Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại Công ty phần mềm TMA Solutions đến năm 2020
lượt xem 6
download
Từ việc xác định được các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm tại công ty phần mềm TMA Solutions, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thành công của các dự án phần mềm tại công ty TMA Solutions.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại Công ty phần mềm TMA Solutions đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- HOÀNG NGỌC ÂN GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY PHẦN MỀM TMA SOLUTIONS ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- HOÀNG NGỌC ÂN GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY PHẦN MỀM TMA SOLUTIONS ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Bùi Thị Thanh TP.Hồ Chí Minh - Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ: “Giải pháp nâng cao sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại công ty phần mềm TMA Solutions đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện và trình bày. Đề tài của tôi chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Ngọc Ân
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5 5. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................................6 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu ....................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ CỐT LÕI TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ................8 1.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................8 1.1.1. Dự án phát triển phần mềm ........................................................................8 1.1.2. Dự án phần mềm thành công ......................................................................9 1.2. Chu trình phát triển phần mềm .......................................................................10 1.3. Các nghiên cứu trước có liên quan .................................................................12 1.4. Đề xuất các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm .......................................................................................................................16 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CỐT LÕI TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY PHẦN MỀM TMA SOLUTIONS ......................................................22
- 2.1. Khái quát quá trình hoạt động của công ty phần mềm TMA Solutions .........22 2.1.1. Lịch sử hình thành công ty phần mềm TMA Solutions ...........................22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................24 2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của TMA Solutions .................27 2.2. Phân tích thực trạng về các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại Công Ty Phần Mềm TMA Solutions ..............................28 2.2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm ...........................................................................................28 2.2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại Công ty Phần Mềm TMA Solutions .......................37 2.3. Đánh giá chung về các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại Công Ty Phần Mềm TMA Solutions ..............................57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY PHẦN MỀM TMA SOLUTIONS ĐẾN NĂM 2020 ..............................................................................66 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Phần Mềm TMA Solutions đến năm 2020 .........................................................................................................66 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao sự thành công cho các dự án phát triển phần mềm tại công ty Phần Mềm TMA Solutions .........................................................69 3.2.1. Đối với yếu tố sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao ......................................69 3.2.2. Đối với kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên .........................................73 3.2.3. Đối với khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án ...................................77 3.2.4. Đối với kỹ năng chuyên môn giữa các thành viên ...................................78 3.2.5. Đối với sự tham gia của khách hàng ........................................................79 KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSFs : Critical Success Factor EFA : Exploratory Factor Analysis HTML : HyperText Markup Language IEEE : Institute of Electrical and Electronics Engineers IoT : Internet of things KNCM : Kỹ năng chuyên môn của các thành viên KNGT : Kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên QLCC : Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao QLDA : Khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án SDLC : Software Development Life Cycle TGKH : Sự tham gia của khách hàng TP. Hồ Chí Minh : Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tóm tắt các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phần mềm từ các nghiên cứu trước đây ............................................................................... 