intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viễn thông - Nghiên cứu Viễn thông Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về CSR của doanh nghiệp, nội dung và cách thức triển khai CSR của doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp nâng cao CSR của Doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viễn thông - Nghiên cứu Viễn thông Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOÀN HOÀNG THOẠI GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG NGHIÊN CỨU VIỄN THÔNG CÀ MAU Chuyên ngành: Tài Chính-Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. DIỆP GIA LUẬT Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viễn thông - Nghiên cứu Viễn thông Cà Mau” là bài nghiên cứu của riêng tôi. Các Tài liệu tham khảo trong luận văn này được trích dẫn theo đúng quy định. Các số liệu, kết luận được đưa ra trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016 Tác giả luận văn Đoàn Hoàng Thoại
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến TS Diệp Gia Luật - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên cứu của tôi. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đến các thầy cô trong khoa đào tạo sau đại học của nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên đã tham gia giảng dạy khóa học vì đã cung cấp những kiến thức mới, giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn các chuyên gia đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành các bảng câu hỏi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo các phòng chức năng VNPT đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong việc cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, làm luận văn này.
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu................................................................................................... 2 2.1. Một số công trình nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội tiêu biểu trên thế giới .... 2 2.2. Một số sách, bài báo tiêu biểu nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội ở Việt Nam .... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ................................................................................. 4 3.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 4 3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................... 4 5.1. Phương pháp luận ............................................................................................... 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................................ 5 7. Kết cấu của đề tài......................................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................................................... 6 1.1. Lịch sử cơ bản về trách nhiệm xã hội ...................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................ 7 1.1.2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội ............................................................. 7 1.2. Các quan điểm về trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử ............................. 9 1.2.1.Quan điểm của các tổ chức và các nhà kinh tế học .......................................... 9 1.2.2. Quan điểm của các quốc gia .......................................................................... 10 1.2.3. Các bộ quy tắc ứng xử điển hình ................................................................... 11
  5. 1.3. Những nội dung cụ thể của trách nhiệm xã hội ...................................................... 14 1.3.1. Trách nhiệm xã hội đối với người lao động .................................................. 14 1.3.2. Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng ........................................................ 16 1.3.3. Trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng .......................................................... 17 1.4. Thực tế khi các doanh nghiệp áp dụng trách nhiệm xã hội tại Việt Nam .............. 17 1.4.1. Thuận lợi khi doanh nghiệp áp dụng trách nhiệm xã hội tại Việt Nam ........ 18 1.4.2. Khó khăn khi doanh nghiệp áp dụng trách nhiệm xã hội tại Việt Nam ........ 20 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VIỄN THÔNG CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2008 - 2015............................................................ 22 2.1. Giới thiệu khái quát về VNPT .......................................................................... 22 2.1.1. Lịch sử hình thành VNPT.............................................................................. 22 2.1.2. Quá trình phát triển VNPT ............................................................................ 22 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................. 23 2.1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh, định hướng phát triển VNPT ......... 23 2.2. Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội VNPT giai đoạn 2008-2015 .......... 25 2.2.1. Trách nhiệm xã hội đối với người lao động .................................................. 25 2.2.2 Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng ......................................................... 35 2.2.3 Trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng (toàn xã hôi) ..................................... 39 2.2.4 Những vấn đề cần đặt ra ................................................................................. 43 2.2.5. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT giai đoạn 2008 – 2015…………………………………………44 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VIỄN THÔNG CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020............................................................ 45 3.1. Xu thế xã hội .................................................................................................... 45 3.2 Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của VNPT ........................................... 45 3.2.1. Xây dựng VNPT “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả” .............................. 45 3.2.2. Quảng bá, tuyên truyền trách nhiệm xã hội đối với người lao động trong VNPT ....................................................................................................................... 47 3.2.3. Xây dựng và thực thi bộ quy tắc ứng xử bài bản và thực tế ......................... 49 3.2.4. Rà soát lại việc thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT.............................. 51 3.3. Các đề xuất kiến nghị ....................................................................................... 53 3.3.1. Đối với nhà nước ........................................................................................... 53
  6. 3.3.2. Đối với cơ quan quản lý ngành Bộ Thông tin Truyền thông, Sở Thông tin Truyền thông ........................................................................................................... 55 3.3.3. Đối với quản lý cạnh tranh Bộ Công thương, Sở Công thương ................... 56 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 57 Danh mục tài liệu tham khảo.
