intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và xác định phương hướng phát triển cho thị trường phù hợp yêu cầu kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ MỸ NHẬT HOÀNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỊ THƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ MỸ NHẬT HOÀNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN ---0O0--- Để thực hiện luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam”, tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè… Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực. TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 2014 Người thực hiện luận văn LÊ MỸ NHẬT HOÀNG
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG ..........................................................................................................3 1.1. Tổng quan về Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ...........................................3 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................3 1.1.2. Các loại hình giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .....................6 1.2.2.1. Giao dịch giao ngay .....................................................................................6 1.2.2.2. Giao dịch kỳ hạn ..........................................................................................8 1.2.2.3. Giao dịch hoán đổi .....................................................................................10 1.2.2.4. Giao dịch quyền chọn.................................................................................11 1.2. Các yếu tố cơ bản trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ........................13 1.2.1. Đối tượng tham gia .......................................................................................13 1.2.2. Tỷ giá liên ngân hàng ....................................................................................15 1.2.3. Cung cầu trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .........................................15 1.2.4. Hàng hoá của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .........................................15 1.2.5. Các công cụ của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .....................................16 1.2.6. Chức năng và vai trò của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .......................16 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ...................17 1.3.1.. Các chỉ tiêu định lượng ................................................................................17 1.3.2 . Các chỉ tiêu định tính ...................................................................................18
  5. 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ........................................................................................................18 1.4.1. Nhân tố chủ quan ..........................................................................................18 1.4.2. Nhân tố khách quan .......................................................................................19 1.5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .....................................................20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ..........................................................................28 2.1. Tổng quan về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .......................................28 2.1.1. Lịch sử hình thành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam ...........28 2.1.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam ............................................................................................................28 2.1.2.1. Thời kỳ trước năm 1994 .............................................................................28 2.1.2.2. Thời kỳ từ 1994 đến nay ............................................................................32 2.1.3. Tính chất, đặc điểm, cơ chế vận hành và phương tiện giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam ......................................................................37 2.1.3.1. Tính chất, đặc điểm, cơ chế vận hành ........................................................37 2.1.3.2. Phương tiện giao dịch trên thị trường ........................................................38 2.1.3.3. Tác dụng của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .......................................39 2.1.3.4. Nguyên tắc giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ...................40 2.2. Thực trạng của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến nay ...........................................................................................................40 2.2.1 Nhưng văn bản pháp lý qui định hoạt động kinh doanh ngoại hối ................40 2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường LNH .................41 2.2.3 Thực trạng sử dụng giao dịch ngoại hối phái sinh trên TTLNH....................42 2.2.1. Phân tích tổng quan thực trạng tình hình thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam từ 2011 đến nay ......................................................................................45 2.2.2. Phân tích các chỉ số của thị trường từ năm 2011 đến nay.............................48 2.2.2.1. Diễn biến tỷ giá từ năm 2011 đến nay .......................................................48
  6. 2.2.2.2. Doanh số giao dịch từ năm 2011 đến nay ..................................................56 2.2.3 Các chủ thể tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng...............................57 2.3. Đánh giá về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến nay ...........................59 2.3.1. Những mặt tích cực .......................................................................................59 2.3.2. Các vấn đề tồn tại ..........................................................................................61 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại ................................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM .......................65 3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................................................65 3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .................65 3.1.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách cân bằng cung cầu ngoại tệ ..........................66 3.1.3. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành và giám sát chặt chẽ việc chấp hành trạng thái theo quy định của các Tổ chức tín dụng ..........................................................67 3.1.4. Nâng cao vai trò tham gia và điều tiết thị trường ngoại tệ của NHNN ........68 3.1.5. Tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra của NHNN và nâng cao công tác thanh tra, giám sát ...................................................................................................70 3.1.6. Hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng đôla hoá nền kinh tế .................................................................71 3.2. Đối với Tổ chức tín dụng, định chế tài chính...............................................73 3.2.1. Các NHTM cần khai thác triệt để nguồn ngoại tệ.......................................73 3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm của thị trường ngoại hối và hiện đại hóa công cụ giao dịch ..................................................................................................................74 3.2.3. Các NHTM cần thực hiện một số nguyên tắc trong kinh doanh ngoại hối và các giải pháp về tổ chức quản lý kinh doanh ..........................................................75 3.2.4. Hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hóa khâu thanh toán, trang bị công nghệ thông tin tiên tiến, nâng cao trình độ và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ kinh doanh ngoại hối ......................................................................................................77
  7. 3.3. Định hướng phát triển TTNH...........................................................................78 3.3.1. Phát triển TTNH là bước đi tất yếu trong quá trình hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính của Việt Nam ................................................................................78 3.3.2. Xây dựng hệ thống tài chính an toàn và hội nhập .........................................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................81 KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT CHUNG ...............................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNY : Đồng Nhân dân tệ FED : Cục dự trữ liên bang Mỹ GTCG : Giấy tờ có giá IMF : Quỹ Tiền tệ quốc tế NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương PBOC : Ngân hàng Trung ương Trung Quốc SGD NHNN : Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng TTNH : Thị trường ngoại hối TTNTLNH : Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng USD : Đồng Đôla Mỹ VND : Đồng Việt Nam WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG STT Nội dung Trang Bảng 1.1 Doanh số giao dịch ngoại tệ hàng ngày của thị trường 4 1 ngoại hối toàn cầu giai đoạn 1998-2013 2 Bảng 2.1 Doanh số mua bán ngoại tệ từ năm 1991 đến năm 1994 31 Bảng 2.2 So sánh Trung tâm giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại 35 3 tệ liên ngân hàng
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Nội dung Trang Biểu đồ 1.1 Doanh số giao dịch trung bình hàng ngày theo tiền tệ và 5 1 cặp tiền tệ toàn cầu năm 2010-2013 5 2 Biểu đồ 1.2 Doanh số giao dịch trên interbank giai đoạn 2001 - 2013 6 3 Biểu đồ 1.3 Doanh số mua bán ngoạit ệ theo loại hình giao dịch Biểu đồ 1.4 Doanh số giao dịch trung bình hàng ngày giao ngay 2010 7 4 -2014 Biểu đồ 1.5 Doanh số giao dịch trung bình hàng ngày kỳ hạn 2010- 9 5 2014 Biểu dồ 1.6 Doanh số giao dịch trung bình hàng ngày hoán đổi ngoại 11 6 tệ 2010-2014 Biểu đồ 1.7 Doanh số giao dịch trung bình hàng ngày quyền chọn 13 7 2010 -2014 8 Biểu đồ 2.1 Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2011 45 9 Biểu đồ 2.2 Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2012 47 10 Biểu đồ 2.3 Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2013 48 11 Biểu đồ 2.4 Diễn biến tỷ giá USD/VND 9 tháng đầu năm 2014 50 12 Biểu đồ 2.5 Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay trong năm 2011 51
  11. 13 Biểu đồ 2.6 Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay trong năm 2012 52 14 Biểu đồ 2.7 Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay trong năm 2013 52 Biểu đồ 2.8 Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay 8 tháng đầu năm 53 15 2014
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một thành phần cơ bản của thị trường tài chính ngân hàng, thị trường là nơi diễn ra các giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng và định chế tài chính. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam và quá trình hội nhập của ngành ngân hàng vào thị trường tài chính thế giới, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam đã hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẻ theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, cũng giống như các chủ thể khác, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam cũng phát sinh những vấn đề liên quan về chức năng, vài trò, cơ chế vận hành, phương thức hoạt động, các sản phẩm, chủ thể tham gia, … những vấn đề này cần phải được tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể để nắm bắt được thực trạng nhằm có những giải pháp để thị trường vận hành ngày càng hoàn hảo hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường ngoài tệ liên ngân hàng và hệ thống ngân hàng hiện đại. Đó cũng là lý do tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn tập trung vào các nội dung sau: - Góp phần tìm hiểu hệ thống hoá cơ sở lý luận để làm rõ hơn về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, bao gồm khái niệm về hiệu quả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, các tính chất, đặc điểm, cơ chế vận hành của thị trường và đánh giá hiệu quả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và xác định phương hướng phát triển cho thị trường phù hợp yêu cầu kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng.
  13. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tại là phân tích, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thực trạng của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực tế hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển và đặc biệt tập trung vào thực trạng của thị trường trong các năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 8 tháng đầu năm 2014. Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu và kiến thức, đồng thời tránh dàn trải nhiều vấn đề, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu vào các thị trường thành phần của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa các định chế tài chính. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn này áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, tiếp cận một cách có hệ thống nhằm nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và biện pháp mang tính chất thực tiễn nhằm cải tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 5. Cấu trúc dự kiến của luận văn: Bố cục luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về hiệu quả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. - Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam.
  14. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG 1.1 Tổng quan về hiệu quả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 1.1.1 Khái niệm - Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường lớn nhất trên thị trường ngoại hối mà các ngân hàng mua bán ngoại tệ với nhau. Các ngân hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhau hoặc thông qua các phần mềm điện tử. (Grace Cheng, 2011).  Đặc điểm của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng - Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mang những đặc điểm cơ bản giống với thị trường ngoại hối. Đó là thị trường phi tập trung, các giao dịch diễn ra trong một phạm vi rộng lớn và được thực hiện nhanh chóng thông qua điện thoại, mạng vi tính, Dealing, ... Ngoài ra, do sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới mà các giao dịch diễn ra suốt 24/24h theo một chu kỳ khép kín toàn cầu. Thị trường có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch khổng lồ và nhất là luôn luôn tồn tại khả năng thu lợi nhuận do giao dịch trên thị trường được thực hiện theo cặp ngoại tệ và tỷ giá trao đổi luôn dao động.
  15. 4 Bảng 1.1: Doanh số giao dịch ngoại tệ hàng ngày của thị trường ngoại hối toàn cầu giai đoạn 1998-2013 Net-net basis,1 daily averages in April, in billions of US dollars Table 1 Instrument 1998 2001 2004 2007 2010 2013 Foreign exchange instruments 1,527 1,239 1,934 3,324 3,971 5,345 Spot transactions 568 386 631 1,005 1,488 2,046 Outright forwards 128 130 209 362 475 680 Foreign exchange swaps 734 656 954 1,714 1,759 2,228 Currency swaps 10 7 21 31 43 54 Options and other products² 87 60 119 212 207 337 Memo: Turnover at April 2013 exchange rates 3 1,718 1,500 2,036 3,376 3,969 5,345 4 Exchange-traded derivatives 11 12 26 80 155 160 1 Adjusted for local and cross-border inter-dealer double-counting (ie “net-net” basis). 2 The category “other FX products” covers highly leveraged transactions and/or trades whose notional amount is variable and where a decomposition into individual plain vanilla components was impractical or impossible. 3 Non-US dollar legs of foreign currency transactions were converted into original currency amounts at average exchange rates for April of each survey year and then reconverted into US dollar amounts at average April 2013 exchange rates. 4 Sources: FOW TRADEdata; Futures Industry Association; various futures and options exchanges. Foreign exchange futures and options traded worldwide. (Nguồn : Bank for International Settlements) Qua bảng trên ta có thể thấy trong các năm từ 2007 đến năm 2013, doanh số giao dịch trung bình hàng ngày trên thị trường FX tăng gần 50%. Sở dĩ như vậy là do sự phát triển của giao dịch điện tử khiến nhà đầu tư dễ dàng thâm nhập thị trường, số lượng thành viên tham gia thị trường không ngừng tăng lên. Mặc dù nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nhưng cũng không làm gián đoạn tính thanh khoản của thị trường FOREX và kinh doanh trên FX vẫn là một nguồn thu vững chắc, ổn định của các ngân hàng. Biểu đồ 1.1 Doanh số giao dịch trung bình hàng ngày theo tiền tệ và cặp tiền tệ toàn cầu từ 2010 - 2013
  16. 5 Theo hình trên, đồng USD đóng vai trò chính của các ngoại tệ trên toàn thế giới. Các giao dịch bằng USD chiếm 87% trên tất cả các giao dịch. Đồng Eur đứng thứ 2 so với rổ tiền tệ nhưng chỉ chiếm 33,4% năm 2013 giảm so với 39,1% năm 2010. Doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu liên tục tăng thì đồng CNY tăng từ 34 tỷ USD lên 120 tỷ USD trong năm 2013. Đứng thứ 9 so với rổ các loại ngoại tệ. Biểu đồ 1.2. Doanh số giao dịch trên Interbank giai đoạn 2001-2013 Từ hình trên cho thấy, doanh số chủ yếu từ các tổ chức tài chính chiếm 53% và 39% từ các dealer và 9% từ các khách hàng khác. Giao dịch của các FX
  17. 6 dealer đã tăng 48% lên 2800 tỷ USD, tăng từ 1900 tỷ USD trong năm 2010. Các hoạt động kinh doanh ngoại hối với các đối tác được mở rộng mạnh như giao dịch quyền chọn chiếm 82%, giao dịch kỳ hạn chiếm 58% và giao dịch giao ngay chiếm 57% Biểu đồ 1.3 Doanh số mua bán ngoại tệ theo loại hình giao dịch Trong nghiên cứu năm 2013 cho thấy giao dịch hoán đổi ngoại tệ chiếm 42% và giao dịch Spot chiếm 38%. Doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ và kỳ hạn với kỳ hạn dưới 1 năm cũng tăng mạnh và tăng 52% so với kỳ trước. 1.1.2 Các loại hình giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 1.1.2.1 Giao dịch giao ngay (Spot) - Đây là nghiệp vụ cơ bản nhất và chiếm doanh số lớn nhất trên TTNH, giao dịch ngoại hối giao ngay (forex spot transaction) là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên cơ sở thoả thuận tỷ giá ngày hôm nay và việc giao hàng – thanh toán được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc. - Giao dịch được sử dụng với mục đích chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động ngoại thương và đầu tư quốc
  18. 7 tế, ngày nay các NHTM và các định chế tài chính khác còn sử dụng với mục đích đầu cơ, kinh doanh chênh lệch tỷ giá. (Bob Steiner, 2002) - Sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá Bretton Woods làm cho tỷ giá biến động nhiều hơn, không còn ổn định như trước. Vì thế, những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư quốc tế, NHTM có nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại hối sẽ tìm đến các sản phẩm ngoại hối phái sinh để được đáp ứng yêu cầu đó. - Về bản chất thì trong giao dịch giao ngay, việc thanh toán và giao ngoại tệ xảy ra đồng thời. Thực tế, thời gian giao dịch ngoại hối và thanh toán hay ngày giá trị thường là 2 ngày kể từ ngày ký hợp đồng (T+2). - Tỷ giá giao ngay (Spot rate) còn được gọi là tỷ giá cơ sở. Tỷ giá cơ sở hay tỷ giá gốc được xác định dựa trên cung – cầu trên thị trường ngoại hối theo từng thời điểm giao dịch và không nhất thiết là tỷ giá niêm yết hàng ngày của NHTM. Đặc điểm của giao dịch giao ngay - Giao dịch giao ngay được thực hiện trên thị trường phi tập trung. Các thành viên tham gia thị trường bao gồm các NHTM, công ty tài chính lớn, những nhà môi giới và NHTW trong đó NHTM đóng vai trò chủ chốt. - Thị trường giao ngày được biết đến là thị trường rất sôi động, giao dịch với khối lượng tiền cực lớn và với tốc độ giao dịch cực nhanh nhằm tận dụng những cơ hội chênh lệch tỷ giá dù cực nhỏ. Giao dịch giao ngay được sử dụng rất phổ biến trên thị trường. - Đây là nghiệp vụ có tinh thanh khoản rất cao và được thể hiện ở chỗ luôn có số tiền cần thiết (the right amount is available), tại địa điểm cần có (at the right location), tại thời điểm có nhu cầu (at the right time), bằng đồng tiền cần có (the right currency), với giá cả hợp lý (at the right price). Biều đồ 1.4 - FOREIGN EXCHANGE COMMITTEE SEMI-ANNUAL FOREING EXCHANGE VOLUME SURVEY All data reported in billions of US Dollars Average Daily Volume
  19. 8 (Nguồn: Foreign Exchange committees) 1.1.2.2 Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward) Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch mua bán ngoại hối trong đó tỷ giá được hai bên thoả thuận ngày hôm nay và việc giao hàng – thanh toán được thực hiện tại mức tỷ giá đó vào một ngày xác định trong tương lai khác với ngày giá trị giao ngay (spot date).(Bob Steiner, 2002) Trong giao dịch kỳ hạn, tỷ giá được xác định ngày hôm nay và làm cơ sở cho việc trao đổi luồng tiền trong tương lai, vì thế tỷ giá kỳ hạn sẽ được xác định dựa trên các yếu tố: tỷ giá giao ngay, lãi suất của hai đồng tiền và kỳ hạn giao dịch. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn có những đặc điểm sau: Hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm ký kết sẽ ràng buộc trách nhiệm hai bên mua và bán phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ qui định vào ngày đáo hạn, với tỷ giá đã xác định cho dù tỷ giá giao ngay thời điểm đáo hạn hợp đồng có biến động tăng cao hơn hay giảm thấp. Số lượng, loại tiền, thời điểm thực hiện hợp đồng không được thay đổi. Thông thường, hợp đồng ngoại hối kỳ hạn có các kỳ hạn tương thích với kỳ hạn trên thị trường như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng tới 1 năm. Tuy nhiên, hai bên giao dịch có thể thoả thuận một kỳ hạn lẻ nào đó phù hợp với cả hai. Ngoài ra, trong thực tế cũng có thể có kỳ hạn dài hơn 1 năm và thậm chí tới hai mươi năm.(Sam Y.Cross, 1998) Với những đặc điểm trên giao dịch ngoại hối kỳ hạn có những ứng dụng sau: Thứ nhất, sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá vì với đặc điểm của giao dịch ngoại hối kỳ hạn là luồng tiền chuyển giao trong tương
  20. 9 lai sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá kỳ hạn và sẽ không thay đổi khi đến thời điểm thanh toán. Những nhà đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu, những người có nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong tương lai và có nguy cơ bị thiệt hại do sự biến động của tỷ giá gây ra, họ muốn cố định khoản phải thu và phải chi trong tương lai, hay nói cách khác bảo hiểm rủi ro tỷ giá, sử dụng giao dịch kỳ hạn đảm bảo hạn chế 100% rủi ro tỷ giá. Thứ hai, sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để đầu cơ, nhà kinh doanh tiền tệ kỳ vọng một đồng tiền nào đó sẽ tăng giá mạnh trong tương lai, anh ta có thể đầu cơ bằng cách ký hợp đồng mua kỳ hạn đồng tiền đó ngày hôm nay và khi đến ngày đáo hạn nếu tỷ giá thực sự tăng anh ta sẽ bán lại trên thị trường giao ngay và có lợi nhuận. Và ngược lại trong trường hợp dự đoán đồng tiền giảm giá sẽ ký hợp đồng bán kỳ hạn và sẽ mua lại khi nó giảm giá. Thứ ba, sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn để kinh doanh chênh lệch lãi suất: cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (cover interest arbitrage – CIA) sẽ phát sinh nếu trên thị trường ngoại hối có các mức tỷ giá kỳ hạn không phù hợp với điều kiện ngang giá lãi suất. Biểu đồ 1.5 - FOREIGN EXCHANGE COMMITTEE SEMI-ANNUAL FOREING EXCHANGE VOLUME SURVEY All data reported in billions of US Dollars Average Daily Volume
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1