14 Bảng 2.1: Thực trạng các dự án tại TMA Solutions giai đoạn 2013-2016 ............... 26 Bảng 2.2: Tăng trưởng về doanh số của TMA Solutions qua các năm từ 2013- 2016 .................................................................................................................... 27 Bảng 2.3: Tăng trưởng về vốn của TMA Solutions qua các năm từ 2013-2016 ...... 27 Bảng 2.4: Tăng trưởng về lợi nhuận của TMA Solutions qua các năm từ 2013- 2016 .................................................................................................................... 28 Bảng 2.5: Mô tả mẫu khảo sát ................................................................................... 29 Bảng 2.6: Tổng hợp các yếu tố sau khi hoàn thành phân tích Cronbach’s alpha ..... 34 Bảng 2.7: Thống kê giá trị trung bình các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm ................................................................................. 37 Bảng 2.8: Số liệu các cuộc họp giữa quản lý cấp cao về các dự án phát triển phần mềm .................................................................................................................... 38 Bảng 2.9: Các hội thảo chuyên đề được tổ chức trong năm 2016 tại TMA Solutions ............................................................................................................. 40 Bảng 2.10: Các khóa học training về kỹ năng giao tiếp trong năm 2016 và 2017 ... 43 Bảng 2.11: Các kênh giao tiếp giữa nhân viên tại TMA Solutions .......................... 46 Bảng 2.12: Yêu cầu công việc cho vị trí quản lý dự án phát triển phần mềm tại TMA Solutions ................................................................................................... 47 Bảng 2.13: Các tình huống được ghi nhận sau khóa đào tạo quản lý dự án Agile tại TMA Solutions năm 2016 .................................................................................. 50 Bảng 2.14: Yêu cầu công việc cho các nhân viên trong dự án phát triển phần mềm tại TMA Solutions năm 2016-2017 .................................................................... 52 Bảng 2.15: Phản hồi của nhân viên sau khi tham gia các khóa học trong quý II/2017 ................................................................................................................ 53 Bảng 2.16: Số lần tương tác giữa một số khách hàng chính với các dự án trong năm 2016 tại TMA Solutions ............................................................................................ 55 Bảng 2.17: Tổng hợp đánh giá mức độ quan trọng của các tồn tại cần giải quyết ... 64 Bảng 3.1: Kế hoạch chuyển đổi vị trí giữa các nhà quản lý cấp cao 2018-2020 ...... 71 Bảng 3.2: Các cuộc thi và các khóa học giao tiếp cho nhân viên năm 2018 ............ 74
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu nhân sự tại TMA Solutions ................................................. 25 Hình 2.2: Ma trận đánh giá mức độ quan trọng và ưu tiên ....................................... 64
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, kinh tế - văn hóa xã hội, ngày càng nhiều các doanh nghiệp, tổ chức được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ sản phẩm và quản lý nhằm đáp ứng sự phát triển đó. Theo đó, các doanh nghiệp ngoài việc phát triển tổ chức của mình qua việc thương mại, giao dịch, trao đổi để tạo ra lợi nhuận từ các dịch vụ và sản phẩm, các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần phải tìm cách để quản lý mọi việc từ xa, thuận tiện, dễ dàng và có hiệu quả. Từ đó, các tổ chức, doanh nghiệp đã tìm đến việc sử dụng công cụ phần mềm để phục vụ nhiều tính năng cho tổ chức của mình từ việc quản trị nội bộ đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh bên ngoài, và công nghệ sáng tạo hay viết phần mềm ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần trở thành một công cụ cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Phát triển phần mềm là một chu trình để tạo ra một phần mềm mới hay phiên bản mới của phần mềm phục vụ cho một mục đích cụ thể và những phần mềm này được tạo bởi những cá nhân có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm, quy trình phát triển phần mềm gồm nhiều giai đoạn phức tạp từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc. Về cơ bản, những giai đoạn của nhà quản lý dự án phát triển phần mềm được bắt đầu từ khi dự án được lên kế hoạch, phân bổ nguồn lực và quản lý như là dự án được chia nhỏ. Nếu một dự án đang hoạt động được giao cho một người quản lý dự án mới, người quản lý này sẽ nhận dự án khi mà các giai đoạn đã được bắt đầu. Điều này thường gây ra nhiều thiếu sót về tính năng chưa được hoàn thành hay các vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết khi sang giai đoạn kế tiếp, đặc biệt trong ngành xây dựng, các lĩnh vực sản xuất, các dự án thiết kế, cũng như các dự án công nghệ thông tin (Russell, 2012). Trong việc phát triển phần mềm phải lưu ý rằng nếu xảy ra một bước không hoàn thành thì dự án cũng có thể dẫn đến thất bại. Trong kỷ nguyên số như hiện nay, các dự án phát triển phần mềm ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của xã hội, mặc dù mỗi ngày đều có hàng loạt dự án
- 2 phát triển phần mềm đang thực hiện nhưng không phải dự án nào cũng thành công. Một dự án phát triển phần mềm thành công là dự án phần mềm đã hoạt động thực tiễn trong các hệ thống đòi hỏi những hỗ trợ bảo trì tốn kém hay những tính năng và các phiên bản hoạt động tốt (Chow, 2008). Theo báo cáo của của tổ chức The Standish CHAOS được công bố vào năm 2015, các dự án phát triển phần mềm thành công chỉ chiếm 29%, các dự án gặp thách thức chiếm 52% và các dự án thất bại chiếm 19%. Báo cáo này chỉ ra rằng các dự án càng lớn thì tỉ lệ thành công càng thấp. Do tỉ lệ thành công thấp của các dự án phát triển phần mềm, nên hiện nay trên thế giới gia tăng các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu những yếu tố tạo nên sự thành công của một dự án phát triển phần mềm. Vậy để nâng cao được sự thành công của một dự án phần mềm, ta cần phải đánh giá các yếu tố dẫn đến thành công của dự án. Trong đó, các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công (Critical Success Factor - CSFs) là những yếu tố có thể giúp cho một dự án thành công. Có rất nhiều các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công, mỗi dự án trong các lĩnh vực khác nhau cần có những yếu tố cốt lõi khác nhau. Và trong nghiên cứu của mình, tác giả hướng đến việc xác định các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm đã thành công. Trên thế giới cũng đã có các nghiên cứu trước về các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm như của Chow (2008) đã chỉ ra được 12 yếu tố cốt lõi được chia thành 4 nhóm: chất lượng, phạm vi, thời gian và chi phí. Hay nghiên cứu của Teng (2016) tiến hành nghiên cứu các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại Selangor, Malaysia. Kết quả của nghiên cứu đã đề xuất ba yếu tố cốt lõi nhất là: việc phát triển kĩ năng chuyên môn của thành viên, khả năng quản lý của giám đốc dự án và sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao. Ngoài ra theo nghiên cứu của Fayaz và cộng sự (2016) về các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại Pakistan đã chỉ ra rằng yếu tố sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao không có vai trò gì trong sự thành công của dự án,
- 3 trong khi đó yếu tố giao tiếp hiệu quả và yếu tố kinh nghiệm của thành viên trong nhóm lại là những yếu tố quan trọng nhất góp phần giúp dự án thành công. Cùng với sự phát triển về khoa học kĩ thuật tại Việt Nam, theo Quyết định 13/2017/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành từ giữa tháng 6 năm 2017 đã tiến hành bổ sung thêm 4 công nghệ cao vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển kể từ giữa tháng 6-2017, và trong danh sách đó có công nghệ phát triển phần mềm. Từ quyết định trên, các doanh nghiệp về công nghệ thông tin trong lĩnh vực phần mềm ngày càng phát triển, trong đó có Công ty Phần Mềm TMA Solutions cũng vươn mình phát triển trong lĩnh vực này. TMA Solutions được thành lập năm 1997, là công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Với sự phát triển bền vững về nhân lực, hiện nay, TMA đã xây dựng được đội ngũ hơn 2000 kỹ sư trẻ, nhiệt huyết luôn nhận được sự tin cậy, đánh giá cao từ phía khách hàng. Trải qua gần 20 năm hoạt động, TMA tự hào nhận được rất nhiều bằng khen, giải thưởng và liên tục được báo chí, truyền thông trong và ngoài nước đưa tin (CNN, USA Today, NHK World…). TMA Solutions hiện là đối tác tin cậy có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện những dự án phần mềm lớn và phức tạp với những công nghệ mới nhất với hơn 100 khách hàng đến từ hơn 25 quốc gia trên thế giới. Các dự án của công ty chuyên cung cấp về các dịch vụ: phát triển phần mềm, gia công phần mềm, quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin…, trên nhiều lĩnh vực như: viễn thông, tài chính và bảo hiểm, kinh doanh điện tử, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, du lịch… Các dự án phần mềm tại TMA Solutions hầu hết đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó rất nhiều dự án được những công ty lớn như Genband, Nokia, Hitachi, Lotte… chấp thuận và liên tục giao những dự án tiếp theo cho TMA Solutions. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án gặp nhiều khó khăn và dẫn đến thất bại khiến cho khách hàng phàn nàn nhiều về dự án; tinh thần làm việc của các thành viên ngày càng đi xuống và có một số dự án không có phương án giải quyết và buộc phải ngưng thực hiện.
- 4 Ở Việt Nam, vào năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Phương cũng đã thực hiện bài nghiên cứu về “Xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến thành công của dự án phần mềm tại công ty KMS Technology Việt Nam”, hay một nghiên cứu khác về các yếu tố rủi ro tác động đến kết quả dự án phần mềm của tác giả Trương Quốc Bảo (2013). Và còn nhiều những công trình nghiên cứu khác về phát triển các dự án phần mềm nữa tại Việt Nam, tuy nhiên theo dữ liệu nội bộ từ Công Ty Phần Mềm TMA Solutions, chưa có công trình nghiên cứu nào về nâng cao sự thành công của các dự án phần mềm tại công ty. Do vậy, một trong những điều cần chú ý nhất đối với các công ty phần mềm hiện nay nói chung và Công Ty Phần Mềm TMA Solutions nói riêng là cần tìm ra các phương hướng cho tương lai để làm thế nào để mang lại nhiều thành công và hiệu quả trong các dự án phát triển phần mềm mà họ đang và sẽ thực hiện để đóng góp kết quả dự án của mình cho sự phát triển của doanh nghiệp, cũng như sự phát triển của đất nước trong mọi mặt. Để thực hiện tốt mục tiêu này, thiết nghĩ cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động của các dự án phát triển phần mềm của công ty, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thành công của các dự án, giúp gia tăng uy tín, thương hiệu của công ty. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại công ty phần mềm TMA Solutions đến năm 2020”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như sau: Xác định được các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm. Phân tích thực trạng các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phần mềm tại công ty TMA Solutions. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại công ty phần mềm TMA Solutions đến năm 2020.
- 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các dự án phát triển phần mềm và các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm. Phạm vi nghiên cứu: là các dự án phát triển phần mềm tại công ty phần mềm TMA Solutions được thực hiện từ năm 2012-2017. Đối tượng khảo sát: là các kỹ sư trưởng, đây là những kỹ sư có kinh nghiệm làm việc trong các dự án phần mềm từ 3-5 năm trở lên, từng trải qua các vị trí như trưởng/phó dự án hay trưởng/phó nhóm, là những kỹ sư dẫn dắt dự án về mặt kĩ thuật; và các nhà quản lý dự án đang làm việc trong các dự án phát triển phần mềm tại công ty phần mềm TMA Solutions. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng các phương pháp: Nghiên cứu định tính: được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với các kỹ sư trưởng, chuyên gia phần mềm và quản lý dự án tại công ty nhằm điều chỉnh, bổ sung các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm và phát triển thang đo phù hợp với điều kiện tại công ty phần mềm TMA Solutions. Thảo luận nhóm tập trung được thực hiện tại văn phòng TMA Solutions với hai nhóm riêng biệt: Nhóm 1 gồm 5 người là các nhà quản lý như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng,.. Nhóm 2 gồm 10 người là các kỹ sư trưởng, chuyên gia phần mềm. Nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn các kỹ sư trưởng và các nhà quản lý đang làm việc tại các dự án phát triển phần mềm thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0, sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các phân tích: đánh giá độ tin cậy của thang
- 6 đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA) và thống kê mô tả. Bên cạnh đó, tác giả tiếp tục thu thập dữ liệu thứ cấp tại công ty, từ đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp và so sánh, thảo luận với các chuyên gia để phân tích thực trạng các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại công ty TMA Solutions từ đó xác định các điểm còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nâng cao sự thành công của các dự án phát triển phần mềm. 5. Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp về mặt thực tiễn, đó là: Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại công ty TMA Solutions nói riêng và Việt Nam nói chung có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương thức tiếp cận và đo lường các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của một dự án phần mềm. Đồng thời nhận diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng đến sự thành công trong các dự án phần mềm tại công ty TMA Solutions. Nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của một dự án. Từ việc xác định được các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm tại công ty phần mềm TMA Solutions để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thành công của các dự án phần mềm tại công ty TMA Solutions.
- 7 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm. Chương 2: Phân tích thực trạng các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm tại công ty phần mềm TMA Solutions. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại công ty phần mềm TMA Solutions đến năm 2020. Tóm tắt Trong chương này, tác giả giới thiệu về đề tài luận văn, cùng đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu và cuối cùng là tóm tắt kết cấu của toàn bài luận gồm chương 1 về cơ sở lý thuyết, chương 2 tiến hành phân tích thực trạng tại Công ty Phần Mềm TMA Solutions và chương 3 luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sự thành công của các dự án phát triển phần mềm TMA Solutions đến năm 2020.
- 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ CỐT LÕI TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Dự án phát triển phần mềm Theo tác giả Jalote (2010) của cuốn sách “Quản lý phần mềm trong thực tiễn” được dịch sang Tiếng Việt năm 2013 cho rằng một dự án phần mềm có hai nhóm hoạt động chính: phát triển và quản lý dự án. Trong đó, nhóm dự án quan tâm đến các vấn đề về thiết kế, kiểm thử, cài đặt mã, và nhóm quản lý dự án thì quan tâm đến hoạch định và quản lý các hoạt động để đạt được mục tiêu của dự án: chi phí, thời gian hoàn thành, chất lượng. Trong những dự án lớn, việc phát triển phải được làm cẩn thận theo các phương pháp đã được thử nghiệm, và kết quả của các công việc này phải được lập tài liệu rõ ràng. Các công việc trong dự án phải được hoạch định và phân công cho các thành viên và sau đó được theo dõi khi dự án bắt đầu. Ngoài ra, để dự án lớn thành công thì phải gia tăng tính hình thức và cứng nhắc trong quản lý và thực hiện. Theo Mike (2005) trong chuyên đề “Quản lý dự án phần mềm” định nghĩa dự án phát triển phần mềm là kế hoạch dự án cụ thể hơn là trình tự công việc của phát triển phần mềm bao gồm tiến hành như thế nào, nguồn lực và trách nhiệm ra sao. Cấu trúc của dự án phát triển phần mềm bao gồm: giới thiệu sơ lược về dự án, tổ chức gồm những ai và nhiệm vụ của họ là gì, phân tích các rủi ro, nguồn lực phần cứng và phần mềm cho dự án, các hoạt động của dự án (work breakdown), tiến độ dự án, và báo cáo tiến độ dự án. Theo PCworld Việt Nam (2009), định nghĩa quản lý dự án phần mềm là lên kế hoạch một cách khoa học và nghệ thuật trong quá trình quản lý phát triển các dự án phần mềm. Đó chính là quy trình quản lý theo các công việc được lên kế hoạch, tiến hành theo dõi và kiểm soát.
