intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix BHXH Tự nguyện tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix BHXH Tự nguyện tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm tìm ra những giải pháp để mở rộng đối tượng tham gia BHXH TN tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix BHXH Tự nguyện tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- LÊ NGUYỆT THU GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING-MIX BHXH TỰ NGUYỆN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- LÊ NGUYỆT THU GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING-MIX BHXH TỰ NGUYỆN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên Ngành : Quản trị kinh doanh Mã số Ngành : 8340101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Trần Đăng Khoa Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2019
  3. TRƢỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày..… tháng….. năm 2019 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lê Nguyệt Thu Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 18/05/1986 Nơi sinh: Bắc Ninh Chuyên Ngành : Quản trị kinh doanh MSHV: CH170035 I- Tên đề tài: Giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix BHXH Tự nguyện tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu II- Nhiệm vụ và nội dung: An sinh xã hội cho mọi ngƣời dân luôn đƣợc Đảng ta quan tâm sâu sắc và không ngừng hoàn thiện, đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc trong từng thời kỳ; điều này thể hiện rất rõ tại các văn kiện qua các kỳ Đại hội của Đảng và với từng chủ trƣơng, chính sách cụ thể của Nhà nƣớc . Đặc biệt, ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-TW về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”. Trong đó, đề ra mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lƣợng lao động tham gia BHXH, 35% lực lƣợng lao động tham gia BH thất nghiệp”. Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII tiếp tục ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với chính sách BHXH. Với mục tiêu hƣớng tới BHXH toàn dân đây vừa là cơ hội, cũng là thách thức cho các Bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền nói chung và BHXH Việt Nam nói riêng trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật BHXH, cơ chế tổ chức thực hiện BHXH phù hợp với
  4. thực tiễn đất nƣớc trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trƣớc những thách thức trong dịch chuyển lao động, thay đổi cơ cấu ngành - nghề, mối quan hệ lao động trong cuộc cách mạng 4.0… Phải khẳng định rằng, Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đã kịp thời “tháo gỡ” những hạn chế và có thể đƣợc coi nhƣ là “luồng gió mới” bởi dấu ấn này đã khẳng định một bƣớc chuyển biến quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nƣớc trong việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, tạo động lực để phát triển bền vững đất nƣớc. Tinh thần đổi mới, sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ mang đến những đột phá mạnh mẽ, tác động tích cực và sâu rộng tới chính sách BHXH của chúng ta. Với yêu cầu đó việc tăng cƣờng các giải pháp để phát triển BHXH TN là yêu cầu cấp bách nhằm thực hiện thành công BHXH toàn dân theo yêu cầu của Nghị quyết số 28-NQ/TW. Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix BHXH Tự nguyện tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm tìm ra những giải pháp để mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH TN tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. III- Ngày giao nhiệm vụ: 14/12/2018 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 18/06/2019 V- Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến sĩ. Trần Đăng Khoa CÁN BỘ HƢỚNG DẪN VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Lê Nguyệt Thu
  6. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này trƣớc tiên cho tôi xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô công tác tại Viện Đào tạo quốc tế và Sau đại học, trƣờng Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là cán bộ hƣớng dẫn khoa học - Tiến sĩ Trần Đăng Khoa đã luôn theo sát, nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp là cán bộ công chức, viên chức của BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu, thông tin. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn đến ngày hôm nay có đƣợc sản phẩm khoa học này là nhờ sự động viên, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, những học viên của lớp MBA17K4 đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ động viên để tôi đƣợc tham gia học tập lớp Thạc sỹ quản trị kinh doanh tại trƣờng. Một lần nữa cho tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả các quý Thầy Cô, các đồng nghiệp, cũng nhƣ các bạn học viên lớp MBA17K4./. Trân trọng! Lê Nguyệt Thu
  7. iii TÓM TẮT BHXH (BHXH) tự nguyện (TN) là chính sách của Đảng và Nhà nƣớc , mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Khi tham gia BHXH TN NLĐ tự do có thu nhập không ổn định sẽ đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, góp phần bảo đảm cuộc sống khi về già. Tính đến 31/05/2019 số ngƣời tham gia BHXH TN trong cả nƣớc là 363.284 ngƣời (chiếm 0,22% tổng số đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH). Trong đó có gần 75% ngƣời tham gia BHXH TN đã từng tham gia BHXH bắt buộc và họ đóng tiếp BHXH TN để đủ điều kiện hƣởng lƣơng hƣu. Nhƣ vậy, chỉ có khoảng 90.820 ngƣời tự nguyện tham gia BHXH, còn lại đại đa số ngƣời dân vẫn chƣa biết hoặc không quan tâm đến loại hình bảo hiểm này. Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có điều kiện phát triển kinh tế, đời sống ngƣời dân cao hơn so với các vùng miền khác, song tỷ lệ tham gia BHXH TN của NLĐ còn rất thấp. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chính sách BHXH TN đƣợc triển khai nhƣ thế nào trong thực tế? những vƣớng mắc cần tháo gỡ là gì? Tại sao NLĐ chƣa “mặn mà” tham gia BHXH TN? Đó là bài toán đặt ra lớn cho nghiên cứu này. Mục tiêu của nghiên cứu này tìm hƣớng để phát triển mở rộng tăng số lƣợng đối tƣợng tham gia BHXH TN trên địa bàn tỉnh BR-VT lên 20% đến 30% so với số lƣợng hiện nay. Để giải quyết mục tiêu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết về Marketing dịch vụ nói chung và vận dụng các chính sách Marketing-Mix trong dịch vụ nói riêng vào phát triển đối tƣợng tham gia BHXH TN. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng triển khai mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH TN trên địa bàn tỉnh BR-VT trong thời gian qua bằng việc điều tra, phân tích số liệu, lấy ý kiến của các cán bộ nhân viên của BHXH tỉnh BR-VT phụ trách trực tiếp công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH TN và điều tra, khảo sát NLĐ trên địa bàn tỉnh BR-VT.
  8. iv Trên cơ sở kết hợp lý thuyết và thực tiễn với mục tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH TN của BHXH tỉnh BR-VT, qua nghiên cứu tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút NLĐ tham gia BHXH TN trên địa bàn tỉnh nhƣ: Điều chỉnh mức đóng góp, hình thức đóng góp phù hợp với từng đối tƣợng tham gia, từng Ngành nghề cụ thể; Cải cách thủ tục hành chính; Nâng cao năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ của BHXH tỉnh BR-VT; Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về chính sách BHXH TN; Quản lý chặt chẽ đối tƣợng tham gia BHXH TN. Những định hƣớng và giải pháp trong nghiên cứu này đều tập trung vào mục đích khai thác số lao động thuộc diện tham gia BHXH TN góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ và thực hiện thành công những mục tiêu mà Nghị quyết 28-NQ/TW đã đề ra.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... xiii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiv MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tƣợng nghiên cứu: ............................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................2 6. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH TN và MARKETING - MIX ..............4 1.1. Tổng quan về BHXH TN .....................................................................................4 1.1.1. Khái niệm BHXH tự nguyện.............................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm về BHXH .....................................................................................4 1.1.1.2. BHXH tự nguyện ...........................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm của BHXH tự nguyện .......................................................................7 1.1.3 Vai trò của BHXH tự nguyện.............................................................................8 1.1.4. Nguyên tắc BHXH tự nguyện .........................................................................10 1.1.5. Các loại hình BHXH tự nguyện ......................................................................12
  10. vi 1.1.6. Đối tƣợng và nguyên tắc áp dụng ...................................................................13 1.1.6.1. Đối tƣợng áp dụng........................................................................................13 1.1.6.2. Nguyên tắc áp dụng ......................................................................................13 1.1.7. Quyền và trách nhiệm của ngƣời tham gia BHXH tự nguyện ........................13 1.1.7.1 Quyền của ngƣời tham gia ............................................................................13 1.1.7.2 Trách nhiệm của ngƣời tham gia...................................................................14 1.1.8. Chế độ BHXH TN ...........................................................................................14 1.1.8.1 Chế độ hƣu trí ................................................................................................14 1.1.8.2 Chế độ tử tuất: ...............................................................................................15 1.1.9. Quỹ BHXH TN ...............................................................................................16 1.1.9.1. Nguồn hình thành quỹ ..................................................................................16 1.1.9.2. Phƣơng thức đóng ........................................................................................16 1.1.9.3. Mức đóng .....................................................................................................16 1.1.9.4. Sử dụng quỹ .................................................................................................17 1.2. Tổng quan về Marketing - Mix ..........................................................................17 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................17 1.2.2. Các thành phần của Marketing - Mix..............................................................17 1.2.2.1. Sản phẩm (Product) ......................................................................................18 1.2.2.2. Giá cả (Price)................................................................................................20 1.2.2.3. Phân phối (Place) .........................................................................................23 1.2.2.4. Chiêu thị (Promotion) ..................................................................................26 1.2.2.5. Con ngƣời (People) ......................................................................................27 1.2.2.6. Yếu tố hữu hình (Physical evidence) ...........................................................28 1.2.2.7. Quy trình (Process) ......................................................................................29
  11. vii 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển BHXH tự nguyện ..........................30 1.4. Kinh nghiệm thực hiện hoạt động Marketing-Mix tại một số tỉnh, bài học kinh nghiệm cho BHXH tỉnh BRVT. ................................................................................33 1.4.1. BHXH tỉnh Nghệ An:......................................................................................33 1.4.2. BHXH tỉnh Hải Dƣơng ...................................................................................33 1.4.3. BHXH tỉnh Quảng Bình ..................................................................................36 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. ..............................38 TÓM TẮT CHƢƠNG I ............................................................................................39 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI BHXH TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU .....................................................................................40 2.1. Khái quát về BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu....................................................40 2.1.1. Giới thiệu về BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................40 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ BHXH tỉnh BR-VT ..................................................41 2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh BR-VT ................................................41 2.1.4. Tình hình thực hiện chính sách BHXH TN của BHXH tỉnh BR-VT trong thời gian qua. ....................................................................................................................47 2.2. Thực trạng tham gia BHXH TN trên địa bàn tỉnh BR-VT giai đoạn 2016 -2018 ...................................................................................................................................48 2.2.1. Tình hình hƣởng các chế độ của BHXH TN...................................................48 2.2.2. Tình hình tham gia BHXH TN theo khu vực..................................................51 2.2.3. Tình hình tham gia BHXH TN theo thu nhập .................................................52 2.2.4. Tình hình tham gia BHXH TN theo lĩnh vực hoạt động ................................54 2.2.5. Tình hình tham gia BHXH TN theo giới tính .................................................55 2.2.6. Tỷ lệ ngƣời tham gia BHXH TN quý 1/ 2019 ................................................57 2.3. Kết quả thu thập và xử lý số liệu sơ cấp ............................................................58
  12. viii 2.3.1. Kết cấu và nội dung Bảng câu hỏi ..................................................................58 2.3.2. Thống kê mô tả................................................................................................58 2.3.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach's alpha. (Xem tại Phụ lục 02) .......................59 Nhận xét: ...................................................................................................................59 2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA....................................................................60 2.4. Thực trạng Marketing-Mix BHXH TN tại địa bàn tỉnh BR-VT ........................62 2.4.1. Sản phẩm (Product) .........................................................................................62 2.4. 2. Giá cả (Price) ..................................................................................................65 2.4.3. Phân phối (Place) ............................................................................................67 2.4.4. Chiêu thị (Promotion) .....................................................................................70 2.4.5. Con ngƣời (People) .........................................................................................72 2.4.6. Yếu tố hữu hình (Physical evidence) ..............................................................75 2.4.7. Quy trình (Process) .........................................................................................76 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................78 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING-MIX BHXH TỰ NGUYỆN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BR-VT .................................................................79 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển đối tƣợng tham gia BHXH TN trên địa bàn tỉnh BR- VT trong thời gian tới: ..............................................................................................79 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing – Mix BHXH TN trên địa bàn tỉnh BR-VT. ........................................................................................................80 3.2.1. Sản phẩm (Product) .........................................................................................80 3.2.2. Giá cả (Price) ...................................................................................................82 3.2.3. Phân phối (Place) ............................................................................................83 3.2.4. Chiêu thị (Promotion) .....................................................................................83
  13. ix 3.2.5. Con ngƣời (People) .........................................................................................85 3.2.6. Yếu tố hữu hình (Physical evidence) ..............................................................86 3.2.7. Quy trình (Process) .........................................................................................87 3.3. Một số đề xuất và kiến nghị ...............................................................................87 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngành BHXH Việt Nam ....................................................87 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngành BHXH tỉnh BR-VT ................................................88 3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc ...........................................................................89 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ............................................................................................90 KẾT LUẬN ...............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94
  14. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH ASXH BH Bảo hiểm BHXH BHXH BHXH TN BHXH tự nguyện BHYT BHYT BHTT Bảo hiểm hƣu trí BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu LĐTB&XH Lao động Thƣơng binh và Xã hội NLĐ Ngƣời lao động NSD LĐ Ngƣời sử dụng lao động
  15. xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Số ngƣời hƣởng các chế độ từ quỹ BHXH TN từ 2016-2018 .................49 Bảng 2. 2: Số ngƣời tham gia BHXH TN phân theo khu vực giai đoạn 2016 – 2018 ...................................................................................................................................51 Bảng 2. 3: Số ngƣời tham gia BHXH TN phân theo thu nhập giai đoạn 2016 – 2018 ...................................................................................................................................53 Bảng 2. 4: Số ngƣời tham gia BHXH TN phân theo lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2016-2018..................................................................................................................54 Bảng 2. 5: số ngƣời tham gia BHXH TN theo giới tính năm 2016-2018 .................56 Bảng 2. 6: Tỷ lệ ngƣời tham gia BHXH TN năm 2018 ............................................57 Bảng 2. 7: So sánh giữa BHXH và BH Nhân thọ .....................................................63 Bảng 2. 8: Kết quả khảo sát về thực trạng Sản phẩm ...............................................64 Bảng 2. 9: Kết quả khảo sát về thực trạng Giá cả .....................................................65 Bảng 2. 10: Kết quả khảo sát về thực trạng Phân phối .............................................68 Bảng 2. 11: Báo cáo điểm thu Quý I/2019 ................................................................69 Bảng 2. 12: Kết quả khảo sát về thực trạng Chiêu thị ..............................................71 Bảng 2. 13: Báo cáo tuyên truyền năm 2016-2018 ...................................................71 Bảng 2. 14: Kết quả khảo sát về thực trạng Con ngƣời ............................................73 Bảng 2. 15: Báo cáo đào tạo nhân viên Đại lý thu Quý I/2019 ................................74 Bảng 2. 16: Kết quả khảo sát về thực trạng yếu tố Hữu hình ...................................75 Bảng 2. 17: Hoạt động của Website BHXH tỉnh BR-VT .........................................76 Bảng 2. 18: Kết quả khảo sát về thực trạng Quy trình ..............................................77 Bảng 3. 1: Các gói tham gia BHXH TN ...................................................................81
  16. xiv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1: Sơ đồ bộ máy cơ quan BHXH .................................................................46 Hình 2. 2: Biểu đồ số ngƣời hƣởng các chế độ từ quỹ BHXH TN năm 2016-2018.49 Hình 2. 3: Biểu đồ số ngƣời tham gia BHXH TN năm 2016-2018 ..........................52 Hình 2. 4: Biểu đồ số ngƣời tham gia BHXH TN theo mức đóng năm 2016-2018 .53 Hình 2. 6: Biểu đồ số ngƣời tham gia BHXH TN theo lĩnh vực năm 2016-2018 ....55 Hình 2. 7: Biểu đồ số ngƣời tham gia BHXH TN theo giới tính năm 2016-2018 ....56 Hình 2. 8: Tỷ lệ ngƣời tham gia BHXH TN quý 1/2019 ..........................................57
  17. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm, coi trọng thực hiện các chính sách xã hội đối với NLĐ; việc phát triển hệ thống BHXH và xây dựng loại hình BHXH TN đƣợc xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống ASXH đã đƣợc thể chế hóa bằng nhiều văn bản Quy phạm pháp luật. Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X (ngày 29 tháng 6 năm 2006), Luật BHXH đã đƣợc thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007; chế độ BHXH TN đƣợc thực hiện từ ngày 01/01/2008 đã tạo điều kiện cho những NLĐ tự do có thu nhập không ổn định (nông dân, thợ thủ công…) đƣợc hƣởng lƣơng hƣu dựa trên nguyên tắc có đóng, có hƣởng. Với BHXH TN NLĐ tự nguyện tham gia, đƣợc lựa chọn mức đóng và phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Đối với trƣờng hợp NLĐ khi hết thời gian đóng BHXH bắt buộc mà chƣa đủ số năm đƣợc hƣởng chế độ nghỉ hƣu thì có thể đóng BHXH TN để đƣợc hƣởng chế độ lƣơng hƣu theo quy định. Kể từ khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành, chế độ BHXH TN đã đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo NLĐ thuộc khu vực không chính thức, theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH về tình hình thực hiện chính sách BHXH giai đoạn 2008-2011: phạm vi đối tƣợng tham gia vào các loại hình BHXH ngày càng mở rộng; nhận thức của NLĐ, ngƣời sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân về chính sách BHXH đƣợc nâng cao nên đối tƣợng tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đƣợc vẫn còn tồn tại các thực trạng là: Chính sách BHXH TN chƣa thực sự hấp dẫn NLĐ; số ngƣời tham gia BHXH TN thấp; chƣa có nhiều gói lựa chọn cho NLĐ; Quy định về mức đóng còn chƣa phù hợp, mức thấp nhất hiện nay là 154.000 đồng/ 1 tháng (hoặc 22% mức thu nhập do ngƣời tham gia chọn), mức đóng này đƣợc xem là khá cao so với đại bộ phận ngƣời dân khu vực nông thôn (Nguyễn Quốc Bình, 2013). Theo Niêm giám thống kê tỉnh BR-VT năm 2017, dân số của tỉnh BR-VT là 1.101.641 ngƣời, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 598.838 ngƣời (chiếm
  18. 2 54.36%). Theo báo cáo của BHXH tỉnh BR-VT, tính đến ngày 31/05/2019 có 194.651 ngƣời tham gia BHXH bắt buộc và 2.733 ngƣời tham gia BHXH TN (Tài liệu hội nghị trực tuyến công tác thu BHXH, BHYT tháng 6 năm 2019 của BHXH Việt Nam). Nguyên nhân số lƣợng ngƣời tham gia BHXH TN còn ít là do: chính sách BHXH TN chƣa hấp dẫn, trình độ học vấn và nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế; lao động phần lớn chƣa qua đào tạo; việc làm bấp bênh; thu nhập không ổn định là những vấn đề ảnh hƣởng đến việc triển khai thực hiện BHXH TN. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên thì có thể nói công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia chƣa sát với thực tế là một lý do quan trọng làm cho số ngƣời tham gia BHXH còn thấp. Vậy làm thế nào để NLĐ nhận thức đƣợc sự cần thiết của BHXH; Giải pháp nào giải quyết việc tham gia BHXH của NLĐ khi thu nhập không ổn định; Vấn đề chính sách và tổ chức thực hiện nhƣ thế nào? Xuất phát từ các lý do đó, tác giả chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix BHXH Tự nguyện tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa học. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng Marketing – Mix BHXH TN tại BHXH tỉnh BR-VT - Đề xuất các giải pháp Hoàn thiện Marketing – Mix BHXH TN tại BHXH tỉnh BR-VT 3. Đối tƣợng nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động Marketing – Mix BHXH TN tại BHXH tỉnh BR-VT. - Đối tƣợng khảo sát: Ngƣời dân trên địa bàn tỉnh BR-VT. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: NLĐ tại tỉnh BR-VT. - Thời gian: Từ năm 2016 đến quý I/2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu
  19. 3 Thu thập tài liệu về marketing, sử dụng phƣơng pháp trích dẫn để xây dựng lý luận Marketing-Mix. Thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan tới BHXH TN tại BHXH tỉnh BR-VT giai đoạn 2016 – 2018. Dữ liệu sơ cấp đƣợc điều tra trực tiếp từ những cán bộ nhân viên của BHXH tỉnh BR-VT và đối tƣợng đang tham gia BHXH TN trên địa bàn tỉnh BR-VT theo Luật định trong Quý II năm 2019. Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng thang đo Likert 5 bậc, xây dựng bảng câu hỏi gồm 7 nhóm biến chính: Sản phẩm, Giá, Phân phối, Chiêu thị, Con ngƣời, Bằng chứng hữu hình, Quy trình và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo. Chỉ ra ƣu nhƣợc điểm, kết hợp với dự báo đề ra một số giải pháp Marketing- Mix tại BHXH tỉnh BR-VT. 6. Kết cấu đề tài Đề tài có kết cấu gồm các nội dung sau: - Mở đầu - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về Marketing-Mix. - Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng Marketing-Mix tại BHXH tỉnh BR-VT trong hoạt động phát triển BHXH TN - Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketting – Mix phát triển BHXH TN tại tỉnh BR-VT. - Kết luận.
  20. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH TN và MARKETING - MIX 1.1. Tổng quan về BHXH TN 1.1.1. Khái niệm BHXH tự nguyện 1.1.1.1. Khái niệm về BHXH BHXH (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và phổ biến ở tất cả các nƣớc trên thế giới, đây là một loại hình bảo hiểm đặc biệt, không mang tính chất kinh doanh thƣơng mại mà chủ yếu là tính nhân đạo, nhân văn cao cả. Có rất nhiều khái niệm về BHXH: - Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1 (2000) có định nghĩa: BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của Nhà nƣớc theo pháp luật nhằm đảo bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn XH. - Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: BHXH là sự đảm bảo thay thế đƣợc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nƣớc theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. BHXH là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nƣớc. - Theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 12/07/2006: BHXH là một tổ chức của Nhà nƣớc nhằm sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung do sự đóng góp của ngƣời chủ sử dụng lao động, NLĐ và có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Khoản trợ cấp này giúp cho NLĐ và gia đình họ sống ổn định, điều này còn tác động đến cả ASXH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2