intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh tại Công ty TNHH Sợi Mekong

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

69
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục tiêu tìm hiểu nguồn gốc phế thải dùng để sản xuất ra nguyên vật liệu, đề tài sẽ phần nào làm rõ nguyên nhân vì sao nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp tại Mekong gây ra ô nhiễm môi trường bên trong và ngoài nhà máy. Đồng thời, đưa ra giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng xanh tại công ty TNHH Sợi Mekong nói riêng và cho các nhà máy sử dụng nguyên liệu từ phế thải nói chung nhằm góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm tại nước nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh tại Công ty TNHH Sợi Mekong

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN GIANG HỒNG NGỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH TẠI CÔNG TY TNHH SỢI MEKONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN GIANG HỒNG NGỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH TẠI CÔNG TY TNHH SỢI MEKONG Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh tại Công ty TNHH Sợi Mekong” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không có sự sao chép của người khác. Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu đều dựa trên tình hình thực tế tại công ty TNHH Sợi Mekong. Trong quá trình viết bài, tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn tận tâm của Cô GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân. Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 10, tháng 6, năm 2019.
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu .............................................................................................................. 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 4 1.6 Kết cấu bài .......................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH .......................... 6 1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng xanh ......................................................................... 6 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng ........................................................................... 6 1.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng xanh .................................................................. 8 1.2 Lợi ích của chuỗi cung ứng xanh ..................................................................... 16 1.2.1 Đối với nền kinh tế .................................................................................... 16 1.2.2 Đối với môi trường .................................................................................... 17 1.2.3 Đối với xã hội ............................................................................................ 18 1.3 Những thách thức trong chuỗi cung ứng xanh ................................................. 19 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xanh ............................................... 21 1.4.1 Yếu tố tài chính .......................................................................................... 21 1.4.2 Các yếu tố thể chế, các quy định của cơ quan chức năng.......................... 22
  5. 1.4.3 Quy mô thị trường ..................................................................................... 22 1.4.4 Con người và nguồn nhân lực .................................................................... 23 1.4.5 Công nghệ .................................................................................................. 23 1.4.6 Quản trị ...................................................................................................... 24 1.4.7 Thông tin – tuyên truyền............................................................................ 24 1.5 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về chuỗi cung ứng xanh ........ 25 1.5.1 Kinh nghiệm Hoa Kỳ ................................................................................. 25 1.5.2 Kinh nghiệm Nhật Bản .............................................................................. 26 1.5.3 Bài học cho Việt Nam ................................................................................ 28 TÓM TẮT CUỐI CHƯƠNG 1................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH SỢI MEKONG ....... 31 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH sợi Mekong ....................................................... 31 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................... 31 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 31 2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật .............................................................................. 33 2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính ............................................................................ 34 2.1.5 Lĩnh vực kinh doanh: Xơ sợi tổng hợp ...................................................... 34 2.2 Chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Sợi Mekong.............................................. 37 2.2.1 Đầu vào ...................................................................................................... 37 2.2.2 Sản xuất...................................................................................................... 45 2.2.3 Đầu ra ......................................................................................................... 51 2.3 Đánh giá mức độ “xanh” của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Sợi Mekong 54 TÓM TẮT CUỐI CHƯƠNG 2................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH TẠI CÔNG TY TNHH SỢI MEKONG ............................................................................. 59 3.1 Phát triển chuỗi cung ứng nguyên vật liệu xanh .............................................. 59
  6. 3.1.1 Thu mua trực tiếp phế phẩm tại các nhà máy sản xuất nhựa ..................... 59 3.1.2 Phân loại rác tại nguồn............................................................................... 63 3.1.3 Xin giấy phép nhập khẩu ........................................................................... 65 3.2 Phần mềm quản lý ............................................................................................ 70 3.3 Dây chuyền máy móc và cơ sở hạ tầng ............................................................ 70 3.4 Vị trí đặt nhà máy mới ...................................................................................... 71 3.5 Chính sách địa phương và yếu tố môi trường: ................................................. 79 TÓM TẮT CUỐI CHƯƠNG 3................................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1-1: Ba trụ cột của phát triển bền vững ................................................................. 10 Hình 1-2: Quản lý chuỗi cung ứng bền vững ................................................................. 10 Hình 1-3: Khung hoạt động của chuỗi cung ứng xanh .................................................. 12 Hình 1-4: Phân tích, đánh giá vòng đời sản phẩm ......................................................... 13 Hình 1-5: Biểu đồ thể hiện lượng CO2 thải ra trên thế giới từ năm 2007-2017 ............ 18 Hình 2-1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức ......................................................................... 32 Hình 2-2: Chuỗi cung ứng hiện tại tại công ty TNHH sợi Mekong .............................. 37 Hình 2-3: Sơ đồ đường đi từ chai PET thành mảnh nhựa .............................................. 40 Hình 2-4: Sơ đồ quy trình kéo xơ sợi ............................................................................. 47 Hình 2-5: Giản đồ quy trình kéo xơ sợi ......................................................................... 47 Hình 2-6: Sơ đồ gia công sau khi kéo xơ sợi ................................................................. 48 Hình 2-7: Sơ đồ phân phối hàng hóa tại công ty TNHH Sợi Mekong........................... 51 Hình 2-8: Biểu đồ thể hiện nguồn ô nhiễm từ việc sản xuất tại công ty TNHH Sợi Mekong........................................................................................................................... 56 Hình 2-9: Mức độ ô nhiễm tại công ty TNHH Sợi Mekong .......................................... 56 Hình 3-1: Chuỗi rút gọn giá trị nguyên vật liệu đầu vào của Công ty TNHH Sợi Mekong........................................................................................................................... 69 Hình 3-2: Bản đồ tọa độ các vị trí giao hàng ................................................................. 73 Hình 3-3: Bản đồ các khu công nghiệp .......................................................................... 74
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1-1: Lượng CO2 thải ra trên thế giới .................................................................... 17 Bảng 2-1: Tài chính công ty TNHH sợi Mekong năm 2017, 2018 ............................... 34 Bảng 3-1: Sản lượng phế phẩm tại các công ty sản xuất nhựa khu vự miền Nam ........ 62 Bảng 3-2:Chi phí nguyên vật liệu tại công ty TNHH Sợi Mekong ............................... 68 Bảng 3-3: Bảng tọa độ các địa điểm tiêu thụ ................................................................. 73 Bảng 3-4: Vị trí các khu công nghiệp gần tọa độ trung tâm .......................................... 75 Bảng 3-5: Bảng tính các yếu tố ảnh hưởng đên quyết định chọn địa điểm đặt nhà máy mới.................................................................................................................................. 77
  9. TÓM TẮT Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh tại Công ty TNHH sợi Mekong Ô nhiễm môi trường đang là một trong các chủ đề nóng hiện nay trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Ở các làng phế liệu các tỉnh miền Bắc, mỗi ngày, họ nhập hàng nghìn tấn phế liệu từ nước ngoài và trong nước đổ về để làm sạch, tái chế, và sản xuất lại mà không có một quy chuẩn nhất định nào gây ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Bài nghiên cứu sau, dựa trên chuỗi cung ứng xơ sợi tổng hợp tại Công ty TNHH Sợi Mekong sẽ nghiên cứu để tìm ra nguồn đầu vào của nguyên vật liệu, và ứng dụng nền tảng chuỗi cung ứng xanh vào chuỗi nhằm giảm thiểu phần nào chất thải ra môi trường. Bài viết được nghiên cứu dựa trên phương pháp quan sát, phân tích và tổng kết kinh nghiệm, cùng phương pháp định tính, nhằm đưa ra các kết quả nhận định thực tế đáng tin cậy cho bài viết. Kết quả nghiên cứu: tìm ra nguồn gốc nguyên vật liệu đầu vào tại Công ty TNHH Sợi Mekong, những ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất, và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh tại công ty. Đây như là hồi chuông báo động cho việc ô nhiễm môi trường tại Việt Nam, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn về các quy định nhập khẩu nguyên vật liệu cũng như việc xử lý chất thải trong quá trình sản xuất. Từ khóa: Chuỗi cung ứng xanh, môi trường, ô nhiễm môi trường.
  10. ABSTRACT Developing Solution for green supply chain at Mekong Fiber Company. Nowadays, polluted environment is one of the hottest issues in the world, including Viet Nam. In scrap villages located in the northern provinces, everyday local people bring back thousands of tons of crap from Viet Nam and other countries to make clean, recycle and re-produce without having any standard procedure. It causes polluted seriously. This research study base on supply chain of fiber at Mekong Fiber Company in order to find out raw materials origin and use green supply chain basis knowledge to improve pollution. Methods: Observation method, Analysis method, quantitative combine with qualitative method. Results: find out raw materials origin, bad affect related to environment in manufacture procedure, and developing Solution for green supply chain at Mekong Fiber Company. This is the alarm for polluted environment in Viet Nam, Government should manage strictly import rule for these item as well as waste treatment in the production process. Key word: green supply chain, environment, polluted environment.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay môi trường sống của con người đang bị đe dọa trầm trọng vì nền kinh tế phát triển càng lúc càng nhanh, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nước đang phát triển sẽ chịu 98% thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra và phải chi tới 150 tỷ USD mỗi năm trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI để đối phó với biến đổi khí hậu. Trong khi biến đổi khí hậu tác động có mức độ tới các nền kinh tế phát triển thì nó lại là hiểm họa đối với nhiều nước đang phát triển bởi nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp và cuộc sống an sinh xã hội của người dân nơi đây. Trong đó, nhựa phế thải chính là một trong các nguyên nhân gây hủy hoại môi trường sống của chúng ta nhiều nhất. Không thể phủ nhận nhựa là một trong những phát minh lớn nhất của nhân loại. Tuy nhiên, sau hơn 100 năm xuất hiện, nhựa phế thải đang trở thành mối nguy hại lớn nhất, với những hậu quả khủng khiếp đối với môi trường, hệ sinh thái biển và hơn hết là sức khỏe con người. Hàng ngày, có hàng triệu tấn nhựa phế thải được thải ra tại Việt Nam với rất nhiều thể loại khác nhau, có loại dễ tẩy rửa để tái chế, có loại lẫn rất nhiều tạp chất và nếu như muốn làm sạch nó thì phải sử dụng đến hóa chất. Thế nhưng, đối với một số ngành hàng công nghiệp thì nhựa phế thải chính là nguyên liệu được tái sử dụng để tạo ra sản phẩm mới. Tuy nhiên, trước khi nhựa tái chế được đưa vào sản xuất thì cần phải qua khâu tẩy rửa và cắt nhỏ. Những năm gần đây, Trung Quốc đang chủ trương cấm nhập khẩu phế liệu, và một khi đã cấm thì lượng phế liệu này sẽ tràn ra các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Tổng số lượng phế liệu Việt Nam nhập khẩu năm 2018 là 9.254.300 tấn, tăng hơn 1.308.100 tấn so với năm 2017, gia tăng đột biến trong 6 tháng
  12. 2 đầu năm 2018. Do đó, tại Việt Nam từ lâu đã hình thành nên các làng tái chế phế liệu, chủ yếu tại khu vực miền Bắc. Thời gian qua, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng tăng mạnh, diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng môi trường sống, gây bức xúc trong dư luận. Theo đó, trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa, điều tra xác minh đã phát hiện doanh nghiệp thực hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận trong nhập khẩu phế liệu như làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các văn bản, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để hợp thức hóa hồ sơ nhập khẩu phế liệu, khai sai tên hàng, mã số hàng hóa. Mỗi ngày, họ nhập hàng nghìn tấn phế liệu từ nước ngoài và trong nước đổ về để làm sạch và tái chế, sau đó xuất các sản phẩm tái chế đó sang nước ngoài hoặc bán cho các nhà máy trong nước. Thế nhưng, quy trình tái chế ấy không có một quy chuẩn nhất định nào và chất thải được thải trực tiếp xuống sông hồ, gây ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Thậm chí, khi các nhà máy trong nước mua nguyên vật liệu tái chế về để sản xuất ra sản phẩm mới, đa số họ chỉ chú tâm vào lợi nhuận từ sản phẩm bán ra mà không hề quan tâm đến việc xử lý chất thải như thế nào. Bài nghiên cứu sau, dựa trên chuỗi cung ứng xơ sợi tổng hợp tại công ty TNHH Sợi Mekong, một công ty có vốn đầu tư hoàn toàn từ Trung Quốc. Như đã biết, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về ngành may mặc do giá cả và chất lượng hấp dẫn hơn hẳn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trong thời gian gần đây đang gây rất nhiều áp lực cho các doanh nghiệp ngành dệt may tại Tung Quốc. Theo thống kê của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Dệt may Trung Quốc, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu thô của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2017 tổng cộng đạt 45,64 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc, Mỹ là thị trường đơn lẻ lớn nhất cho xuất khẩu dệt may của Trung Quốc. Nhưng với mức thuế 25% trong cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ - Trung, thì đây là một rào cản rất lớn cho ngành dệt may Trung Quốc.
  13. 3 Với tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra hiện nay, điều này đang đem lại rất nhiều cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam khi mà hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Dẫu có nhiều cơ hội thu hút đầu tư từ Trung Quốc, nhưng bên cạnh đó vẫn có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, một trong số đó chính là rủi ro về việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Hẳn ai cũng biết, Trung Quốc được mệnh danh là “bãi rác của thế giới”, vậy liệu rằng việc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam có bao gồm việc nhập khẩu rác? Trên góc độ doanh nghiệp, việc chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sẽ mang theo cả những điều tiêu cực về hệ thống quản lý, nguyên vật liệu, chất thải, … sẽ gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Nếu như tình trạng ô nhiễm kéo dài, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người lao động dẫn đến năng suất không còn cao nữa. Đây cũng là lý do chính để nghiên cứu đề tài này, bởi lẽ nguyên liệu chính để sản xuất xơ sợi tổng hợp tại Công ty TNHH Sợi Mekong chính là mảnh nhựa và hạt nhựa phế liệu, một trong những yếu tố gây ô nhiễm nặng nề tại Việt Nam. 1.2 Mục tiêu Đề tài hướng đến giải quyết ba mục tiêu chính như sau: - Xác định được các tiêu chí của chuỗi cung ứng xanh và phân tích dựa trên tình hình thực tế tại công ty TNHH Sợi Mekong thông qua khâu đầu vào, sản xuất và khâu đầu ra. - Tìm hiểu được nguồn gốc nhựa phế liệu - nguyên vật liệu chính được đưa vào sản xuất ra sản phẩm xơ sợi và những hạn chế tồn đọng trong quá trình sản xuất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại Công ty TNHH Sợi Mekong. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng nguyên vật liệu theo tiêu chí xanh. - Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng xanh tại công ty TNHH Sợi Mekong và đưa ra giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng xanh tại công ty TNHH Sợi Mekong.
  14. 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Chuỗi cung ứng xơ sợi tổng hợp tại Công ty TNHH Sợi Mekong. - Phạm vi: Quy trình nguyên vật liệu đầu vào, quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm đầu ra tại Công ty TNHH Sợi Mekong. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính kết hợp định lượng: Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội, tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Sợi Mekong. Đồng thời, phương pháp này còn kết hợp với khảo sát ý kiến người trong cuộc và người dân xung quanh nhằm mô tả một cách đầy đủ các sự việc cần được phản ánh trong thực tế hàng ngày Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Phương pháp phi thực nghiệm: - Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: là phương pháp dựa vào những ket quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Với mục tiêu tìm hiểu nguồn gốc phế thải dùng để sản xuất ra nguyên vật liệu, đề tài sẽ phần nào làm rõ nguyên nhân vì sao nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp tại Mekong gây ra ô nhiễm môi trường bên trong và ngoài nhà máy. Đồng thời, đưa ra giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng xanh tại công ty TNHH Sợi Mekong nói riêng và cho các nhà máy
  15. 5 sử dụng nguyên liệu từ phế thải nói chung nhằm góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm tại nước nhà. Ý nghĩa mà đề tài mang lại ở đây không nhắm vào mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà hướng về môi trường là chính. 1.6 Kết cấu bài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng xanh Chương 2: Chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Sợi Mekong Chương 3: Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh tại Công ty TNHH Sợi Mekong
  16. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH 1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng xanh 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng không còn là khái niệm xa lạ với các doanh nghiệp, bởi nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Để sản phẩm, dịch vụ có thể đi từ nguyên vật liệu qua giai đoạn sản xuất và đến được tay khách hàng chính là mục tiêu của chuỗi cung ứng. Quá trình hình thành sản phẩm từ nguyên vật liệu đến khi được thiết kế, đóng gói vận chuyển, bảo quản, lưu kho và phân phối đến khách hàng thỏa mãn nhu cầu của họ ở đúng địa điểm, thời gian, số lượng đều nằm trong chuỗi cung ứng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, mỗi doanh nghiệp đóng vai trò là một mắt xích trong chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời cũng phải luôn nắm quyền kiểm soát, quản lý và chủ động với chuỗi cung ứng của chính mình. Với yêu cầu ngày càng cao và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, các doanh nghiệp ngày càng phải chú trọng hơn đến việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho sản phẩm, dịch vụ, nhằm rút ngắn dòng dịch chuyển của sản phẩm, dịch vụ sao cho chúng đến tay người tiêu dùng đúng thời điểm, đúng số lượng với chi phí tối ưu. Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải, đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý chuỗi cung ứng. Khái niệm chuỗi cung ứng được phát biểu trong nhiều công trình khoa học, với nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu là các định nghĩa sau: “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay giản tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn gồm nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” (Sunil Chopra, Pete Meindl, 2007). Định nghĩa trên nhìn nhận chuỗi cung ứng trên khía cạnh các thành phần, hay còn gọi là các mắt xích tạo thành chuỗi cung ứng, đồng thời khẳng định chuỗi cung ứng bao gồm cả các nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và thậm chí cả khách hàng thay vì chỉ được hiểu là có nhà sản xuất và các nhà cung ứng nguyên vật
  17. 7 liệu, Theo định nghĩa trên, về chức năng của chuỗi, trong mỗi một tổ chức, như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan tới việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhận và hoàn thành đơn hàng. Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, sản xuất, marketing, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” (Stock và Elleam, 1998). Trong định nghĩa này, Stock và Elleam đã nhìn nhận chuỗi cung ứng dưới góc độ của một doanh nghiệp như một chuỗi các liên kết. Tuy nhiên, cũng khẳng định vai trò của chuỗi cung ứng giống như định nghĩa trên là thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đưa sản phẩm dịch vụ vào thị trường. “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bản thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” (Ganesham, Ran và Terry P. Harrison, 1995). Định nghĩa trên tập trung khai thác chuỗi cung ứng trên các khía cạnh chức năng và các liên kết. Để phục vụ mục tiêu cuối cùng là phân phối sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, các doanh nghiệp phải thực hiện các giai đoạn nhỏ hơn với các chức năng là thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm, hay các nguyên liệu ở mức cao hơn... Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn các nhà sản suất và phân phối riêng biệt. Như vậy, các khái niệm trên đều quan niệm: Chuỗi cung ứng đảm nhận chức năng đưa sản phẩm, dịch vụ từ nguyên vật liệu thành thành phẩm và phân phối tới tay khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức và các quá trình để tạo ra và phân phối sản phẩm, thông tin và dịch vụ đến khách hàng cuối cùng. Thuật ngữ chuỗi cung ứng được hình thành từ khái niệm liên kết các tổ chức với nhau để hoạt động có hiệu quả nhất. Một chuỗi cung ứng điển hình bao gồm nhiều lớp và tầng khác nhau như nhà cung cấp nguyên vật liệu thô và các bộ phận cấu thành, sản xuất, phân phối và khách hàng. Một hoặc nhiều hơn một công ty, phân vùng địa lý khác nhau, đều có thể tham gia vào các lớp của chuỗi
  18. 8 cung ứng như một nhà sản xuất thông thường có thể trở thành một tổ chức trung tâm chính kết nối việc mua, nhận nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, sau đó sản xuất cung ứng sản phẩm cho các nhà phân phối ở lớp sau. Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty từ giai đoạn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế biến và cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sự tham gia của các công ty vào chuỗi không chỉ là các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối có liên quan một cách trung tiếp, mà còn là các công ty liên quan gián tiếp cung cấp các dịch vụ như công ty vận tải, công ty cung cấp mạng lưới thông tin, công ty tư vấn. Chuỗi cung ứng luôn hàm chứa tính năng động và liên quan tới những dòng liên tục (bao gồm hoạt động vật chất và hoạt động ra quyết) về thông tin, sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau. 1.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng xanh Trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0, khi mà các nhà máy, khu công nghiệp mọc lên hàng loạt, khiến cho môi trường bị ảnh hưởng nặng nề thì tầm quan trọng của nền kinh tế xanh ngày càng được nâng cao. Người tiêu dùng bắt đầu đặt các câu hỏi về nguồn gốc sản phẩm mà họ mua hay quan tâm về vấn đề sức khỏe của họ khi sử dụng sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm xanh. Điều này là do họ bắt đầu nhận thức được thực tế rằng sử dụng các sản phẩm xanh không còn là một sự lựa chọn, mà là một điều tất yếu.Vì thế, chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp hiện đại ngày nay không thể chỉ dừng ở việc tối ưu hóa chi phí, lợi nhuận cao mà còn phải quan tâm đến vấn đề “xanh” trong chuỗi cung ứng của mình. Từ những năm 80s, khái niệm “chuỗi cung ứng” đã được ra đời và phát triển để diễn tả sự cần thiết trong việc liên kết các quá trình kinh doanh chính, từ người sử dụng cuối cùng đến các nhà cung cấp đầu tiên. Tuy nhiên, khái niệm “chuỗi cung ứng xanh” vẫn chưa được nhắc đến nhiều trong thời gian ấy. Theo Green, K., Morton, Barbara, and New Steve (1996), Cung ứng xanh có thể được định nghĩa là cách thức theo cách đổi mới trong quản lý chuỗi cung ứng và mua công nghiệp liên quan đến môi trường. Cung ứng xanh có thể được coi là sự hợp nhất của ba
  19. 9 khía cạnh quan trọng: (i) tăng nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của việc mua hàng; (ii) Tập trung vào mối quan hệ hợp tác giữa người mua và người bán; (iii) nhận thức về mối liên hệ giữa quyết định mua và hiệu quả môi trường. Beamon (1999) nhấn mạnh tầm quan trọng sự hợp tác với một công ty và định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh là sử dụng chuỗi cung ứng giữa một công ty trung tâm và một công ty hợp tác, nhằm hỗ trợ các tổ chức quản lý sinh thái bí quyết sản xuất trong các công ty trung tâm và sự phát triển của kỹ thuật sản xuất sạch. Nagel (2000) cho biết chuỗi cung ứng xanh bao gồm quản lý vòng đời của sản phẩm, từ sản xuất và tiêu thụ cho đến hết tuổi thọ của sản phẩm. Sarkis (2003) cũng định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh như là một sự kết hợp các hoạt động của một công ty môi trường và logistics thu hồi, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của vế sau. Mỗi nhà khoa học, ở các giai đoạn khác nhau sẽ đưa ra các quan điểm khác nhau của mình về định nghĩa chuỗi cung ứng xanh. Tuy nhiên, nhìn chung họ đều xây dựng khái niệm dựa trên nền tảng “ba trụ cột của phát triển bền vững” (tên tiếng Anh là “the three pillars of sustainable development” hoặc “sustainable development triangle”) được đặt ra vào năm 1994 và được sử dụng năm 1997 bởi John Elkington (Elkington, 1997). Triple Bottom Line (TBL) là một khái niệm hội nhập về mặt kinh tế, với sự nhấn mạnh đến hiệu suất môi trường, xã hội và kinh tế để cải tiến chất lượng cuộc sống của con người. Về bản chất, TBL thể hiện sự mở rộng chương trình môi trường theo một cách hợp nhất các đường lối kinh tế và xã hội (Elkington, 1997). Nền tảng của tư duy bền vững đã trở thành ý tưởng về ba kích thước môi trường, xã hội và kinh tế, chúng được vẽ bằng nhiều cách, như ba trụ cột, ba vòng tròn đồng tâm, hoặc ba vòng kết nối.
  20. 10 Hình 1-1: Ba trụ cột của phát triển bền vững (Nguồn: Report of the IUCN Renowned Thinkers Meeting, 2006) Từ đó, chuỗi cung ứng bền vững đã ra đời và đề cập đến việc hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã hội và môi trường vào quản lý chuỗi cung ứng. Carter và Roger (2008) xác định quản lý chuỗi cung ứng bền vững là sự tích hợp chiến lược, minh bạch và đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế của tổ chức trong việc điều phối hệ thống các quy trình nghiệp vụ liên tổ chức để cải thiện hiệu quả kinh tế dài hạn của từng công ty và chuỗi cung ứng của nó. Hình 1-2: Quản lý chuỗi cung ứng bền vững (Nguồn: Carter và Roger, 2008)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2