Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
lượt xem 9
download
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi và phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á sẽ đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VŨ MINH CHÂU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VŨ MINH CHÂU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÂN THỊ THU THỦY Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo hướng dẫn khoa học của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và nội dung luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày….. tháng…… năm 2017 Học viên Vũ Minh Châu
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 3 1.7 Kết cấu luận văn.......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NG ÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...... 5 Giới thiệu chương 2 ........................................................................................................... 5 2.1 Hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại ........................... 5 2.1.1 Khái niệm về huy động vốn tiền gửi ....................................................................... 5 2.1.2 Các nguyên tắc huy động vốn tiền gửi .................................................................... 5 2.1.3 Vai trò của huy động vốn tiền gửi ........................................................................... 6 2.2 Năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại .......................................................................................................................... 7 2.2.1 Khái niệm về cạnh tranh ........................................................................................... 7 2.2.2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh .................................................................... 9 2.2.2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter (2008).............................. 9 2.2.2.2 Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter (1985) .............................................10
- 2.2.3 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại.......................................................................................................12 2.2.3.1 Năng lực tài chính.................................................................................................12 2.2.3.2 Sản phẩm huy động vốn tiền gửi ........................................................................13 2.2.3.3 Thương hiệu ..........................................................................................................14 2.2.3.4 Mạng lưới hoạt động ............................................................................................14 2.2.3.5 Năng lực quản trị ..................................................................................................14 2.2.3.6 Năng lực công nghệ thông tin .............................................................................15 2.2.3.7 Nguồn nhân lực.....................................................................................................15 2.3 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính ...................................................................................................................15 2.3.1 Nghiên c ứu của Larmaque (2005) .........................................................................15 2.3.2 Nghiên c ứu của Subbulakshmi (2012) ..................................................................16 2.3.3 Nghiên c ứu của Hoàng Thị Thanh Hằng (2013) .................................................17 Kết luận chương 2 ...........................................................................................................18 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIÊN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN B ẮC Á ...................................................................................................................19 Giới thiệu chương 3 .........................................................................................................19 3.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á........................................19 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .........................................................................19 3.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu........................................................................20 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ...............................................................................21 3.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á ........................................................................................................................23 3.2.1 Quy mô và tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi ...........................................24 3.2.2 Cơ cấu tiền gửi khách hàng ....................................................................................26 3.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á .......................................................................29
- 3.3.1 Năng lực tài chính ....................................................................................................29 3.3.2 Sản phẩm huy động vốn tiền gửi ...........................................................................31 3.3.3 Thương hiệu..............................................................................................................33 3.3.4 Mạng lưới hoạt động ...............................................................................................34 3.3.5 Năng lực quản trị .....................................................................................................35 3.3.6 Năng lực công nghệ thông tin ................................................................................36 3.3.7 Nguồn nhân lực ........................................................................................................37 3.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á .......................................................................38 3.4.1 Những kết quả đạt được ..........................................................................................38 3.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân .....................................................................39 Kết luận chương 3 ...........................................................................................................41 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......42 Giới thiệu chương 4 .........................................................................................................42 4.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................42 4.1.1 Quy trình nghiên cứu...............................................................................................42 4.1.2 Nghiên cứu định tính ...............................................................................................43 4.1.3 Nghiên cứu định lượng............................................................................................45 4.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .........................................................................46 4.2.1 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................46 4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................47 4.3 Thống kê mô tả dữ liệu khảo sát............................................................................48 4.4 Thống kê mô tả các biến quan sát .........................................................................49 4.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo .......................................................................50 4.5.1 Hệ số Cronbach’s Alpha .........................................................................................50 4.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..........................................................................53 4.6 Kiểm định mô hình nghiên cứu .............................................................................55 4.6.1 Phân tích ma trận hệ số tương quan Pearson........................................................55 4.6.2 Phân tích hồi quy .....................................................................................................56
- 4.6.3 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .............................................................58 4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................................59 Kết luận chương 4 ...........................................................................................................61 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN B ẮC Á .................................................................................................62 Giới thiệu chương 5 .........................................................................................................62 5.1 Kết luận .......................................................................................................................62 5.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á ..........................................................63 5.2.1 Phát triển sản phẩm huy động vốn tiền gửi ..........................................................63 5.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....................................................................64 5.2.3 Tăng cường năng lực tài chính ...............................................................................65 5.2.4 Nâng cao uy tín thương hiệu của ngân hàng ........................................................67 5.2.5 Nâng cao năng lực quản trị .....................................................................................68 5.2.6 Phát triển mạng lưới hoạt động ..............................................................................69 5.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ .............................................................................................69 5.3.2 Đối với Chính phủ ...................................................................................................69 5.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước.................................................................................71 5.4 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo..................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ALCO Ủy ban tài sản nợ - tài sản có ATM Máy giao dịch tự động Bac A Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á CAR Tỷ lệ an toàn vốn CBNV Cán bộ nhân viên CTKM Chương trình khuyến mãi GDP Tổng sản phẩm nội địa NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương OCB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu SGB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa SMS Dịch vụ tin nhắn SPSS Phần mềm thống kê TMCP Thương mại cổ phần TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh USD Đồng Đô la Mỹ VIB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VND Đồng Việt Nam
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Bac A Bank giai đoạn 2012 – 2016 ..21 Bảng 3.2: Huy động vốn tiền gửi khách hàng tại Bac A Bank và các NHTM giai đoạn 2012 – 2016 ..............................................................................................................24 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi khách hàng tại Bac A Bank và các NHTM giai đoạn 2012 – 2016 ..................................................................................25 Bảng 3.4: Cơ cấu tiền gửi khách hàng tại Bac A Bank giai đoạn 2012 – 2016.........26 Bảng 3.5: Quy mô vốn điều lệ của Bac A Bank và các NHTM giai đoạn 2012 - 2016.....................................................................................................................................29 Bảng 3.6: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Bac A Bank và các NHTM giai đoạn 2012 – 2016..................................................................................................................................30 Bảng 3.7: ROE và ROA của Bac A Bank và các NHTM giai đoạn 2012 – 2016 ....31 Bảng 3.8: So sánh lãi suất huy động tiền gửi VND tại Bac A Bank với các NHTM tại thời điểm tháng 12/2016..............................................................................................32 Bảng 3.9: Số lượng điểm giao dịch của Bac A Bank và các NHTM tính đến ngày 31/12/2015 ..........................................................................................................................35 Bảng 4.1: Kết quả thu thập mẫu khảo sát .......................................................................45 Bảng 4.2: Đặc điểm mẫu khảo sát ...................................................................................48 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến quan sát..................................................................49 Bảng 4.4: Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo ...............................................51 Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett’s các biến độc lập...........................................54 Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett’s biến phụ thuộc .............................................55 Bảng 4.7: Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan Pearson .................................56 Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định đa cộng tuyến..............................57 Bảng 4.9: Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..............................................................58 Bảng 4.10: Phân tích phương sai ANOVAb ...................................................................58
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter .................................. 9 Hình 2.2: Mô hình chuỗi giá trị của Michael E.Porter..................................................11 Hình 4.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu......................................................................42 Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................47
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Nguồn vốn huy động tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại cho nên khả năng mở rộng thị phần trong các hoạt động của một ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn này. Bên cạnh đó, uy tín của một ngân hàng thường được đánh giá thông qua kết quả hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại đó, bởi vì ngân hàng nào được khách hàng tín nhiệm càng cao thì sẽ thu hút càng nhiều khách hàng tham gia gửi tiền. Chính vì vậy, đối với các ngân hàng thương mại thì chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn tiền gửi là một trong những chỉ tiêu quan trọng và ngân hàng cần phải có chính sách, phương thức phù hợp nhằm gia tăng cũng như duy trì ổn định nguồn vốn từ hoạt động huy động vốn tiền gửi. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ngày càng khốc liệt hơn và việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng huy động vốn cũng trở nên khó khăn hơn. Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 20 năm, Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á là một trong những ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả, an toàn và bền vững trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhưng trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, và trước áp lực đối với sự phát triển nhanh của các tổ chức tài chính khác, Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á” sẽ là một đề tài phù hợp để tiến hành thực hiện nghiên cứu.
- 2 Ngoài ra, mặc dù trước đây cũng đã có nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á trong hoạt động huy động vốn tiền gửi nhưng là những nghiên cứu định tính và chưa có bằng chứng thực nghiệm. Chính vì vậy, một nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng sẽ làm rõ các yếu tố tác động đến năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á trong hoạt động huy động vốn tiền gửi, từ đó những giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu này sẽ có tính thuyết phục hơn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. - Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh về huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Những câu hỏi nghiên cứu sau đây được đặt ra nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu: Thực trạng năng lực cạnh tranh về huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á hiện nay như thế nào? Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á như thế nào? Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi.
- 3 Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2012 - 2016 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp diễn giải, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Bên cạnh đó, phỏng vấn các chuyên gia đang công tác trong ngành ngân hàng để xác định được các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi. Hồi quy bội được sử dụng để xác định mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh trạnh về huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á và các ngân hàng khác như Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông và Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2016. Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng phiếu khảo sát khách hàng tiền gửi và phỏng vấn các chuyên gia tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á từ tháng 5/2017 đến tháng 7/2017. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi và phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á sẽ đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Những giải pháp nêu trong đề tài có thể vận dụng trong thực tiễn huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á nhằm khai thác tối đa năng lực vốn có để đạt được mục tiêu tăng trưởng huy động vốn
- 4 tiền gửi và nâng cao vị thế của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.7 Kết cấu luận văn Luận văn gồm có 5 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại. Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Chương 5: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á.
- 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Giới thiệu chương 2 Chương 2 tiến hành hệ thống các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại NHTM, đồng thời trình bày các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại NHTM. 2.1 Hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn tiền gửi Theo Luật các tổ chức tín dụng (2010), huy động vốn tiền gửi hay còn gọi là hoạt động nhận tiền gửi được định nghĩa như sau: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. Theo Nguyễn Đăng Dờn (2013) thì hoạt động ngân hàng tạm thời quản lý, sử dụng tài sản bằng tiền của người gửi tiền, đồng thời có trách nhiệm hoàn trả số tiền này được gọi là hoạt động huy động vốn tiền gửi và chỉ có NHTM mới được quyền huy động vốn tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy, huy động vốn tiền gửi là hoạt động nhằm gia tăng nguồn vốn khả dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Theo đó, NHTM thực hiện tiếp nhận nguồn tiền nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau và phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả cho người gửi tiền đầy đủ số tiền gốc và lãi phát sinh (nếu có) trong quá trình gửi tiền theo thỏa thuận của các bên. 2.1.2 Các nguyên tắc trong huy động vốn tiền gửi Theo Trầm Thị Xuân Hương (2013) thì ngân hàng thương mại khi thực hiện huy động tiền gửi cần phải tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản là: hoàn trả, trả lãi và bảo mật. - Hoàn trả: là một trong ba nguyên tắc cơ bản khi huy động vốn tiền gửi. Khi đến hạn hoặc khi được khách hàng yêu cầu, NHTM phải thực hiện nghĩa vụ chi trả
- 6 cho khách hàng số tiền đã gửi trước đó (bao gồm tiền gốc và lãi nếu có). Để đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng, NHTM cần phải dự trữ một lượng tiền nhất định theo quy định của NHNN, đồng thời phải sử dụng nguồn vốn huy động sao cho hiệu quả và tuân thủ các tỷ lệ về an toàn vốn mà Pháp luật đã quy định. Bên cạnh đó, NHTM bắt buộc phải mua bảo hiểm tiền gửi tại các tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng gửi tiền trong trường hợp NHTM bị phá sản do kinh doanh thua lỗ. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ thay mặt NHTM hoàn trả tiền gửi cho khách hàng theo mức phí chi trả tối đa theo quy định trong từng thời kỳ. - Trả lãi: ngân hàng phải chi trả tiền lãi cho khách hàng khi huy động vốn tiền gửi từ khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Giữa ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận mức lãi suất để xác định số tiền lãi phải trả khi đến hạn. Lãi suất được ấn định tùy theo kỳ hạn gửi tiền và chính sách của ngân hàng trong từng kỳ. Đây là nguyên tắc vừa bảo toàn số tiền của khách hàng gửi tại ngân hàng, vừa tạo ra thu nhập thích đáng cho khách hàng. Do đó, các hình thức huy động vốn tiền gửi của ngân hàng như gửi tiền tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu được xem là một kênh đầu tư an toàn và phù hợp cho người gửi tiền. - Bảo mật: Để có thể huy động vốn tiền gửi từ khách hàng, NHTM phải có được sự tín nhiệm của khách hàng. Vì thế, để tạo dựng uy tín của ngân hàng thì công tác bảo mật thông tin của khách hàng gửi tiền cần phải tuân thủ nghiêm ngặt, cụ thể là ngân hàng phải giữ gìn bí mật số dư tiền gửi, tình hình hoạt động tài khoản của khách hàng và các thông tin khác có liên quan đến khách hàng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp ngân hàng có thể cung cấp thông tin cho bên thứ ba nếu được cơ quan chức năng yêu cầu hoặc ngân hàng nhận thấy dấu hiệu rửa tiền đối với các khoản tiền lớn và bất thường. 2.1.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi Nguyễn Minh Kiều (2013) cho rằng hoạt động huy động vốn tiền gửi không chỉ có vai trò quan trọng đối với ngân hàng thương mại mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với khách hàng.
- 7 - Đối với nền kinh tế: bằng các hình thức huy động vốn tiền gửi của các NHTM, một lượng vốn nhàn rỗi từ nhiều thành phần kinh tế trong xã hội được tập trung lại ở quy mô rất lớn và nguồn vốn này sẽ được cung ứng cho các đối tượng cần vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đây chính là nguồn vốn rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ngoài ra, hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM giúp NHTW kiểm soát khối lượng tiền tệ đang được lưu thông trong nền kinh tế để từ đó có thể kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả. - Đối với khách hàng: các hình thức nhận tiền gửi của NHTM cung cấp cho các khách hàng có một kênh để đầu tư an toàn, có mức sinh lời hợp lý và đây cũng là một phương thức để khách hàng tích trữ của cải nhằm đáp ứng kế hoạch tài chính của họ trong tương lai. Ngoài ra, thông qua hoạt động huy động vốn khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng như là là dịch vụ thanh toán, dịch vụ tín dụng. - Đối với NHTM: Hoạt động huy động vốn tiền gửi mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác như cấp tín dụng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, ủy thác…từ đó tạo ra nguồn thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Ngoài ra, thị phần huy động vốn của ngân hàng càng phát triển thì uy tín và thương hiệu của ngân hàng ngày càng được củng cố và nâng cao. 2.2 Năng lực cạnh tranh trong huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại 2.2.1 Khái niệm về cạnh tranh - Cạnh tranh Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều quan niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Theo Michael Porter (1980) thì “cạnh tranh trong kinh doanh là giành lấy thị phần, bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận và khoản lợi nhuận đó phải cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đạt được. Điều đó có nghĩa là, kết quả của quá trình cạnh tranh đảm bảo được lợi nhuận bình quân trong ngành theo chiều hướng cải thiện tốt nhất, đồng thời giá cả của sản phẩm là thấp nhất.”
- 8 Allen và Gale (2000) định nghĩa cạnh tranh là sự ganh đua của người bán nhằm đạt kết quả tốt hơn so với những người bán khác (về doanh số, lợi nhuận và thị phần) bằng cách đưa ra sự kết hợp tốt nhất về giá, chất lượng và dịch vụ. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1996) định nghĩa: “cạnh tranh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”. Từ những định nghĩa trên, có thể thấy về cơ bản, cạnh tranh là quá trình một chủ thể nỗ lực vượt qua đối thủ của mình để đạt được một hay một số mục tiêu nhất định. Như vậy, cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại các NHTM là sự ganh đua giữa các NHTM để có được khách hàng tiền gửi để từ đó mở rộng thị phần tiền gửi, tăng cường và ổn định nguồn vốn kinh doanh. - Năng lực cạnh tranh Trong các nghiên cứu thì năng lực cạnh tranh thường được phân loại thành 04 cấp độ là năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ. Theo Michael Porter (1980) thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng sử dụng những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp nhằm duy trì, mở rộng thị phần và gia tăng lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, Michael Porter (1980) cho rằng năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ là sự vượt trội của sản phẩm/dịch vụ (về nhiều chỉ tiêu) so với sản phẩm/dịch vụ cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ còn là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai khái niệm rất gần với nhau. Từ những khái niệm nêu trên, có thể khái quát năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi là khả năng của NHTM trong việc thỏa mãn khách hàng tiền gửi tốt hơn đối thủ cạnh tranh thông qua việc duy trì và phát triển những
- 9 lợi thế vốn có nhằm mở rộng thị phần huy động vốn, tăng cường và ổn định nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. 2.2.2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh 2.2.2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter (2008) Theo mô hình năm áp lực cạnh tranh của Porter (2008), các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với năm áp lực cạnh tranh sau đây: sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, nguy cơ từ sản phẩm/dịch vụ thay thế, áp lực từ khách hàng, áp lực từ nhà cung cấp và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Việc vận dụng mô hình này để phân tích, đánh giá giúp doanh nghiệp nhận ra những cơ hội và thách thức. Qua đó doanh nghiệp có thể xác định được vị thế của mình trên thị trường và có các chiến lược hiệu quả để đối phó với các lực lượng cạnh tranh trong ngành. Nguy cơ thâm nhập của các đối thủ tiềm năng Áp lực của các Sự cạnh tranh của các đối Áp lực từ phía nhà cung cấp thủ trong ngành khách hàng Sự đe dọa của các sản phẩm/dịch vụ thay thế Hình 2.1: Mô hình năm áp l ực cạnh tranh của Michael E.Porter Để các doanh nghiệp có thể đối phó với năm áp lực trên, ba chiến lược cạnh tranh đã được Micheal Porter đề xuất là chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định. Chiến lược chi phí thấp nhất được áp dụng phổ biến và chiến lược nhằm hướng tới mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sao cho chi phí thấp nhất trong ngành. Phí
- 10 tổn thấp sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận trên mức trung bình ngành. Phân khúc thị trường mà doanh nghiệp nhắm đến thường là những khách hàng nhạy cảm về giá cả. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ là chiến lược nhằm tạo ra các sản phẩm có tính độc đáo duy nhất, người tiêu dùng khó có thể có lựa chọn thứ hai. Khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ, nếu làm được sẽ mang lại lợi nhuận trên mức trung bình về cho doanh nghiệp, bởi chúng tạo nên một vị thế tốt cho doanh nghiệp trên thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp đối phó với năm áp lực cạnh tranh của thị trường. Chiến lược tập trung là việc doanh nghiệp thu hẹp lại đối tượng khách hàng, tập trung kinh doanh vào phân khúc thị trường mà doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu khách hàng, có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Do tập trung vào một thị trường cụ thể nên doanh nghiệp có khả năng thực hiện mục tiêu chiến lược của mình tốt hơn, hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác đang phải cạnh tranh trong phạm vi rộng lớn hơn, bao quát hơn. 2.2.2.2 Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter (1985) Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter (1985) là một công cụ dùng để phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc ứng dụng mô hình này giúp các nhà quản trị nhận biết được những hoạt động đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và tạo thêm giá trị gia tăng cho khách hàng. Mô hình này mô tả một chuỗi các hoạt động phổ biến của doanh nghiệp và được chia thành hai nhóm là hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ. Các hoạt động chính (Primary Activities): liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ, bán hàng, bảo trì và hỗ trợ sản phẩm/dịch vụ, bao gồm những hoạt động cụ thể sau đây: - Hậu cần đầu vào: bao gồm việc tiếp nhận, lưu trữ và phân phối nguyên vật liệu đầu vào. - Vận hành: hoạt động chuyển đổi yếu tố đầu vào thành hàng hóa/dịch vụ hòan thiện để bán cho khách hàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 311 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 199 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 290 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 248 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn