intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích nhận diện rõ nguyên nhân dẫn tới sự sản xuất và phát triển xuất khẩu không bền vững trái thanh long để từ đó đề xuất giải pháp nhằm hướng tới sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG HOÀNG CHINH GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CHO TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG HOÀNG CHINH GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CHO TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học GS.TS Võ Thanh Thu TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên thực hiện Trương Hoàng Chinh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………..…………………1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MỘT NGÀNH HÀNG……...…………………………………….……6 1.1 Cơ sở khoa học về phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững nông sản 1.2 Tìm hiểu phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững………..………......7 1.2.1 Khái niệm sản xuất và xuất khẩu bền vững …………..…………..7 1.2.2 Mối liên hệ giữa sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững… .. 11 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sản xuất bền vững và xuất khẩu bền vững…...11 1.3 Vài nét về tình hình sản xuất và xuất khẩu thanh long của Việt Nam...13 1.3.1 Tình hình sản xuất thanh long của Việt Nam……………..……..13 1.3.2 Tình hình xuất khẩu thanh long của Việt Nam……………..…...14 TÓM TẮT CHƯƠNG 1…………………………………..…………………..18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG TRÁI THANH LONG CỦA TỈNH LONG AN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thanh long của Long An ……..……19 2.1.1 .Thực trạng sản xuất thanh long của Long An …………….…….…...19 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu thanh long của Long An…………….….…….21
  5. 2.2 Đánh giá tính bền vững trong sản xuất thanh long của Long An .…….25 2.2.1. Chỉ tiêu kinh tế…………………………………………………...……..25 2.2.2. Chỉ tiêu xã hội …………………………………………...……………..28 2.2.3. Chỉ tiêu môi trường…………………………………...………………..37 2.3 Đánh giá tính bền vững trong xuất khẩu thanh long của Long An...….42 2.3.1. Chỉ tiêu kinh tế…………………………………………..……………..42 2.3.2 Chỉ tiêu xã hội ……………………………………………..……….…...52 2.3.3. Chỉ tiêu môi trường……………………………………..……….……..54 2.4 Kết luận về sản xuất và xuất khẩu bền vững thanh long của Long An..54 2.4.1. Những thành tựu đạt được………………………………..…………...54 2.4.1.1. Thành tựu về mặt kinh tế………………………………...…………..54 2.4.1.2. Thành tựu về mặt xã hội…………………………………...………...55 2.4.1.3. Thành tựu về mặt môi trường………………………...……………..55 2.4.2. Những hạn chế…………………………..……………… ….………….56 2.4.2.1. Hạn chế 1: Trái thanh long Long An chưa có thương hiệu xuất khẩu ………………………………………………….………………………………56 2.4.2.2. Hạn chế 2: Yếu kém trong công tác xúc tiến thương mại và phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc……………....………………..56 2.4.2.3. Hạn chế 3: Công tác phát triển giống cây trồng còn yếu làm cho sản xuất thiếu ổn định…………………………………………..……… …….…..57 2.4.2.4. Hạn chế 4: Thanh long trồng tự phát, thiếu quy hoạch dài hạn…..58 2.4.2.5. Hạn chế 5: Kỹ thuật canh tác và trình độ cơ giới hóa trong các khâu còn hạn chế…………………………………………..………….……………..58
  6. 2.4.2.6. Hạn chế 6: Phúc lợi xã hội chưa được quan tâm và thiếu tính liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu………..…..……..……..59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CHO TRÁI THANH LONG LONG AN 3.1. Mục tiêu, quan điểm, cơ sở đề xuất giải pháp………………… …….…60 3.1.1. Mục tiêu giải pháp ………………………………………… ....……….60 3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp …………………………...……..………60 3.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp……………………………...…………………61 3.2. Đề xuất các nhóm giải pháp về sản xuất và xuất khẩu bền vững thanh long cho Long An…………………………………………..….………………61 3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho trái thanh long Long An…………………………………………………………..……….…...61 3.2.2. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường mới cho trái thanh long……………………………..………….…….63 3.2.3. Nhóm giải pháp về nghiên cứu công tác chọn giống nhằm ổn định sản xuất trong thời gian tới………………………………………….……………67 3.2.4. Nhóm giải pháp về quy hoạch vùng canh tác cho trái thanh long Long An trong tương lai…………………………………………………………….68 3.2.5. Nhóm giải pháp về ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và nâng cao trình độ cơ giới hóa………………………………………...………………….69 3.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao phúc lợi xã hội và xây dựng mô hình liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu…………...……………..71 TÓM TẮT CHƯƠNG 3…………………………………..…………………..75 KẾT LUẬN …………………………………………………..……………….76 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Chữ viêt tắt Diễn giải bằng tiếng Anh Diễn giải bằng tiếng Việt Global Good Agricultural Thực hành nông nghiệp tốt GlobalGAP Practices tiêu chuẩn quốc tế Euro Good Agricultural Thực hành nông nghiệp tốt EuroGAP Practices tiêu chuẩn châu Âu KNXK Kim ngạch xuất khẩu PRA Pest Risk Analysis Phân tích nguy cơ dịch hại XTTM Xúc tiến thương mại Vietnamese Good Agricultural Thực hành sản xuất nông VietGAP Practices nghiệp tốt ở Việt Nam
  8. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Thị trường khó tính: Cơ sở để nước nhập khẩu cho phép nhập trái cây tươi là “Phân tích nguy cơ dịch hại” gọi tắt là PRA, trong đó ấu trùng ruồi đục quả là vấn đề rào cản chủ yếu khi xuất khẩu vào các thị trường này. Xuất trái cây sang các thị trường này phải có điều kiện (1.chiếu xạ; 2.xử lý nhiệt; 3.xây dựng vùng phi dịch hại; 4.một giải pháp loại bỏ nguy cơ cụ thể khác). Thí dụ: + Thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài, vú sữa: phải chiếu xạ để vào Mỹ, hoặc xử lý hơi nước nóng để vào Nhật + Chuối: thu hoạch giai đoạn quả còn xanh (green mature), trước khi chín vàng để vào Mỹ và Nhật. Là các thị trường Mỹ, Nhật, New Zealand, Úc, Hàn Quốc, Chile… Thị trường dễ tính: PRA chưa phổ biến; hoặc tương đồng về sinh thái; hoặc có đặc điểm đặc biệt về khí hậu. Ấu trùng ruồi đục quả không là rào cản. Xuất khẩu trái cây vào các thị trường này dễ dàng. Phần lớn các nước ở Châu Á. Tiêu chuẩn VietGAP: (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như: - Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất. - An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. - Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. - Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
  9. Rào cản kỹ thuật đối với thương mại Theo định nghĩa của WTO: “các biện pháp kỹ thuật là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó”. Như vậy, để bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh..., các nước đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều nước lại có xu hướng lạm dụng các biện pháp kỹ thuật này nhằm mục tiêu hạn chế hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ cho sản xuất trong nước. Do đó các biện pháp kỹ thuật này còn được gọi với cái tên “ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH 1. BẢNG Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thanh long và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với năm trước giai đoạn từ 2003 tới 2013 ...................................15 Bảng 2.1 Danh sách các hợp tác xã sản xuất thanh long tại Long An ........20 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long Long An qua các năm ............21 Bảng 2.3 Giá thanh long xuất khẩu của Long An .......................................22 Bảng 2.4 Thị trường tiêu thụ thanh long Long An .....................................24 Bảng 2.5 Lý do người nông dân vẫn đang áp dụng phương pháp truyền thống ...........................................................................................................28 Bảng 2.6 Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp .................................42 Bảng 2.7 Tổng số lao động của doanh nghiệp ............................................43 2. BIỂU ĐỔ Biểu đồ 1.1 Diện tích và sản lượng thanh long qua các năm......................14 Biểu đồ 1.2 kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam ......................15 Biểu đồ 1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long theo giá trị năm 2013 ..............................................................................................................….. 16 Biểu đồ 2.1 thống kê thu nhập của các hộ nông dân trồng thanh long……25 Biểu đồ 2.2 Thống kê về dự định mở rộng diện tích canh tác của các hộ trồng thanh long ..........................................................................................26 Biểu đồ 2.3 Thống kê dự định của người nông dân nếu thanh long liên tục rớt giá .........................................................................................................27 Biểu đồ 2.4 Thống kê tỷ lệ thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ... 27 Biểu đồ 2.5 Anh chị có thiếu người thu hoạch thanh long vào mùa thu hoạch không ...........................................................................................….36
  11. Biểu đồ 2.6 Nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất thanh long Long An 36 Biểu đồ 2.7 Thống kê phương pháp kỹ thuật được áp dụng trồng thanh long ..............................................................................................................37 Biểu đồ 2.8 Xu hướng áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong tương lai của các hộ trồng thanh long ...............................................................................39 Biểu đồ 2.9 Thống kê loại bóng đèn được các hộ trồng thanh long sử dụng để xông đèn. .....................................................................................41 Biểu đồ 2.10 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2013 ....................................................................................................45 Biểu đồ 2.11 Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm tới ......46 Biểu đồ 2.12 Tình hình đăng ký thương hiệu cho trái thanh long tại các doanh nghiệp ...............................................................................................47 Biểu đồ 2.13 Thị trường xuất khẩu thanh long của các doanh nghiệp ở Long An.......................................................................................................48 Biểu đồ 2.14 Thống kê số doanh nghiệp có bộ phận Marketing ................50 Biểu đồ 2.15 Mức độ thường xuyên của các hoạt động quảng bá thương hiệu thanh long ra quốc tế ...........................................................................51 Biểu đồ 2.16 Thống kê tỷ lệ nhân viên thời vụ tại các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Long An.........................................................................52 Biểu đồ 2.17 Mức độ liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu với các hộ trồng thanh long tại Long An ......................................................................53 Biểu đồ 2.18 Thống kê các giai đoạn được cơ giới hóa của doanh nghiệp 54 3. HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ phát triển bền vững ...................................................……...7 Hình 2.1 Chuỗi cung ứng thanh long Long An .........................................33 Hình 2.2 Mối liên hệ giữa độ ngày dài và nhiệt độ, ẩm độ để cây thanh long ra hoa ...........................................................................................................40
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài: Thanh long là một trong những chủng loại cây ăn quả đặc sản của huyện Châu Thành nói riêng hay của tỉnh Long An và cả nước nói chung. Tính đến năm 2014, tổng diện tích đất trồng thanh long toàn tỉnh Long An là hơn 3000 ha, chiếm gần 10% diện tích sản xuất của cả nước, được trồng tập trung chủ yếu tại các xã Long Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long, thị trấn Tầm Vu và các xã lân cận Thanh Phú Long, Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng, Hiệp Thạnh,... Trong vài năm gần đây, thanh long đã trở thành cây ăn trái có giá trị kinh tế cao hơn so với trồng lúa, bình quân 1 hecta canh tác thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa từ 7-10 lần. Từ năm 2005, nông dân trồng thanh long đã ứng dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất (chong đèn xử lý nghịch vụ, trồng mới bằng trụ bêtông, kỹ thuật bón phân, chăm sóc vườn,…) nên năng suất được nâng lên, trung bình 1 ha thanh long đạt lợi nhuận dao động từ 100-250 triệu/ha. Điều này cho thấy thanh long là một trong những ngành hàng của tỉnh nhà có lợi thế cạnh tranh cao ngay cả ở thị trường nội địa lẫn thị trường thế giới. Mặc dù thanh long được xem là loại trái cây xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao của tỉnh, từng được xem là cây “xóa đói giảm nghèo” và hiện nay được coi là “cây trồng làm giàu” của địa phương nhưng giá trị chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của nó. Cụ thể diện tích thanh long trồng theo hướng GAP (tiêu chuẩn quốc tế) còn khá thấp, chiếm tỷ lệ tương đối thấp so với tổng diện tích trồng thanh long trong toàn tỉnh. Hầu hết, thanh long được trồng nhỏ lẻ, mức độ phân tán khá cao, chưa sản xuất theo hướng chuyên canh với quy mô hơn. Điều này, tạo ra một thách thức lớn cho ngành xuất khẩu vì không thể cung cấp sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng sản phẩm đồng đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra phần lớn thanh long được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm hơn 80%, chưa phân tán tốt mức độ rủi ro về sản phẩm và thị trường, điều này tạo ra một nghịch lý là thanh long được mùa lại mất giá. Công nghệ bảo quản chế biến, phân loại đóng gói trái thanh long sau thu hoạch còn lạc hậu chủ yếu bằng biện pháp thủ công, làm cho tỷ lệ hư hỏng, hao hụt ở mức cao, dẫn đến giá thành sản xuất cao, gây bất lợi cho trái thanh long Long An trong cạnh tranh về giá so với thanh long của các tỉnh khác trong nước như Tiền Giang, Bình Thuận cũng như các nước trong khu vực. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chưa xây dựng được vùng nguyên liệu cho riêng mình mà chủ yếu thu mua qua trung gian. Mối liên kết giữa nhà xuất khẩu và người sản xuất còn rất yếu, tình trạng cung vượt cầu, giá cả giảm mạnh, nhưng
  13. 2 doanh nghiệp xuất khẩu lại không đủ số lượng để xuất khẩu cũng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, trái thanh long của Long An chưa xây dựng được thương hiệu cho mình, khi nhắc đến thanh long người ta thường nghĩ đến thanh long Chợ Gạo của Tiền Giang và thanh long Bình Thuận, làm cho công tác quảng bá tiếp thị trái thanh long Long An đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế cũng gặp khó khăn hơn.Cả người nông dân trồng thanh long lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn thiếu thông tin về thị trường, thiếu định hướng trong phát triển. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu làm sao để việc sản xuất và xuất khẩu thanh long phát triển cả về lượng và chất trong lâu dài, tức là tăng trưởng và bền vững. Để đạt được điều đó không chỉ là tăng quy mô, tăng năng suất, tăng chất lượng mà cần chú ý đến những giá trị từ việc sản xuất và xuất khẩu trái thanh long mang lại cho xã hội đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Chính vì lý do trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh Long An” cho luận văn của mình nhằm mục đích nhận diện rõ nguyên nhân dẫn tới sự sản xuất và phát triển xuất khẩu không bền vững trái thanh long để từ đó đề xuất giải pháp nhằm hướng tới sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long Long An 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tính bền vững trong phát triển của hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long của tỉnh Long An - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu bền vững sản phẩm trái thanh long cho tỉnh Long An 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính bền vững của hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long tại Long An được xem xét tập trung ở 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề bền vững trong sản xuất và xuất khẩu thanh long của tỉnh Long An.
  14. 3 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tổng hợp trên các tài liệu thu thập được, từ các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó đưa ra các nhân tố tác động tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu bền vững làm cơ sở đề xuất mô hình sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long Long An Nghiên cứu thực nghiệm và xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn các hộ trồng thanh long chuyên canh xuất khẩu tại tỉnh Long An ( với số mẫu là 110 hộ) và các doanh nghiệp tổ chức thu mua, xuất khẩu thanh long của tỉnh Long An( với số mẫu là 15 doanh nghiệp). Tác giả tiến hành thu thập số liệu từ việc thực hiện bảng khảo sát các hộ nông dân trồng thanh long và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trong tỉnh Long An, chủ yếu ở huyện Châu Thành. Sau đó chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, mô tả và so sánh dữ liệu để làm rõ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thanh long trong toàn tỉnh từ đó đề ra những giải pháp nhằm hướng hoạt động xuất khẩu thanh long của tỉnh theo hướng bền vững trong tương lai. Ngoài ra chúng tôi còn thảo luận với các chuyện gia từ nước ngoài như Giáo sư Abdul Ghafoor, giảng dạy tại Đại học nông nghiệp Pakistan, ThS Trần Đan Tâm, chuyên viên nghiên cứu phát triển kinh tế, các chuyên gia của hợp tác xã thanh long tại huyện Châu Thành, phòng nghiên cứu và phát triển nông thôn huyện Châu Thành về những giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững mà chúng tôi đề xuất để hoàn thiện, bổ sung cho bài nghiên cứu của mình. Nguồn dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: số liệu của tổng cục thống kê, cục thống kê tỉnh Long An, sở kế họach đầu tư Long An, sở khoa học công nghệ Long An, sở công thương Long An, tổng cục Hải quan, một số tài liệu, sách báo và website có liên quan,… Dữ liệu sơ cấp: số liệu điều tra thực tế qua bảng câu hỏi. 5. Tổng quan nghiên cứu trước đây và tính mới của đề tài: Từ khi Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng xuất khẩu trái thanh long đi nước ngoài dường như chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về thực trạng và giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long. Trong quá trình
  15. 4 nghiên cứu tác giả có tham khảo các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan như sau: - Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang California, Mỹ” của Phạm Thanh Thảo ( 2012), luận văn trình bày về nhu cầu tiêu thụ trái thanh long Việt Nam tại bang California của Mỹ, chưa đi sâu vào giải pháp trồng và xuất khẩu trái cây này sang Mỹ và chỉ nghiên cứu chủ yếu vùng trồng thanh long ở Bình Thuận, chưa đi sâu nghiên cứu khả năng trồng và cung cấp loài trái cây đặc sản này tại Long An - Công trình nghiên cứu: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang thị trường Nhật Bản” của nhóm nghiên cứu ngành khoa học xã hội, tuy nhiên đề tài này đưa ra nghiên cứu chung cho toàn diện tích trồng thanh long của Việt Nam, không đi sâu và một địa phương nào và không đưa ra giải pháp cho tính xuất khẩu bền vững trong tương lai - Công trình nghiên cứu: “ Chiến lược xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ” của công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (2013), công trình chủ yếu nghiên cứu về tình hình xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận và các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thanh long, chưa đưa ra giải pháp phát triển mang tính lâu dài gắn liền 3 mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường - Luận văn: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Thế Lộc ( 2006), luận văn trình bày chung về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao của đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên chưa đi sâu để cập mặt hàng trái thanh long và giải pháp cho việc xuất khẩu bền vững loại trái cây này Đề tài “Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh Long An” có những điểm mới như sau: - Xác định được tiêu chí đánh giá sản xuất và xuất khẩu bền vững từ đó có cơ sở đánh giá tính bền vững của họat động sản xuất và xuất khẩu thanh long về các mặt: tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. - Xác định các yếu tố tác động đến sản xuất và xuất khẩu bền vững, trên cơ sở đó xác định và phân tích các yếu tố tác động đến tính bền vững của họat động sản xuất và xuất khấu trái thanh long của Long An, từ đó tìm ra nguyên nhân của những vấn đề không bền vững
  16. 5 - Các giải pháp đưa ra gắn liền với yêu cầu phát triển của sản xuất và xuất khẩu bền vững ở các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của mặt hàng thanh long Long An. 6. Kết cấu của đề tài Bố cục luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sản xuất và xuất khẩu bền vững của một ngành hàng Trình bày lý thuyết về phát triển bền vững từ đó tổng hợp và đưa ra những tiêu chí đánh giá sản xuất, xuất khẩu bền vững cho 1 ngành hàng nông sản, liên hệ xây dựng tiêu chí đánh giá cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu bền vững trái thanh long Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu bền vững trái thanh long của tỉnh Long An trong thời gian qua Trong chương này, tác giả đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Long An thông qua kết quả sản xuất và xuất khẩu thanh long trong thời gian qua và những khảo sát thực tế từ việc sản xuất và xuất khẩu thanh long tại Long An.Từ đó, tác giả so sánh tiêu chí đánh giá sản xuất và xuất khẩu bền vững, rút ra kết luận về những thành tựu đạt được và những hạn chế trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Long An làm cơ sở đề xuất giải pháp cho họat động sản xuất và xuất khẩu bền vững. Chương 3: Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh Long An Dựa trên những đánh giá và phân tích ở chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp có liên quan đến sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long được trồng trên địa bàn tỉnh Long An, giải pháp bao gồm các nhóm giải pháp xuất phát từ lý thuyết sản xuất và xuất khẩu bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên cơ sở phân tích số liệu khảo sát và kết luận rút ra từ chương 2.
  17. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MỘT NGÀNH HÀNG 1.1 Cơ sở khoa học về phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững nông sản Thuật ngữ “ phát triển bền vững” ngày càng trở nên phổ biến và được quan tâm khi thế giới ngày càng phát triển. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà c̣òn ph ải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Đến năm 1987, thông qua báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của ủy ban môi trường và phát triển thế giới – WCED (nay là ủy ban Brundtland), khái niệm này được phổ biến rộng rãi hơn. Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội…phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội, môi trường. Khía cạnh môi trường trong “ phát triển bền vững” đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích con người. Khía cạnh xã hội của “phát triển bền vững” chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho con người có cơ hội phát huy hết tiềm năng của bản thân cũng như mang lại điều kiện sống tốt hơn. Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong “phát triển bền vững”. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên, được tạo điều kiện thuận lợi, được quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế và được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập
  18. 7 trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, nhưng trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản con người. Nguồn: http://gyproc.vn Hình 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững Như vậy khái niệm “phát triển bền vững” hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa…riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Đối với ngành thanh long, việc phát triển bền vững là một tiêu chí quan trọng bởi đây là một ngành hàng mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên việc sản xuất và chế biến thanh long cũng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Do đó, buộc chúng ta phải xem xét lại thước đo của sự phát triển. Cần phải tính đến lợi ích của những cộng đồng không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi ích của thế hệ mai sau. 1.2 Tìm hiểu phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững 1.2.1 Khái niệm sản xuất và xuất khẩu bền vững 1.2.1.1 Khái niệm xuất khẩu bền vững
  19. 8 Xuất khẩu bền vững là hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong đó nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Theo đó, phát triển xuất khẩu bền vững là sự phát triển kết hợp hài hòa hai nội dung: + Thứ nhất duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, đảm bảo chất lượng tăng trưởng được nâng cao. + Thứ hai là đảm bảo yêu cầu sự hài hòa giữa các mặt của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trường. Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động kinh tế nói chung, do đó phát triển xuất khẩu bền vững cũng giống như phát triển kinh tế bền vững, phải duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, đảm bảo chất lượng tăng trưởng trên cơ sở tăng giá trị gia tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại, sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu ngày càng được nâng cao. Việc tăng trưởng xuất khẩu không liên tục, chứa đựng nhiều rủi ro tăng trưởng khi có biến động lớn do cơ cấu không hợp lý, sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu yếu kém, sụt giảm tốc độ xuất khẩu gây nên bất ổn kinh tế vĩ mô…thì không thể coi là xuất khẩu bền vững. Xuất khẩu bền vững phải đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa của phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội, môi trường. Xuất khẩu tăng trưởng cao liên tục, chất lượng được nâng cao nhưng xuất khẩu chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, tức là đánh dấu đổi mới môi trường để có được thành tích xuất khẩu cao thì không thể coi là xuất khẩu bền vững. Hoặc là, xuất khẩu chỉ phục vụ cho lợi ích một nhóm người, nhất là trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, chia sẻ lợi ích xuất khẩu không công bằng thì cũng không thể coi đây là xuất khẩu bền vững. Một vấn đề khác cũng cần chú ý khi nghiên cứu xuất khẩu bền vững là tính bền vững của hoạt động xuất khẩu phải được xem xét trong dài hạn. Tăng trưởng xuất khẩu cao trong ngắn hạn trên cơ sở khai thác các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao (thu được nhiều ngoại tệ) chưa hẳn là xuất khẩu bền vững nếu chỉ xuất khẩu hàng thô, có gía trị gia tăng thấp, làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, đem lại lợi ích kinh tế cho một bộ phận tham gia xuất khẩu.
  20. 9 Xuất khẩu, xét về bản chất là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Do đó, hoạt động xuất khẩu bền vững của một nước cũng cần tính đến sự bền vững chung của thế giới. Một môi trường phát triển bền vững trên bình diện thế giới là một trong những điều kiện để phát triển xuất khẩu bền vững của một nước. 1.2.1.2 Khái niệm sản xuất bền vững: Sản xuất được xem là bền vững khi việc sản xuất đó đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vật liệu độc hại, và giảm thiểu lượng chất thải và các chất ô nhiễm phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm, nhằm tránh gây nguy hại đến các nhu cầu của các thế hệ sau. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về sản xuất nông nghiệp bền vững, trong đó đáng quan tâm là định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD) bởi tính tổng hợp và khái quát cao: nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho các thế hệ mai sau, cũng có ý kiến cho rằng sự bền vững của hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh thái. Như vậy, nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay bằng việc cung ứng sản phẩm ra thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà sản xuất và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, đảm bản tính gắn kết cộng đồng trong sản xuất. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển. Như vậy, đặc trưng một nền sản xuất nông nghiệp được coi là bền vững khi nó đạt được 3 mục đích: − Khía cạnh kinh tế: Đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tính ổn định − Khía cạnh xã hội: Đảm bảo công bằng kinh tế và công bằng xã hội − Khía cạnh môi trường: Giữ gìn và làm phong phú môi trường, phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp theo xu hướng nền nông nghiệp sinh thái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2