intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của luận văn là từ những lý thuyết nghiên cứu được phân tích thực trạng huy động vốn của Vietinbank Đồng Nai, đưa ra các giải pháp tăng huy động vốn, ổn định nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 603112 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. L Ê T H À N H L Â N TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của tôi trong suốt thời gian qua. NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN
  4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH 10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH 11 ngày 15/06/2004 . 2/ Báo cáo kết quả hoạt động k i n h d o a n h năm 2007, 2008, 2009 của Vietinbank Đồng Nai 3/ Quy chế phát hành Giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định 07/2008/QD-NHNN ngày 24/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: 4/ Sách Quản trị Ngân hàng thương mại của PGS TS Trần Huy Hoàng, NXB Lao động xã hội năm 2007. 5/ Sách Ngân hàng thương mại của GS TS Lê Văn Tư , NXB Thống kê. 6/ PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 7/ TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê. 8/ PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân. 9/ Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại . 10/ Toàn văn cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ Chức thương mại thế giới, NXB Lao động Xã Hội, TP.HCM 11/ Một vài luận văn của các khoá trước 12/ Các website: http://www.sbv.gov.vn http://www.vietinbank.com.vn http://www.luatvietnam.com.vn http://taichinhvietnam.net http://www.vietnam.gov.vn
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATM : Auto Teller Machine – Máy rút tiền tự động Vietinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam CSTT : Chính sách tiền tệ DTBB : Dự trữ bắt buộc GDP : Tổng sản phẩm quốc nội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương ODA : Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức TCTD : Tổ chức tín dụng USD : Đôla Mỹ VND : Đồng Việt Nam WB : World Bank – Ngân hàng thế giới WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới NH : Ngân hàng
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Kiểu Nội dung Trang Sơ đồ Hệ thống tổ chức 26 Mô hình Bộ máy tổ chức NHNCT Đồng Nai 28 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 31 Đồ thị 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 32 Quy mô hoạt động kinh doanh của NHTMCP CT Đồng Bảng 2.2 32 Nai từ năm 2008 đến 2010 Bảng 2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm 2008-2010 35 Bảng 2.4 Cơ cấu huy động vốn theo các thành phần kinh tế 42 Bảng 2.5 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 42 Đồ thị 2.5 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 43 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền từ năm 2008 – 2010 Bảng 2.6 44 (nội tệ, ngoại tệ) Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền từ năm 2008 – 2010 Đồ thị 2.6 44 (nội tệ, ngoại tệ) So Sánh tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa Bảng 2.7 bàn 45 So Sánh tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa Đồ thị 2.7 bàn 45
  7. PHẦN MỞ ĐẦU Hệ thống ngân hàng ngày nay phát triển mạnh mẽ và được xem là hệ thần kinh của nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ chưa phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động vào hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều thiếu vốn trung dài hạn, khó tìm kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu tăng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết. Trước xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và toàn cầu cộng với sự cạnh tranh khá gay gắt, Vietinbank Đồng Nai đã và đang cố gắng tìm mọi biện pháp khai thác tối đa những nguồn vốn hiện còn tiềm tàng trong xã hội để có nguồn vốn ổn định, phong phú và phù hợp với nhu cầu đầu tư. Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế quốc gia và hoạt động của Vietinbank Đồng Nai, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai” 1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích chính của luận văn là từ những lý thuyết nghiên cứu được phân tích thực trạng huy động vốn của Vietinbank Đồng Nai, đưa ra các giải pháp tăng huy động vốn, ổn định nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM. - Đánh giá thực trạng huy động vốn của Vietinbank Đồng Nai trong 3 năm 2007-2009 để tìm ra các ưu, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại trong huy động vốn. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa vào phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề nêu ra. Số liệu trong luận văn được thu thập và xử lý qua 2 nguồn:
  8. - Dữ liệu nội bộ trong hệ thống Vietinbank Đồng Nai - Dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn: sách báo, các phương tiện truyền thông, báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước và một số NHTM trên địa bàn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Hệ thống hóa các phương thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích thực trạng huy động vốn, cơ cấu huy động vốn tại Vietinbank Đồng Nai để tìm ra những nhược điểm cần khắc phục. - Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn cho Vietinbank Đồng Nai. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn có độ dài 68 trang, được bố cục như sau: Phần mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận huy về động vốn của NHTM. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại NHTM CP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại NHTMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. Kết luận.
  9. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Những vấn đề cơ bản về nguồn vốn hoạt động của NHTM: 1.1.1. Các nguồn vốn kinh doanh của NHTM Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để kinh doanh là hoạt động trọng tâm của NHTM. Trong bảng cân đối vốn kinh doanh, toàn bộ nguồn vốn của NH thể hiện bên tài sản Nợ (bao gồm các khoản nợ phải trả cho người khác và vốn điều lệ). 1.1.1.1 Vốn điều lệ Vốn điều lệ của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM góp được từ các nguồn hình thành khác nhau. Đối với NH thương mại nhà nước vốn này do Ngân sách Nhà nước cấp, đối vối NH thương mại cổ phần thì do cổ đông đóng góp, đối với NH liên doanh thì do các bên liên doanh góp, đối với NH 100% vốn nước ngòai do hội sở chính của họ cấp. Vốn của tổ chức tín dụng bao gồm vốn điều lệ và vốn bổ sung trong quá trình hoạt động như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm theo một tỷ lệ nhất định nhằm tăng cường vốn chủ sở hữu của NH; quỹ dự phòng tài chính để bù đ ắp rủi ro trong quá trình kinh doanh; lợi nhuận chưa phân bổ và các quỹ nghiệp vụ khác (quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, khấu hao, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ kỹ thuật NH,…). Đặc điểm của nguồn vốn này là rất ổn định, có chức năng bảo vệ, hoạt động và điều chỉnh. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NH nhưng lại rất quan trọng vì nói lên thực lực, quy mô của NH và là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, là khởi đầu tạo uy tín của NH trên thị trường tài chính. 1.1.1.2. Vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của NHTM, được hình thành từ hoạt động huy động tiền gửi trên thị trường, thực chất là tài sản bằng tiền của người gửi mà NH tạm thời quản lý và sử dụng, với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ theo thỏa thuận với khách hàng. Với tiền nhàn rỗi của khách hàng, Ngân hàng cho vay hoặc
  10. đầu tư để kiếm lời. Đối với người gửi tiền, ngoài tiền lãi thì nhu cầu giao dịch tiện lợi nhanh chóng và an toàn được họ quan tâm khi gửi tiền vào NH. Đối với bản thân NH, vốn huy động là nguồn chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Nó tạo ra nguồn lực tài chính, phục vụ cho hoạt động kinh doanh NH. Nguồn vốn huy động gồm có: a) Tiền gửi của các doanh nghiệp và dân cư. b) Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác… c) Tiền gởi của các tổ chức tín dụng và định chế tài chính khác. 1.1.1.3. Các khoản vay NHTM có thể đi vay tiền để thực hiện một số đối tượng kinh doanh cụ thể, đồng thời chấp nhận các ràng buộc riêng trong từng hợp đồng vay. NHTM có thể - Vay NHNN Việt Nam dưới hình thức vay hay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá. - Vay của các TCTD trong và ngoài nước. - Vay thanh toán. Người ta thường nói đến vốn vay trên thị trường liên ngân hàng nhưng đang bị nhà nước hạn chế. 1.1.1.4. Nguồn vốn điều hòa trong hệ thống Các NHTM hoạt động trên các địa bàn khác nhau nên luôn xuất hiện tình trạng chi nhánh NH này thừa vốn trong khi chi nhánh khác lại thiếu vốn. Hội sở chính sẽ điều phối vốn, chuyể n từ nơi thừa sang nơi thiếu, giúp NH nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.1.5. Nguồn vốn trong thanh toán: Trong chức năng trung gian thanh toán NHTM cũng có một khoản vốn gọi là khoản vốn trong thanh toán như vốn trên tài khoản ký quỹ mở thư bảo lãnh, tài khoản tiền gửi bảo chi séc và các khoản tiền phong tỏa. 1.1.1.6. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư và các nguồn vốn khác Đây là nguồn vốn mà NH TM nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo mục đích và đối tượng được chỉ định hay thực hiện những chương trình, dự án định trước theo hợp đồng uỷ thác. NH được hưởng phí
  11. hoa hồng và NH không được dùng sai mục đích. Nguồn vốn loại này đa dạng, phong phú ,lãi suất rất thấp, thời gian trả nợ thường dài (với vốn ODA là 30-40 năm, vốn tín dụng EC là 20 năm). Đây là nghiệp vụ trung gian của NHTM, qua đó hỗ trợ nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Thông thường vốn tài trợ gồm ba khoản: một khoản tài trợ không hoàn lại, một khoản cho vay lãi suất thấp và một khoản có thời gian ân hạn với lãi suất bằng không. NH nhận làm đại lí sẽ hòa chung ba khoản trên để có lãi suất bình quân cộng với phí NH để cho vay lại theo đối tượng cụ thể. Ngoài các nguồn vốn trên, NHTM còn có các nguồn vốn khác như: thuế, lương, cổ tức phải trả nhưng chưa tới kỳ hạn thanh toán, các khoản phải trả, các khoản tiền tạm giữ theo quyết định của toà án, … 1.1.2. Vai trò của nguồn vốn huy động 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Nguồn vốn huy động luôn có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế lâu bền, thể hiện nội lực của nền kinh tế quốc gia trong khi việc bổ sung vốn từ bên ngoài dù là viện trợ, cho vay hay đầu tư chỉ hỗ trợ đặc biệt trong giai đoạn đầu khi hệ số tích lũy chưa cao. Những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực và trên thế giới trong thời gian qua chứng minh rằng không nên hoàn toàn mong đợi sự tăng trưởng nhanh và vững chắc nhờ vào nguồn vốn bên ngoài vì đó cũng là con đường du nhập khủng hoảng vào trong nước. - Ngân hàng vừa huy động vốn, vừa cho khách hàng vay, NHTM là “kết nối cung cho các nhu cầu tiền khác nhau trong nền kinh tế”. - Nghiệp vụ huy động vốn còn giúp Ngân hàng nhà nước kiểm soát được khối lượng tiền lưu thông trên thị trường, thông qua các công cụ chính sách tiền tệ như: qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, …. 1.1.2.2. Đối với NHTM Với chức năng tập trung và phân phối vốn tiền tệ cho các nhu cầu của nền kinh tế, nguồn vốn huy động dồi dào tạo cho NHTM điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá dịch vụ, có thêm cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được
  12. uy tín thương hiệu. NH TM làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích kinh tế phát triển. Ngược lại, chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát triển NHTM. * Nguồn vốn quyết định khả năng thanh toán của NHTM Để tồn tại và mở rộng hoạt động đòi hỏi NH phải có uy tín lớn trên thị trường. Uy tín được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả cho khách hàng. Đại bộ phận vốn của NHTM là tiền gửi và đi vay, do vậy NH phải trả cho người gởi khi họ có yêu cầu. Với quy mô vốn nhỏ, NHTM không đáp ứng đủ nhu cầu vay lớn, ngòai ra nếu tập trung vào qúa ít khách hàng, rủi ro tín dụng sẽ kéo theo rủi ro thanh khoản. NH trường vốn cho vay nhiều khách hàng cũng là một cách phân tán rủi ro đồng thời tăng thêm uy tín cùng khả năng cạnh tranh của NH. Thanh khỏan càng cao, khả năng đối phó với bất trắc càng tốt nhưng lại tỷ lệ nghịch với hiệu quả sử dụng vốn huy động. Mỗi NHTM cần cân nhắc quỹ đảm bảo thanh toán vừa phù hợp với quy định của nhà nước vừa phù hợp với thực tế kinh doanh. * Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM Quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của NHTM là tiền đề thu hút nguồn vốn. Nguồn vốn lớn là điều kiện thuận lợi mở rộng quan hệ tín dụng về quy mô, khối lượng; chủ động về thời gian cho vay, quyết định mức lãi suất thu hút nhiều khách hàng, mở rộng thị phần, tạo lợi nhuận để phát triển. Ngoài ra nguồn vốn lớn cho phép mở rộng phạm vi kinh doanh, hoạt động đa năng, cung ứng nhiều dịch vụ khác nhau, phá vỡ thế đơn điệu của hoạt động cho vay, phân tán rủi ro, tăng thu nhập, quảng bá thương hiệu…. Xin được nhắc lại câu nổi tiếng của Lenin “ Không có ngân hàng lớn thì không thể xây dựng thành công CNXH” * Đối với khách hàng Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư nhằm làm cho tiền của tạm thời nhàn rỗi của khách hàng sinh lợi để tăng tiêu dùng trong tương lai. Ngòai nơi an toàn cất trữ, khách hàng được dùng các tiện ích của Ngân
  13. hàng. 1.1.3. Nguyên tắc huy động vốn: 1.1.3.1. Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn: - Hoàn trả gốc lãi cho khách hàng vô điều kiện do ngân hàng chỉ có quyền sử dụng có thời hạn trên nguồn vốn huy động. - Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo qui định hiện hành nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gửi . (Hiện nay là 50triệu đồng trên tổng số tiền gửi của khách hàng). - Giữ gìn bí mật số dư và hoạt động tài khoản của khách hàng. Không được che dấu các khoản tiền lớn và bất thường (thực hiện các quy định của pháp lệnh phòng chống rửa tiền). - Không được cạnh tranh bất chánh (thông tin giả, khuyến mại bất hợp pháp,…) gây tâm lý lo sợ, mất lòng tin của người dân đối với ngân hàng. Khi khách hàng mất tin tưởng, họ sẽ rút tiền ồ ạt ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản cùng sự ổn định của ngân hàng. 1.1.3.2. Đáp ứng yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp: - Mục đích của ngân hàng là lợi nhuận, nên phải đảm bảo chi phí thấp và quy mô lớn của nguồn vốn huy động. Ngân hàng luôn đi tìm nguồn vốn rẻ và đủ lớn để tài trợ cho các dự án, giữ cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra lớn để có lợi nhuận cao. - Áp dụng nhiều phương thức huy động vốn, đa dạng hoá các phương thức trả lãi, có thể kèm khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh được với các định chế tài chính khác. - Hiện đại hóa hoạt động theo yêu cầu của khách hàng, nâng cao hàm lượng công nghệ trong dịch vụ ngân hàng. 1.1.3.3. Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động - Hoạt động của ngân hàng dựa vào chữ tín, khách hàng có tin tưởng vào ngân hàng thì họ mới gửi tiền, như vậy ngân hàng phải đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền của khách hàng trong mọi tình huống. - Ngăn chặn hiện tượng phao tin đồn nhảm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tránh gây tâm lý lo sợ cho khách hàng dẫn đến rút tiền ồ ạt, tạo rủi ro thanh khỏan cho ngân hàng. Ngân hàng cũng phải chuẩn bị phương án đối phó kịp
  14. thời không để kéo dài và lan rộng. 1.1.4. Các công cụ và phương thức huy động vốn thường dùng tại các NHTM: 1.1.4.1. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): Đó là tiền gửi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ký thác vào ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về hàng hóa và các khoản chi trả khác phát sinh trong kinh doanh hay đời sống. Người gửi tiền có thể rút ra hoặc thanh toán đi bất kỳ lúc nào theo yêu cầu. Đối với khách hàng, đây là số tiền mà họ ký thác - ủy nhiệm cho Ngân hàng bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên quan theo yêu cầu. Do vậy, khách hàng gửi tiền không mất quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng số tiền đó, họ có quyền rút ra hoặc chi trả thông qua các phương tiện chi trả như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không để hưởng lãi mà nhằm vào các tiện ích thanh toán do ngân hàng cung cấp. Ngân hàng có kế hoạch cụ thể, luôn hoàn thiện các dịch vụ cung cấp để thu hút ngày càng nhiều nguồn tiền gửi này. Đối với ngân hàng, đây là nguồn vốn huy động có chi phí rất thấp. Chính vì vậy các ngân hàng đều cạnh tranh nhau nguồn vốn này, để kinh doanh có hiệu quả cao. Ngoài ra việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi không kỳ hạn còn giúp tăng thu phí dịch vụ, giảm thiểu thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho tài khoản tiền gửi thanh toán vì mục đích của khách hàng là thanh toán qua ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng còn yêu cầu chủ tài khỏan phải duy trì số dư tối thiểu để được hưởng các dịch vụ ngân hàng. N ếu được thấu chi, khách hàng phải trả một khoản lãi cao cho ngân hàng. Ở Việt Nam, ngân hàng vẫn trả lãi đối với tài khoản tiền gửi thanh toán để khuyến khích mở tài khỏan và tranh thủ huy động nguồn vốn hiếm hoi trong nền kinh tế. Tiền gửi thanh toán biến động rất lớn, do phải luôn sẵn sàng để người gởi sử dụng. Nhưng tính trên số đông, không phải tất cả chủ tài khoản đều đồng loạt sử dụng hết số dư. Có một số chủ tài khỏan không dùng tiền này, theo thời gian hình thành nên một khỏan tiền đọng lại khá ổn định trong ngân hàng, thúc đẩy ngân hàng sử dụng đưa vào kinh doanh của chính ngân hàng.
  15. Quy luật này thôi thúc ngân hàng huy động nhiều nguồn vốn tiền gởi thanh toán. 1.1.4.2. Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trong trường hợp bình thường ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. - Ổ n định tương đối, đ ư ợ c NHTM dùng để cho vay trung hạn, dài hạn. - Có chi phí sử dụng vốn khá cao. Người gửi tiền nhằm hưởng lãi, nên lãi suất cao là đòn bẩy để thu hút nguồn vốn này. 1.1.4.3. Tiền gửi tiết kiệm Đây là khoản tiền của cá nhân được gửi vào ngân hàng, được xác nhận trên sổ hay thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo qui định của tổ chức nhận tiền gửi và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán, trừ trường hợp chuyển sang tài khoản tiền vay hoặc tài khoản khác của chính khách hàng tại tổ chức nhận tiền gửi đó. - Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn tương đối ổn định, cho phép ngân hàng chủ động dùng để cấp tín dụng, đầu tư. - Tuy nhiên lãi suất áp dụng cho các khoản tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và số dư trung bình của mỗi sổ hay thẻ thường không lớn. Khi ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng thì sẽ huy động được nhiều vốn. * Có 02 loại tiền gửi tiết kiệm cơ bản: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước trong giờ làm việc của tổ chức nhận tiền gửi. Loại này thường có lãi suất thấp. Khi khách hàng có nhu cầu chi tiêu có thể rút một phần sau khi xuất trình giấy tờ hợp lệ. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Người gửi tiền thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thể phân thành nhiều loại theo kỳ hạn ngày, tuần, tháng. Khách hàng được rút tiền trước hạn nếu có thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được hưởng lãi theo qui định của tổ chức này.
  16. Ở Việt Nam hiện nay có thể gửi bằng đồng Việt Nam, vàng hay ngoại tệ… Căn cứ vào phương thức trả lãi thì có thể chia làm 3 loại: + Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ (lĩnh lãi trước). + Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ. + Tiền gửi lĩnh lãi định kỳ (tháng, quý, hoặc 6 tháng một lần). Căn cứ vào mục đích: an toàn, sử dụng (mua nhà, mua xe, đầu tư,…) để khuyến khích người gửi tích lũy dần cho mục tiêu sử dụng cụ thể. 1.1.4.4. Phát hành các giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu,…) Giấy tờ có giá là chứng nhận thành văn của Ngân hàng phát hành để huy động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ hòan trả một khoản tiền sau một thời gian nhất định, lãi phải trả và các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng với Người mua chứng từ này. - Về tính ổn định chắc chắn: những người mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu ngân hàng chỉ được hoàn vốn khi đáo hạn. Đây là đặc điểm nổi bật của loại nguồn vốn này. - Lãi suất (chi phí sử dụng vốn) thường cao hơn lãi suất tiền gửi định kỳ, do đó hấp dẫn khách hàng hơn. - Nguồn vốn này không được tái lập thời hạn như tiền gửi định kỳ. * Phân loại giấy tờ có giá: - Căn cứ vào quyền sở hữu: Có 02 loại + Giấy tờ có giá ghi danh: là giấy tờ có giá có ghi tên người sở hữu. + Giấy tờ có giá vô danh: được phát hành theo hình thức chứng chỉ, không ghi tên người sở hữu, thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ nó. - Căn cứ vào thời hạn: có 02 loại + Giấy tờ có giá ngắn hạn: Giấy tờ có giá ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm, bao gồm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác. Kỳ phiếu do ngân hàng phát hành để huy động vốn ngắn hạn, trong đó ngân hàng cam kết trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi đến hạn. Ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn. Ở Việt
  17. Nam trong thời gian qua, các NHTM cổ phần ít sử dụng hình thức huy động này so với các NHTM nhà nước. + Giấy tờ có giá dài hạn: Trên thực tế các NHTM cần lượng vốn rất lớn và dài hạn hơn, có thể phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các giấy tờ có giá khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. * Trái phiếu: Đ ư ợ c NH phát hành để huy động vốn dài hạn, theo đó ngân hàng cam kết trả lãi và vốn gốc đầy đủ cho nhà đầu tư mua trái phiếu * Mệnh giá: là giá trị được ghi trên trái phiếu mà nhà đầu tư sẽ nhận lại khi đáo hạn. * Lãi suất: là lãi suất nhà đầu tư được hưởng, được ghi trên trái phiếu. * Thời hạn: là khoản thời gian tính từ lúc phát hành cho đến khi trái phiếu đến hạn hoàn trả vốn gốc. Trái phiếu ngân hàng phát hành có thể được xem như là một loại trái phiếu công ty. Trái phiếu ngân hàng rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với trái phiếu chính phủ hay trái phiếu kho bạc. Trái phiếu chuyển đổi: có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức tín dụng phát hành theo các điều kiện được xác định trong phương án phát hành. Trái phiếu chuyển đổi có tính chất vừa là một chứng khoán nợ vừa là một chứng khoán vốn. Với đặc tính có kèm quyền chuyển đổi thành cổ phiếu nên có thể giúp các tổ chức phát hành giảm được chi phí huy động vốn. Loại trái phiếu này rất phổ biến ở các nước có thị trường vốn phát triển, nhưng chưa được phổ biến ở Việt Nam. Ở Việt Nam việc phát hành giấy tờ có giá hiện nay được áp dụng theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Theo đó giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền cụ thể trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện cam kết khác giữa Tổ chức tín dụng và Người mua.
  18. Các Ngân hàng Việt Nam huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi (chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động), chỉ có một số Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn qua hình thức phát hành các loại giấy tờ có giá như: Agribank, Vietinbank, Vietcombank,… do thói quen của người Việt Nam thích sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó thị trường tiền tệ Việt Nam phát triển chậm, việc huy động giấy tờ có giá chi phí lại cao hơn lãi suất tiền gửi. 1.1.4.5. Các hình thức huy động khác: Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán, tiền tạm giữ, tiền đang chuyển,…. Các nguồn vốn này phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng như: làm đại lý, dịch vụ thanh toán. Nguồn vốn huy động từ các nguồn trên là nguồn vốn không phải bỏ chi phí huy động lại còn được thu phí dịch vụ. Ngân hàng càng đẩy mạnh chất lượng hoạt động thanh toán thì càng thu hút được nhiều nguồn vốn này. 1.1.4.6. Các nguồn vốn khác: - Vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: trong một số trường hợp, khi NHTM gặp khó khăn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể xem xét cho vay với thời hạn rất ngắn để giải quyết các khó khăn tạm thời trong thanh toán của Ngân hàng. Hình thức cho vay chủ yếu là tái chiết khấu, cho vay thanh toán,… - Vốn vay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác được thực hiện trên thị trường tiền tệ. Các NHTM có thể vay và cho vay lẩn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng, để đáp ứng nhu cầu dự trữ, chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó còn thay thế cho nguồn vay mượn từ Ngân hàng Nhà nước. - Vốn tiếp nhận: nguồn vốn tài trợ của chính phủ, của các tổ chức tài chính tiền tệ và các tổ chức đoàn thể xã hội được chuyển qua ngân hàng để cho vay trung và dài hạn thuộc kế hoạch xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chương trình, dự án có mục tiêu định trước về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi trường,… 1.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá an toàn huy động vốn 1.1.5.1. Giới hạn huy động vốn (H1) Nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh, ngân hàng không được huy động quá nhiều vốn dẫn đến có thể mất khả năng chi trả.
  19. Cách tính: H1 = (Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn huy động)*100% Trong đó: - Vốn chủ sở hữu: bao gồm vốn điều lệ thực có, quỹ dự trữ và dự phòng, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận giữ lại. - Tổng nguồn vốn huy động bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn, các khoản tiền khác,… Theo các văn bản hướng dẫn t h i h à n h Luật các Tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là H1 >= 5%. Nguồn vốn huy động tối đa bằng 20 lần vốn điều lệ của ngân hàng thương mại. 1.1.5.2. Hệ số an toàn vốn (CAR):( Capital Adequacy Ratio) CAR = Vốn điều lệ / Tổng tài sản có rủi ro Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước V i ệ t N a m năm 2008, hệ số an toàn vốn (CAR) tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban Giám sát các ngân hàng Basel ban hành. Tuy nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel II với mức 12%. Và trước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro, việc yêu cầu nâng hệ số CAR tối thiểu hiện nay lên theo chuẩn quốc tế là cần thiết. Tuy nhiên, một tỷ lệ cao chưa hẳn là đã tốt, bởi ngoài yêu cầu đảm bảo an toàn, ngân hàng cũng cần tính đến một yêu cầu quan trọng khác là hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Quy định mới, gọi là Hiệp định Basel III, buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành vì các nhà quản lý tin rằng, tỷ lệ dự trữ càng cao, ngân hàng càng ít bị rủi ro phá sản hay sụp đổ và cũng ít rủi ro gây rối loạn cho toàn hệ thống khi hệ số tạo tiền của NHTM lại bị hạn chế. Ngoài ra theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 05 năm 2010 được sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. * Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:
  20. - Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ). - Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất). * Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động: - Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ :Đối với ngân hàng: 80%, đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85% - Cấp tín dụng quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng. - Nguồn vốn huy động được đem cho vay bao gồm: + Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn; +. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; +. Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá. + 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) và tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại Khoản 1 điều 14) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài. 1.1.5.3. Tốc độ tăng huy động vốn (Theo thông tư 49/2004/TT-BTC ngày 03/09/2004). Công thức tính: Số dư vốn huy động bình quân 12 tháng năm nay Tốc độ tăng HĐV = ( -1) x 100% Số dư vốn huy động bình quân 12 tháng năm trước Trong đó: Số dư vốn huy động bao gồm tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2