- 9 Theo tổ chức IEEE, việc lập trình phần mềm dễ hơn so với phần cứng, do đó, ngành công nghiệp sản xuất phần mềm nhanh chóng phát triển từ thập niên 1970 đến 1980. Để quản lý các nỗ lực phát triển mới mẻ, các công ty ứng dụng các phương thức quản lý phần mềm. Đồng thời, tổ chức IEEE cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến quản lý phần mềm thất bại để đóng góp vào việc quản lý dự án phần mềm tốt hơn bằng việc tránh các lỗi như: dự án không có tính thực tế, không quản lý rủi ro, ước tính không chính xác các nguồn lực cần thiết, xác định yêu cầu của dự án không đúng, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý dự án, không có khả năng xử lý độ phức tạp của dự án, sử dụng công nghệ chưa phát triển… 1.1.2. Dự án phần mềm thành công Hầu hết các nghiên cứu trước đều định nghĩa một dự án phát triển phần mềm được gọi là thành công khi dự án đó được hoàn thành đúng kế hoạch được giao, nằm trong chi phí dự kiến và đáp ứng các yêu cầu đặt ra của khách hàng. Hay nói ngắn gọn hơn, khi một dự án phần mềm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng như mong đợi thì dự án đó được coi là thành công. Còn đối với các dự án phần mềm đã hoàn thành, được cài đặt cho khách hàng nhưng vượt quá chi phí, trễ hạn hay có ít tính năng hơn mong đợi, đều không được coi là một dự án phần mềm thành công (Teng, 2016). Hay đối với Chow (2008) đánh giá sự thành công của một dự án sẽ xem xét qua 4 khía cạnh là Thời gian, Chi Phí, Chất lượng và Phạm vi. Khi một dự án phát triển phần mềm đạt đầy đủ 4 khía cạnh này thì được xem như là một dự án thành công. Tuy nhiên để tạo nên sự thành công cho một dự án phần mềm là sự đóng góp từ nhiều yếu tố khác nhau, có thể chia ra hai nhóm: quản lý và kỹ thuật. Về mặt quản lý là: khả năng lãnh đạo, khả năng giao tiếp, sự tương tác với khách hàng là những yếu tố quan trọng. Còn về mặt kỹ thuật là khả năng xác định đúng yêu cầu của khách hàng, năng lực của các kỹ sư, sự hỗ trợ về kỹ thuật là những yếu tố được quan tâm (Sweis, 2015).
- 10 1.2. Chu trình phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle - SDLC) Trước khi xác định các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm thì cần thiết phải hiểu các giai đoạn để phát triển một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh. Chu trình phát triển phần mềm là một cách tiếp cận có hệ thống và có trật tự để giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống phần mềm hay nói cách khác, nó là một cấu trúc đối với sự phát triển của một sản phẩm phần mềm. Tuỳ thuộc vào các loại mô hình phát triển phần mềm khác nhau mà các giai đoạn sau có thể được sắp xếp và tổ chức khác nhau. Các giai đoạn tiêu biểu liên quan đến chu trình phát triển phần mềm bao gồm (Schmidt và cộng sự, 2001): Phân tích tổng quát: giai đoạn này rất quan trọng, cũng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển phần mềm. Mục tiêu của giai đoạn này là nhằm để khai thác và thu thập các yêu cầu. Các nhà phân tích sẽ đưa ra và thu thập các yêu cầu từ các chuyên gia và các bên liên quan (Schmidt và cộng sự, 2001). Phân tích các yêu cầu: là giai đoạn có nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc tạo ra một sản phẩm phần mềm là phải tách được các yêu cầu. Khách hàng thường biết những gì họ muốn, nhưng đó không phải là những gì phần mềm nên làm nếu các yêu cầu này không đầy đủ, không rõ ràng hoặc mâu thuẫn. Những yêu cầu này cần được công nhận và xác nhận bởi các kỹ sư phần mềm có kỹ năng và kinh nghiệm (Schmidt và cộng sự, 2001). Phân tích các phạm vi: là giai đoạn mà một khi các yêu cầu được thu thập từ khách hàng, phân tích phạm vi của sự phát triển nên được xác định và được ghi rõ. Điều này thường được gọi là một tài liệu phạm vi (Schmidt và cộng sự, 2001). Cụ thể hóa: đó là nhiệm vụ mô tả chính xác phần mềm sẽ được viết. Trong thực tế, đặc tả thành công nhất được viết để hiểu và tinh chỉnh các ứng dụng đã được
