứ nhất, Ngân hàng cần dự trữ thanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên, như lãi tiền gửi..., và cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc rút tiền gửi hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. Một ví dụ điển hình cho cú sốc thanh khoản là nhiều người đổ xô đến ngân hàng rút tiền ở cùng một thời điểm. Trong hoàn cảnh đó, hầu như không một ngân hàng nào có thể đáp ứng hết những yêu cầu này và dễ dẫn đến nguy cơ sụp đổ, ngay cả khi ngân hàng đó chưa mất khả năng thanh toán. Tất nhiên, khả năng dự trữ thanh khoản kém chưa hẳn sẽ đưa đến sự sụp đổ của một ngân hàng, nhưng chắn chắc, ngân hàng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để ứng phó với một cú sốc thanh khoản không lường trước. Và điều đó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng và suy đến cùng khả năng sụp đổ là hoàn toàn có thể. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả những biến động hằng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn1.Ví dụ, cầu về thanh khoản thường rất lớn vào mùa hè, cuối hè gắn với ngày tựu trường, ngày nghỉ và các kế hoạch du lịch của khách hàng. Việc kế hoạch được những yêu cầu thanh khoản này, sẽ giúp ngân hàng hoạch định được nhiều nguồn đáp ứng cầu thanh khoản dài hạn hơn là trong trường hợp đối với cầu 1 Trần Huy Hoàng (2010), Quản Trị Ngân Hàng, trang 163,187, NXB Lao động Xã Hội
  20. 7 thanh khoản ngắn hạn. 1.2.2 Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản trong hệ thống tài chính và nền kinh tế Rủi ro thanh khoản xảy ra tác động xấu hệ thống tài chính của một quốc gia. Bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng gây ra những tổn thất về tài chính cho ngân hàng: hoặc làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng, đặc biệt là loại rủi ro thanh khoản. Nếu thu không đủ chi ngân hàng sẽ bị thua lỗ, nghiêm trọng hơn ngân hàng có thể bị phá sản. Các thua lỗ của ngân hàng nếu nghiêm trọng có thể làm cổ đông mất vốn đầu tư, những người gửi tiền mất đi những khoản tiền tiết kiệm mà suốt đời mới có được. Tình trạng tài chính xấu của một ngân hàng còn tạo ra sự nghi ngờ của những người gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh khoản của cả hệ thống ngân hàng, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của các ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính. Rủi ro thanh khoản xảy ra làm giảm uy tín của ngân hàng Khi ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản, nghĩa là ngân hàng không có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng. Lòng tin của khách hàng hiện tại, khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng sẽ bị xói mòn. Họ sẽ không tin tưởng về chính sách hay những cam kết và lợi ích mà ngân hàng sẽ mang lại. Việc rút vốn tháo chạy, chuyển hướng đầu tư vào những tổ chức kinh tế, TCTD khác diễn ra ồ ạt. Những thiệt hại về uy tín của ngân hàng, làm mất lòng tin của công chúng là những tổn thất còn lớn hơn rất nhiều so với tổn thất về mặt tài chính mà ngân hàng gặp phải trong quá trình kinh doanh. Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng gây tác động xấu đến nền kinh tế, xã hội. Khủng hoảng thanh khoản xảy ra, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao, ngân hàng không có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Khi đó lãi suất cho vay tăng cao, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất. Một số doanh nghiệp nhỏ không tìm được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất phải chấp nhận phương án thu hẹp qui mô hoặc phải chấp nhận giải thể, kéo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2