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VNPT Viễn thông Cà Mau CSR Corporate social responsibility-Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp VT-CNTT Viễn thông và Công nghệ thông tin SXKD Sản xuất kinh doanh CBCNV Cán bộ công nhân viên CTV Cộng tác viên BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp EMS Environmental Management Systems LHQ Liên hợp quốc WTO World Trade Organization-Tổ chức thương mại thế giới MNCs (Multinational companies) Các công ty đa quốc gia CoC (Code of Product) Bộ Quy tắc ứng xử
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Nội dung Trang Hình 1.1. Kim tự tháp Carroll về các khía cạnh của CSR 7 Bảng 1.2 . Các yếu tố giữ chân người lao động ở lại công ty 15 Bảng 1.3. Lý do doanh nghiệp thực hiện CSR - Khía cạnh xã hội 18 Bảng 1.4. Lý do doanh nghiệp thực hiện CSR - Khía cạnh môi trường 18 Bảng 2.1. Doanh thu của VNPT giai đoạn 2008 - 2015 23 Bảng 2.2. Quỹ tiền lương của VNPT giai đoạn 2008-2015 27 Bảng 2.3. Các khoản thu nhập khác của VNPT giai đoạn 2008-2015 28 Bảng 2.4. Phụ cấp và khen thưởng đối với lao động luân chuyển công tác 28 Bảng 2.5. Chi phí mua sắm quần áo bảo hộ lao động năm 2015 31 Bảng 2.6. Chi phí Phòng chống cháy nổ năm 2015 31 Bảng 2.7. Đánh giá của nhân viên VNPT về môi trường làm việc 32 Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nhân sự theo bằng cấp tại VNPT. 32 Bảng 2.9. Các khoản trích theo lương 2015 34 Bảng 2.10. Kinh phí các hoạt động Đoàn thể năm 2015 35 Bảng 2.11.Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công của VNPT giai đoạn 2008-2015 37 Bảng 2.12. Đánh giá của khách hàng về các dịch vụ viễn thông của VNPT 37 Bảng 2.13. Thị phần dịch vụ điện thoại di động tính đến 31/12/2015 38 Bảng 2.14. Trích bảng nộp thuế hàng năm của VNPT giai đoạn 2008- 2015 40 Bảng 2.15. Trích bảng đóng góp phúc lợi xã hội giai đoạn 2008 - 2015 40
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility-CSR) được xuất hiện cách đây khoảng gần 50 năm khi H.R.Bowen, một chuyên gia nghiên cứu tổ chức, đề cập đến trong cuốn sách “Social responsibilities of the Businessmen” vào năm 1953, chủ đề này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa các trường phái quản trị công ty. Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vấn đề then chốt trong CSR là: bản chất của doanh nghiệp hiện đại và mối quan hệ ba bên: doanh nghiệp - xã hội - nhà nước. Các nhà quản trị theo phong cách cổ điển thì cho rằng các cổ đông hoặc chủ sở hữu là mối quan tâm chính đáng duy nhất của công ty, còn những nhà kinh tế học hiện đại lại cho rằng: cần phải có trách nhiệm với tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan như: chính phủ, hiệp hội, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp…Tuy nhiên, ngày nay tất cả đều đồng ý rằng để có được lợi nhuận bền vững và lâu dài thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng hình ảnh đẹp về mình bằng cách theo đuổi các mục tiêu xã hội. Và gần đây cụm từ "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" đã trở lên phổ biến tại Việt Nam, nó được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia. Các công ty này thường xây dựng được các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau. Do đó, các nội dung CSR được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt hiệu quả cao. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda -Vietnam; chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever; chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital, Samsung. Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện 6 hiệp định chính, trong đó có Hiệp định Hàng rào kỹ thuật thương mại (có bao gồm tiêu chuẩn CSR). Một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế cần đảm bảo các tiêu chuẩn do phía đối tác yêu cầu như môi trường (ISO 14000), các bộ quy tắc ứng xử (COCs) của các nhà nhập khẩu, các tổ chức độc lập quy định các vấn đề về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, chống phân biệt đối xử, môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp…). Những doanh nghiệp không thực hiện CSR có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp cần phải nỗ lực đầu tư, nỗ lực cải tiến, nỗ lực chứng minh, các tiêu chuẩn lao động và môi trường. Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình.
