intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề tài này tác giả cũng muốn tìm ra những giải pháp tài chính nhằm đề xuất cho lãnh đạo Ban tài chính, Ban lãnh đạo Đài để có hướng giải quyết. Đây cũng chính là chìa khoá tiếp tục khẳng định vị trí cao nhất của truyền hình trong các phương tiện truyền thông, giải trí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Huyền GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS.NGUYỄN NGỌC HÙNG Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Huyền GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN NGỌC HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài này là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTV: Đài Truyền Hình Thành Phố Hồ Chí Minh HCSN: Hành chính sự nghiệp ĐVSN: đơn vị sự nghiệp NSNN: Ngân sách nhà nước XHH: Xã hội hóa
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ Bảng 1.1 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang Đo khoảng cách ----- 20 Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn thu của Đài Truyền hình TPHCM ------------------------- 38 Bảng 2.2: Nguồn thu quảng cáo và dịch vụ tại Đài truyền hình Tp HCM --------- 38 Bảng 3.1: Các kênh phát sóng của Đài Truyền Hình TPHCM ---------------------- 48 Bảng 3.2 Các yếu tố tố thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ truyền hình ------------------------------------------------------------------------------------------------ 57 Bảng 3.3 Mô hình hồi quy ---------------------------------------------------------------- 58 Bảng 3.4 Kết quả kiểm định ANOVA -------------------------------------------------- 58 Bảng 3.5 Kết quả hệ số hồi quy trong mô hình ---------------------------------------- 59 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về đánh giá sự tin cậy với đài truyền hình TPHCM - 60 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát về khả năng đáp ứng với đài truyền hình -------------- 61 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về mức độ đảm bảo với đài truyền hình TP HCM --- 61 Bảng 3.9 Kết quả khảo sát về sự cảm thông của đài truyền hình ------------------- 63 Bảng 3.10 Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng về phương tiện hữu hình của đài truyền hình.------------------------------------------------------------------ 63 Bảng 3.11 Đánh giá chung mức độ hài lòng của khách hàng------------------------ 64 Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu lý thuyết ------------------------------------------------ 20 Hình 2.1: Tăng trưởng nguồn thu của Đài Truyền hình TPHCM ------------------- 37 Hình 2.2: Tăng trưởng doanh thu từ hoạt động quảng cáo của Đài truyền hìnhTPHCM -------------------------------------------------------------------------------- 39 Hình 2.3: Tình hình chi phí của Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh ----------------- 40 Hình 3.1: Tỷ lệ giờ phát sóng của các kênh trên HTV ------------------------------- 49
  6. MỤC LỤC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VU TRYỀN HÌNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM ----------- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ------------------------------------------------ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------- 2 4. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 2 5. Ý nghĩa thực tiễn của đềtài ----------------------------------------------------------- 4 6. Kết cấu luận văn ------------------------------------------------------------------------ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH 1.1. Dịch vụ truyền hình ------------------------------------------------------------------- 6 1.1.1. Khái niệm truyền hình và dịch vụ truyền hình ---------------------------------- 6 1.1.2. Các đặc trưng của dịch vụ truyền hình ------------------------------------------- 9 1.2. Chất lượng dịch vụ truyền hình --------------------------------------------------- 13 1.2.1. Một số quan điểm về chất lượng dịch vụ truyền hình ------------------------ 13 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ truyền hình ---------------- 14 1.2.3. Sự hài lòng của bạn xem đài đối với dịch vụ truyền hình-------------------- 16 1.3. Quản lý tài chính của Đài truyền hình -------------------------------------------- 21 1.3.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý tài chính ------------------------------------ 21 1.3.2. Nội dung quản lý tài chính của Đài truyền hình------------------------------- 24 Kết luận chương 1 ---------------------------------------------------------------- 31
  7. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM 2.1. Khái quát về đài truyền hình TP.HCM ------------------------------------------- 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh 32 2.1.2. Kết quả hoạt động của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh. ------------------ 32 2.2. Thực trạng quản lý tài chính của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh -------- 34 2.2.1. Các nguồn lực tài chính của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh ------------ 34 2.2.2. Thực trạng các nguồn thu của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh ---------- 36 2.2.3. Thực trạng các khoản chi của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh ---------- 39 2.3. Đánh giá chung về những thành quả và tồn tại trong quản lý tài chính của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh ----------------------------------------------------- 42 2.3.1. Những thành quả ------------------------------------------------------------------ 43 2.3.2. Những tồn tại ----------------------------------------------------------------------- 44 Kết luận chương 2 ------------------------------------------------------------------------- 47 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CUNG CẤP TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM 3.1. Đánh giá chất lượng dịch vụ truyền hình của Đài truyền hình TP.HCM ---- 48 3.2. Đánh giá sự hài lòng của Bạn xem Đài đối với chất lượng dịch vụ truyền hình của Đài truyền hình TP.HCM ----------------------------------------------------- 51 3.3. Đánh giá tác động của hoạt động quản lý tài chính đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình của Đài truyền hình TP.HCM --------------------- 65 Kết luận chương 3 ------------------------------------------------------------------------- 67 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM 4.1. Định hướng phát triển của Đài truyền hình TP.HCM -------------------------- 68 4.2. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình của Đài truyền hình TP.HCM --------------------------------------------------------------- 71
  8. 4.2.1. Giải pháp khai thác nguồn lực tài chính ---------------------------------------- 71 4.2.2. Giải pháp sử dụng các nguồn tài chính --------------------------------------- 76 4.2.3. Một số giải pháp bổ trợ ----------------------------------------------------------- 79 Kết luận chương 4 ------------------------------------------------------------------------- 86 KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------- 88 PHỤ LỤC --------------------------------------------------------------------------------- 90
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Cùng với tốc độ phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại là sự ra đời khá rầm rộ của các loại hình dịch vụ giải trí nhằm đáp ứng cho nhu cầu giải trí của con người. Bên cạnh những sách báo, tranh ảnh thì truyền hình được xem là loại hình dịch vụ giải trí hàng đầu của thế giới, nhu cầu xem truyền hình hầu như là không thể thiếu của mọi người, mọi nhà và thường xuyên. Từ những tin tức, sự kiện, phim ảnh, thể thao... các kênh truyền hình đã phần nào đáp ứng cho nhu cầu về thông tin và giải trí cho con người. Gần đây lại xuất hiện thêm dịch vụ truyền hình cáp, ngoài sự tăng thêm về số lượng kênh truyền hình thì người xem còn được phục vụ tốt hơn với các kênh chuyên về thể loại như âm nhạc, thể thao, phim ảnh... Được biết ở Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay chủ yếu đại đa số người dân trên địa bàn được phục vụ bởi dịch vụ truyền hình công từ Đài truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên trên địa bàn cũng đã có thêm một số nhà cung cấp ở lĩnh vực này như: VTVC, FPT, SCTV... Thời gian sắp tới thì hầu như nhà cung cấp nào cũng muốn mở rộng quy mô và thị phần thông qua những chiến lược cạnh tranh như tăng thêm về số lượng kênh truyền hình, có thêm những kênh học anh văn hay karaoke trực tuyến, giảm cước phí thuê bao... Nếu không có những phản ứng kịp thời và nhanh nhẹn trước đối thủ, HTV rất khó lòng giữ vững vị trí như hiện nay. Bởi trong xu thế cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thế giới như hiện nay, thì sự sống còn của doanh nghiệp chỉ có thể đảm bảo bằng chính chất lượng hàng hoá hay dịch vụ của mình. Nếu lấy lợi nhuận trước mắt để đánh đổi chất lượng chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại trong một thời gian ngắn. Điều này có nghĩa là chất lượng luôn đồng nghĩa với chân lý sống của doanh nghiệp. Do đó, việc đánh giá chất lượng dịch vụ truyền hình có làm cho khách hàng hài lòng hay không? và giải pháp tài chính nào để nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình có thề đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của khách hàng là vấn đề bức xúc đang được đặt ra?
  10. 2 Từ thực tế trên đề tài “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh” là hết sức cần thiết đối với Đài truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu của luận văn hướng đến các mục tiêu sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ truyền hình tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ truyền hình và phân tích mối liên quan giữa sự thỏa mãn của khách hàng và chất lượng dịch vụ truyền hình. - Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của đài truyền hình TP.HCM. Qua đó phân tích tác động của quản lý tài chính tác động đến chất lượng dịch vụ truyền hình - Đề xuất các giải pháp tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình tại Đài truyền hình TPHCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Thực trạng chất lượng dịch vụ truyền hình tại Đài. Sự thỏa mãn của khán giả xem truyền hình. Sự liên quan giữa sự thỏa mãn của khán giả xem truyền hình với chất lượng dịch vụ công qua việc Đài phát sóng và doanh số quảng cáo thu được. Thực trạng quản lý tài chính và tác động cùa quản lý tài chính đến chất lượng dịch vụ truyền hình. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chương trình phát sóng của Đài truyền hình TPHCM (không kể các kênh nước ngoài của HTVC). Đối tượng khảo sát: là các khán giả xem truyền hình. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, sử dụng phương pháp định tính và định lượng.
  11. 3 Phương pháp định tính, nhằm đạt được những mong muốn, kỳ vọng và những yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khán giả đối với dịch vụ truyền hình TPHCM. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả phân tích thực trạng quản lý tài chính và chất lượng dịch vụ truyền hình để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn mối quan hệ giữa thực trạng chất lượng dịch vụ với quản lý tài chính. Trong luận văn, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu khám phá: thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi nhằm khám phá những mong muốn, kỳ vọng và những yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khán giả đối với dịch vụ truyền hình của HTV. Trước tiên, tác giả cùng một số khán giả và đồng nghiệp tự đặt mình trong vai trò bạn xem Đài có nhu cầu về thông tin, tin tức, thông qua các chương trình của HTV để tìm hiểu những yếu tố mà bạn xem Đài sẽ quan tâm khi sử dụng dịch vụ này và sự hài lòng của bạn xem Đài. Sau đó, thực hiện tiếp với việc thảo luận tay đôi với một số khán giả thường xuyên có nhu cầu được cung cấp thông tin. Kết quả này được sử dụng để điều chỉnh các tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ, đo lường sự thỏa mãn khách hàng và chất lượng dịch vụ truyền hình của HTV. Kết quả của lần khảo sát thứ hai này cho thấy có 5 nhóm tiêu thức chính (với 28 tiêu chí nhỏ) mà khán giả quan tâm khi sử dụng dịch vụ và các tiêu thức này sẽ được sử dụng để nghiên cứu định lượng tiếp theo về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khán giả. Nghiên cứu định lượng: mục đích của nghiên cứu này nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khán giả khi sử dụng dịch vụ từ chính ý kiến của khán giả. Nghiên cứu này được tiến hành tại TPHCM sử dụng dịch vụ truyền hình của HTV. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi chi tiết được soạn sẵn.
  12. 4 Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng và phân tích các dữ liệu thứ cấp đã được phía nhà cung cấp dịch vụ thống kê, tập hợp dựa trên những tiêu chuẩn của ngành, để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn mối quan hệ giữa thực trạng chất lượng dịch vụ với sự thỏa mãn và những nhân tố có thể cải thiện chất lượng dịch vụ truyền hình của HTV nhằm tăng doanh thu. Nguồn tài liệu: nguồn sơ cấp thu thập từ khảo sát điểu tra của tác giả. Có 28 biến đo lường chất lượng dịch vụ được phân thành 5 biến chung. Để đánh giá sự thỏa mãn của bạn xem Đài dựa trên việc khảo sát, thu thập, phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp từ phía khán giả theo phiếu điều tra. Thang đo sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ từ thấp (1) đến cao (5). Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, thông qua các bước xác định độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha), thống kê nhân tố, kiểm định giá trị trung bình, xác định mối tương quan… bằng phần mềm SPSS 16.0 cho phép xác định mối tương quan giữa chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng, thỏa mãn của bạn xem Đài. Đồng thời tìm ra mối liên quan giữa sự thỏa mãn của khán giả, việc nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình của HTV và mục tiêu tăng doanh thu quảng cáo. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong số các khán giả là cộng tác viên, khách hàng. Kích thước mẫu được xác định theo tiêu chuẩn 5:1, có nghĩa là trung bình 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Nghiên cứu này có 28 tham số cần ước lượng, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 28*5 140. Để có được tối thiểu 140 mẫu nghiên cứu, 200 bảng câu hỏi được chuyển đến khách hàng để thu thập và kiểm tra nhập liệu xử lý đối với các bảng câu hỏi và được sử dụng trong nghiên cứu này. Dữ liệu được nhập và xử lý trên phần mềm Excel và SPSS 16.0. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Bùng nổ thông tin trên các loại hình báo chí đang diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Mỗi người trong xã hội đều có quyền lựa chon cho mình một hình thức tiếp nhận thông tin, một kênh giải trí phù hợp. Có một số người có nhận thức về các loại hình báo chí hiện đại đã chiếm ưu thế so với phát thanh, truyền hình, Internet ...
  13. 5 Nhưng trong thực tế ở những nước phát triển như Mỹ hàng năm vẫn bỏ ra hàng nghìn tỷ đô la để đầu tư cho phát thanh, kể cả cơ sở vật chất trang thiết bị và cải tiến nâng cao chất lượng chương trình phát thanh truyền hình. Từ những quan điểm nhận thức đó, đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh muốn nâng cao chất lượng chương trình phát thanh. Với đề tài này tôi cũng muốn tìm ra những giải pháp tài chính nhằm đề xuất cho lãnh đạo Ban tài chính, Ban lãnh đạo Đài để có hướng giải quyết. Đây cũng chính là chìa khoá tiếp tục khẳng định vị trí cao nhất của truyền hình trong các phương tiện truyền thông, giải trí. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan về chất lượng dịch vụ truyền hình và quản lý tài chính của Đài Truyền Hình Tp. Hồ Chí Minh Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính của Đài Truyền Hình Tp. Hồ Chí Minh Chương 3: Thực trạng chất lượng dịch vụ truyền hình cung cấp tại Đài Truyền Hình Tp. Hồ Chí Minh Chương 4: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình của Đài Truyền Hình Tp. Hồ Chí Minh
  14. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH 1.1. Dịch vụ truyền hình. 1.1.1. Khái niệm truyền hình và dịch vụ truyền hình 1.1.1.1. Khái niệm về truyền hình Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tôc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác. Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung. Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV). Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình
  15. 7 giải trí,.. Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền hình số (Digital TV) Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới. Hầu hết mọi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên thủ quốc gia, du hành tới mặt trăng, chứng kiến một cuộc chiến hay xem một trận thi đấu thể thao…Với truyền hình, họ có được cơ hội làm những việc đó. Không chỉ là một phương tiện truyền thông, phương tiện giải trí thuần tuý, ngày nay truyền hình còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Truyền hình là loại hình phương tiện thông tin đại chúng mới xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX, nhưng đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến hết sức rộng rãi trong vòng vài ba thập niên trở lại đây. Thế mạnh đặc trưng của truyền hình là cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh (Kết hợp âm thanh và ở mức độ nhất định cả với chữ viết) mang tính hẫp dẫn sinh động, trực tiếp và tổng hợp. Từ đó, loại hình phương tiện truyền thông độc đáo, đặc biệt này tạo nên được ở người tiếp nhận thông tin hiệu quả tổng hợp tức thời về nhận thức và thẩm mỹ, trước hết là ở trình độ trực quan, trực cảm. 1.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ truyền hình Trong phạm trù kinh tế, có thể coi dịch vụ là sản phẩm của lao động xã hội, được mua bán trao đổi trên thị trường. Nền sản xuất xã hội được chia thành hai lĩnh vực lớn, đó là sản xuất hàng hoá và sản xuất dịch vụ. Quá trình tạo ra dịch vụ chính là quá trình tương tác giữa ba yếu tố cơ bản gồm khách hàng – người tiếp nhận dịch vụ; cơ sở vật chất; và nhân viên phục vụ. Ba yếu tố vừa kể trên có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống mà trong đó dịch vụ là kết quả của quá trình tương tác trực tiếp giữa khách hàng, nhân viên cung ứng dịch vụ và cơ sở vật chất. Gronroos (2001), dịch vụ là một hoạt động hoặc là một chuỗi các hoạt động mà ít hay nhiều đều mang tính vô hình, nhưng không nhất thiếu đều là vô hình, diễn ra trong quá trình tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ, và (hoặc) sản phẩm, và (hoặc) hệ thống cung cấp dịch vụ, thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề (nhu cầu) của khách hàng. [17]
  16. 8 Theo quan niệm của nhiều nước, dịch vụ công luôn gắn với vai trò của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ này. Dịch vụ công là một loại dịch vụ do cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện dưới sự giám sát của Nhà nước; nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu của xã hội, của người dân, không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Xuất phát từ cơ sở nhận thức như trên, có thể tạm dịch chia dịch vụ công ở nước ta hiện nay thành các loại sau: Thứ nhất, những dịch vụ sự nghiệp công phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho xã hội, quyền và lợi ích người dân. Nhà nước trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc ủy quyền cho các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện, như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học, bảo hiểm an sinh xã hội, phòng cháy chữa cháy, bão lụt, thiên tai, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, … Thứ hai, những hoạt động mang tính dịch vụ công ích, đây là các hoạt động có một phần mang tính chất kinh tế, hàng hóa như cung cấp điện, cấp nước sạch, giao thông công cộng đô thị, viễn thông, vệ sinh môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, vận tải công cộng, khuyến nông, khuyến ngư [4] Từ đó, Dịch vụ truyền hình của Đài truyền hình là việc cung ứng cho khách hàng của một đài truyền hình các sản phẩm của truyền hình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các yếu tố của sản phẩm dịch vụ truyền hình hay một chương trình truyền hình gồm có: Lượng thông tin, hình ảnh, âm thanh, tiếng động hiện trường và âm nhạc. - Lượng thông tin: Do trực quan cảm giác truyền hình rất hạn chế lượng thông tin lý luận và tư duy trừu tượng. Ký hiệu thông tin truyền hình thuộc ký hiệu đồng nhất (sự phù hợp hoàn toàn giữa nội dung ký hiệu và vật thể mà ký hiệu đại diện), thông tin trong truyền hình thường mang tính cụ thể, dễ hiểu bằng hình ảnh, âm thanh tự nhiên, có tính thuyết phục cao. - Hình ảnh: Hình ảnh trong truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung
  17. 9 thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Hình ảnh trong truyền hình phản ánh không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều của truyền hình. Khác với hình ảnh tĩnh của các nghệ thuật tạo hình như hội họa, nhiếp ảnh. Hình ảnh trong truyền hình là hình ảnh động có thực đã qua xử lý kỹ thuật. - Âm thanh: Âm thanh là những yếu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông tin, truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm xử lí, thể hiện âm thanh của phát thanh. Ba yếu tố của âm thanh (lời bình, tiếng động, âm nhạc) được sử dụng trong truyền hình nhằm thông tin phản ánh cuộc sống. - Tiếng động hiện trường: Tiếng động hiện trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên (mưa, gió, nước chảy…), âm thanh do sinh hoạt con người tạo nên (tiếng dụng cụ lao động, máy móc, tiếng reo hò…), tiếng động nhân tạo… - Âm nhạc: Âm nhạc là một trong ba yếu tố quan trọng của tác phẩm truyền hình. Âm nhạc trong tác phẩm truyền hình có tác dụng làm tôn thêm hình ảnh và sự kiện, không chỉ lúc nào cũng vang lên mà chỉ sử dụng lúc cần thiết. 1.1.2. Các đặc trưng của dịch vụ truyền hình Dịch vụ truyền hình là một phần của dịch vụ công, do đó ta cần tìm hiểu các đặc điểm của dịch vụ công ở nước ta như sau: - Dịch vụ công có tính xã hội, với mục tiêu chính là phục vụ lợi ích cộng đồng đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội và bảo đảm công bằng và ổn định xã hội, mang tính quần chúng rộng rãi. Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ công với tư cách là đối tượng phục vụ của nhà nước. Từ đó có thể thấy tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ công. - Dịch vụ công cung ứng loại “hàng hóa” không phải bình thường mà là hàng hóa đặc biệt do nhà nước cung ứng hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện, đáp ứng nhu cầu toàn xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật.
  18. 10 - Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Thông thường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Cũng có những dịch vụ công mà người sử dụng vẫn phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí; song nhà nước vẫn có trách nhiệm đảm bảo cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận. - Từ góc độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho xã hội một loại hàng hoá công cộng. Loại hàng hóa này mang lại lợi ích không chỉ cho những người mua nó, mà cho cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa này. Ví dụ giáo dục đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu của người đi học mà còn góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và văn hoá của xã hội. Đó là nguyên nhân khiến cho chính phủ có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc sản xuất hoặc bảo đảm cung ứng các loại hàng hóa công cộng. Với sự đa dạng của các loại dịch vụ công, của các hình thức cung ứng dịch vụ công, và những đặc điểm của dịch vụ công, có thể thấy rằng cung ứng loại dịch vụ này một cách có hiệu quả không phải là một vấn đề đơn giản. Nhà nước phải xác định rõ loại dịch vụ nào nhà nước cần giữ vai trò cung ứng chủ đạo, loại dịch vụ nào cần chuyển giao cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội, loại dịch vụ nào nhà nước và khu vực tư nhân có thể phối hợp cung ứng và vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước về vấn đề này như thế nào. Kinh nghiệm của nhiều nước những năm qua cho thấy rằng, trong cung ứng dịch vụ công, nhà nước chỉ trực tiếp thực hiện những loại dịch vụ công mà khu vực phi nhà nước không thể làm được và không muốn làm. Nếu nhà nước không chuyển giao việc cung ứng dịch vụ công ở các lĩnh vực thích hợp cho khu vực phi nhà nước và cải cách việc cung ứng dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, thì hiệu quả cung ứng dịch vụ công về tổng thể sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân và sự phát triển chung của toàn xã hội. Những đặc trưng của dịch vụ vô hình đó là: tính vô hình (sản phẩm của dịch vụ là thực thi. Khách hàng không thể thấy, nếm, sờ, ngửi, thử … trước khi mua);
  19. 11 không đồng nhất (gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn giống nhau); không thể chia tách; không thể hoàn trả, nhu cầu bất định; quan hệ qua con người – vai trò con người trong dịch vụ rất cao và thường được khách hàng thẩm định khi đánh giá dịch vụ; tính cá nhân – khách hàng đánh giá dịch vụ dựa vào cảm nhận cá nhân của mình rất nhiều; tâm lý – chất lượng dịch vụ được đánh giá theo trạng thái tâm lý của khách hàng; và khó khăn trong việc đánh giá/ đo lường sản phẩm tạo ra. Dựa trên những cơ sở đó, ta có thể khái quát đặc trưng của dịch vụ truyền hình như sau: - Tính thời sự Truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với các dịch vụ truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Dịch vụ truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác. Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại nên các dịch vụ truyền hình có đặc trưng cơ bản là truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự việc. - Ngôn ngữ dịch vụ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh Một ưu thế của dịch vụ truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, người xem các sản phẩm truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. - Tính phổ cập và quảng bá Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, dịch vụ truyền hình có khả năng thu hút rất nhiều người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, dịch vụ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được
  20. 12 nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa. Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp cả thế giới. - Khả năng thuyết phục công chúng Dịch vụ truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Dịch vụ truyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng. “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem. - Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân. Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của công chúng. Vì vậy, dịch vụ truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ. Các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam như các chuyên mục “Sự kiện và bình luận”, “Đối thoại trực tiếp”, “Chào buổi sáng” của ban Thời sự VTV1 không chỉ tác động dư luận mà còn định hướng dư luận, hướng dẫn dư luận phù hợp với sự phát triển của xã hội và các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo, nên sự tác động dư luận ngày càng rộng rãi. Chính vì thế, dịch vụ truyền hình có khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân. Qua đó người dân có thể nêu lên những ý kiến khen chê, ủng hộ, phản đối, góp ý phê bình về các chương trình truyền hình của đài truyền hình hoặc gửi đi những thắc mắc, bất cập, sai trái ở địa phương. Rất nhiều vụ tham nhũng, lạm dụng quyền hạn đã được người làm báo làm sáng tỏ qua sự phản ánh của nhân dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2