Luận văn Thạc sĩ Kinh tế<br />
<br />
Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH<br />
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
1.1. Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp<br />
1.1.1. Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp<br />
Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để<br />
tiến hành một quá trình sản xuất kinh doanh đều cần phải có vốn, vốn là điều<br />
kiện tiên quyết có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của<br />
doanh nghiệp bởi vì khi tiến hành hoạt động sản xuất thì các doanh nghiệp<br />
cần có một số tiền nhất định để chuẩn bị các yếu tố cơ bản cho quá trình kinh<br />
doanh như: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Dưới sự kết<br />
hợp của các yếu tố này mà các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được tạo<br />
ra. Khi hàng hóa, dịch vụ được xác định là tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có doanh<br />
thu tiêu thụ. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì số tiền thu được do<br />
tiêu thụ sản phẩm ngoài bù đắp chi phí đã bỏ ra còn phải có lãi. Như vậy số<br />
tiền ứng ra ban đầu không chỉ được bảo tồn mà còn phải được tăng thêm do<br />
hoạt động kinh doanh mang lại. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và ứng ra cho<br />
các quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo được gọi là vốn. Vốn là một phạm<br />
trù kinh tế, nó tồn tại dưới cả hình thái vật chất cụ thể và không có hình thái<br />
vật chất cụ thể. Tuy nhiên đứng trên góc độ xã hội thì hiện nay quan niệm về<br />
vốn vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, ví dụ như:<br />
- Theo từ điển Tiếng Việt thì vốn là tài sản bỏ ra lúc đầu thường biểu<br />
hiện bằng tiền dùng cho sản xuất kinh doanh, trong các hoạt động sinh hoạt.<br />
- Trong dân gian lâu nay vẫn tồn tại quan niệm: “có vốn có lợi” – nghĩa<br />
là vốn phải sinh ra lãi, tuy nhiên do hạn chế về trình độ phảt triển của nền<br />
kinh tế xã hội nên quan niệm về vốn vẫn còn hạn hẹp, trong quan niệm về vốn<br />
và lãi ở trên thì hình thái biểu hiện của vốn và lãi chỉ dừng lại ở hình thái tiền<br />
Học viên: Nguyễn Trọng Khương<br />
<br />
Lớp CH 17KT<br />
<br />
1<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế<br />
<br />
Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT<br />
<br />
(tiền vốn là tiền lãi) mà chưa biết đến các hình thái biểu hiện khác của vốn<br />
như nguồn tài nguyên, nguồn sức lao động hay các biểu hiện hình thái tài<br />
chính khác. Còn phổ biến quan niệm vốn – hòa hoặc là vốn – lỗ tức là vốn bỏ<br />
ra có thể không sinh lãi mà chỉ dừng lại ở điểm hòa vốn, có trường hợp lỗ<br />
vốn, điều này chứng tỏ là chưa thực sự quán triệt tư tưởng bỏ vốn là phải có<br />
lãi còn không sinh ra lãi thì không phải là vốn<br />
Cả hai quan niệm trên thì chỉ dừng lại ở việc coi vốn chính là tiền bỏ ra<br />
ban đầu, tuy nhiên tiền chỉ được coi là vốn kinh doanh khi nó được đảm bảo<br />
điều kiện sau: thứ nhất tiền phải đại diện cho một lực lượng hàng hóa nhất<br />
định (phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực); thứ hai tiền phải<br />
được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức để đầu tư cho một<br />
dự án kinh doanh; thứ ba khi đã đủ về số lượng tiền phải được vận động nhằm<br />
mục đích sinh lợi<br />
- Trong các tài liệu kinh tế học của phương Tây thì quan niệm về vốn<br />
chính là quan niệm về Tư Bản – Tư Bản tức là phải sinh lợi nhuận. Lúc này<br />
chúng ta phải trừu tượng hóa mối quan hệ của Tư Bản – quan hệ bóc lột, chúng<br />
ta chỉ nhìn tư bản trên phương diện là Tư Bản sinh ra giá trị thặng dự<br />
Như vậy, từ các phân tích trên có thể kết luận: “Vốn kinh doanh của<br />
doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản<br />
vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”<br />
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp<br />
luôn vận động và không ngừng thay đổi hình thái, tạo thành quá trình luân<br />
chuyển vốn; Quá trình luân chuyển vốn trải qua các giai đoạn sau:<br />
+ Giai đoạn dự trữ sản xuất: Trong giai đoạn này doanh nghiệp ứng ra<br />
vốn tiền tệ để mua sắm các yếu tố sản xuất như tài sản cố định, nguyên nhiên<br />
vật liệu, công cụ dụng cụ và các yếu tố khác<br />
<br />
Học viên: Nguyễn Trọng Khương<br />
<br />
Lớp CH 17KT<br />
<br />
2<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế<br />
<br />
Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT<br />
<br />
+ Giai đoạn sản xuất : Trong giai đoạn này các yếu tố sản xuất được kết<br />
hợp với nhau tạo ra sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất vốn tồn tại dưới<br />
hình thái như chi phí chờ phân bổ, sản phẩm đang chế tạo<br />
+ Giai đoạn lưu thông : Trong giai đoạn này, doanh nghiệp bán sản phẩm và<br />
thu tiền về. Vốn từ hình thái hàng hóa chuyển lại hình thái tiền tệ ban đầu (H’ – T’)<br />
và kết thúc quá trình luân chuyển vốn và quá trình luân chuyển vốn tiếp theo lại bắt<br />
đầu<br />
Như vậy có thể nhận thấy vốn được đề cập đền trên nhiều phương diện<br />
khác nhau như: vốn phản ánh các quan hệ kinh tế trong xã hội, vốn là một<br />
phạm trù hạch toán thể hiện các quan hệ so sánh, vốn là một phạm trù của cơ<br />
chế và có nhiều hình thái biểu hiện khác nhau trong quá trình vận động. Và<br />
quá trình vận động thì vốn được đảm bảo rằng điểm xuất phát và điểm cuối<br />
cùng của vòng tuần hoàn vốn là giá trị, là tiền, tuy nhiên đồng tiền ở điểm<br />
cuối cùng phải có giá trị lớn hơn đồng tiền ở điểm xuất phát, đây là nguyên lý<br />
của vấn đề đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh.<br />
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp<br />
Để tiến hành quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả cần tiến hành phân<br />
loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau, tùy theo<br />
mục tiêu quản lý vốn. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà quy mô vốn<br />
kinh doanh, cơ cấu, thành phần của chúng cũng khác nhau. Có rất nhiều tiêu<br />
thức để phân loại vốn trong doanh nghiệp, thông thường có các cách phân loại<br />
sau:<br />
1.1.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn kinh doanh<br />
Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn kinh doanh bao gồm các loại sau:<br />
+ Vốn chủ sở hữu : là vốn mà chủ sở hữu doanh nghiệp phải ứng ra để<br />
mua sắm, xây dựng các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
Khi doanh nghiệp thành lập thì vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ của<br />
doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì ngoài vốn điều lệ còn có<br />
Học viên: Nguyễn Trọng Khương<br />
<br />
Lớp CH 17KT<br />
<br />
3<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế<br />
<br />
Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT<br />
<br />
một lượng vốn khác cũng thuộc vốn chủ sở hữu như: lợi nhuận không chia,<br />
quỹ đầu tư phát triển...và vốn do nhà nước đầu tư (nếu có)<br />
+ Vốn vay : là khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh, doanh<br />
nghiệp có trách nhiệm thanh toán cho các tác nhân kinh tế như bao gồm các<br />
khoản vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng; các<br />
khoản phải trả khách hàng; các khoản phải nộp ngân sách, các khoản phải trả<br />
công nhân viên và các khoản phải trả khác<br />
Việc phân chia vốn theo tiêu thức này giúp cho doanh nghiệp thấy được<br />
cơ cấu nguồn tài trợ từ góc độ sở hữu của vốn kinh doanh. Vốn chủ sở hữu<br />
giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp mình,<br />
còn các khoản vốn vay một mặt nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong<br />
ngắn hạn hoặc trong dài hạn, có thể huy động được một lượng vốn lớn, tức<br />
thời cho doanh nhưng một mặt nó lại có ảnh hưởng ngược lại đến khả năng tự<br />
chủ của doanh nghiệp, không những thế nó còn tăng thêm gánh nặng cho<br />
doanh nghiệp vì phải trả lãi vay, nhất là trong điều kiện kinh doanh khó khăn.<br />
Vì vậy doanh nghiệp cần phải xem xét nguồn tài trợ tối ưu để tăng hiệu quả<br />
sử dụng vốn của mình.<br />
1.1.2.2. Căn cứ theo vai trò đặc điểm luân chuyển của vốn<br />
Căn cứ theo tính chất luân chuyển, vốn trong doanh nghiệp được phân<br />
thành 2 loại:<br />
+ Vốn cố định của doanh nghiệp : Vốn cố định của doanh nghiệp là<br />
biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp<br />
Tài sản cố định của doanh nghiệp là các tư liệu lao động chủ yếu có giá<br />
trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh,<br />
còn giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất<br />
ra. Tài sản cố định được chia thành hai loại là tài sản cố định hữu hình (nhà<br />
xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...., trực tiếp phục vụ cho quá<br />
<br />
Học viên: Nguyễn Trọng Khương<br />
<br />
Lớp CH 17KT<br />
<br />
4<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế<br />
<br />
Chuyên ngành Kinh tế TNTN và MT<br />
<br />
trình sản xuất kinh doanh) và tài sản cố định vô hình (bằng sáng chế, phát<br />
minh, bản quyền....)<br />
Như vậy có thể nói vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước của tài sản<br />
cố định, do vậy quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định tới quy mô<br />
của tài sản cố định cũng như trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực<br />
sản xuất của doanh nghiệp và ngược lại đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản<br />
cố định trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh lại có ảnh hưởng chi<br />
phối đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Do vậy số vốn<br />
này cần phải được quản lý và thu hồi một cách đầy đủ thông qua việc xác<br />
định giá trị hao mòn hay khấu hao tài sản cố định. Có như vậy doanh nghiệp<br />
mới có thể đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để phục vụ cho các quá trình sản<br />
xuất kinh doanh tiếp theo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường<br />
+ Vốn lưu động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài<br />
sản lưu động của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh<br />
nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục<br />
Tài sản lưu động của doanh nghiệp là những đối tượng lao động được<br />
sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tài sản lưu<br />
động của doanh nghiệp được chia thành hai loại là tài sản lưu động sản xuất<br />
(nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dang dở...) và tài sản lưu động<br />
lưu thông (sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn<br />
trong thanh toán, chi phí trả trước…) trong quá trình sản xuất kinh doanh thì<br />
các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động<br />
thay thế và chuyển hóa lẫn nhau phải đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh<br />
doanh được liên tục có thể mô tả một cách khái quát quá trình sản xuất kinh<br />
doanh như sau:<br />
TSLĐ LT – TSLĐ SX – TSLĐ LT – TSLĐ SX<br />
T – H......SX........H’ – T’ – H”......<br />
<br />
Học viên: Nguyễn Trọng Khương<br />
<br />
Lớp CH 17KT<br />
<br />
5<br />
<br />