Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của các Công ty xây dựng ngành Dầu khí
lượt xem 10
download
Nội dung chính của luận văn là phân tích những mặt mạnh, cơ hội và những mặt yếu, thách thức của những Công ty xây dựng ngành Dầu khí trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, giúp cho tìm ra cho mình những hướng đi, hướng phát triển trong thời gian tới nhất là thời điểm nền kinh tế mở cửa của Việt Nam hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của các Công ty xây dựng ngành Dầu khí
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- NGÔ THỊ THÚY HẰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NGÀNH DẦU KHÍ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010
- BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- NGÔ THỊ THÚY HẰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NGÀNH DẦU KHÍ Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: GS.TS VÕ THANH THU TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010
- -i- MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................iii DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................................iv U PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................v U CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG.................................................................................1 1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẤU XÂY DỰNG ..........................1 1.1.1. Khái quát về đấu thầu xây dựng .....................................................................1 1.1.2. Bản chất của đấu thầu xây dựng .....................................................................1 1.1.3. Vai trò của đấu thầu xây dựng ........................................................................1 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG .......2 1.2.1. Lý thuyết cạnh tranh.........................................................................................2 1.2.2. Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ......................................3 1.2.3. Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ..............................................6 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG ....................................................................................................................6 1.3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp: ............................................................6 1.3.2. Số lượng công trình trúng thầu và giá trị công trình trúng thầu. ................8 1.3.3. Chất lượng dự án. .............................................................................................8 1.3.4. Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp. .............................................................9 1.3.5. Giá bỏ thầu ........................................................................................................9 1.4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG...........................................................................10 1.4.1. Những nhân tố nội lực của doanh nghiệp xây dựng...................................10 1.4.2. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp xây dựng .....................................15 1.5. NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC NHÀ THẦU XÂY DỰNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ...........18 1.5.1. Phân chia khu vực các nhà thầu trong cùng một quốc gia ........................19 1.5.2. Kinh nghiệm từng bước chiếm lĩnh thị trường ...........................................19 1.5.3. Kinh nghiệm về lựa chọn nhà thầu phụ .......................................................20 1.5.4. Kinh nghiệm quan hệ với chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương ............................................................................................................20 1.5.5. Kinh nghiệm về sử dụng và điều động thiết bị ...........................................21 1.5.6. Kinh nghiệm vận dụng sự hỗ trợ và bảo đảm của Nhà nước ....................21 1.5.7. Kinh nghiệm về sử dụng công cụ luật pháp ...............................................22 1.5.8. Kinh nghiệm về lập hồ sơ giải ngân và thanh toán ....................................22 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH DẦU KHÍ - ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ .........................24 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG TRONG NGÀNH DẦU KHÍ.......................................................................................................24 2.1.1. Hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng của ngành Dầu khí ............24
- - ii - 2.1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của các Công ty xây dựng ngành Dầu khí trong thời gian gần đây ......................................................................................28 2.2. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ (PVE) TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .........................................................................................39 2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty .........................................................................39 2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty........................................................................................................40 2.2.3. Kết quả đấu thầu một số công trình xây dựng của Công ty những năm vừa qua........................................................................................................................51 2.3. NGHIÊN CỨU CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG DẤU KHÍ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ .............................53 2.3.1. Gói thầu: Thi công Mở rộng Nhà máy chế biến Dầu mỡ nhờn BP PETCO Nhà Bè (Đấu thầu cạnh tranh - Công ty trúng thầu) ..............................53 2.3.2. Gói thầu: Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công Tổng Kho xăng dầu Phú Hữu – Giai đoạn 1 (Đấu thầu cạnh tranh - Công ty trượt thầu) ..........54 2.3.3. Gói thầu: EPC Trạm chiết nạp khí CNG Việt Nam – Giai đoạn điều chỉnh (Chỉ định thầu) ...............................................................................................55 2.3.4. Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí ..............................................................57 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA NGÀNH DẦU KHÍ ................................61 3.1. Xu thế tất yếu của các Công ty xây dựng ngành Dầu khí trước xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế. ..............................................................................................61 3.1.1. Yêu cầu đối với các Công ty xây dựng Dầu khí khi tham gia đấu thầu cạnh tranh trong thời gian tới ...................................................................................61 3.1.2. Định hướng phát triển của các Công ty xây dựng Dầu khí trong thời gian sắp tới ..........................................................................................................................62 3.2. MỘT SỐ GIÀI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG NGÀNH DẦU KHÍ TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...................................................................................65 3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng trong ngành Dầu khí....................................................................65 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu và kỹ thuật đấu thầu xây dựng .............................................................................................................70 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...............................74 3.2.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước, ngành Dầu khí trong lĩnh vực cạnh tranh đấu thầu xây dựng ...........................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................81
- - iii - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PVN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVC Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVE Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí CP Cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn WTO Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization) EPC Engineering Procurement Construction (gói thầu Thiết kế, mua sắm và thi công) HSMT Hồ sơ mời thầu HSDT Hồ sơ dự thầu CĐT Chủ đầu tư BMT Bên mời thầu HSYC Hồ sơ yêu cầu HSĐX Hồ sơ đề xuất NĐ Nghị định CP Chính phủ KCN Khu công nghiệp BĐS Bất động sản LPG Khí hóa lỏng P.TCHC Phòng Tổ chức hành chính P.TCKT Phòng Tài chính kế toán P.TTHĐ Phòng Tiếp thị Hợp đồng CBCNV Cán bộ công nhân viên DN Doanh nghiệp CN Chi nhánh XN Xí nghiệp NM Nhà máy HĐKD Hoạt động kinh doanh LN Lợi nhuận TSCĐ Tài sản cố định NSNN Ngân sách nhà nước TTB Trang thiết bị DT Doanh thu ĐVT Đơn vị tính
- - iv - DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số Dự án xây lắp Dầu khí được triển khai trong thời gian qua ........25 Bảng 2.2 : Một số dự án đầu tư sản xuất công nghiệp – cơ khí chế tạo đang được triển khai của Tổng Công ty PVC ...................................................................................32 Bảng 2.3: Một số Dự án kinh doanh Khu công nghiệp – Bất động sản của Tổng Công ty PVC và các đơn vị thành viên đang triển khai................................................33 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp về nguồn nhân lực của Tổng Công ty PVC .......................35 Bảng 2.5: Một vài chỉ tiêu tài chính của Tổng Công ty PVC giai đoạn 2008-2012 .38 Bảng 2.6 : Giá trị đầu tư máy móc, thiết bị của Công ty ..............................................41 Bảng 2.7: Cơ cấu lao động của Công ty tính đến 30/09/2010 .....................................42 Bảng 2.8: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2006-2009 ...............................45 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm ..........................................46 Bảng 2.10. Ma trận hình ảnh cạnh tranh năng lực đấu thầu của Công ty PVE và các đối thủ cạnh tranh ..............................................................................................................51 Bảng 2.11: Kết qủa đấu thầu dự án của Công ty trong thời gian qua .........................52 Bảng 2.12: Kết quả đấu thầu của Công ty theo hình thức đấu thầu ............................53 Bảng 3.1: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty PVC giai đoạn 2011- 2015 .....................................................................................................................................64 Bảng 3.2: Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các Công ty xây dựng thuộc Tổng Công ty PVC giai đoạn 2011 - 2015 .....................................................................65 Biểu đồ 2.1: Doanh thu hoạt động Xây lắp Dầu khí của Tổng Công ty PVC ........300 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu của Tổng Công ty PVC qua các năm ..................3434 Sơ đồ 1.1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ..........................................6 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty năm 2010 .................................................40
- -v- PHẦN MỞ ĐẦU I. Ý NGHĨA VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch, việc thực hiện đầu tư được thực hiện theo kế hoạch hàng năm thông qua kế hoạch giao nhận thầu và như vậy không có đấu thầu để lựa chọn người thực hiện. Từ những năm 1989-1990 thì vấn đề tổ chức đấu thầu là yêu cầu tất yếu. Thực hiện đấu thầu sẽ tạo được sự công bằng và cạnh tranh giữa các nhà thầu, hạn chế tiêu cực trong việc lựa chọn đơn vị thực hiện và qua đó giảm được chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cho dự án. Hiện nay hoạt động đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng cơ bản luôn được quan tâm, cải tiến để từng bước được hoàn thiện. Một trong những cam kết của Việt Nam với WTO là minh bạch hóa chính sách đầu tư. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến tính cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu. Hoạt động đấu thầu xây lắp có đặc thù là tính cạnh tranh giữa các nhà thầu rất cao đó là cạnh tranh về giá bỏ thầu, cạnh tranh về chất lượng công trình, cạnh tranh về tiến độ thi công (thể hiện thông qua các biện pháp kỹ thuật-thi công) và sự cạnh tranh giúp cho các nhà thầu lớn lên về mọi mặt. Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí (PVE) là một đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế và xây dựng và việc cạnh tranh đấu thầu xây dựng là hoạt động chính của Công ty. Trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây dựng trong nước, sự xuất hiện của những Công ty xây dựng lớn của nước ngoài, sự phát triển của khoa học công nghệ xây dựng... cho thấy rằng cạnh tranh đấu thầu xây dựng giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra rất gay gắt. Hơn nữa, trong thời gian tới để thực hiện những cam kết trong tiến trình hội nhập WTO thì môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn thì việc nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu xây dựng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nhiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Xuất phát từ thực tế trên thì hoạt động đấu thầu xây dựng trong ngành Dầu khí cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chính vì vậy đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của các Công ty xây dựng ngành Dầu khí” sẽ phần nào giải đáp được những vấn đề nêu trên.
- - vi - II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU − Nghiên cứu thực trạng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí. − Phân tích những mặt mạnh, cơ hội và những mặt yếu, thách thức của những Công ty xây dựng ngành Dầu khí trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, giúp cho tìm ra cho mình những hướng đi, hướng phát triển trong thời gian tới nhất là thời điểm nền kinh tế mở cửa của Việt Nam hiện nay. − Đề xuất những giải pháp tối ưu giúp cho các doanh nghiệp xây dựng trong ngành Dầu khí có thể áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong công tác đấu thầu ngày càng khắc nghiệt. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI − Nhận diện một cách tổng quát về bản chất và vai trò của đấu thầu cũng như tóm tắt được lý thuyết cạnh tranh. − Chỉ ra và nêu rõ được những kinh nghiệm khi tham gia đấu thầu xây dựng từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho hoạt động đấu thầu xây dựng Dầu khí. − Phân tích thực trạng đấu thầu xây dựng ngành Dầu khí đang diễn ra hiện nay. − Làm rõ được sức mạnh của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Dầu khí, những hạn chế cũng như điểm yếu của đấu thầu trong ngành Dầu khí. Từ đó có cơ sở để đề xuất những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ngành Dầu khí trong nền kinh tế thị trường. IV. NHỮNG CÂU HỎI PHẢI TRẢ LỜI THÔNG QUA LUẬN VĂN − Bản chất của đấu thầu cạnh tranh là gì? Vai trò cũng như hạn chế của nó trong hoạt động đấu thầu xây dựng ngành Dầu khí ra sao? − Thực trạng đấu thầu xây dựng trong ngành Dầu khí đang diễn ra theo xu hướng nào? − Mức độ đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như khả năng tiếp cận những chuẩn mực của hoạt động đấu thầu xây dựng đến đâu? − Các Công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ngành Dầu khí làm thế nào để nâng cao được năng lực cạnh tranh khi tham gia đấu thầu rộng rãi? V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU − Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ngành Dầu khí trước xu thế hội nhập và phát triển theo nền kinh tế thị trường. − Phạm vi nghiên cứu:
- - vii - Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng đấu thầu xây dựng ngành Dầu khí thông qua nghiên cứu điển hình (case study) một số công trình mà Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí tham gia đấu thầu. Không phô diễn nhóm giải pháp liên quan đến yếu tố kỹ thuật trong đấu thầu xây dựng mà chỉ tập trung phân tích các nhóm giải pháp về tài chính, năng lực kinh nghiệm, nguồn nhân lực để có thể tham gia đấu thầu cạnh tranh trong xu thế kinh tế mới. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU − Phương pháp thống kê: được sử dụng để phân tích thực trạng đấu thầu xây dựng ngành Dầu khí. − Phương pháp logic biện chứng: dùng để nhận định và đánh giá những vấn đề, nội dung nghiên cứu. − Phương pháp nghiên cứu điển hình (case study): trên cơ sở nghiên cứu điển hình rút ra được những bài học kinh nghiệm, những điểm mạnh điểm yếu của Công ty khi tham gia đấu thầu xây dựng. − Một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp... VII. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong lĩnh vực kinh tế cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các doanh nghiệp nhằm giành các điều kiện sản xuất, khách hàng, thị trường tiêu thụ có lợi nhất. Đây là hiện tượng kinh tế được các nhà kinh tế học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ngoài, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của K.Marx (nghiên cứu cạnh tranh dưới chế độ tư bản chủ nghĩa), P.A. Samuelson, D. Begg, S. Fischer, R. Dorbusch, R.S. Pindyck, D.L. Rubinfeld... Những công trình nghiên cứu này đã đề cập đến cạnh tranh dưới những khía cạnh như: điều kiện thực hiện cạnh tranh, môi trường cạnh tranh, cạnh tranh giữa các quốc gia, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp... Ở trong nước, vấn đề cạnh tranh đã được nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu này được thể hiện dưới dạng các dự án. Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách và kiểm soát độc quyền kinh doanh, những công trình chuyên khảo như: "Qui chế quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu” (Lê Thị Kim Quế và Nguyễn Thị Đức Hạnh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); "Cẩm nang về công tác đấu thầu" (Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Trung tâm Thông tin, Nxb Chính trị quốc gia, 1997); hoặc dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án như: đề tài "Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế" (do GS.TS. Chu Văn Cấp làm chủ nhiệm); đề tài "Sức
- - viii - cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" (do TS. Lê Hữu Thành làm chủ nhiệm); v.v... Các công trình nghiên này đã đề cập đến những vấn đề chung, qui chế pháp lý trong cạnh tranh, xây dựng qui trình, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Các công trình nghiên cứu về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng trước đây chỉ mới tập trung những vấn đề chung nhất trên bình diện quản lý mà chưa đề cập đến việc nghiên cứu cơ chế và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mặt khác, nghiên cứu về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ngành Dầu khí cũng là một điểm mới mẻ bởi lẽ tính chất cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu ngành Dầu khí chủ yếu theo xu hướng ưu tiên, ưu đãi, hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, khó có đơn vị ngoài ngành nào có thể thâm nhập vào tham gia đấu thầu cạnh tranh. Hơn nữa, điểm mới nữa của đề tài là sẽ nghiên cứu khả năng cạnh tranh và những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của các Công ty xây dựng ngành Dầu khí trong nền kinh tế mở cửa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và khốc liệt vuợt ra khỏi sự bao tiêu, hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Vì vậy, đề tài "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của các Công ty xây dựng ngành Dầu khí" là một đề tài mới và không trùng với đề tài và luận văn nào đã được nghiên cứu trước đây. VIII. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài bao gồm 3 chương: − Chương I: Cơ sở khoa học nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. − Chương II: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ngành Dầu khí - nghiên cứu điển hình: hoạt động đấu thầu một số công trình xây dựng tại Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí. − Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh đấu thầu xây dựng trong ngành Dầu khí trước xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường.
- 1/81 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẤU XÂY DỰNG 1.1.1. Khái quát về đấu thầu xây dựng Theo qui định tại mục 2, Điều 4, Chương 1, Luật Đấu thầu được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, thì: "Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế". Như vậy, đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu có năng lực thực hiện các công việc có liên quan đến quá trình tư vấn, xây dựng, mua sắm thiết bị và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng... nhằm đảm bảo tính kinh tế, các yêu cầu kỹ thuật của dự án. Đấu thầu xây dựng là phương thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi đối với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Đấu thầu xây dựng (xây lắp) được thực hiện qua các hình thức sau đây: − Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia. − Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự đấu thầu. − Chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng được yêu cầu để thương thảo hợp đồng. 1.1.2. Bản chất của đấu thầu xây dựng Đấu thầu xây dựng là quá trình cạnh tranh giữa các nhà thầu khác nhau về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra. Xét về bản chất, đây là một hoạt động mua bán mang tính đặc thù, tính đặc thù ở đây được thể hiện qua quá trình thực hiện của chủ thể tham gia. Thực chất đây là hoạt động cạnh tranh xuất phát từ mối quan hệ cung - cầu, diễn ra giữa hai chủ thể: cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) với các nhà thầu và cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau. 1.1.3. Vai trò của đấu thầu xây dựng Đấu thầu là chế độ được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường. Việc đấu thầu mang lại những lợi ích thiết thực với chủ đầu tư, nhà thầu và cả nền kinh tế quốc dân.
- 2/81 Đối với chủ đầu tư, thông qua việc thực hiện đấu thầu, chủ đầu tư sẽ tìm được nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất các yêu cầu thực hiện dự án đầu tư trên cả phương diện chất lượng, tiến độ và chi phí. Hiệu quả vốn đầu tư được tăng cường nhờ vốn được quản lý chặt chẽ, khắc phục được tình trạng thất thoát vốn. Đấu thầu cũng giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng phụ thuộc vào một nhà thầu như trong hình thức giao thầu hoặc chỉ định thầu. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả thiết thực của đấu thầu, chủ đầu tư phải am hiểu sâu sắc quy chế đấu thầu và có được đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, có đạo đức nghề nghiệp để lập hồ sơ mời thầu có chất lượng, đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu và lựa chọn đúng nhà thầu có đủ năng lực thực hiện yêu cầu công trình. Đối với nhà thầu, việc thực hiện chế độ đấu thầu sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt tìm kiếm việc làm thông qua việc nắm bắt thông tin về dự án, về đối thủ cạnh tranh, thiết lập quan hệ với các chủ thể kinh tế khác. Đấu thầu cũng tạo nên sức ép với các nhà thầu trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ và công nhân viên, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng xác suất trúng thầu. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu cũng sẽ tích luỹ được thêm kinh nghiệm thi công, kinh nghiệm lập hồ sơ dự thầu và xác định chiến lược phát triển dài hạn của mình. Đối với Nhà nước, thông qua đấu thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng thực lực của các chủ đầu tư và các nhà thầu. Những điều đó giúp Nhà nước phát huy đúng được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường: tổ chức thị trường xây dựng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và tăng cường trật tự, kỷ cương trong thựuc hiện quá trình đầu tư. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 1.2.1. Lý thuyết cạnh tranh Có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm giải thích, đánh giá tính cạnh tranh ở nhiều cấp độ khác nhau, và cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu này dựa trên lý thuyết cổ điển về lợi thế cạnh tranh. Ý tưởng của lý thuyết này dựa trên vấn đề là nguồn nhân tố sản xuất (như lao động, đất đai, tài nguyên, vốn…) của các quốc gia rất khác nhau, và quốc gia sẽ có lợi thế so sánh đối với các ngành công nghiệp sử dụng tối đa các nhân tố mà quốc gia này có nhiều. Quốc gia này sẽ xuất khẩu các sản phẩm này và nhập khẩu các sản phẩm không có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, vấn đề của lý thuyết này nằm ở các giả định không có thực trong thực tế, đó là không có lợi thế về qui mô, kỹ thuật sản xuất là giống nhau ở các quốc gia, tổng nhân tố sản xuất là cố định, các yếu tố sản xuất như lao động hay vốn không được lưu chuyển giữa các quốc gia. Vì lẽ đó, lý thuyết này chỉ có tác dụng trong việc định hướng phân bổ hiệu quả nguồn tài nguyên trong bối cảnh của một nền kinh tế mở.
- 3/81 Theo C.Marx, cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Ông cũng coi cạnh tranh là một trong những quy luật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. P.A.Samuelson cho rằng, cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp để giành khách hàng hoặc thị trường. Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất. Các quan niệm nêu trên có sự khác nhau về cách tiếp cận và diễn giải, song có nhiều điểm chung. Đó là: − Khi nói đến cạnh tranh tức là nói đến một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể có cùng mục tiêu (đối tượng mà các chủ thể đều hướng tới chiếm đoạt). − Có ràng buộc chung mà các chủ thể phải tuân thủ. Đó là đặc điểm nhu cầu của khách hàng, ràng buộc của luật pháp và thông lệ trên thị trường. − Về thời gian và không gian, cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và trong không gian không cố định. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những mặt tích cực và những mặt tiêu cực nhất định. Vấn đề đặt ra không phải là thủ tiêu cạnh tranh, mà phải để cạnh tranh diễn ra trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tránh dùng những thủ đoạn không lành mạnh, phải phát huy được mặt tích cực và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực của cạnh tranh. Đó là trách nhiệm của Nhà nước và của tất cả các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường. 1.2.2. Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong đấu thầu là sự cố gắng giành được quyền thực hiện các dự án thông qua gọi thầu với điều kiện thuận lợi và tối ưu nhất trên cơ sở nguồn nội lực và ngoại lực có khả năng khống chế được của doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế - xã hội. Cụ thể, cạnh tranh đấu thầu có thể được hiểu trên các khía cạnh sau: − Theo nghĩa hẹp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong đấu thầu là quá trình doanh nghiệp đưa ra những giải pháp về kỹ thuật, trang thiết bị, nhân lực, tiến độ thi công, giá bỏ thầu, ưu thế về kinh nghiệm...thể hiện tính ưu việt của mình so với nhà thầu khác nhằm thỏa mãn các yêu cầu của bên mời thầu trong việc thực hiện dự án. Cách hiểu này chỉ giới hạn ở khâu đấu thầu, chưa chỉ ra được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, do đó rất khó xác định được tính toàn diện của cạnh tranh trong quá trình đấu thầu.
- 4/81 − Theo nghĩa rộng, cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sự ganh đua quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, ưu thế về kinh nghiệm, điều kiện thực hiện dự án, giá bỏ thầu... nhằm đảm bảo trúng thầu và thực hiện các cam kết theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thường được hiểu theo nghĩa rộng, nó có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, về chủ thể tham gia cạnh tranh đấu thầu xây dựng. Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thường có nhiều chủ thể tham gia, các chủ thể này có cùng mục tiêu theo đuổi đó là phải giành được những lợi thế về phía mình. Các chủ thể tham gia cạnh tranh đấu thầu phải tuân thủ các qui định của pháp luật, các thông lệ quốc tế và các ràng buộc về điều kiện tham gia đấu thầu do cơ quan quản lý dự án đặt ra. Các chủ thể khi tham gia đấu thầu đều phải cạnh tranh với nhau, điều này dẫn tới sự hình thành nhiều mối quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể khi tham gia đấu thầu. Đó là, mối quan hệ cạnh tranh giữa người bán và người mua, theo đó, người mua (bên mời thầu) thì muốn mua được công trình xây dựng có chất lượng cao, thời gian thi công ngắn, chi phí hợp lý, về phía những người bán (nhà thầu) thì muốn bán được công trình trong tương lai có giá cao với chi phí hợp lý và có lợi nhuận lớn nhất trong hạn độ bảo đảm các qui chuẩn của xây dựng. Thứ hai, về đối tượng của cạnh tranh đấu thầu xây dựng. Khi đánh giá và quyết định lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư thường căn cứ vào các tiêu chí để xét thầu, đó là: kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu; khả năng tài chính; trình độ chuyên môn, kỹ thuật; tiến độ thi công và giá dự thầu. Trong đó, bên mời thầu chú ý nhiều nhất tới chất lượng, tính năng ưu việt về kỹ thuật và giá thành sản phẩm, đó cũng chính là đối tượng cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau. Cạnh tranh bằng chất lượng công trình, là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc đề xuất các giải pháp tốt nhất về khoa học - công nghệ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn do bên mời thầu đưa ra. Để thắng thầu, doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nhằm nâng cao chất lượng công trình. Chất lượng công trình là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó khẳng định năng lực thi công, uy tín của doanh nghiệp. Mặt khác, chất lượng công trình còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đề ra và thương hiệu của doanh nghiệp. Cạnh tranh bằng giá dự thầu cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quyết định đến thành công hay thất bại trong đấu thầu xây dựng. Do đó, xây dựng được mức giá bỏ thầu hợp lý là yêu cầu hàng đầu quan trong việc đảm bảo tính cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh doanh cao của doanh nghiệp. Để tạo ra ưu thế cạnh tranh
- 5/81 về giá trong cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy và linh hoạt trong việc tìm hiểu thông tin về dự án, đối thủ cạnh tranh, mục tiêu của dự án, ưu thế của các doanh nghiệp khác trong cạnh tranh... Tùy theo từng công trình cụ thể dựa vào mục tiêu của công ty, tiềm lực tài chính, năng lực thi công từ đó xây dựng chính sách giá khác nhau để quyết định giá bỏ thầu. Cạnh tranh bằng tiến độ thi công. Tiến độ thi công thể hiện năng lực của nhà thầu trên các khía cạnh như; trình độ tổ chức và quản lý thi công, khả năng kỹ thuật, trang thiết bị máy móc và nguồn nhân lực. Nhà thầu cạnh tranh với nhau qua các tiêu chí này để giành những ưu thế trong đấu thầu. Thực hiện đầy đủ các cam kết về tiến độ thi công là điều kiện quan trong để thắng thầu cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba, về hình thức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. Trong đấu thầu xây dựng, tồn tại hai hình thức cạnh tranh chủ yếu là: cạnh tranh theo chiều rộng và cạnh tranh theo chiều sâu. Cạnh tranh theo chiều rộng (cạnh tranh có giới hạn) bao gồm các yếu tố chính như: Đa dạng hóa các công trình xây dựng mà doanh nghiệp kinh doanh trên cơ sở nguồn lực hiện có; cải tiến phương thức thanh toán và các điều kiện thi công trong hợp đồng nhận thầu; nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu, đặc biệt là hoạt động giới thiệu và thông tin về doanh nghiệp; đổi mới công tác tổ chức thi công; tăng cường hoạt động tìm kiếm thông tin kinh tế; đẩy mạnh hoạt động marketing, truyền thông... Cạnh tranh theo chiều sâu (cạnh tranh không có giới hạn) là sự đầu tư của doanh nghiệp thông qua việc nâng cấp thiết bị thi công, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ vào thi công, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân, viên chức trong doanh nghiệp. Cạnh tranh theo chiều sâu thực chất là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thông qua việc đầu tư nghiên cứu nhằm nâng cao hàm lượng khoa học - kỹ thuật của hàng hóa chào bán nói riêng (công trình) và năng lực khoa học của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế, doanh nghiệp thường thực hiện cả hai hình thức trên để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thông tin về các cuộc đấu thầu để có sự chuẩn bị tham gia đấu thầu. Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu, có hai trường hợp xảy ra là trượt thầu hoặc trúng thầu. Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp cũng luôn luôn phải tìm kiếm các thông tin để tiếp cận các cuộc đấu thầu. Phân tích và đánh giá thông tin để đưa ra các quyết sách đúng đắn trong việc tham gia đấu thầu.
- 6/81 Tìm kiếm Tham gia đấu thông tin Chuẩnbịbịvàvàđưa đưararabiện biệnpháp pháp thầu Chuẩn Chuẩn bị và đưa ra biện pháp Hoàn thành Thực hiện Ký hợp đồng bàn giao hợp đồng Sơ đồ 1.1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 1.2.3. Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Cạnh tranh trong đấu thầu có nhiều loại, trong đó chủ yếu là: − Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người mua dịch vụ xây dựng (chủ đầu tư - bên mời thầu) và người bán dịch vụ xây dựng công trình (doanh nghiệp xây dựng - nhà thầu) với những mục tiêu khác nhau, tạo ra sự sôi động của thị trường xây dựng. Mục tiêu của chủ đầu tư là các công trình có chất lượng cao, thời gian xây dựng ngắn và chi phí xây dựng (giá cả hợp lý). Còn mục tiêu của nhà thầu là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất và ít rủi ro nhất. − Cạnh tranh giữa người mua dịch vụ xây dựng với nhau: Chỉ xảy ra khi có nhiều chủ đầu tư có công trình cần xây dựng nhưng chỉ có một doanh nghiệp xây dựng hoặc một ít tổ chức xây dựng tham gia đấu thầu có khả năng công nghệ độc quyền để xây dựng các công trình ấy. Trường hợp này hiếm xảy ra trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong đấu thầu. − Cạnh tranh giữa những người cung ứng dịch vụ xây dựng với nhau (cạnh tranh giữa các nhà thầu - doanh nghiệp xây dựng) đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, gay go nhất của cạnh tranh trên thị trường xây dựng. 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các tiêu chí như: năng lực tài chính, số lượng công trình trúng thầu, giá trị công trình trúng thầu; tỷ lệ thắng thầu trong các dự án; chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp; chỉ tiêu về chất lượng công trình; chỉ tiêu về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu... Cụ thể: 1.3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Năng lực tài chính của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:
- 7/81 ∗ Hệ số vay nợ Tổng tài sản nợ Hệ số vay nợ = Tổng tài sản Hệ số này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, hệ số này càng cao thì khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Do đó, khi khả năng thanh toán lãi vay thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn vay và sẽ không đáp ứng đủ vốn khi nhu cầu vốn lưu động của công trình tăng. ∗ Khả năng thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước thuế +tiền lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi tiền vay Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tiễn lãi vay của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này thấp sẽ làm giảm khả năng trả lãi và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là một trong những tiêu chí để các ngân hàng xem xét khi cung ứng các khoản vay của doanh nghiệp. ∗ Khả năng thanh toán hiện hành Tài sản lưu động Khả năng thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn ∗ Khả năng thanh toán nhanh Tài sản lưu động - Hàng hóa tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn ∗ Khả năng thanh toán tức thời Tiền mặt Khả năng thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn ∗ Lợi nhuận của doanh nghiệp. Hệ số doanh lợi bao gồm: Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn Lợi nhuận sau thuế = sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh Hệ số này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp, hệ số này tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- 8/81 1.3.2. Số lượng công trình trúng thầu và giá trị công trình trúng thầu. Tiêu chí này phản ánh một cách khái quát kết quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động đấu thầu, tình hình dự thầu, kết quả hoạt động đấu thầu nói riêng và kết quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp trong năm. Số lượng công trình trúng thầu phản ánh khả năng và qui mô của doanh nghiệp trong cạnh tranh đấu thầu. Giá trị trúng thầu hằng năm của doanh nghiệp là tổng giá trị của tất cả các công trình (kể cả gói thầu trong hạng mục công trình) mà doanh nghiệp đã trúng thầu trong năm. Giá trị công trình trúng thầu trong năm phản ánh năng lực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ công tác đấu thầu của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại. - Tỷ lệ trúng thầu trong các dự án Tiêu chí này phản ánh năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp, nó được xác định dựa trên hai chỉ tiêu: theo số công trình và theo giá trị công trình trong năm. Chỉ số này tỷ lệ thuận với năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp. Tỷ lệ này được tính như sau: ∗ Tính theo số công trình Σ Ctt P1 = x 100% Σ Cdt Trong đó: P1: Tỷ lệ trúng thầu theo số công trình doanh nghiệp dự thầu Ctt: Số công trình trúng thầu Cdt: Số công trình doanh nghiệp dự thầu ∗ Tính theo giá trị công trình Σ Gtt P2 = x 100% Σ Gdt Trong đó: P2: Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị công trình Gtt: Giá trị công trình trúng thầu Gdt: Giá trị công trình dự thầu 1.3.3. Chất lượng dự án. Chất lượng các dự án chính là chất lượng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra. Chất lượng dự án là tổng hợp các đặc tính theo yêu cầu của sản phẩm, của qui trình xây dựng và của người sử dụng. Chỉ tiêu về chất lượng các dự án đó là sự đáp ứng các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của dự án. Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng sản
- 9/81 phẩm chính là chất lượng các công trình xây dựng, nó biểu hiện ở công năng sử dụng, độ an toàn, tuổi thọ, tính kinh tế, tính kỹ thuật và mỹ thuật của công trình. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện nay, cạnh tranh thông qua chất lượng các dự án là sự cạnh tranh hết sức gay gắt và không có giới hạn. Nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng các dự án là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.3.4. Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp. Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của công trình, là yếu tố quan trọng, có tác động lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong công tác đấu thầu. Đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến uy tín trên thương trường, tiến độ thực hiện dự án và năng lực thi công của doanh nghiệp. Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp được xác định dựa trên một số tiêu chí sau: − Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu; − Tính hợp lý, tính tối ưu và tính khả thi của các giải pháp kỹ thuật; − Khả năng đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường; − Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng, công nghệ, tiến độ huy động...) − Uy tín và kinh nghiệm của nhà thầu Khi đánh giá các tiêu chí để lựa chọn nhà thầu, chủ dự án không chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, giá công trình do doanh nghiệp đưa ra mà chủ đầu tư còn xem xét đến uy tín trên thương trường và kinh nghiệm của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dự án tương tự trước đó. Uy tín của nhà thầu được thể hiện qua các tiêu chí như: uy tín về thương hiệu, uy tín về năng lực thi công, uy tín về năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề. Đó là những yếu tố hết sức quan trọng tác động đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp luôn xem việc xây dựng thương hiệu, uy tín trên thương trường là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của mình. 1.3.5. Giá bỏ thầu Giá bỏ thầu có tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu. Khi tham gia dự thầu, các doanh nghiệp mong muốn đưa ra một mức giá hợp lý, thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo sự chú ý của chủ đầu tư, điều này làm cho việc cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức khốc liệt. Khác với các sản phẩm tiêu dùng thông thường, giá của công trình xây dựng được xác định trước khi có công trình và được xác định thông qua đấu thầu. Giá
- 10/81 công trình xây dựng được ghi trong hồ sơ dự thầu và được gọi là giá bỏ thầu. Khả năng cạnh tranh về giá của nhà thầu có thể được xác định qua các tiêu chí sau: Gi KG = GA Trong đó: KG: Là hệ số cạnh tranh về giá của nhà thầu GA: Là giá gói thầu Gi: Là giá dự thầu của nhà thầu thứ i (i = 1 ÷ m) Trong thực tế, giá bỏ thầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: − Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi thực hiện dự án, đó là: đường giao thông, điện, nước, khả năng khai thác vật tư tại chỗ, trình độ dân trí; − Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của dự án, − Tiến độ thực hiện dự án Đối với những dự án xây dựng lớn, thời gian triển khai thường kéo dài, do đó nảy sinh nhiều vấn đề như: trượt giá vật tư, chi phí quản lý cao, công trình chậm được đưa vào sử dụng....ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án. Vì vậy, chủ đầu tư thường rất quan tâm đến tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp và đây là một trong những tiêu chí để xem xét khả năng trúng thầu. Tiến độ thực hiện dự án xây dựng thường được xem xét trên các khía cạnh: − Khả năng đảm bảo tiến độ theo qui định đã cam kết; − Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình liên quan; − Khả năng rút ngắn tiến độ thi công. 1.4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG. 1.4.1. Những nhân tố nội lực của doanh nghiệp xây dựng 1.4.1.1. Tài chính Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, lao động phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thức giá trị. Hoạt động sản xuất - kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tài chính, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay cản trở quá trình sản xuất - kinh doanh. Trước hết khả năng tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện ở qui mô về nguồn vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất - kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Mặt khác, để đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp xây dựng, cần xem xét cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn