intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

126
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ tín dụng để biết được tổng quan về thẻ tín dụng, lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại, cơ chế phát hành thẻ tín dụng tại ACB, và cả những rủi ro gặp phải trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng; thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ACB, từ đó rút ra các kết quả đạt được và những khó khăn gặp phải trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng; đưa ra một số giải pháp để phát triển thẻ tín dụng tại ACB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------*------- NGÔ THỊ BÍCH NGỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.TRƯƠNG THỊ HỒNG Tp.HCM-Năm 2012
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM ĐOAN Họ tên học viên: NGÔ THỊ BÍCH NGỌC Ngày sinh: 06/03/1983 Nơi sinh: Đồng Nai Trúng tuyển đầu vào năm: 2008 Là tác giả của đề tài luận văn: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG Ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 60.31.12 Bảo vệ luận văn ngày 27 tháng 04 năm 2012 Điểm bảo vệ luận văn: 5.0 Tôi cam đoan đã chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài trên, theo góp ý của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 05 năm 2012 Người cam đoan Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Hội đồng chấm luận văn 05 (năm) thành viên gồm: Chủ tịch: PG.TS. TRẦN HUY HOÀNG Phản biện 1: TS. LẠI TIẾN DĨNH Phản biện 2: TS. TRỊNH QUỐC TRUNG Thư ký: TS. TRẦN THỊ THU THỦY Ủy viên: TS. NGUYỄN THỊ THÚY VÂN
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ACB” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân. Học viên NGÔ THỊ BÍCH NGỌC
  4. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính thiết thực của đề tài Thẻ là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng dựa trên việc ứng dụng công nghệ tin học hiện đại, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Dịch vụ thẻ góp phần tích cực cải thiện văn minh thanh toán, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng. Phát triển thẻ tín dụng như một mũi nhọn chiến lược trong công cuộc hiện đại hoá, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể phát triển một cách có hiệu quả nhất, giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các NHTM trong nước và cả với ngân hàng nước ngoài đòi hỏi công tác phát triển thẻ tín dụng phải có một chiến lược rõ ràng, quy trình chặt chẽ nếu không sẽ đem lại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và gây thiệt hại cho nền kinh tế, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. ACB hiện cũng đang kiện toàn công tác phát triển thẻ tín dụng nhằm giữ vững thị phần hiện có và tiếp tục thu hút lượng khách hàng mới nhưng vẫn còn có rất nhiều hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân cả từ nội lực và ngoại lực. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU”. Luận văn xin được đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề cần thiết tại ACB. 2.Tiêu chí về giải pháp phát triển thẻ tín dụng của ACB Là sự phát triển về số lượng thẻ phát hành và chất lượng (doanh số giao dịch của thẻ tín dụng ACB)
  5. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tập trung vào các nội dung sau: -Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ tín dụng để biết được tổng quan về thẻ tín dụng, lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại, cơ chế phát hành thẻ tín dụng tại ACB, và cả những rủi ro gặp phải trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. -Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ACB, từ đó rút ra các kết quả đạt được và những khó khăn gặp phải trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. -Đưa ra một số giải pháp để phát triển thẻ tín dụng tại ACB. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thẻ tín dụng ACB trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập của Việt Nam hiện nay. -Số liệu dùng cho việc nghiên cứu bắt đầu từ năm 2008 đến 31/12/2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả dùng phương pháp so sánh, phân tích; phương pháp thống kê kết hợp với các lý luận khoa học để làm rõ và xác định được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Sau đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1:Những vấn đề cơ bản về thẻ tín dụng. Chương 2:Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ACB. Chương 3:Giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại ACB.
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu TCTTT: Tổ chức thanh tóan thẻ ĐVCNT: Đơn vị chấp nhận thẻ ATM: Automated Teller Machine-Máy giao dịch tự động PIN: Personal Identfication Number-Mã số xác định chủ thẻ HMTD: Hạn mức tín dụng POS: Point of Sales-Máy cà thẻ TCTQT: Tổ chức thẻ quốc tế NHPH: Ngân hàng phát hành TCTCQT: Tổ chức tài chính quốc tế
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Quá trình tăng vốn điều lệ Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3: Số liệu về thẻ qua các năm Bảng 2.4: Các ưu điểm của thẻ tín dụng ACB Bảng 2.5: Bảng thông tin cạnh tranh thẻ tín dụng ACB so với các đối thủ cạnh tranh. Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ tín dụng phát hành qua các năm Biểu đồ 2.3: Doanh số giao dịch của thẻ tín dụng qua các năm Biểu đô 2.4: Giới tính Biểu đô 2.5: Độ tuổi Biểu đô 2.6: Thời gian giao dịch Biểu đô 2.7: Nghề nghiệp Biểu đô 2.8: Loại thẻ đang sử dụng Biểu đô 2.9: Lý do sử dụng thẻ Biểu đô 2.10: Nguồn nhận biết thông tin Biểu đô 2.11: Lý do chưa sử dụng thẻ.
  8. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ Lời mở đầu CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG…………...…1 1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng…………………………………………………...1 1.1.1 Lịch sử hình thành…………………………………………………………….1 1.1.2 Khái niệm………………………………………………………….................3 1.2 Lợi ích của thẻ tíndụng……………………………………………………..5 1.2.1 Đối với nền kinh tế-xã hội……………………………………………………5 1.2.2 Đối với ngân hàng............................................................................................5 1.2.2.1 Tác động đến lợi nhuận………..…………………………………………5 1.2.2.2 Tác động đến vấn đề thanh toán………………………………………….7 1.2.2.3 Tác động đến hoạt động tín dụng………………………………………...7 1.2.3 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ…………………………………………….......8 1.2.4 Đối với người sử dụng thẻ………………………………………………........8 1.3 Cơ chế phát hành và thanh toán thẻ tín dụng………..………………......10 1.3.1 Cơ chế phát hành………………………………………………………… ...10 1.3.1.1 Cơ sở pháp lý………………………………………………………..…..10 1.3.1.2 Nguyên tắc phát hành……………………………………………...........10 1.3.1.3 Quy trình phát hành thẻ………………………………………………....10 1.3.2 Cơ chế thanh toán…………………………………………………………...11 1.3.2.1 Các chủ thể tham gia quá trình thanh toán……………………………..11 1.3.2.2 Quy trình thanh toán……………………………………………………12 1.4 Rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tín dụng……………….....15
  9. 1.4.1 Rủi ro trong khâu phát hành…………………………………………………15 1.4.1.1 Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gởi….……….. ...15 1.4.1.2 Tài khỏan của chủ thẻ bị lợi dụng….…………………………………….15 1.4.2 Rủi ro trong lưu hành và thanh toán…………………………………………15 1.4.2.1 Thẻ giả………………………………………………………………..…..15 1.4.2.2 Thẻ bị mất cắp hay thất lạc….……………………………………………16 1.4.2.3 Đạo đức nhân viên chấp nhận thẻ.………………………………………..16 1.4.2.4 Rủi ro do nghiệp vụ. ..................................................................................16 1.4.2.5 Rủi ro liên quan đến kỹ thuật………………………………………........16 1.4.3 Quản lý rủi ro…………………………………………………………….......16 1.4.3.1 Kiểm tra dữ liệu thanh toán thẻ….…………………………………….....17 1.4.3.2 Xử lý thẻ giả/nghi ngờ giả….…………………………………...………..17 1.4.3.3 Hướng dẫn khách hàng…………….……………………………………..17 1.5 Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại một số thị trường trên thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam.....................................18 1.5.1 Một số thị trường thẻ tín dụng nổi bật trên thế giới……………………….....18 1.5.1.1Thị trường thẻ tín dụng ở Mỹ.………….………………………………….18 1.5.1.2 Thị trường thẻ tín dụng ở Anh……………………………………………18 1.5.1.3 Thị trường thẻ tín dụng ở Pháp…………………………………………...19 1.5.1.4 Thị trường thẻ tín dụng ở Châu Á Thái Bình Dương..……………………19 1.5.2 Bài học rút ra đối với Việt Nam........................................................................20 Kết luận chương 1...........................................................................................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.………....22 2.1 Giới thiệu tổng quát về ngân hàng ACB ………...………………………….22 2.11 Quyết định thành lập…………………………………………………………….22 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh………………………………………………………....24
  10. 2.1.3 Sơ đồ tổ chức…………………………………………………………………....25 2.1.4 Tình hình hoạt động của ACB ………………………………………………….27 2.1.4.1 Quá trình tăng vốn điều lệ …….……………………………………………27 2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh…...…………………………………………28 2.1.5 Quá trình hình thành và phát triển tín dụng ở Việt Nam.....................................29 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ACB …………….........30 2.2.1 Một số quy định về thẻ tín dụng của ACB ……………………………............30 2.2.1.1 Đối tượng sử dụng thẻ…………………...…………...…………………...30 2.2.1.2 Phạm vi sử dụng thẻ ………………………………………………….......31 2.2.1.3 Phân loại thẻ tín dụng……………………………………………………..31 2.2.2 Các ưu điểm của thẻ tín dụng ACB so với các đối thủ cạnh tranh...................35 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ACB………………………....42 2.2.3.1 Hoạt động phát hành thẻ………………..………………………………...42 2.2.3.2 Hoạt động thanh toán thẻ………………………………………………….44 2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ACB……………..............45 2.3.1 Kết quả đạt được……………………………………………………………...45 2.3.2 Những khó khăn và nguyên nhân……………………………………… …….46 2.3.2.1 Tâm lý ưa chuộng tiền mặt của người dân…………………...………….. 46 2.3.2.2 Cơ sở kỹ thuật và công nghệ…...………………………………………... 46 2.3.2.3 Môi trường pháp lý………………………………………………… ..…. .47 2.3.2.4 Rủi ro trong kinh doanh……………………………………… ……….....48 2.3.2.5 Môi trường cạnh tranh…………………………………...……………….48 2.3.2.6 Sự bất cập trong tính phí và lãi..………………………………...………..48 2.3.3 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………………………..49 Kết luận chương 2.....................................................................................52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU…........................................53
  11. 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của ACB……..…………………….......53 3.2 Một số kiến nghị với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước………….……….54 3.2.1.Đối với chính phủ……………………………………………………………..54 3.3.1.1 Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm ………..…………………54 3.3.1.2 Đầu tư kỹ thuật và hạ tầng cơ sở ………………………………………...55 3.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước……...………………………………………...55 3.2.2.1 Ban hành các văn bản pháp qui về thẻ tín dụng ……………………….....55 3.2.2.2 Thành lập Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ giữa các thành viên trong nước ………………………………………………………………………………………56 3.3 Giải pháp phát triển thẻ tín dụng tại với ngân hàng......……………………57 3.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực……………………………………...…….................57 3.3.2 Tăng cường các biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sản phẩm thẻ ghi nợ......57 3.3.3 Tăng cường đầu tư cho hệ thống trang thiết bị kỹ thuật……………………...58 3.3.4 Không ngừng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ……...…………………......59 3.3.5 Tăng cường công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro………...………………..59 3.3.6 Hợp lý hóa chi phí sử dụng thẻ...……………………………………………..61 3.3.7 Nâng cao tiện ích của thẻ………………………………….……………….....62 3.3.8 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định thẻ tín dụng…………………….....62 3.3.9 Tăng cường các giải pháp marketing………………………………………………63 Kết luận chương 3…………………………………………………….......64 Kết luận……..……………………………………………………………..65 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………......66 Phụ lục………………………………………………………………………………..
  12. 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG 1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng 1.1.1 Lịch sử hình thành Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thẻ ngân hàng ra đời đã mang lại một cuộc cách mạng trong tác nghiệp thanh toán của hệ thống ngận hàng bằng việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin tiên tiến nhất. Thẻ ngân hàng là một phương thức thay thế tiền mặt hàng đầu trong các giao dịch tiêu dùng. Tốc độ phát hành và thanh toán thẻ liên tục tăng ở mức kỷ lục qua các năm. Thẻ tín dụng được ra đời tại Mỹ từ những năm đầu của thế kỷ 20 xuất phát từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ dựa trên uy tín của khách đối với các tiệm này. Thông thường, các chủ tiệm theo dõi mỗi khách hàng riêng rẽ, ghi rõ các khoản khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng trả tiền sau vì họ tin vào khả năng thanh toán của người mua. Tuy nhiên, dần dần, nhiều người trong các chủ tiệm bán hàng hoá dịch vụ nhận thấy, họ không có đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả sau như vậy. Chính yếu tố này đã góp phần giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ. Năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu tiên cung cấp cho khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh toán trả chậm, công ty này phát hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi nhằm nhận diện, phân biệt khách hàng, cập nhật thông tin tài khoản, giao dịch thực hiện của khách hàng. Vào năm 1950, Frank Mc Namara và Ralph Schneider, hai doanh nhân người Mỹ, đồng thành lập ra Diner’s Club sau một lần đi ăn ở nhà hàng và quên không mang theo tiền mặt. Chính việc phải cam kết thanh toán sau đã gợi nên ý
  13. 2 tưởng kinh doanh thẻ đối với Frank MC Namara. Tấm thẻ tín dụng đầu tiên, được làm bằng Plastic đã ra đời từ đó. Hai ông đã cung cấp cho bạn bè, đồng nghiệp mình thẻ Diner Club, cho phép họ có thể ghi nợ khi ăn, nghỉ tại một số nhà hàng, khách sạn ở New York và thanh toán số tiền này định kỳ theo tháng mà không giới hạn số tiền được phép chi tiêu. Sau Diner’s Club, năm 1958, công ty American Express cũng tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng và đã thiết lập thành công tên tuổi của mình trong lĩnh vực mới mẻ này. American Express chú trọng phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch. Đến trước năm 1970, khái niệm về thẻ tín dụng đã được nhiều người biết đến và nhanh chóng được đón nhận. Năm 1966, ngân hàng Bank of America chính thức trao quyền phát hành thẻ BankAmericard của mình cho các ngân hàng khác thông qua việc ký các hợp đồng đại lý, chính thức giai đoạn tăng tốc phát triển. Người dân đi du lịch nhiều hơn, trên đất Mỹ và ra nước ngoài mà không phải lo lắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh toán. Thẻ tín dụng lúc này không chỉ mặc định dành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà dần trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng. Thương hiệu BankAmericard với một loạt sản phẩm có màu xanh, trắng, vàng đặc trưng ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Bằng việc ký hợp đồng đại lý cho các ngân hàng khác hưởng phí thanh toán chuyển đổi (Interchange Fee), Bank of America đã nhanh chóng tăng được lượng thẻ phát hành cũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các ĐVCNT trên khắp nước Mỹ và mở rộng ra thế giới. Tới năm 1977, thẻ của Bank of America thật sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên BankAmericard, tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng. Cũng vào năm 1966, ba nhóm ngân hàng lớn phía đông nước Mỹ quyết định hợp tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank Card Association (ICA). Sau này, tên ICA được chuyển đổi thành MasterCard. ICA ban hành các quy định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện
  14. 3 pháp Marketing, bảo mật và các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cách có hiệu quả. Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu thông qua việc liên kết với ngân hàng Banco National của Mexico. Sau thời gian đó, ICA tìm kiếm đối tác tại thị trường Châu Âu, cho ra đời thẻ Eurocard. Cũng vào năm 1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số ngân hàng tại Nhật, nhằm từng bước thâm nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này. Như vậy, thẻ tín dụng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế cho thấy, thẻ tín dụng là một phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời đã và đang phản ánh đầy đủ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện. Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu nại và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ Đô la Mỹ mỗi năm, thẻ tín dụng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là thành công đáng kể với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển. 1.1.2 Khái niệm Thẻ tín dụng (Credit card) là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cung cấp cho người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Tại thời điểm khách hàng thanh toán hàng hoá dịch vụ, ngân hàng sẽ tạm ứng thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và tiến hành thu hồi khoản tiền này từ khách hàng sau một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ. Khoảng thời gian kể từ khi thẻ được dùng để thanh toán hàng hoá
  15. 4 dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài tuỳ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của từng tổ chức thẻ khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà chủ thẻ vẫn chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa hết dư nợ cuối kỳ cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả. Sau khi thanh toán hết dư nợ phát sinh trong kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ được khôi phục như ban đầu. Đây chính là tính chất tuần hoàn của thẻ tín dụng. Ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên các tiêu chí như: thu nhập, tình hình chi tiêu, uy tín, mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính, tài sản thế chấp... của khách hàng. Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ của mình tại các điểm cung ứng hàng hoá dịch vụ có chấp nhận thẻ để thanh toán. Thẻ tín dụng được làm bằng Plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế và bao gồm các yếu tố: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên là logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực và tên của chủ thẻ. Ngoài ra trên thẻ còn có thể có tên công ty phát hành thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của Tổ chức hoặc tập đoàn thẻ quốc tế... 1.2 Lợi ích của thẻ tín dụng 1.2.1 Đối với nền kinh tế-xã hội Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng nhanh tốc độ và khối lượng thanh toán trong nền kinh tế. Đồng thời, thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước và kích cầu cho nền kinh tế. Thẻ tín dụng giúp tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các luồng vốn khác nhau, tạo điều kiện cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán trong dân cư
  16. 5 và của cả nền kinh tế. Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, giảm thiểu các tiêu cực và tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Việc tăng tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông sẽ làm giảm tỷ trọng của số lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm những chi phí cần thiết lưu thông trong xã hội (in ấn, bảo quản tiền mặt, kiểm đếm...). Hơn nữa, việc thanh toán bằng thẻ qua việc sử dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập với nền kinh tế thế giới 1.2.2 Đối với ngân hàng. 1.2.2.1 Tác động đến lợi nhuận Là sản phẩm do ngân hàng cung ứng, thẻ tín dụng mang lại nhiều nguồn thu khác nhau. Trước tiên phải kể đến khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải trả theo hợp đồng sử dụng thẻ. Đây là số tiền không nhỏ đối với chủ thẻ nhưng với ngân hàng phát hành mà số lượng phát hành đáng kể thì khoản thu sẽ lên đến con số triệu . Các khoản giao dịch rút tiền mặt mang lại một khoản thu quan trọng cho ngân hàng. Phí rút tiền mặt (tại ngân hàng hay tại các máy rút tiền tự động ATM) lên tới 4% cho ngân hàng phát hành (lớn hơn lãi suất cho vay dài hạn, vì ngân hàng không khuyến khích rút tiền mặt ra khỏi ngân hàng). Ngoài ra chủ thẻ cũng phải chịu lãi ngày, từ ngày giao dịch phát sinh cho đến ngày sao kê. Đến hạn thanh toán nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ đúng hạn, chủ thẻ sẽ được miễn lãi cho các giao dịch tiền mặt từ ngày sao kê đến ngày chủ thẻ trả nợ theo hạn .Nếu chủ thẻ không trả hoặc trả một phần dư nợ, ngân hàng sẽ tiếp tục tính lãi đối với giao dịch rút tiền mặt chưa được thanh toán kể từ ngày sao kê và khoản lãi này sẽ được thể hiện trên sao kê kỳ kế tiếp . Với giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm tiếp nhận thẻ, theo nguyên tắc chủ thẻ sẽ không phải trả phí cho ngân hàng. Ngân hàng vẫn duy trì
  17. 6 được nguồn thu cố định của mình thông qua khoản phí do cơ sở chấp nhận thẻ trả. Đây là khoản phí liên quan tới việc thanh toán thẻ tín dụng theo % tính trên trị giá giao dịch thẻ. Hơn nữa ngân hàng vẫn thu được một khoản lãi nếu khách hàng chỉ thanh toán một phần số dư khi đến ngày sao kê . Nguồn thu của ngân hàng còn đến từ khoản phí chậm trả trên số dư thanh toán tối thiểu. Hàng tháng ứng với mỗi sao kê, ngân hàng buộc khách hàng phải thanh toán một số tiền tối thiểu. Nếu khách hàng chỉ trả một phần số tiền này, phần dư nợ tối thiểu còn lại sẽ phải chịu phí chậm trả lên tới 3,95%. Đối với các ngân hàng đại lý, khi thực hiện thanh toán hộ cho ngân hàng phát hành sẽ được hưởng một phần chiết khấu thương mại (tỷ lệ do tổ chức thẻ qui định) khi tiến hành đòi tiền với ngân hàng phát hành thẻ. Bởi vậy, các ngân hàng ở Việt Nam đều thu được một khoản phí không nhỏ khi làm đại lý thanh toán cho các loại thẻ này. Ngoài các khoản thu kể trên, ngân hàng còn có các khoản thu khác như : + Phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời: Được tính khi chủ thẻ yêu cầu tăng hay giảm hạn mức. + Phí tra soát: khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho yêu cầu tra soát của mình. + Phí cấp lại thẻ: (do mất cắp, thất lạc) và đổi thẻ (theo yêu cầu của chủ thẻ) + Phí xác nhận theo yêu cầu của chủ thẻ: Được tính khi chủ thẻ yêu cầu xác nhận HMTD, tình trạng thẻ… + Phí chuyển đổi hình thức đảm bảo sử dụng thẻ: được tính khi chủ thẻ có yêu cầu chuyển đổi hình thức đảm bảo thẻ. + Phí cấp lại PIN: Khi chủ thẻ yêu cầu cấp lại số PIN mới. + Phí khiếu nại: Được tính khi chủ thẻ khiếu nại không đúng hoặc không chính xác giao dịch thẻ. + Phí xử lý giao dịch: Áp dụng cho các giao dịch thẻ khác VND, được tính trên số tiền giao dịch quy đổi vào ngày giao dịch được ghi nợ/có vào tài
  18. 7 khỏan thẻ. Phí này được tính gộp vào số tiền giao dịch quy đổi và được ghi nợ/có vào TKTGTT VND. + Phí chênh lệch tỷ giá: Áp dụng cho các giao dịch thẻ khác VND, được tính trên số tiền giao dịch được quy đổi vào ngày giao dịch được ghi nợ/có vào tài khỏan thẻ. Phí này được tính gộp vào số tiền giao dịch quy đổi và được ghi nợ/có vào TKTGTT VND. + Phí đặt hàng, dịch vụ qua thư, điện thoại, mạng: Được tính khi chủ thẻ đặt hàng, dịch vụ và có xác nhận của ACB khi thực hiện giao dịch thẻ. 1.2.2.2 Tác động đến vấn đề thanh toán Theo nhận xét và đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Tình trạng sử dụng quá lớn tiền mặt trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay đang làm cho chúng ta mỗi năm mất đi tới hơn 1 tỷ đô la. Thẻ ra đời mang lại một bước nhảy vọt trong thanh toán, tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, có hiệu quả chính xác tin cậy và tiết kiệm thời gian . Qui mô của thị trường thẻ tăng lên kéo theo số lượng gia tăng của các điểm tiếp nhận thẻ. Các ngân hàng luôn phải trang bị những phương tiện máy móc hiện đại nhất, đó cũng là tiền đề và là bước đột phá để các hình thức thanh toán tận dụng được những thành tựu cộng nghệ mới. Hiện nay, tất cả các ngân hàng phát hành, thanh toán thẻ đều sử dụng hệ thống kết nối trực tiếp ONLINE khi giao dịch với tổ chức thẻ quốc tế . 1.2.2.3 Tác động đến hoạt động tín dụng Tín dụng thẻ rất an toàn so với các hình thức tín dụng khác. Nó thường được phát hành dựa trên cơ sở thế chấp hoặc dựa trên theo dõi thu nhập định kỳ của khách hàng. Ngân hàng có thể can thiệp ngừng các giao dịch thẻ ngay lập tức nếu có nguy cơ rủi ro phát sinh, do đó có thể hạn chế tối đa mức thiệt hại. Một ưu điểm lớn nữa của tín dụng thẻ với hoạt động ngân hàng là nó góp phần quan trọng tạo ra những khách hàng kinh doanh lâu dài. Hợp đồng thẻ tín
  19. 8 dụng khi được ký kết sẽ gắn ngân hàng và khách hàng trong một quan hệ giao dịch lâu dài. Bên cạnh đó, quan hệ giữa ngân hàng và các điểm tiếp nhận thẻ cũng được gắn kết tương tự bằng các giao dịch kinh tế. Việc tạo lập những quan hệ về tín dụng, thanh toán trong môi trường kinh doanh đầy biến động là một lợi ích mà kinh doanh thẻ mang lại. 1.2.3 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ Các điểm tiếp nhận thẻ là nơi cung ứng hàng hoá và dịch vụ chấp nhận việc thanh toán bằng thẻ. Song song với các ngân hàng, các điểm tiếp nhận thẻ cũng phát triển ngày một nhiều. Việc thanh toán thẻ của ngân hàng sẽ không thực hiện được nếu thiếu sự góp mặt của các điểm tiếp nhận thẻ. Có thể nói, mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và các điểm tiếp nhận thẻ là mối quan hệ 2 chiều. Các điểm tiếp nhận thẻ là khách hàng của ngân hàng, hàng hoá mà họ được ngân hàng cung cấp khi tham gia vào mạng lưới thanh toán thẻ là dịch vụ “bán hàng qua ngân hàng”. Thông qua dịch vụ này, lợi ích của các cơ sở chấp nhận thẻ sẽ là mở rộng thị trường và doanh số. Các chủ thẻ sẽ tìm đến các cơ sở chấp nhận thẻ để mua hàng hoá vá dịch vụ. Điều này thoả mãn được mục tiêu của các điểm chấp nhận thẻ là tối đa hoá lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp được vì mỗi điểm tiếp nhận thẻ là một cơ sở kinh doanh. Ngân hàng thông qua dịch vụ thẻ sẽ thu được một khoản lợi nhuận là phí tính theo % trên giá trị giao dịch thẻ. Hơn nữa, doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam đều là doanh số thanh toán thẻ của khách nước ngoài. Nó như một biện pháp xuất khẩu tại chỗ và là cơ hội để các điểm tiếp nhận thẻ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài. 1.2.4 Đối với người sử dụng thẻ Thứ nhất, lợi ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác. Ngày nay thẻ tín dụng đã trở thành một phương tiện thanh toán hiệu quả an toàn và chính xác, hơn hẳn so với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. Nó cho phép người sử dụng có thể mua hàng hoá, dịch vụ tại bất cứ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2