  10. 2 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Một số công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội tiêu biểu trên thế giới - Matthew J. Hirschland, “Corporate Social Responsibility and the Shaping of Global Public Policy“, Hardcover (Dec. 12, 2006). Tác giả bàn về tầm quan trọng của CSR trong công ty như: Các quy định kinh doanh toàn cầu mới - sự hiểu biết của công ty về CSR của doanh nghiệp và CSR thực hành đáp ứng lý thuyết - quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách công cộng toàn cầu. - Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler, Magnus Fredriksson, “Public Relations and Social Theory: Key Figures and Concepts” (Routledge Communication Series). Tác giả bàn về vấn đề: Quan hệ công chúng và lý thuyết xã hội nới rộng phạm vi lý thuyết của quan hệ công chúng. Từ đó tập trung vào khái niệm như niềm tin, tính hợp pháp, sự hiểu biết, phản xạ, cũng như về các vấn đề về hành vi, năng lượng và ngôn ngữ. - Muhammad Yunus, “Building Social Business: The New Kind of Capitalism That Serves Humanity's Most Pressing Needs”. Tác giả muốn giúp các doanh nghiệp thấy được vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua những gương điển hình mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới vấn đề CSR của doanh nghiệp. 2.2. Một số sách, bài báo tiêu biểu nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội ở Việt Nam - Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, NXB Tri Thức; (Nguyên tác Michel Capron, Francoise Quaire – Lanoizelee) Các tác giả quyển sách này giới thiệu lịch sử hình thành cụm từ CSR; những lối tiếp cận khác nhau về khái niệm "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", Sự khác nhau trong quan niệm về CSR của 2 trường phái Mỹ- Anh và Châu Âu… - Việt Nam Report (2010), Báo cáo thường kì, “Trách nhiệm xã hội- Con đường nào cho doanh nghiệp Việt. * VN500 là chuyên trang xếp hạng các doanh nghiệp tại Việt Nam, với lợi thế về thu thập thông tin VN500 luôn đưa ra những cái nhìn thực tế về các doanh nghiệp. Chuyên đề 7 về “Trách nhiệm xã hôi của các doanh nghiệp” nêu rõ lợi ích của việc xây dựng và phát huy CSR, qua đó VN500 đưa ra những giải pháp cơ bản về xây dựng CSR tại Việt Nam trong tương lai. - Dương Thị Liễu (2008), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với quản trị nhân sự, International vision, No. 12, pp. 87-93. Nghiên cứu này của tác giả đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của CSR trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công tác quản trị nhân sự, đề cao lợi ích của CSR trong việc gián tiếp hỗ trợ nhân viên,
  11. 3 khuyến khích nhân viên làm việc, tự chịu trách nhiệm trước công việc, tìm kiếm nơi làm việc lý tưởng. Thông qua thành tựu từ việc thực hiện những công cụ, bộ quy tắc ứng xử của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may Việt Nam: Dệt may Thành Công, Hanosimex, càng khẳng định việc thực hiện CSR sẽ cải thiện được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bên liên quan đặc biệt là đối với người lao động. - Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Tạp chí triết học, “Trách nhiệm môi trường- Một phương diện của trách nhiệm xã hôi”. - Lê Đăng Doanh (2010), “Một số vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam” - Ngô Vân Hoài (2011) Bản tin số 26 Viện Khoa học lao động xã hội”Nghiên cứu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam”. * Ba Bài báo này tập trung phân tích nội dung CSR của doanh nghiệp, vai trò của việc thực hiện CSR và một số vấn đề đặt ra trong việc thực thi CSR của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp và đánh giá khái quát tình hình thực thi CSR của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao CSR. - Nguyễn Thị Tường Vi (2001): Nghiên cứu, tìm hiểu tiêu chuẩn SA 8000 và nhu cầu, điều kiện ứng dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. * Trong nghiên cứu này, tác giả đã dựa trên 09 tiêu chí liên quan trong bộ tiêu chuẩn SA8000 bao gồm: (1) Lao động trẻ em; (2) Lao động cưỡng bức; (3) Sức khỏe và an toàn lao động; (4) Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể; (5) Phân biệt đối xử; (6) Những nguyên tắc kỷ luật; (7) Giờ làm việc; (8) Bồi thường; (9) Hệ thống quản lý đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu điển hình tại Xí nghiệp nhà nước sản xuất nhựa Tân Tiến. Qua việc phân tích, thực trạng, tác giả đánh giá được những lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn SA 8000, từ đó đề xuất các giải pháp nhân rộng việc ứng dụng tiêu chuẩn SA 8000 đối với doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viễn thông” . Vì vậy, học viên lựa chọn chủ đề nghiên cứu “ Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viễn thông - Nghiên cứu Viễn thông Cà Mau” làm luận văn thạc sĩ.
  12. 4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về CSR của doanh nghiệp, nội dung và cách thức triển khai CSR của doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp nâng cao CSR của Doanh nghiệp. - Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu việc thực hiện CSR của VNPT trong thời gian qua và đề xuất giải pháp nâng cao CSR của VNPT trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao CSR của VNPT nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững chung của xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về CSR của doanh nghiệp như khái niệm CSR, các yếu tố cấu thành CSR và vai trò CSR của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tại Viễn thông Cà Mau (VNPT). - Về thời gian: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực hiện CSR của VNPT giai đoạn 2008-2015; đề xuất giải pháp nâng cao CSR của VNPT giai đoạn 2016-2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp luận Nguồn dữ liệu: Trong quá trình thu thập dữ liệu và phân tích, bản thân học viên thu thập số liệu qua hai nguồn: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp - Quan sát: từ thực tế môi trường, cách ứng xử của mọi người trong toàn VNPT. - Điều tra, phỏng vấn: thông qua các phiếu thu thập, bảng câu hỏi phỏng vấn sâu với lãnh đạo và nhân viên của VNPT. Dữ liệu thứ cấp - Xem xét định hướng việc thực hiện CSR mà VNPT muốn hướng tới, báo cáo, thống kê cùng với nghiên cứu một số công trình khoa học về vấn đề này, qua sách, báo chí, internet… Phương pháp xử lý dữ liệu - Từ những luận cứ khoa học có được kết hợp với định hướng chiến lược của VNPT sẽ đề ra một số giải pháp phát huy CSR của VNPT trong thời gian sắp tới.
  13. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các thông tin thu thập được từ sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan, tài liệu từ internet,…các tài liệu thu thập từ nguồn sơ cấp và thứ cấp để làm rõ các vấn đề lý luận về CSR của doanh nghiệp, thực trạng hoạt động CSR của VNPT và định hướng CSR của VNPT trong tương lai. Phương pháp điều tra khảo sát: Thiết kế và phát 350 phiếu điều tra, tổng hợp phân tích để rút ra các kết luận, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao CSR của VNPT. Dự kiến 300 phiếu sẽ phát tại VNPT và 50 phiếu còn lại sẽ phát ngoài VNPT. Phương pháp Chuyên gia: Hỏi ý kiến đánh giá của một số chuyên gia về lĩnh vực CSR để tham khảo trong quá trình nghiên cứu; thu thập ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực CSR của doanh nghiệp: “Hội nghị bàn tròn các bên liên quan BSCI 2010 tại Hà Nội” ngày 06/9/2010. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp tổng hợp kết hợp với phân tích được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến việc nâng cao vai trò CSR của doanh nghiệp trong toàn bộ hoạt đông SXKD của VNPT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Thông qua nghiên cứu về CSR của doanh nghiệp, các khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân văn (bác ái) và các bộ quy tắc ứng xử điển hình, học viên muốn đi vào nghiên cứu sâu 3 nội dung CSR của VNPT: CSR đối với người lao động, thị trường, khách hàng và toàn xã hội trong thời gian qua. Qua đó rút ra được ưu, nhược điểm và đề xuất giải pháp nâng cao CSR của VNPT, từng bước xây dựng VNPT thành một doanh nghiệp “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả” phát triển bền vững trong thời gian tới. Đồng thời qua luận văn này có thể quảng bá, tuyên truyền về CSR của doanh nghiệp đối với người lao động trong toàn doanh nghiệp, xây dựng, thực thi bộ quy tắc ứng xử bài bản và thực tế nhằm nâng cao CSR của VNPT. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài: “Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viễn thông - Nghiên cứu Viễn thông Cà Mau”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội của Viễn thông Cà Mau giai đoạn 2008 - 2015. Chương 3: Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của Viễn thông Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020.
  14. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận cơ bản về trách nhiệm xã hội Từ thời cổ đại giữa các hoạt động kinh tế, xã hội đã luôn có những mối quan hệ căng thẳng, dao động giữa 2 cực: một bên là việc săn tìm các nguồn tài nguyên tự nhiên, một bên là đóng góp vào việc thỏa mãn những nhu cầu của các dân tộc hay nói cách khác, đó là sự căng thẳng giữa nhu cầu sản xuất, khả năng gánh chịu những nguy cơ nảy sinh từ việc sản xuất ra các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu loài người. Qua các thời đại kế tiếp, các mối quan hệ đó ít nhiều đã được điều chỉnh, Từ bộ luật Hammourabi yêu cầu phải bảo vệ những người nô lệ, cho đến việc quản lý các khu rừng thể hiện trong đạo luật Colbert với tầm nhìn rất dài hạn hay mối bận tâm làm sao cân bằng giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành chăn nuôi gia súc trong các đại điền trang của những dòng tu thời Trung cổ. Đến khoảng vào đầu thế kỷ 18. Khi đó một bộ phận người tiêu dùng không đồng tình với việc sử dụng lao động nô lệ vì cho rằng đó là phi đạo đức. Vấn đề về quyền lao động được quan tâm tăng và dẫn đến sự hình thành của các tổ chức công đoàn vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ngày nay, CSR của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có CSR khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình SXKD của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với CSR của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ đối với người tiêu dùng, đây là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện CSR của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng.
  15. 7 1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Có rất nhiều khái niệm về CSR, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, học viên coi định nghĩa dưới đây là định nghĩa tiêu biểu để định hướng cho phần nghiên cứu của mình. Trong cuốn giáo trình “Văn hóa kinh doanh” - Chủ biên PGS - TS Dương Thị Liễu - (NXB Đại học Kinh tế quốc dân - 2011), Định nghĩa CSR: “CSR của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển bền vững của xã hội thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo, phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng…theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội”. Theo định nghĩa này, CSR có phạm vi rộng, đa dạng hóa về hình thức: từ việc tuân thủ pháp luật đến việc tôn trọng các cam kết với đối tác, khách hàng hay việc tuân thủ những ưu tiên trong hành động để bảo tồn và phát triển cộng đồng. 1.1.2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, CSR của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai… Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một doanh nghiệp. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán, đo lường được những tác động về xã hội, môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có CSR liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận của Caroll thì CSR bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn (bác ái). Hình 1.1. Kim tự tháp Carroll về các khía cạnh của CSR (Nguồn: Giáo trình “ Văn hóa kinh doanh” - NXB Đại học Kinh tế quốc dân - 2011)
  16. 8 * Nghĩa vụ kinh tế - Nghĩa vụ kinh tế trong CSR của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy, làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ khoa học, công nghệ phát triển sản phẩm, dịch vụ; phân phối các nguồn sản xuất như sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại, phát triển doanh nghiệp. - Nghĩa vụ kinh tế trong CSR của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý * Nghĩa vụ pháp lý - Nghĩa vụ pháp lý trong CSR của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng, an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự, hình sự. - Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. * Nghĩa vụ đạo đức - Nghĩa vụ đạo đức trong CSR của một doanh nghiệp là những hành vi, hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì mà các công ty quyết định cho là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi, hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. - Nghĩa vụ đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Thông qua các công bố này, nguyên tắc, giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong doanh nghiệp và với các bên hữu quan.
  17. 9 * Nghĩa vụ nhân văn (lòng bác ái) - Nghĩa vụ nhân văn trong CSR là những hành vi, hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp, hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Những đóng góp đó có thể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức của người lao động. - Đây là trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm, thể hiện qua các hoạt động phục vụ cho cộng đồng: xây dựng nhà tình nghĩa, chấp cách tài năng việt, phát triển tài năng trẻ, lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm. 1.2. Các quan điểm về trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử 1.2.1. Quan điểm của các tổ chức và các nhà kinh tế học - Một trong những người đầu tiên thực hiện CSR, có thể nói là ông Noris, CEO đầu tiên của công ty Control Data đã phác thảo những ý tưởng đầu tiên về CSR vào năm 1955. Theo Noris, các doanh nghiệp nên sử dụng tài năng và nguồn lực của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Ý tưởng này thể hiện sự kết nối và trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Tuy nhiên ông đã không thành công trong việc triển khai những ý tưởng của mình. United Way là người đã phát triển ý tưởng của Noris thành chiến lược thành công giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phát triển cộng đồng lâu dài. - Michael Porter, một trong những tác giả lớn trong lĩnh vực quản trị chiến lược, đã viết về CSR như thế này: Sự phê phán quan trọng nhất của tôi là lĩnh vực CSR đã trở thành một thứ tôn giáo với các vị giáo sĩ riêng của mình, chính vì vậy nó không cần phải có các dữ kiện thực tiễn và lý thuyết nữa. Có quá nhiều giáo sư, nhà quản trị hài lòng với lí lẽ “chúng ta cảm thấy đã ổn rồi”. Có quá nhiều hoạt động từ thiện được thực hiện theo niềm tin cá nhân của các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp (European Business Forum, 2003 – Diễn đàn Kinh tế châu Âu năm 2003). - Lord Holme, nguyên giám đốc điều hành công ty Rior Tinto và Philip Watts, nguyên chủ tịch của công ty Royal Dutch Shell: “CSR là một khái niệm mà doanh nghiệp kết hợp đến các yếu tố môi trường, xã hội trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trong mối tương tác với các bên hữu quan trên cơ sở tự nguyện.” - Price water house Coopers-PwC, www.pwcglobal.com, ngày 24/3/2004: “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm cư xử một cách có đạo đức, đóng góp, sự phát triển trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động, gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương nói riêng và xã hội nói chung”.
  18. 10 - Theo Ủy ban thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “CSR của doanh nghiệp” là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức, đóng góp, sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương, toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan. - Ủy ban Châu Âu, Uỷ ban điều hành các về đề xã hội và nghề nghiệp: “CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát triển chung”. - Ngân hàng Thế giới ngày 24/3/2004, Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững (World Business Council for Sustainable Development) đưa ra: “CSR là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng…theo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội”. 1.2.2. Quan điểm của các quốc gia Chính phủ Anh: “CSR là hành động do doanh nghiệp tự nguyện thực hiện, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp lý tối thiểu, nhằm thỏa mãn nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội.” Năm 1999, một thỏa thuận toàn cầu (Global compact) đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan đề xuất tại Diễn đàn kinh tế thế giới và tháng 7/2000 chính thức ra mắt như một Bộ quy tắc ứng xử của LHQ về CSR các công ty đa quốc gia (gọi tắt là UNGC). Bộ quy tắc này, bao gồm 10 quy tắc đảm bảo tôn trọng nhân quyền, dân sinh, chống lạm dụng trẻ em, lao động cưỡng bức, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng…. tuy không phải là văn bản có tính bắt buộc nhưng được thừa nhận như một khung khổ thảo luận chính thức tại các diễn đàn của Liên hợp quốc. Ở Việt Nam, tuy không đưa ra những văn bản cụ thể về CSR cũng như hành lang pháp lý về thực hiện CSR của doanh nghiệp. Về cơ bản vấn đề thực hiện CSR của doanh nghiệp thông qua những quy định tại các bộ quy tắc ứng xử, việc thực hiện những bộ quy tắc ứng xử (CoC) theo yêu cầu các Công ty mua hay những bộ (CoC) cấp chứng chỉ, thực hiện pháp luật lao động Việt Nam nhìn chung là thống nhất; tuy nhiên, có một số nội dung khi thực hiện cũng còn những khoảng trống, nhưng về cơ
  19. 11 bản những khoảng trống này không lớn. Một số chương trình quốc gia về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp cũng góp phần hoàn thiện khung pháp luật, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động. 1.2.3. Các bộ quy tắc ứng xử điển hình - Tiêu chuẩn SA 8000 SA 8000 là kết quả nghiên cứu lâu dài của the Council of Economic Priorities Accreditation Agency (Hội đồng các vấn đề ưu tiên kinh tế), Amnesty International, the National Child Labour Committee (Uỷ Ban lao động trẻ em), KPMG, SGS International Certification Services (Công ty Kiểm định chất lượng của Thuỵ sĩ), Avon Products, Toys RUs, Reebok, the Body Shop, Công ty may mặc Eileen Fisher, Ngân hàng Amalgamated Bank và Liên đoàn lao động ngành dệt quốc tế (ITWU). SA 8000 chú trọng về mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo môi trường lao động an toàn cho công nhân, không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức, không bắt buộc công nhân thường xuyên làm việc hơn 48 giờ một tuần. Hệ thống SA8000 liên tục được cải tiến, trở nên thích nghi để khắc phục những cách biệt về khu vực và văn hóa, SA8000 bao gồm những chủ đề chính như: (1) Lao động trẻ em; (2) Lao động cưỡng bức; (3) Sức khỏe và an toàn lao động; (4) Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể; (5) Phân biệt đối xử; (6) Những nguyên tắc kỷ luật; (7) Giờ làm việc; (8) Bồi thường; (9) Hệ thống quản lý; * Ưu điểm: - Thứ nhất, SA 8000 chú trọng trách nhiệm của người sử dụng lao động đảm bảo quyền học tập của lao động trẻ em tại công ty. Trong khi tiêu chuẩn 1.1 SA 8000 đề nghị công ty không được sử dụng hoặc tạo điều kiện cho việc sử dụng lao động trẻ em, thì tiêu chuẩn 1.2 và 1.3 lại yêu cầu công ty tạo điều kiện cho lao động trẻ em được đến trường và không được thuê mướn trong giờ học đối với trẻ em trong độ tuổi phổ cập giáo dục bắt buộc, và đảm bảo thời gian làm việc và học tập của các em không quá 10 giờ mỗi ngày;
  20. 12 - Thứ hai, SA 8000 quan tâm đến trách nhiệm đảm bảo các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, bao gồm vệ sinh chung và vệ sinh ăn uống, đặc biệt là yêu cầu đảm bảo cung cấp nơi ở sạch sẽ, an toàn và đạt các điều kiện cần thiết của cá nhân cho nhân viên. Tiêu chuẩn này là khá cao, phù hợp với điều kiện tại các nước tương đối phát triển và là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển; - Thứ ba, SA 8000 đảm bảo quyền tự do, dân chủ rộng rãi hơn cho người lao động trong công ty trong việc yêu cầu cung cấp phương tiện để nhân viên tham gia hiệp hội một cách độc lập (nếu pháp luật cấm đoán). Trong khi đảm bảo quyền tự do thể hiện quyền cá nhân khác cho người lao động, thì cũng không cho phép việc xâm phạm hay lạm dụng về tình dục; - Thứ tư, về đền bù, SA 8000 đưa ra tiêu chuẩn về mức lương khá bài bản, nhằm đảm bảo người lao động được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cá nhân và có điều kiện tích lũy từ thu nhập; - Thứ năm, ưu thế quan trọng nhất là SA8000 cung cấp một hệ thống quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn khá hoàn chỉnh, là kinh nghiệm tốt để học tập. Ðây chính là giải pháp cụ thể, tích cực để góp phần đưa Bộ Luật Lao động đến gần với thực tiễn hơn, từ đó có điều kiện để nhận ra những điểm chưa phù hợp, có giải pháp điều chỉnh và hoàn thiện hơn, vai trò của Nhà nước trở nên tích cực hơn. * Nhược điểm: - Thứ nhất, một số tiêu chuẩn mặc dù mục tiêu rất tiến bộ, nhưng chưa phù hợp với điều kiện chung về kinh tế -xã hội -văn hoá của nước ta. Ví dụ về mức lương, về đảm bảo quyền tự do của người lao động, về đảm bảo nơi ở cho người lao động. Cũng không thể nói đây là nhược điểm của SA 8000, nhưng những tiêu chuẩn này cần phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội còn khá thấp như ở Việt Nam; -Thứ hai, SA 8000 còn áp dụng rất hạn chế tại Việt Nam, do vậy, tiêu chuẩn kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn này tại các nhà thầu sẽ khó khăn. - Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, hiện nay được sử dụng một cách rộng rãi nhất trên thế giới, với hơn 6.000 tổ chức được chứng nhận ở Anh và khoảng 111.000 tổ chức được chứng nhận ở 138 quốc gia toàn cầu. ISO 14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chính được định rõ các yêu cầu cho việc hình thành, duy trì hệ thống EMS. Có 3 cam kết cơ bản được yêu cầu trong chính sách môi trường đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001. Những cam kết này bao gồm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0