intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình CMMI tại Công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tình hình triển khai và áp dụng CMMI của công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam. Cung cấp các đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ tại doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu, vị thế cạnh tranh và thúc đẩy hội nhập quốc tế cho Harvey Nash Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình CMMI tại Công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM …………………... .…..………………. NGUYỄN ĐÌNH CHINH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH CMMI TẠI CÔNG TY TNHH HARVEY NASH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM …………………... .…..………………. NGUYỄN ĐÌNH CHINH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH CMMI TẠI CÔNG TY TNHH HARVEY NASH VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS. NGÔ QUANG HUÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy TS. Ngô Quang Huân. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Đình Chinh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn thầy TS. Ngô Quang Huân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học khoa Quản Trị Kinh Doanh – Đại học Kinh tế TP.HCM đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn. Học viên Nguyễn Đình Chinh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................vi DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ ....................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ....................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HARVEY NASH VIỆT NAM ........................................................................................................................5 1.1 Giới thiệu tập đoàn Harvey Nash group ....................................................5 1.1.1. Tổng quan .....................................................................................................5 1.1.2. Mục tiêu chung .............................................................................................6 1.1.3. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi .........................................................6 1.2 Giới thiệu công ty TNHH harvey nash việt nam.......................................7 1.2.1 Tổng quan .....................................................................................................7 1.2.2 Quy mô hiện tại ............................................................................................9 1.2.3 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Sơ đồ tổ chức ........................................................9 1.3 Giới thiệu khối bộ phận phát triển phần mềm ........................................11 1.3.1 Mô hình tổ chức..........................................................................................11 1.3.2 Cơ cấu – Quy mô tổ chức hiện tại ............................................................12 1.3.3 Định hướng khách hàng trọng tâm ..........................................................13 1.3.4 Hiệu quả áp dụng CMMI tại doanh nghiệp ............................................15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH CMMI .....................................18 2.1 Tổng quan về CMMI .................................................................................18 2.2 Cấu trúc CMMI .........................................................................................20 2.3 Mô hình cấu trúc của CMMI ....................................................................23 2.3.1 Mô hình phân tầng (Staged Model) ..........................................................23
  6. iv 2.3.2 Mô hình liên tục (Contiunous model).......................................................25 2.4 Các mức (levels) của CMMI .....................................................................27 2.5 Các ưu điểm của việc sử dụng CMMI......................................................34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................36 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CMMI TẠI CÔNG TY TNHH HARVEY NASH VIỆT NAM.............................................................37 3.1 Thực trạng quy trình sản xuất phần mềm...............................................37 3.1.1 Sơ lược quy trình sản xuất phần mềm tại Harvey Nash Việt Nam .......37 3.1.2 Đánh giá thực trạng quy trình sản xuất phần mềm tại Harvey Nash Việt Nam...................................................................................................................42 3.1.3 Phương pháp đánh giá CMMI áp dụng tại doanh nghiệp .....................44 3.1.4 Phân tích SWOT ........................................................................................48 3.1.4.1 Điểm mạnh ..................................................................................................48 3.1.4.2 Điểm yếu ......................................................................................................50 3.1.4.3 Cơ hội...........................................................................................................51 3.1.4.4 Thách thức...................................................................................................51 3.2 Đo lường hiệu quả áp dụng mô hình CMMI tại doanh nghiệp .............53 3.3 Sơ lược về bộ tài sản quy trình mức 3 đang được triển khai và áp dụng tại doanh nghiệp ......................................................................................................57 3.3.1 Quản lý cấu hình (Configuration Management) .....................................57 3.3.2 Đo lường và phân tích (Measure and Analysis) ......................................57 3.3.3 Giám sát và kiểm soát dự án (Project Monitoring and Controlling) ....57 3.3.4 Lập kế hoạch dự án (Project Planning) ...................................................58 3.3.5 Bảo đảm chất lượng quy trình và chất lượng sản phẩm (Process and Product Quality Assurance Process) .....................................................................58 3.3.6 Quản lý yêu cầu (Re quyrement Management) ......................................59 3.3.7 Quản lý hợp đồng nhà thầu phụ ...............................................................59 3.3.8 Phân tích quyết định và giải pháp (Decision Analysis and Resolution) 60 3.3.9 Đào tạo trong tổ chức (Organizational Training) ...................................60 3.3.10 Tích hợp sản phẩm (Product Integration) ...............................................60 3.3.11 Quản lý rủi ro (Risk Management) ..........................................................61
  7. v 3.3.12 Giải pháp kỹ thuật .....................................................................................61 3.3.13 Phát triển yêu cầu (Requirement Development) .....................................61 3.3.14 Thẩm định (Verification) ..........................................................................62 3.3.15 Phê duyệt (Validation) ...............................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3, MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CMMI CỦA DOANH NGIỆP ...................................................................63 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CMMI TẠI CÔNG TY TNHH HARVEY NASH VIỆT NAM..............65 4.1 Mục tiêu chiến lược ....................................................................................65 4.2 Một số giải pháp khắc phục hạn chế và khó khăn ..................................66 4.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhận lực, lựa chọn nguồn nhân lực triển khai dự án CMMI ...................................................................................................66 4.2.2 Đào tạo nâng cao trình độ Ngoại ngữ và lý thuyết CMMI ....................68 4.3 Một số giải pháp phát huy điểm mạnh và ưu thế....................................69 4.3.1 Nâng cao chính sách chất lượng sản phẩm, không ngừng phát triển sản phẩm mới .................................................................................................................69 4.3.2 Vận dụng các bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước ........71 4.3.3 Phát huy tiềm lực tài chính .......................................................................72 4.4 Kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy trình cho phù hợp với yêu cầu sản xuất phần mềm ........................................................................................................73 4.5 Xây dựng các lĩnh vực quy trình cần thiết để áp dụng CMMI mức 4 và mức 5 thành công ....................................................................................................79 4.5.1 Hiệu suất quy trình tổ chức (Organizational Process Performance) ....79 4.5.2 Quản lý dự án định lượng (Quantitative Project Management) ...........80 4.5.3 Phân tích nguyên nhân, ra quyết định (Causal Analysis-Resolution) ..81 4.5.4 Triển khai đổi mới tổ chức (Organizational Innovation-Deployment) .82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86 PHỤ LỤC: MỘT SỐ QUY TRÌNH TIÊU BIỂU ĐANG TRIỂN KHAI TẠI HARVEY NASH
  8. vi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH BPO Business Process Outsourcing(Gia công quy trình kinh doanh) CF Common Features (Các tính năng chung) CL Capability Levels (Các mức năng lực) CMM Capability Maturity Model (Mô hình trưởng thành năng lực) CMMI Capability Maturity Model Integration (Mô hình trưởng thành năng lực tích hợp) CMMI- ACQ CMMI for Acquisition (CMMI cho sự tiếp nhận) CMMI- DEV CMMI for Development (CMMI cho sự phát triển) CMMI- SVC CMMI for Service (CMMI cho dịch vụ) CMMI-SE/SW Capability Maturity Model Integration for Systems Engineering and Software Engineering DM Delivery Manager (Giám đốc phân phối) GG Generic Goals (Mục tiêu chung) GP Generic Practices (Thực hành chung) HR Human Resource (Quản lý nhân sự) ISO International Organization for Standardization ISP Internet Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ internet) KPA KPA Key Process Area (Lĩnh vực quy trình chính) MA Measurement and Analysis (Đo lường và phân tích) ML Maturity Levels (Các mức tăng trưởng) ODC Outsourcing Development Center PA Process Areas (Các lĩnh vực quy trình) PM Project Manager (Quản lý dự án) QA Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng) QAO Quality Assurance Officer (Nhân viên đảm bảo chất lượng) SEI Software Engineering Institute (Viện Công nghệ Phần mềm Hoa Kỳ) SEPG Software Engineering Process Group (nhóm quy trình kĩ nghệ phần mềm) SG Specific Goals (Mục tiêu riêng) SP Specific Practices (Thực hành riêng) TL Team Lead (Trưởng nhóm )
  9. vii DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ THUẬT NGỮ GIẢI THÍCH Baseline Một baseline là một tập hợp các tài liệu đặc tả hoặc các sản phẩm tạo ra trong quá trình làm việc mà đã được phê duyệt và chấp nhận, sau đó được dùng như cơ sở để phát triển tiếp, và chỉ có thể thay đổi thông qua các thủ tục quản lý thay đổi. Một baseline là định danh của một mục cấu hình và các thực thể liên quan đến nó. Milestone Là điểm tại đó kết thúc một chu trình (iteration) của dự án, tương đương với một phiên bản phát hành. Stakeholder Một “stakeholder” là một nhóm hoặc cá nhân mà: Bị ảnh hưởng bởi kết quả của một công việc kinh doanh (outcome of an undertaking) Hoặc chịu trách nhiệm theo một số cách về kết quả của một công việc kinh doanh Stakeholders có thể bao gồm các thành viên của dự án, các nhà cung cấp, khách hàng, nsd cuối và những người khác. Project Manager Là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, hướng dẫn, quản lý, cấu trúc (structuring) và thúc đẩy dự án. Work Product Từ “work product” được dùng để chỉ bất kỳ artifact nào được tạo ra từ một qui trình. Những artifact này có thể bao gồm: file, tài liệu, các phần của sản phẩm, các dịch vụ, các qui trình (vd: qui trình sản xuất, qui trình đào tạo, qui trình chuyển nhượng sản phẩm), các đặc tả và các hóa đơn. Phân biệt chính giữa “work product” và “product component” là “work product” không nhất thiết phải được xây dựng hoặc là một phần của sản phẩm cuối.
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Hình 1.1: Logo của tổ chức Harvey Nash Group........................................................7 Hình 1.2: Trụ sở văn phòng tại TP.HCM và Hà Nội ..................................................8 Hình 1.3: Dịch vụ phần mềm và BPO ........................................................................9 Hình 1.4: Giá trị cốt lõi của Harvey Nash Việt Nam ................................................10 Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức Harvey Nash Việt Nam ......................................................11 Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc của CMMI .........................................................................21 Hình 2.2: Các thành phần của mô hình CMMI trong cách biểu diễn phân ..............24 Hình 2.3: Các thành phần của mô hình CMMI trong cách biểu diễn liên tục .........26 Hình 2.4: Các lĩnh vực quy trình tương ứng với 5 mức levels của CMMI ...............28 Hình 2.5: Các mức (levels) của CMMI ....................................................................29 Hình 3.1: Chứng chỉ CMMI mức 3 doanh nghiệp đã đạt đươc ................................38 Hình 3.2: Vòng đời của việc phát triển phần mềm tương ứng với các lĩnh vực quy trình CMMI ...............................................................................................................38 Hình 3.3: Cải thiện hiệu quả loại bỏ lỗi (%) .............................................................55 Hình 3.4 : Đánh giá hiệu quả áp dụng CMMI ..........................................................56 Bảng 2.1: Các lĩnh vực quy trình sắp xếp theo mô hình phân tầng ..........................25 Bảng 2.2: Các lĩnh vực quy trình được sắp xếp trong mô hình liên tục ...................27 Bảng 3.1: Mô tả các công việc tương ứng với bộ tài sản của lĩnh vực quy trình .....39 Bảng 3.2: Một báo cáo của đội đảm bảo chất lượng về các lỗi của dự án ................43 Bảng 3.3: Hiệu quả áp dụng CMMI ..........................................................................54 Bảng 4.1: Kiến nghị bổ sung để hoàn thiện các quy trình CMMI tại Harvey Nash Việt Nam ...................................................................................................................73
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài Để sản xuất một sản phẩm có chất lượng thì phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt, đó là điều không thể tranh cải. Trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, yêu cầu đặt ra của sản phẩm là phải đạt yêu cầu về chất lượng, theo đúng tiến độ và kinh phí, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đáp ứng các yêu cầu đó CMMI là mô hình đã và đang được áp dụng phổ biến và được quốc tế hoá mạnh mẽ, chính do hiệu quả sử dụng của chúng trong thực tế. Mô hình CMMi là một khung các giải pháp tối ưu cho quá trình sản xuất phần mềm, là con đường cải tiến giúp Doanh nghiệp đạt đến một quy trình chuẩn nhất quán, thành quả cao và hiệu suất đầu tư lớn. Nâng cao hiệu quả áp dụng CMMI phù hợp với đặc điểm kinh doanh là một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp phần mềm hiện nay, bởi lẻ trong xu thế hộp nhập và cạnh tranh khóc liệt trong lĩnh vực phần mềm thì việc được công nhận chứng chỉ CMMI là một lợi thế trong việc chứng minh năng lực của doanh nghiệp. Không những thế, việc triển khai CMMI sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất, mang lại chất lượng sản phảm cao nhất với chi phí thấp nhất cũng là một bài toán khó giải với các doanh nghiệp phần mềm hiện nay. Việc áp dụng mô hình CMMI đem đến nhiều thay đổi đáng kể mang lại lợi ích cho người lao động lẫn doanh nghiệp. Từ đây đặt ra một thách thức cho Ban lãnh đạo về giải pháp quản lý và điều hành phù hợp để tạo điều kiện và tạo động lực khích lệ, tăng cường hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng sản phẩm, qua đó giúp cho Doanh nghiệp đạt được Tầm nhìn – Sứ mệnh của mình. Công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam là một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp và gia công các sản phẩm phần mềm. Trong suốt thời gian hoạt động Công ty đã phần nào khẳng định đươc vị trí của mình trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, phát triển và mở cửa thị trường hiện nay đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn, áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với Công ty nên vấn đề làm sao để nâng cao nâng cao hiệu quả áp dụng CMMI để đảm bảo chất lượng sản phẩm là bài toán mà Công ty đang phải đối mặt và cần phải giải đáp.
  12. 2 Trên đây là những lý do khiến tôi chọn đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH CMMI TẠI CÔNG TY TNHH HARVEY NASH VIỆT NAM”, với mong muốn giới thiệu phần nào cũng như đề xuất một số giải pháp về hoạt động, để thương hiệu, chất lượng dịch vụ, sự bền vững và uy tín của Harvey Nash tiếp tục được khẳng định, hướng tới tầm nhìn “Nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ ngành Công Nghệ Thông Tin trên thế giới”. 2. Mục tiêu đề tài Phân tích, làm rõ các nội dung, yêu cầu của CMMI trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp phần mềm. Dựa theo những phân tích nghiên cứu về thực tiễn trong việc triển khai chuẩn CMMI lấy Công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam làm trường hợp điển hình, cụ thể là những khó khăn của công ty khi áp dụng mô hình này cũng như việc giải quyết những khó khăn đó ra sao, từ đó tìm hiểu và rút ra một số thực tiễn hữu ích cho việc áp dụng và triển khai chuẩn CMMI. Đánh giá tình hình, thực trạng và các tồn tại trong viêc áp dụng CMMI tại doanh nghiệp, từ đó mong muốn cao nhất của đề tài là đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể, phù hợp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình CMMI tại công ty Harvey Nash. 3. Ý nghĩa của đề tài 1. Về mặt thực thiễn, đề tài nghiên cứu tình hình triển khai và áp dụng CMMI của công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam. Cung cấp các đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ tại doanh nghiêp. Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu, vị thế cạnh tranh và thúc đẩy hội nhập quốc tế cho Harvey Nash Việt Nam. 2. Về mặt kinh tế và quản trị, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung vào vấn đề thực tiễn của việc triển khai áp dụng chuẩn CMMI tại một hoặc các doanh nghiệp để từ đó đúc kết các bài học thành công hay thất bại cũng như các thực tiễn tốt và hữu ích cho các doanh nghiệp gia công phần mềm. Do vậy, đề tài này dựa theo những phân tích nghiên cứu về thực tiễn trong việc triển khai chuẩn CMMI lấy Harvey Nash Việt Nam làm trường hợp điển hình, tìm hiểu và rút ra một số thực tiễn hữu ích cho việc áp dụng và triển
  13. 3 khai chuẩn “mô hình trưởng thành năng lực tích hợp” (CMMI) tại các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Cụ thể, đề tài sẽ giới thiệu chi tiết về chuẩn CMMI; quy trình sản xuất và phương pháp đánh giá mức độ thuần thục trong công nghệ phần mềm; phân tích các cấp độ CMMI; các tiêu chí, yêu cầu cụ thể đối với từng cấp độ CMMI và những yêu cầu về nội dung công việc cần thiết để doanh nghiệp, tổ chức có thể đạt được chứng chỉ CMMI. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Hoạt động triển khai áp dụng CMMI của Harvey Nash Việt Nam tại TP.HCM và Hà Nội. + Về thời gian: Phân tích thực trạng triển khai CMMI từ năm 2009 – 2011 và đề xuất nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng CMMI đến năm 2015 5. Phương pháp thực hiện Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative method) –sử dụng việc phân tích tình huống điển hình (case study) và phương pháp chuyên gia trong việc thu thập thông tin và xử lý các đánh giá. Trọng tâm là tìm hiểu thực tiễn việc khai CMMI tại công ty Harvey Nash Việt Nam, các giải phảp tốt nhất trong việc áp dụng mô hình. Việc nghiên cứu tập trung giải quyết các câu hỏi sau đây: - Các rào cản, khó khăn khi triển khai áp dụng CMMI mà Harvey Nash Việt Nam đã gặp phải, và kinh nghiệm để vượt qua các trở ngại này? - Căn cứ vào điều kiện, thực trạng sản xuất phần mềm tại Harvey Nash Việt Nam để đưa ra các kiến nghị, các đề xuất để hoàn thiện hệ thống quy trình của doanh nghiệp theo CMMI? - Các bài học thực tiễn của doanh nghiệp, có thể áp dụng cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam? Phương pháp thu thập số liệu: - Các lĩnh vực quy trình được định nghĩa trong bộ tiêu chuẩn CMMI.
  14. 4 - Bộ tài sản quy trình của CMMI mức 3 đang được áp dụng tại công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam. - Các Báo cáo ghi nhận trực tiếp của các Chuyên viên Đội Dự án QA khi hỗ trợ, kiểm tra và giám sát trực tiếp tại Đơn vị. - Các ghi nhận của bản thân khi khảo sát, đánh giá và được huấn luyện trực tiếp tại Đơn vị. Khung nghiên cứu 6. Bố cục đề tài Đề tài bao gồm các phần chính sau: Dẫn Nhập: Nêu lên lý do hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa thực tiễn, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam. Chương 2: Tổng quan Mô hình CMMI. Chương 3: Phân tích thực trạng của việc áp dụng CMMI tại công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam. Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng CMMI tại công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam Kết luận
  15. 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HARVEY NASH VIỆT NAM 1.1 Giới thiệu tập đoàn Harvey Nash group 1.1.1. Tổng quan Harvey Nash Group, tập đoàn 100% vốn đầu tư của Anh Quốc với 33 văn phòng và 5000 nhân viên trên toàn thế giới; là một trong những công ty dẫn đầu ngành công nghệ thông tin và BPO (Gia công quy trình kinh doanh- Business Process Outsourcing), tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin tiêu chuẩn quốc tế cho các khách hàng trên toàn thế giới, bao gồm các dịch vụ Phát triển phần mềm, Nhập dữ liệu & BPO. Bộ phận BPO bao gồm các dự án Trung tâm dịch vụ khách hàng/ Bán hàng qua điện thoại (Call center) và dự án Nhập liệu (Data entry). Harvey Nash Group, hơn mười năm xây dựng đã trở thành một trong những công ty IT phát triển phần mềm hàng đầu ở châu Âu và Hoa Kỳ. Với hơn hàng ngàn kỹ sư phần mềm tham gia vào phát triển các ứng dụng, kiểm tra, bảo dưỡng và công nghệ phần mềm nhúng. Các dịch vụ chính của Harvey Nash Group bao gồm: Tuyển dụng chuyên nghiệp Giúp các công ty tuyển dụng các chuyên gia kỹ thuật bao gồm: * Công nghệ, kỹ thuật, kỹ thuật số * Bán hàng, Marketing, Nhân sự * Tài chính, hoạt động tư vấn * Cung cấp các dịch vụ gia tăng / giá trị chuyên nghiệp bao gồm cả gia công quy trình tuyển dụng, quản lý hợp đồng gia công phần mềm. Điều hành tìm kiếm và lãnh đạo Harvey Nash Group giúp các công ty thu hút, duy trì và phát triển tài năng lãnh đạo cấp cao của họ, từ cấp độ sơ sở qua các giám đốc điều hành và quản lý cấp cao thông qua ba dịch vụ chính: * Điều hành tìm kiếm * Dịch vụ lãnh đạo * Quản lý tạm thời
  16. 6 Gia công phần mềm Harvey Nash Group giúp các công ty xây dựng quy mô, cắt giảm chi phí và cải thiện sự nhanh nhẹn. Thông qua một kết hợp của các nguồn lực tại Việt Nam và nước ngoài, cung cấp các dịch vụ Nghiên cứu và Phát triển phần mềm. 1.1.2. Mục tiêu chung Là một người tiên phong trong việc tuyển dụng chuyên nghiệp và gia công phần mềm. Được thành lập vào năm 1988, Harvey Nash Group đã hỗ trợ rất nhiều của các tổ chức hàng đầu thế giới để tuyển dụng và quản lý tài năng có tay nghề cao mà họ cần để thành công trong một thế giới ngày càng cạnh tranh và công nghệ phát triển cao. Với các chuyên gia trên khắp Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á Tập đoàn có khả năng và nguồn lực của một tổ chức toàn cầu, nuôi dưỡng một nền văn hóa của sự đổi mới và sự nhanh nhẹn và luôn đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Làm việc với tất cả các khách hàng lớn và nhỏ, để cung cấp một danh mục các dịch vụ: tìm kiếm điều hành, tuyển dụng chuyên nghiệp và gia công phần mềm. 1.1.3. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi Tại Harvey Nash Group bạn sẽ tìm thấy ánh sáng của hiểu biết và nhân viên chăm chỉ, cam kết cung cấp cho khách hàng các giám đốc điều hành và các chuyên gia có kỹ năng cao mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận. Cam kết các tiêu chuẩn dịch vụ cao nhất Harvey Nash Group cố gắng cung cấp các giải pháp giàu trí tưởng tượng nhưng thực tế bắt nguồn từ một sự hiểu biết thấu đáo về nhu cầu của khách hàng. Cam kết được củng cố bởi chất lượng của nhân viên về chuyên môn ở mức độ cao cấp. Là chuyên gia thị trường địa phương với một tiếp cận toàn cầu Mặc dù là một công ty toàn cầu, Harvey Nash Group trao quyền cho nhân viên của mình phải áp dụng một phương pháp tiếp cận phù hợp với nhu cầu thị trường, khách hàng và văn hóa địa phương và khuyến khích sự đổi mới ở mọi cấp độ trong tổ chức.
  17. 7 Là nhà cung cấp các tài năng xuất sắc Tính chuyên nghiệp của Harvey Nash Group trong tìm nguồn cung ứng và cá nhân tài năng, quản lý các yêu cầu và cung cấp các giải pháp sáng tạo, cho phép thiết lập quan hệ đối tác của các tiêu chuẩn cao nhất với khách hàng. Luôn đổi mới và phát triển Harvey Nash Group đã cam kết với sự phát triển liên tục của ngành công nghiệp và am hiểu thị trường địa phương, sáng tạo và hiểu biết cách giải quyết các thách thức của tập đoàn. Là một nguồn lực về sự nghiệp đáng tin cậy Giám đốc điều hành và các chuyên gia trên toàn thế giới biết đến Harvey Nash Group như là một đối tác sự nghiệp, có giá trị dành riêng cho các ứng cử viên trong vai trò nơi họ có thể đóng góp và phát triển. Với những giá trị đã đạt được Harvey Nash Group sẽ tiếp tục cung cấp cho khách hàng các nhà lãnh đạo có tài năng và sáng tạo. 1.2 Giới thiệu công ty TNHH harvey nash việt nam 1.2.1 Tổng quan Logo Hình 1.1: Logo của tổ chức Harvey Nash Group Công Ty TNHH Harvey Nash Việt Nam được thành lập từ năm 2001. Với nhiều chính sách hấp dẫn thu hút nhân tài, Harvey Nash Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân viên trẻ trên 1000 nhân viên năng động và đầy nhiệt huyết với hơn 400 kỹ sư phát triển phần mềm. Theo báo cáo, doanh thu 2009 của công ty đạt 65 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 25 tỷ đồng, chuyên cung cấp các dịch vụ: - Phát triển phần mềm - Dịch vụ BPO - Dịch vụ tuyển dụng
  18. 8 - Có sự hợp tác với FPT trong việc cung cấp nhân sự cho các dự án phát triển phần mềm. Quan hệ hợp tác với FPT được tiến hành hơn 12 năm. Trụ sở văn phòng tại tại TP HCM và Hà Nội Hình 1.2: Trụ sở văn phòng tại TP.HCM và Hà Nội Các thành tích mà Harvey Nash Việt Nam đã đạt được: Hơn 20 triệu người sử dụng điện thoại di động ở Mỹ thực hiện cuộc gọi sử dụng phần mềm được viết bởi Harvey Nash Việt Nam. Harvey Nash Việt Nam phát triển phần mềm cho Alcatel-Lucent, công nghệ trạm được sử dụng bởi AT & T. Hơn 1 triệu người đã ngừng hút thuốc sử dụng phần mềm được viết bởi Harvey Nash Việt Nam. Harvey Nash Việt Nam đã viết chương trình bỏ thuốc trực tuyến với Vielife. Tất cả các tù nhân trong hệ thống nhà tù Ailen có cuộc sống hàng ngày của mình theo kế hoạch của phần mềm được viết ở Việt Nam. Harvey Nash Việt Nam viết các ứng dụng phần mềm được sử dụng bởi Chính phủ Ai-len. Hơn 100.000 người thiệt thòi ở Anh đã được giúp đỡ vào công việc của phần mềm được viết tại Việt Nam. Harvey Nash Việt Nam phát triển jobsearch / phần mềm phù hợp cho Shaw Trust.
  19. 9 Quốc gia Mỹ theo dõi cuộc bầu cử tổng thống trên màn hình dựa trên đường phố thông qua công nghệ được xây dựng bởi Harvey Nash Việt Nam. Harvey Nash Việt Nam viết Internet trực tuyến ứng dụng cho MSNBC. 1.2.2 Quy mô hiện tại Khoảng 1000 nhân viên và tiếp cận với 4.000 nhà phát triển Hình 1.3: Dịch vụ phần mềm và BPO 1.2.3 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Sơ đồ tổ chức Tầm nhìn Phát triển Việt Nam thành quốc gia được biết với tên “cung cấp phần mềm và dịch vụ BPO chất lượng” Giá trị cốt lõi: - Trách nhiệm, hãy chịu trách nhiệm về hành động của bạn đối với chính mình, người khác và các công ty. - Xuất sắc, hãy luôn phấn đấu xuất sắc cho tất cả mọi thứ bạn làm. - Sức mạnh đa dạng, mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. - Tinh thần nhóm, hãy chứng tỏ sự chăm sóc và đối xử tốt với người khác. Giúp đỡ những người có nhu cầu. - Tiêu chuẩn kiên quyết của các doanh nghiệp và cá nhân, luôn luôn đặt tiêu chuẩn cao nhất của sự trung thực và tính trung thực.
  20. 10 - Không ngừng học hỏi và phát triển, luôn luôn trao dồi năng lực và kỹ năng. - Trung thực, xây dựng và giao tiếp cởi mở, giao tiếp bằng ngôn ngữ của trái tim, hãy làm nhiều hơn nói. - Tôn trọng bản thân đồng nghiệp và khách hàng, tôn trọng dẫn đến sự trung thực, trung thực giúp phát triển việc kinh doanh tốt hơn. Hình 1.4: Giá trị cốt lõi của Harvey Nash Việt Nam Sơ đồ tổ chức Đứng đầu các bộ phận là giám đốc điều hành. Có ba bộ phận chính và đứng đầu từng bộ phận là: giám đốc tài chính, giám đốc khối bộ phận phát triển phần mềm, giám đốc khối bộ phận bán hàng. Các bộ phận chính trong lĩnh vực gia công phần mềm bao gồm: Khối bộ phận đảm bảo chất lượng QA, bộ phận phát triển phần mềm, quản lý dự án và giám đốc điều hành, khối bộ phận phân tích yêu cầu kinh doanh, khối bộ phận triển khai sản phẩm cho khách hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0