- 11 phát triển hoàn thiện, mặc dù theo lý thuyết các đặc tả này nên được quy định một cách cẩn thận trước khi phát triển ứng dụng. Đặc tả quan trọng nhất cho các đối tác bên ngoài tổ chức (cổ đông, khách hàng, đối tác) và phải ổn định (ít thay đổi). Một cách tốt để xác định xem các đặc tả có đủ chính xác là phải có một bên thứ ba xem xét các tài liệu và đảm bảo rằng các yêu cầu là hợp lý (Schmidt và cộng sự, 2001). Thiết kế/kiến trúc phần mềm: kiến trúc liên quan đến việc bảo đảm rằng hệ thống phần mềm sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của sản phẩm, cũng như đảm bảo rằng các yêu cầu trong tương lai có thể được giải quyết. Nó cũng liên quan đến việc giao tiếp giữa các hệ thống phần mềm và các sản phẩm phần mềm khác, cũng như các phần cứng cơ bản hoặc các hệ điều hành chủ (Schmidt và cộng sự, 2001). Lập trình: thiết kế phải được dịch sang một dạng máy tính có thể đọc, hiểu được. Giai đoạn viết mã (code) sẽ thực hiện nhiệm vụ này (Schmidt và cộng sự, 2001). Kiểm thử: một khi các mã được tạo ra, thử nghiệm phần mềm bắt đầu. Các phương pháp kiểm thử khác nhau có thể được sử dụng để làm sáng tỏ những lỗi đã được cam kết trong các giai đoạn trước. Các công cụ kiểm thử tự động cũng có thể được sử dụng để tăng hiệu quả của kiểm thử phần mềm (Schmidt và cộng sự, 2001). Triển khai: sau khi mã được kiểm tra một cách thích hợp và được chấp thuận, nó sẽ được đưa vào sử dụng trong thực tế (Schmidt và cộng sự, 2001). Tài liệu hóa: một nhiệm vụ quan trọng là viết và lưu trữ tài liệu thiết kế nội bộ của phần mềm với mục đích duy trì và tăng cường trong tương lai (Schmidt và cộng sự, 2001). Hỗ trợ và đào tạo: như một phần của giai đoạn triển khai, các lớp đào tạo cho người sử dụng phần mềm là rất quan trọng. Người sử dụng sẽ có rất nhiều câu hỏi và vấn đề phần mềm dẫn đến giai đoạn tiếp theo của phần mềm (Schmidt và cộng sự, 2001).
- 12 Bảo trì: đây là giai đoạn cuối của chu trình và là một quá trình không ngừng, duy trì và bảo trì và nâng cấp phần mềm để đối phó với các vấn đề mới được phát hiện hoặc yêu cầu mới có thể tốn nhiều thời gian hơn so với việc phát triển ban đầu của phần mềm (Schmidt và cộng sự, 2001). 1.3. Các nghiên cứu trước có liên quan Nghiên cứu của Chow và cộng sự (2008) Nghiên cứu của Chow và cộng sự tại đại học Cappela ở Mỹ về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công cho dự án phần mềm Agile”. Sau khi phân tích dữ liệu từ 109 dự án phần mềm theo mô hình Agile từ 25 quốc gia, tác giả rút ra kết luận rằng các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm là: giao tiếp mặt đối mặt, tăng động lực cho thành viên trong nhóm, quản lý có kiến thức sâu rộng về dự án phát triển phần mềm, tuân thủ các yêu cầu trong quy trình quản lý dự án. Để xác định các yếu tố cốt lõi cho dự án phát triển phần mềm thì cần có phương pháp dành cho dự án phát triển phần mềm của doanh nghiệp, môi trường làm việc, giao tiếp tốt trong các cuộc họp, kỹ năng làm việc nhóm tốt, xác định đúng những tiêu chuẩn của việc mã hóa và lập trình các thông số của phần mềm (Chow, 2008). Mặt khác để xác định được các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công cho dự án phát triển phần mềm thì cần dựa vào các thuộc tính về chất lượng, phạm vi, thời gian và chi phí đáp ứng. Nghiên cứu của Dubey (2011) Nghiên cứu của Dubey (2011) thực hiện để tìm ra các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại Singapore. Kế thừa từ một số nghiên cứu và những phân tích trình bày trong bài nghiên cứu, tác giả Dubey (2011) đã đưa ra ba nhóm yếu tố bao gồm: một là nhóm các phương pháp (methodology), mô hình như CMM, Agile,… hai là nhóm các yếu tố phi phương pháp (non- methodology) như là khả năng lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp, quản lý nguồn lực,… và cuối cùng là sự cân bằng của hai nhóm trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn