intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, đặc điểm cạnh tranh trong hoạt động của ngân hàng đồng thời đưa ra việc xây dựng, lựa chọn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động, điểm mạnh và điểm yếu của Sacombank, cũng như cơ hội và thách thức tác động tới hoạt động cạnh tranh của Sacombank trên con đường hội nhập. Qua việc phân tích năng lực cạnh tranh của Sacombank so với 3 đối thủ chính là ACB, Techcombank, Eximbank từ đó hình thành giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank trong chương 3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------ TỐNG THỊ HỒNG NGỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------ TỐNG THỊ HỒNG NGỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế với đề tài: “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc nghiêm túc của tôi. Các thông tin, số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn thực. Người thực hiện luận văn Tống Thị Hồng Ngọc
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH......................................................................................................4 1.1 Tổng quan về cạnh tranh ..............................................................................4 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh .........................................................................4 1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh ..............................................................6 1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ...........................................................6 1.1.4 Đặc điểm cạnh tranh trong hoạt động của ngành ngân hàng ....................8 1.2 Các căn cứ để hoạch định chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh của NHTM...9 1.2.1 Môi trường bên ngoài .............................................................................9 1.2.1.1 Môi trường vĩ mô ...........................................................................9 1.2.1.2 Môi trường vi mô bao gồm ........................................................... 10 1.2.2 Môi trường bên trong............................................................................ 12 1.2.2.1 Thương hiệu nổi tiếng .................................................................. 12 1.2.2.2 Năng lực tài chính của ngân hàng ................................................. 12 1.2.2.3 Công nghệ ngân hàng ................................................................... 15 1.2.2.4 Sản phẩm, dịch vụ ........................................................................ 16 1.2.2.5 Giá cả ........................................................................................... 17 1.2.2.6 Chất lượng nguồn nhân lực........................................................... 17 1.2.2.7 Mạng lưới họat động .................................................................... 18
  5. 1.3 Chuỗi giá trị của công ty – công cụ hữu hiệu để xác định, xây dựng lợi thế cạnh tranh............................................................................................................ 18 1.3.1 Khái niệm ............................................................................................. 18 1.3.2 Ý nghĩa phân tích chuỗi ........................................................................ 18 1.3.3 Dây chuyền giá trị của công ty .............................................................. 19 1.3.4 Qui trình phân tích và chọn chuỗi ......................................................... 20 1.4 Các chiến lược cạnh tranh chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM .................................................................................................................. 22 1.4.1 Cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ .............................. 23 1.4.2 Cạnh tranh thông qua lãi suất, phí và các chương trình ưu đãi, khuyến mãi dành cho khách hàng .................................................................................. 23 1.4.3 Cạnh tranh thông qua mạng lưới cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.......................................................................................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SACOMBANK ........................................................................................... 26 2.1 Giới thiệu về Sacombank ............................................................................ 26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 26 2.1.2 Thành tích và sự ghi nhận ..................................................................... 29 2.1.2.1 Danh hiệu trong nước ................................................................... 29 2.1.2.2 Danh hiệu quốc tế......................................................................... 30 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và năng lực quản trị điều hành ...................................... 31 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức.............................................................................. 31 2.1.3.2 Năng lực quản trị điều hành.......................................................... 32 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Sacombank từ năm 2007-2010 .... 32 2.2.1 Môi trường bên trong của Sacombank .................................................. 32 2.2.1.1 Năng lực tài chính ........................................................................ 32 2.2.1.2 Sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục khách hàng.................................................................................................. 40 2.2.1.3 Nguồn nhân lực và chính sách đối với người lao động.................. 41 2.2.1.4 Công nghệ thông tin ..................................................................... 43 2.2.2 Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của Sacombank.................................... 47 2.2.2.1 Đánh giá mặt mạnh của Sacombank ............................................. 47
  6. 2.2.2.2 Đánh giá điểm yếu của Sacombank .............................................. 50 2.2.3 Các yếu tố môi trường bên ngoài .......................................................... 52 2.2.3.1 Môi trường vĩ mô ......................................................................... 52 2.2.3.2 Môi trường vi mô ......................................................................... 57 2.2.4 Đánh giá cơ hội và thách thức tác động đến hoạt động kinh doanh của Sacombank........................................................................................................ 63 2.2.4.1 Đánh giá cơ hội tác động đến hoạt động kinh doanh của Sacombank.................................................................................................... 63 2.2.4.2 Đánh giá thách thức tác động đến hoạt động kinh doanh của Sacombank.................................................................................................... 65 2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của Sacombank ........................................ 66 2.3.1 Thương hiệu ......................................................................................... 66 2.3.2 Năng lực tài chính................................................................................. 67 2.3.3 Năng lực công nghệ .............................................................................. 69 2.3.4 Tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ ..................................................... 69 2.3.5 Khả năng sinh lời và hệ số CAR ........................................................... 71 2.3.6 Chất lượng nhân sự ............................................................................... 71 2.3.7 Thị phần hoạt động ............................................................................... 72 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 75 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SACOMBANK .................................................................................................... 76 3.1 Định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam và Sacombank đến năm 2020 .............................................................................................................. 76 3.1.1 Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020 ......... 76 3.1.2 Định hướng phát triển của Sacombank đến năm 2020........................... 78 3.1.2.1 Về năng lực tài chính.................................................................... 78 3.1.2.2 Về hiệu quả hoạt động kinh doanh................................................ 79 3.1.2.3 Về mạng lưới hoạt động ............................................................... 79 3.1.2.4 Về nhân sự ................................................................................... 80 3.1.3 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank đến năm 2020 .................................................................................................... 80 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank ........................ 81 3.2.1 Giải pháp năng lực tài chính của Sacombank ........................................ 81
  7. 3.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực................................................................. 84 3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ cho Sacombank ...................... 88 3.2.4 Giải pháp về hoàn thiện chính sách Marketing ...................................... 88 3.3 Một số kiến nghị .......................................................................................... 91 3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ.................................................................. 91 3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước(NHNN) .................................... 93 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 94 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 97 PHỤ LỤC............................................................................................................. 98
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Á Châu AFTA : Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á – ASEAN ATM : Máy rút tiền tự động CAR : Hệ số an toàn vốn CNTT : Công nghệ thông tin EXIMBANK : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHNNg : Ngân hàng nước ngoài NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHVN : Ngân hàng Việt Nam ROA : Suất sinh lợi/ tổng tài sản ROE : Suất sinh lợi/ vốn tự có SACOMBANK : Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín SPDV : Sản phẩm dịch vụ SWIFT : Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng TCTD : Tổ chức tín dụng USD, VND : Đô la Mỹ, Đồng Việt Nam VCB/VIETCOMBANK: Ngân Hàng Ngoại Thương VIETINBANK : Ngân Hàng Công Thương WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Sacombank (Nguồn: www.sacombank.com).................. 31 Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn của Sacombank từ 2007-2010.......... 37 Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng dư nợ cho vay của Sacombank từ 2007-2010 ......... 39 Hình 2.4: Các hoạt động chính trong mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị dịch vụ ngân hàng .............................................................................................................. 45
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Quy mô vốn và tổng tài sản của Sacombank từ 2007-2010 .................... 33 Bảng 2.3: Phân loại các nhóm nợ của Sacombank từ 2007-2010 ........................... 35 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng của Sacombank từ 2007-2010 ........ 36 Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn của Sacombank từ 2007-2010 ......................... 38 Bảng 2.6: Phân loại lao động tại Sacombank từ 2007-2010 ................................... 43 Bảng 2.7: Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của các NHTM năm 31/12/2010............... 67 Bảng 2.8: Các NHTM trong nước có sở hữu của đối tác nước ngòai...................... 68 Bảng 2.9:Tổng hợp các sản phẩm chủ lực mà các NHTM tiêu biểu ....................... 70 Bảng 2.10: Các hệ số tài chính của các NHTM năm 2010...................................... 71 Bảng 2.11: Thị phần NHTM cổ phần năm 2010 .................................................... 72 Bảng 2.12: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................ 73
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2007 đã để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử kinh tế khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng hơn nữa cánh cửa nền kinh tế của mình. Tầm nhìn của Việt Nam lúc này không còn là khu vực mà là thế giới. Cánh cửa này mở ra mang lại muôn vàn cơ hội cho Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, nhưng cũng sẽ có nhiều thách thức đối với các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh này. Các doanh nghiệp trong nước phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt hơn ngay tại sân nhà. Áp lực cạnh tranh mạnh mẽ cộng với khả năng cạnh tranh còn yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối mặt đầu tiên sau khi gia nhập WTO là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000. Khủng hoảng tài chính 2007 – nay là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Trong khi đó, ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, là ngành được xếp vào ngành chủ chốt, ảnh hưởng tới cả hệ thống nền kinh tế và phải mở cửa gần như hoàn toàn theo lộ trình cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Vì vậy, các ngân hàng trong nước cần phải vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, đứng vững và trở thành một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả cao, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn. Nhưng hiện nay, hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nói riêng đều xuất phát điểm qui mô tài chính nhỏ bé, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp… Do đó, khả năng
  12. 2 cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài và chống đỡ nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn là một bài toán nan giải. Một trong những hướng đi để tìm ra lời giải cho bài toán trên, ngành NH nói chung và các NHTM Việt Nam trong đó có Sacombank nói riêng phải nhìn lại thực lực của bản thân, định hướng chiến lược phát triển đúng đắn và tìm mọi cách phát huy nội lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để ngân hàng tồn tại và phát triển. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín ” được tôi chọn làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, đặc điểm cạnh tranh trong hoạt động của ngân hàng đồng thời đưa ra việc xây dựng, lựa chọn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động, điểm mạnh và điểm yếu của Sacombank, cũng như cơ hội và thách thức tác động tới hoạt động cạnh tranh của Sacombank trên con đường hội nhập. Qua việc phân tích năng lực cạnh tranh của Sacombank so với 3 đối thủ chính là ACB, Techcombank, Eximbank từ đó hình thành giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank trong chương 3. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: - Lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. - Thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của Sacombank trong giai đoạn 2007 – 2010 so với ngân hàng cùng qui mô hoạt động.  Phạm vi nghiên cứu: - Các lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các nghiên cứu về các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Các chính sách, chiến lược của Nhà nước và những vấn đề khác có liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.
  13. 3 - Các hoạt động kinh doanh cũng như quản lý của Sacombank trong giai đoạn 2007 – 2010 và các ngân hàng có cùng qui mô hoạt động. 4. Phương pháp nghiên cứu Chủ yếu dựa vào kiến thức của các môn học như: quản trị kinh doanh, lý thuyết tài chính tiền tệ, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị chiến lược, quản trị Marketing và vận dụng những hiểu biết thực tế về hoạt động của Sacombank trong giai đoạn năm 2007-2010. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phỏng vấn chuyên sâu của các chuyên gia làm trong lĩnh vực ngân hàng từ vị trí trưởng phòng trở lên, đang công tác tại Sacombank và 3 đối thủ cạnh tranh cùng qui mô hoạt động để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đưa ra các giải pháp vào thực hiện trong thực tế để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín so với các ngân hàng thương mại khác có cùng đặc điểm về quy mô hoạt động. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh - Chương 2: Thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của Sacombank - Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank
  14. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1 Tổng quan về cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia... điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân... Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế(nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Như vậy, cạnh tranh là quá trình tất yếu, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu
  15. 5 thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước. Lĩnh vực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng theo xu hướng phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trước đây, cạnh tranh chỉ ở mức độ giản đơn như cạnh tranh về giá cả của những sản phẩm cùng loại… Hiện nay, mức độ, hình thức và cách thức cạnh tranh đã đi đến một bước tiến lớn, tinh xảo hơn rất nhiều. Ở bề nổi, các doanh nghiệp cạnh tranh không chỉ về giá cả mà còn về hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm, địa điểm trưng bày và tiêu thụ sản phẩm, thời gian cung cấp và sử dụng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng của dịch vụ đi kèm với sản phẩm kể cả vào thời điểm trước, trong và sau khi bán phẩm: các hình thức khuyến mãi, quảng cáo…Và đằng sau những cạnh tranh ở bề nổi là những đợt sóng ngầm cạnh tranh về khoa học công nghệ, dây chuyền sản phẩm, bản quyền phát hành, phát minh, bằng sáng chế, cạnh tranh về nguồn lực cấp cao bằng cách lôi kéo, dụ dỗ… Cạnh tranh diễn ra trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất khép kín từ quản lý, vận hành đến thực thi các kế hoạch, mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ là thắng thế trong cạnh tranh mà còn phát triển bền vững. Theo Michael Porter, muốn thắng thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải mang đến cho thị trường và khách hàng giá trị gia tăng cao hơn các doanh nghiệp khác. Để phát triển bền vững doanh nghiệp phải có đủ lực và uy thế trên thương trường, muốn vậy doanh nghiệp phải nghĩ tới việc liên kết với một số doanh nghiệp khác để cùng nhau tạo ra được những giá trị cao hơn so với giá trị mà
  16. 6 doanh nghiệp đạt được nếu nó hoạt động riêng lẻ. Đó chính là xu hướng hợp tác cạnh tranh – một hình thức mới để nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh Để nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, trước hết cần phải xác định lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà tổ chức có hoặc khai thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh. Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở hai khía cạnh sau:  Chi phí: là theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể. Doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiều lợi thế hơn trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Chi phí thấp mang lại cho doanh nghiệp tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong ngành bất chấp sự hiện diện của các lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ khác.  Sự khác biệt hóa: là lợi thế cạnh tranh có được từ những khác biệt xoay quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trường. Những khác biệt này có thể thể hiện dưới nhiều hình thức như: sự điển hình về thiết kế hay danh tiếng sản phẩm, công nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mạng lưới bán hàng. 1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
  17. 7 - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. Theo Michael Porter, “Năng lực cạnh tranh liên quan đến việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy nội lực của mình trước đối thủ cạnh tranh”. Như vậy, nếu có vũ khí nội lực sắc bén, doanh nghiệp sẽ dễ có được ưu thế trên thương trường và có nhiều khả năng để giành thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh. - Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như Marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có
  18. 8 các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp. - Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối tác cạnh tranh. Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh, qua đó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao. 1.1.4 Đặc điểm cạnh tranh trong hoạt động của ngành ngân hàng Ngành ngân hàng kinh doanh chủ yếu là các dịch vụ tài chính, liên quan tới tiền và hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống và bị chi phối mạnh mẽ bởi ngân hàng nhà nước do đó cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng có các đặc điểm sau:  Cạnh tranh trong điều kiện chịu sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước, chịu sự tác động của các biến động kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế.  Sự lớn mạnh của đối thủ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng không đồng nghĩa với nhất thiết triệt hạ đối thủ mà thậm chí sự lớn mạnh của đối thủ lại là điều kiện để cho hệ thống ngân hàng phát triển.
  19. 9  Sự phá sản của một ngân hàng nào đó đều dẫn tới hiệu ứng “domino” và tai họa cho một nền kinh tế hoặc cho cả một quốc gia. Ví dụ khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan, kéo theo cả Đông Nam Á năm 1997 và Mehico, Braxin. Do vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực nhạy cảm này không phải là cuộc chiến một mất một còn mà là cuộc chiến cùng thắng giữa các ngân hàng.  Đặc điểm sản phẩm của ngành ngân hàng mà biểu hiện rõ nhất trong thanh toán chẳng hạn, quá trình cung cấp sản phẩm không chỉ do một ngân hàng thực hiện mà thông qua ngân hàng khác cụ thể là thực hiện yêu cầu chuyển tiền của khách hàng từ ngân hàng này tới ngân hàng khác, do vậy mặc dù cạnh tranh nhưng các ngân hàng vẫn phải có sự hợp tác với nhau để hoạt động trong quá trình cung ứng sản phẩm và tạo sự linh hoạt giữa các ngân hàng. 1.2 Các căn cứ để hoạch định chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh của NHTM 1.2.1 Môi trường bên ngoài 1.2.1.1 Môi trường vĩ mô Các ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đối với hoạt động của doanh nghiệp gồm có 5 yếu tố sau: - Yếu tố luật pháp, chính phủ và chính trị: các chính sách thuế, mức trợ cấp của chính phủ, các luật hoặc quy định được ban hành, sự bất ổn hay diễn biến có lợi của tình hình chính trị, của pháp luật và chính phủ... sẽ tác động mạnh mẽ đến xu hướng, chủ trương hoạt động của các doanh nghiệp. - Yếu tố kinh tế: Điều kiện kinh tế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế... ảnh hưởng đến các biến số kinh tế quan trọng như: lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, giá trị đồng Đô la Mỹ trên thị trường thế giới, giá cả, chính sách tiền tệ, chính sách thuế khóa... - Yếu tố văn hóa, xã hội và nhân khẩu: Những thay đổi của các yếu tố như: lối sống, trình độ học vấn, mức thu nhập bình quân của cá nhân, tỉ lệ dân cư thành thị
  20. 10 và nông thôn... có ảnh hưởng quan trọng đến sản phẩm, dịch vụ, thị trường và người tiêu thụ. - Yếu tố tự nhiên: Các tác động của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, sự biến đổi khí hậu càng làm cho hoạt động của doanh nghiệp có nhiều tổn thất, gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn tới phá sản của doanh nghiệp. - Yếu tố công nghệ: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể tác động mạnh mẽ lên những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiếp thị và vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp... Tiến bộ công nghệ có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, có nhiều ưu thế hơn. 1.2.1.2 Môi trường vi mô bao gồm Khi phân tích môi trường vi mô, theo Michael Porter thì mô hình được xem là cơ bản, toàn diện về cạnh tranh đó chính là mô hình năm lực lượng cạnh tranh. Theo ông, năm lực lượng cơ bản quyết định mức độ cạnh tranh, sức hấp dẫn của thị trường bao gồm: Hình 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Nguồn Michael Porter « Lợi thế cạnh tranh », New York, 1985)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2