intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước. Qua đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước đối với khách hàng tiền gửi cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----- ----- TRẦN LÊ THU HẰNG GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----- ----- TRẦN LÊ THU HẰNG GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS TRẦN HUY HOÀNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS-TS Trần Huy Hoàng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đáng tin cậy. Nội dung của công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình thực hiện luận văn này. Bình Phước, tháng 09 năm 2013 Người thực hiện Trần Lê Thu Hằng
  4. ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHÁCH HÀNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN VÀ THU HÚT KHÁCH HÀNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .. 6 1.1 Tiền gửi và khách hàng tiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại ...................... 6 1.1.1 Tiền gửi tại NHTM .......................................................................................... 6 1.1.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 6 1.1.1.2 Đặc điểm tiền gửi tại NHTM ................................................................... 6 1.1.1.3 Các loại tiền gửi tại Ngân hàng thương mại ............................................ 7 1.1.2 Khách hàng tiền gửi cá nhân ............................................................................ 9 1.1.2.1 Khái niệm ................................................................................................ 9 1.1.2.2 Phân loại khách hàng tiền gửi cá nhân .................................................. 10 1.2 Thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân .................................................................... 10 1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 10 1.2.2 Tầm quan trọng của việc thu hút khách hàng tiền gửi ................................... 10 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân ......... 12 1.2.3.1 Nhân tố từ phía các NHTM: .................................................................. 12 1.2.3.2 Nhân tố từ phía khách hàng: .................................................................. 15 1.2.3.3 Nhân tố khách quan từ môi trường: ....................................................... 18 1.3 Mô hình lý thuyết .................................................................................................. 20 1.3.1 Lược khảo tài liệu .......................................................................................... 20 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21
  5. iii Kết luận chương 1 ............................................................................................... 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TIỀN GỬI VÀ THU HÚT KHÁCH HÀNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC. ................................................................................................... 25 2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình phước............................................................... 25 2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước ................................................... 25 2.1.1.1 Điều kiện kinh tế.................................................................................... 25 2.1.1.2 Điều kiện xã hội ..................................................................................... 26 2.1.2 Hoạt động Ngân hàng trên địa bàn ................................................................ 27 2.1.2.1 Tình hình hoạt động ngân hàng ............................................................. 27 2.1.2.2 Tình hình phát triển huy động vốn của Ngân hàng trên địa bàn ........... 30 2.2 Giới thiệu về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước .......... 31 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước ........................................................................................................ 31 2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam31 2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng NN&PTNT Tỉnh Bình Phước ............................................................................................................... 33 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng NN&PTNT Bình Phước ................. 33 2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước......................................................................................................... 39 2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước ......................................................... 41
  6. iv 2.3.1 Tổ chức thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước: ......................................................................................... 41 2.3.2 Thực trạng thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước: ................................................................................. 43 2.3.3 Đánh giá hiệu quả thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân hiện có của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước ..................................................... 45 2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước . 52 2.4.1 Mô tả mẫu khảo sát .......................................................................................... 52 2.4.1.1 Thông tin chung .................................................................................... 52 2.4.1.2 Sự khác biệt giữa nhóm có gửi tiền và không gửi tiền ......................... 54 2.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước. ..................... 56 2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 56 2.4.2.2 Kết quả mô hình hồi quy ....................................................................... 60 2.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước ..................................................... 63 2.4.3.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 63 2.4.3.2 Kết quả mô hình hồi quy ....................................................................... 68 2.4.4 Phân tích các yếu tố khách hàng quan tâm khi gửi tiền ở NH NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước. .................................................................................. 71 Kết luận Chương 2 .............................................................................................. 76 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM ĐỊA BÀN BÌNH PHƯỚC ............................... 77
  7. v 3.1 Định hướng phát triển trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước ............................................................................. 77 3.1.1 Định hương phát triển hoạt động huy động vốn đến năm 2015 của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam ............................................................................................... 77 3.1.1.1 Định hướng của công tác huy động vốn ................................................ 77 3.1.1.2 Một số mục tiêu cụ thể: ......................................................................... 77 3.1.2 Định hướng phát triển huy động vốn của Ngân hàng NN&PTNT địa bán tỉnh Bình Phước đến năm 2015 ........................................................................................ 78 3.2 Một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân ............................... 80 3.2.1 Giải pháp đối với NH NN&PTNT Việt Nam: ............................................... 80 3.2.1.1 Phân nhóm khách hàng nhằm đưa ra sản phẩm thích hợp: ................... 80 3.2.1.2 Đa dạng sản phẩm như: ......................................................................... 81 3.2.1.3 Lãi suất cạnh tranh:................................................................................ 82 3.2.1.4 Phát triển công nghệ hiện đại nhằm tối đa hóa tiện ích cho khách hàng .. 82 3.2.1.5 Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng:........................................... 82 3.2.1.6 Mở rộng mạng lưới hoạt động và chỉnh trang trụ sở khang trang:........ 83 3.2.1.7 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên: ................................... 83 3.2.1.8 Thực hiện tốt công tác tiếp thị ngân hàng: ............................................ 84 3.2.1.9 Xây dựng hình ảnh và thương hiệu ngân hàng ...................................... 84 3.2.2 Giải pháp đối với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước85 3.2.3 Kiến nghị với NHNN ..................................................................................... 88 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 91 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 92
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATM : Máy rút tiền tự động CBTD : Cán bộ tín dụng CMND : Chứng minh nhân dân GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTCG: Giấy tờ có giá HĐV: Huy động vốn IPCAS : Hệ thống chương trình giao dịch IPCAS KCN : Khu công nghiệp NH NN&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại SXKD : Sản xuất kinh doanh TCKT: Tổ chức kinh tế TCTD: Tổ chức tín dụng USD : Đôla Mỹ VNĐ : Đồng Việt Nam XHCN : Xã hội Chủ nghĩa
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nguồn vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước quý 4/2012 ......... 27 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến cuối năm 2012. ............................................................................................................................... 29 Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động trên địa bàn và cả nước từ năm 2009 đến năm 2012 .. 30 Bảng 2.4: Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT địa bàn tỉnh Bình Phước qua các năm. ................................................................................................................... 39 Bảng 2.5: Huy động vốn tại NHNN & PTNT tỉnh Bình Phước qua các năm ............... 43 Bảng 2.6: Số lượng Khách hàng tiền gửi cá nhân qua các năm ..................................... 46 Bảng 2.7: Thông tin tổng quát về mẫu khảo sát............................................................. 52 Bảng 2.8: Sự khác biệt giữa cá nhân có gửi tiền và không gửi tiền. .............................. 55 Bảng 2.9: Các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số tương quan ................................. 59 Bảng 2.10: Kết quả hồi quy Probit các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền của cá nhân ................................................................................................................................ 60 Bảng 2.11: Các biến và kỳ vọng về dấu của mô hình 2 ................................................. 67 Bảng 2.12: Kết quả mô hình Tobit các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi ............... 68 Bảng 2.13: Kết quả các mức độ các yếu tố khách hàng quan tâm khi gửi tiền ............. 73 Bảng 2.14: Tỷ lệ mức độ 4 và 5 của các yếu tố khách hàng quan tâm khi gửi tiền....... 74 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh doanh đặt ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam .................................................................................. 77
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, MÔ HÌNH Hình 2.1: Nguồn vốn huy động của các NHTM đến quý 4/2012 .................................. 28 Hình 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến cuối năm 2012 ................................................................................................................ 30 Hình 2.3: Nguồn vốn huy động trên địa bàn và cả nước từ năm 2009 đến năm 2012. . 31 Hình 2.4: Cơ cấu bộ máy hoạt động Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Bình Phước. ............ 38 Hình 2.5: Cơ cấu tổng tài sản, nguồn vốn và dư nợ NH NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước. .................................................................................................................... 40 Hình 2.6: Chênh lệch thu chi NH NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước ............. 40 Hình 2.7: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng tại NH NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước qua các năm ................................................................................... 44 Hình 2.8: Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tại NH NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước qua các năm ................................................................................... 45 Hình 2.9: Số lượng khách hàng qua các năm ................................................................. 46 Hình 2.10: Lượng tiền gửi trong mô hình Tobit ............................................................ 64 Mô hình 2.1: Mô hình Probit Mô hình 2.2: Mô hình Tobit
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Trong môi trường kinh tế hiện nay, với số lượng hơn 40 ngân hàng trong nước, 30 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty cho thuê tài chính cùng thực hiện các hoạt động tín dụng, tạo ra môi trường cạnh tranh rất mãnh liệt trong hoạt động ngân hàng. Quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng là khách hàng, Ngân hàng nào có giải pháp chăm sóc khách hàng tốt, làm cho khách hàng hài lòng, tạo được lòng trung thành của khách hàng,…ngân hàng đó sẽ có nhiều cơ hội thắng lợi và phát triển, nhất là đối với khách hàng tiền gửi. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến hàng loạt các Ngân hàng cũng vì khách hàng tiền gửi, mà phần lớn là khách hàng tiền gửi cá nhân đã dùng nhiều biện pháp để giữ khách hàng, kể cả lách luật đưa lãi suất vượt trần. Điều đó cho thấy được mức độ khó khăn, phức tạp trong việc giữ được khách hàng tiền gửi cá nhân của mỗi Ngân hàng. Do đó, làm thế nào để giữ được khách hàng tiền gửi cá nhân cũ, phát triển khách hàng tiền gửi cá nhân mới luôn là vấn đề quan trọng của mỗi ngân hàng. Nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân là một công việc phải thực hiện thường xuyên trong môi trường hiện nay. Với mục đích như trên, tôi chọn Đề tài “Giải pháp thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước” nhằm tìm ra các giải pháp tích cực nhất thu hút khách hàng cá nhân đến gửi tiền, tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mà cụ thể là trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước. Qua đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động của
  12. 2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước đối với khách hàng tiền gửi cá nhân. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau: Đánh giá thực trạng huy động vốn từ khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào ngân hàng. Kiến nghị các giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước đối với khách hàng tiền gửi cá nhân.
  13. 3 3. Khung nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân ở NH NN&PTNT Việt Nam địa bàn BP Cơ sở lý thuyết Số liệu nghiên cứu NH NN&PTNT và  Số liệu thứ cấp nguồn vốn huy động  Số liệu sơ cấp  Ý kiến chuyên gia Mô hình nghiên cứu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân Nghiên cứu định lượng Phân tích mô hình Probit Phân tich mô hình Tobit 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Nội dung nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân ở Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước xét ở góc độ khách hàng. 4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu
  14. 4 Đề tài này tập trung điều tra, nghiên cứu ở các địa bàn đặc trưng cho đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực Tỉnh Bình Phước gồm các địa bàn: Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long, Đồng Phú. 4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu Đề tài tập thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 05/2013 đến tháng 07/2013 4.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các cá nhân có giao dịch gửi tiền và sẽ gửi tiền ở Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước. Đối tượng này có độ tuổi, thu nhập, ngành nghề kinh doanh … khác nhau. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của NHNN tỉnh Bình Phước và NH NN&PTNT Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước, Cục Thống kê, các bài viết đăng trên các tạp chí, websites từ năm 2008 đến 2013. Số liệu sơ cấp: Được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp các dân cư trên địa bàn: Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long, Đồng Phú với tổng số mẫu là 150 mẫu trong thời gian từ tháng 05/2013 đến tháng 07/2013. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá thực trạng huy động vốn từ khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam địa bàn Bình Phước. Đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp thống kê mô tả.
  15. 5  Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gửi tiền của cá nhân vào ngân hàng. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng bằng mô hình Probit: Mô hình Probit ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc như là một hàm số của các biến độc lập.  Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng bằng mô hình Tobit. Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa số lượng biến động biến phụ thuộc với các biến độc lập. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra giải pháp phù hợp trong huy động vốn nhằm thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân, từ đó giúp tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước. 7. Kết cấu luận văn: Luận văn được chia thành 3 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tiền gửi, khách hàng tiền gửi cá nhân và thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng về tiền gửi và thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước Chương 3: Giải pháp thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam địa bàn tỉnh Bình Phước. Phần Kết luận
  16. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHÁCH HÀNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN VÀ THU HÚT KHÁCH HÀNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tiền gửi và khách hàng tiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.1.1 Tiền gửi tại NHTM 1.1.1.1 Khái niệm Tiền gửi hay còn gọi là nguồn vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả, tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu, nguồn tài nguyên to lớn và quan trọng nhất của ngân hàng. Theo luật các TCTD Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, tiền gửi của NHTM gồm các hình thức sau đây: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới các hình thức: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu để huy động vốn tiền trong và ngoài nước; 1.1.1.2 Đặc điểm tiền gửi tại NHTM - Tiền gửi huy động được của NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, các NHTM hoạt động được chủ yếu nhờ vào nguồn vốn này; - Về mặt lý thuyết nguồn vốn từ tiền gửi không ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị ràng buộc. Vì vậy, các NHTM phải duy trì một khoản “dự trữ thanh toán” để sẵn sang đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng; - Có chi phí sử dụng vốn tương đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của NHTM; - Là nguồn vốn có tính cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng; - Tiền gửi chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các NHTM không được sử dụng vốn này để đầu tư.
  17. 7 1.1.1.3 Các loại tiền gửi tại Ngân hàng thương mại NHTM huy động vốn dưới nhiều hình thức tiền gửi khác nhau, chủ yếu thông qua các loại sau: Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn, trước hết được sử dụng cho mục đích thanh toán không dùng tiền mặt mà người gửi được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi tiêu, chi trả, thanh toán hàng hóa, dịch vụ và các khoản phí phát sinh một cách an toàn, thuận lợi. Với hình thức này, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước, ngân hàng rất khó trong việc lập kế hoạch cho việc sử dụng nguồn vốn này. Vì vậy, chi phí cho nguồn vốn huy động theo hình thức này rất rẻ (thậm chí ở nhiều nước, số dư tài khoản loại này ngân hàng không phải trả lãi). Do lãi suất thấp nên mỗi khách hàng thường duy trì số dư tài khoản TGTT không nhiều, nhưng với số lượng khách hàng đông giúp cho tổng nguồn vốn huy động qua TGTT trở nên đáng kể. Ngoài ra, việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi này còn giúp tăng thu phí dịch vụ cho NHTM. Vì vậy, để tăng trưởng nguồn vốn này, ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ giữa các mặt: tổ chức mạng lưới phục vụ khách hàng, cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán và ngày càng tăng chất lượng dịch vụ cũng như công tác phục vu, chăm sóc khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng có sự thỏa thuận trước về lãi suất và thời hạn rút tiền, áp dụng cho đối tượng là TCKT. Đây là loại tiền gửi tương đối ổn định vì ngân hàng xác định được thời gian rút tiền của khách hàng nên có thể chủ động sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích kinh doanh của ngân hàng trong thời gian ký kết. Tiền gửi có kỳ hạn tạo nguồn vốn tương đối ổn định cho ngân hàng, tuy nhiên nguồn vốn này là vốn tạm thời nhàn rỗi trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên
  18. 8 sẽ tạo sức ép cho các ngân hàng khi khách hàng rút tiền với số lượng lớn. Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân gửi vào ngân hàng, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi và được bảo hiểm của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán. Thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư là nghiệp vụ rất quan trọng của NHTM vì đây là nguồn vốn có tính ổn định rất cao, cho phép ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn để cấp tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất áp dụng cho các khoản tiền gửi tiết kiệm là cao nhất vì áp lực cạnh tranh giữ khách hàng của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, các NHTM áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú với kỳ hạn và phương thức lĩnh lãi đa dạng, linh hoạt. Tiền gửi tiết kiệm có hai loại: o Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: dành cho khách hàng cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng trong tương lai. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay loại tiền gửi này ít được khách hàng sử dụng do lãi suất của nó ngang bằng tiền gửi thanh toán trong khi các tiện ích kèm theo không bằng. o Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng vốn trong tương lai. Đây là khoản tiền gửi có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về thời gian gửi/rút tiền. Lãi suất trả cho tiền gửi tiết kiệm rất cao, theo sát giá thị trường do áp lực canh tranh cao và thay đổi tùy theo kỳ hạn gửi, hình thức trả lãi và loại tiền tệ. Phát hành giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền gửi trong một thời hạn nhất định, điều kiện và
  19. 9 các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua GTCG. GTCG gồm các loại: GTCG ghi danh, GTCG vô danh, GTCG ngắn hạn, GTCG dài hạn. Huy động vốn qua phát hành GTCG của NHTM được thực hiện tập trung theo từng đợt, phục vụ nhu cầu vốn theo mục tiêu của ngân hàng, ổn định hơn so với nguồn vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi khác. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn này thường có lãi suất và chi phí phát hành cao, phải được sự chấp thuận của NHNN. Các hình thức khác: o Phát triển tài khoản hỗn hợp: Là một dạng tài khoản tiền gửi hoặc phi tiền gửi cho phép kết hợp thực hiện các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, môi giới đầu tư, tín dụng. Chủ tài khoản sẽ ủy thác dịch vụ trọn gói cho ngân hàng. Những đặc điểm thu hút khách hàng của loại tài khoản này là tốc độ thanh toán cùng với những tiện ích dịch vụ. o Vốn chiếm dụng: Ngân hàng sử dụng tiền gửi nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình thanh toán không dùng tiền mặt (các khoản tiền khách hàng ký quỹ để bảo chi séc, mở thư tín dụng, bảo lãnh ngân hàng,…) để tạm thời đáp ứng nhu cầu vốn. 1.1.2 Khách hàng tiền gửi cá nhân 1.1.2.1 Khái niệm Theo bách khoa toàn thư, khách hàng là người mua hoặc theo dõi một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó mà sự quan tâm này có thể dẫn đến hành động mua. Khách hàng được phân thành hai loại: Khách hàng bên trong: là những người làm việc tại các Phòng, bộ phận của chính tổ chức đó hoặc làm việc tại các chi nhánh khác nhau của tổ chức đó. Khách hàng bên ngoài: là tổ chức, cá nhân bên ngoài không thuộc đối tượng khách hàng bên trong. Vậy có thể khái niệm khách hàng tiền gửi cá nhân của ngân hàng như sau: khách hàng tiền gửi cá nhân là cá nhân đã sử dụng các sản phẩm tiền gửi của ngân
  20. 10 hàng hoặc có quan tâm và sẻ sử dụng các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng trong tương lai. 1.1.2.2 Phân loại khách hàng tiền gửi cá nhân Phân theo nguồn gốc - Khách hàng nội bộ: gồm các cá nhân làm việc tại ngân hàng hoặc tại các chi nhánh trong cùng hệ thống; các Công ty trực thuộc của ngân hàng. - Khách hàng bên ngoài: là các cá nhân khác không thuộc khách hàng nội bộ. Nhằm mục đích thu phí như: chuyển tiền khách hàng vãng lai, giữ hộ tài sản, … Phân theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ: - Khách hàng truyền thống: là khách hàng đã sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. - Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nhưng có sự quan tâm và có khả năng giao dịch với ngân hàng trong tương lai. 1.2 Thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân 1.2.1 Khái niệm Là việc thực hiện các giải pháp của NHTM trong công tác huy động vốn như: giải pháp về công nghệ, lãi suất, sản phẩm tiền gửi, phong cách giao dịch,…. với mong muốn đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn, hài lòng cao nhất khi gửi tiền tại ngân hàng, từ đó thu hút được khách hàng, giúp duy trì và tăng trưởng nguồn vốn huy động nhưng vẫn bảo đảm lợi ích và đúng theo quy định của Nhà nước 1.2.2 Tầm quan trọng của việc thu hút khách hàng tiền gửi Đối với Ngân hàng thương mại: Duy trì và tăng trưởng khách hàng tiền gửi là trọng tâm hàng đầu trong chiến lược hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, bởi khách hàng tiền gửi gắn liền với tính sống còn của các NHTM, việc duy trì và mở rộng khách hàng tiền gửi, tăng trưởng nguồn vốn là thành công lớn của các ngân hàng hiện nay. Đặc biệt khi hiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2