intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu tại Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh – Nghiên cứu thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

63
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quan về các vấn đề chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế; thực trạng áp dụng các biện pháp chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh; giải pháp hoàn thiện các biện pháp chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu tại Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh – Nghiên cứu thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---- K --- NGUYỄN THỊ THÙY TRANG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TPHCM NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Thương mại Mã số:60.34.10.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS.ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009
  2. MỤC LỤC GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. Mục lục Trang Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ, sơ đồ, mô hình MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….i CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ………………………………..1 1.1 Một số khái niệm cơ bản về gian lận thương mại qua trị giá tính thuế ... ............... 1 1.1.1 Về gian lận .......................................................................................................... 1 1.1.2 Về gian lận thương mại ........................................................................................ 2 1.1.3 Về gian lận thương mại qua trị giá tính thuế trong lĩnh vực Hải quan . ............ 3 1.2 Giới thiệu về Hệ thống xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT/WTO ..................................................................................................................... 3 1.3 Một số hình thức gian lận thương mại qua trị giá tính thuế kể từ khi áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO. ................................................................................................. 5
  3. 1.3.1 Một số hình thức gian lận thương mại qua trị giá tính thuế trên thế giới…………..…5 1.3.2 Một số hình thức gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Việt nam............6 1.3.2.1 Khai báo trị giá thấp hơn thực tế ………….....………………..………........…..6 1.3.2.2 Khai báo trị giá cao hơn thực tế ………..…………………..…….…..………....7 1.3.2.3 Khai báo sai nước xuất xứ so với thực tế …………………..……………….….9 1.4 Giới thiệu một số biện pháp chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế hiện nay…………………………………………………………………………….………...9 1.4.1 Nghiệp vụ kiểm tra, tham vấn, và xác định trị giá tính thuế…………..…….....…9 1.4.2 Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan…..………………………………….……..…..11 1.4.3 Nghiệp vụ kiểm soát hải quan………………...………………………………..……13 1.5 Kinh nghiệm chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế của Hải quan trên thế giới............................................................................................................................ 14 1.5.1 Kinh nghiệm chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Hải quan Nhật Bản... ........................................................................................................................... 15 1.5.2 Kinh nghiệm chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Hải quan Thái Lan. .............................................................................................................................. 17 1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. ......................................................... 18 Kết luận chương 1…………….………………………….………………………………...….19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH………………………………………………...20 2.1 Tổng quan về Cục Hải quan thành phố Hồ Chi Minh .............................................20
  4. 2.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế trong thời gian qua tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.....................................24 2.2.1 Về nghiệp vụ kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế. ..................... 24 2.2.1.1 Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế………………..24 2.2.1.2 Kết quả kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế. ......................... 26 2.2.1.3 Một số ví dụ minh họa về thủ đoạn gian lận thương mại qua trị giá tính thuế của doanh nghiệp…………………………….………….…………………………30 2.2.1.4 Đánh giá hiệu quả biện pháp kiểm tra, xác định trị giá tính thuế tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chi Minh ................................................................ …….35 2.2.1.5 Ưu điểm và nhược điểm trong nghiệp vụ kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế hiện nay ……………………………….……………...........…37 2.2.2 Về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan ........................................................... 41 2.2.2.1 Quy trình kiểm tra sau thông quan………………………………………..….42 2.2.2.2 Kết quả kiểm tra sau thông quan… ......................................................... .44 2.2.2.3 Một số ví dụ minh họa về thủ đoạn gian lận thương mại qua trị giá tính thuế của doanh nghiệp ................................................................................ 47 2.2.2.4 Đánh giá hiệu quả biện pháp kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan……………………………………………….……………………………....51 2.2.2.5 Đánh giá hệ thống quản lý rủi ro đang áp dụng tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chi Minh hiện nay………………………..…………….…….………..52 2.2.2.6 Nhận diện đặc điểm của những doanh nghiệp đã có thủ đoạn gian lận thương mại qua trị giá tính thuế thành công………………………….……..55
  5. 2.2.2.7 Ưu điểm và nhược điểm trong nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan …………...……………………………………………………………..………….56 2.2.3 Về nghiệp vụ kiểm soát hải quan..................................................................... 59 2.2.3.1 Kết quả kiểm soát hải quan trong thời gian qua ……….……..……………59 2.2.3.2 Một số ví dụ minh họa về thủ đoạn gian lận thương mại qua trị giá tính thuế của doanh nghiệp…………………………………..…… ………......…60 Kết luận chương 2………………………………….………………………….….……….62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH…………………………………………………64 3.1 Mục đích và quan điểm đề xuất các giải pháp…………………………….………64 3.2 Căn cứ để xây dựng các giải pháp………………………...……………………….65 3.3 Giải pháp hoàn thiện các biện pháp phòng chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu……………………….………………………….66 3.3.1 Giải pháp trong nghiệp vụ kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế ……………………………………………………………………………………….…………66 3.3.1.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về giá của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ công tác kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế ……………………………………………………………………….……………………….66 3.3.1.2 Giải pháp 2: Bố trí hiệu quả cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên gia về giá ……………………….………………………………………………………………….……70 3.3.1.3 Giải pháp 3: Hoạt động của trị giá tính thuế phải được phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các bộ phận khác có liên quan …………………..………….………..73
  6. 3.3.2 Giải pháp trong nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan..……………….…………...77 3.3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiên hệ thống quản lý rủi ro ……………..………….…77 3.3.2.2 Giải pháp 2: Xây dựng mô hình tổ chức và lực lượng công chức kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu …….………….……………80 3.3.3 Giải pháp trong nghiệp vụ kiểm soát hải quan..……………………………....83 3.4 Các kiến nghị …………………………...……………...……….…………………85 3.4.1 Kiến nghị Nhà nước, các Bộ, Ngành liên quan.......….……………………..…….85 3.4.2 Kiến nghị Tổng cục Hải quan …………….…………..……………..............….….86 Kết luận chương 3……………………………………………………………………………87 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC. Phụ lục 1: Bảng khảo sát lần một. Phụ lục 2: Bảng và kết quả khảo sát lần hai. Phụ lục 3: Danh sách doanh nghiệp trả lời khảo sát. Phụ lục 4: Sáu phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định GATT. Phụ lục 5: Thuế nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước.
  7. i MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Mặc dù nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng và đang phục hồi với tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng trước mắt vẫn chưa bền vững, tình hình của doanh nghiệp hiện nay có thể xem như một “cơ thể” mới ốm dậy, nên cần phải tiếp thêm sức. Nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững, Chính phủ đang thực hiện nhiều giải pháp kích cầu với một khoản tiền lớn và nguồn tiền này chủ yếu được lấy từ ngân sách Nhà nước, trong khi đó nguồn thu về cho ngân sách phần lớn là từ thuế. Nay tình trạng gian lận và thất thu thuế nhiều, đặc biệt phổ biến là gian lận qua trị giá tính thuế trong lĩnh vực Hải quan ngày càng gia tăng sẽ dễ làm cho thâm hụt ngân sách tăng cao hơn. Đây là thực tế đáng lo ngại, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay. Nước ta đã hội nhập khu vực và nền kinh tế thế giới, theo đó quan hệ kinh tế được mở rộng bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì diễn biến hoạt động gian lận thương mại qua giá phức tạp hơn, đồng nghĩa với việc kiểm soát mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan Hải quan khó khăn hơn. Hậu quả của gian lận thương mại qua giá còn khiến nhiều ngành hàng trong nước phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh, nhẹ thì ngành hàng đó sụt giảm lượng bán ra, thu hẹp sản xuất, còn nặng có thể dẫn tới sụp đổ cả một ngành sản xuất trong nước, kéo theo nhiều lao động mất việc làm. Điều này để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Mỗi năm số tiền mà Tổng cục Hải quan phát hiện sai phạm và truy thu khoản thuế này lên tới hàng nghìn tỷ đồng, chắc rằng số tiền này thực tế sẽ cao hơn nhiều. Trong năm 2009 riêng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đã truy thu gian lận thuế hơn 379.8 tỷ đồng từ hoạt động nhập khẩu. Chia sẻ cùng với trăn trở nước nhà, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đang vận dụng và quản lý một cách có hiệu quả công tác phòng chống gian lận thương mại. Chính vì vậy, để góp phần vào công tác kiểm soát thất thoát nguồn thu từ hoạt động nhập khẩu, tác giả đã chọn và hoàn thành đề tài “Gian lận thương mại qua
  8. ii trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu tại Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh – Nghiên cứu thực trạng và giải pháp” để làm luận văn cao học. 2. Mục đích nghiên cứu: Hoàn thành đề tài này tác giả đặt ra cần đạt được các mục tiêu sau: – Tổng hợp những lý luận cơ bản liên quan gian lận thương mại qua trị giá tính thuế trong Hải quan. Đồng thời khái quát các hình thức gian lận này trên thế giới nói chung và đặc thù ở Việt Nam. – Rút ra một số bài học kinh nghiệm cần thiết cho Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm hải quan các nước trên thế giới. – Minh chứng thành tích đạt được thông qua kết quả truy thu thuế do phát hiện và ngăn chặn kịp thời các thủ đoạn gian lận thương mại qua trị giá tính thuế của doanh nghiệp trong thời gian qua của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, nhận diện một số đặc điểm của doanh nghiệp nhập khẩu có dấu hiệu gian lận thương mại qua trị giá tính thuế cao. – Đề xuất một số giải pháp cho Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh về công tác chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: – Các văn bản pháp luật về trị giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan trong Hải quan theo thông lệ quốc tế và của Việt Nam. – Các thủ đoạn gian lận thương mại qua trị giá tính thuế phổ biến trên thế giới và ở Việt nam hiện nay. – Khảo sát thông tin từ các doanh nghiệp có hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. – Công tác phòng chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế trong thủ tục Hải quan tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu:
  9. iii Do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, tác giả xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: Về mặt không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu các biện pháp chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đang được áp dụng tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đồng thời khảo sát các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác phòng chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh khoảng thời gian áp dụng trị giá tính thuế theo GATT (Từ năm 2004 đến nay). Đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO thì Việt Nam phải tuân thủ theo các thông lệ của quốc tế và nền kinh tế ngày càng hội nhập với thế giới một cách sâu rộng, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ và đa dạng. 4. Phương pháp nghiên cứu: – Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả, nghiên cứu tình huống điển hình để phân tích thực trạng gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu cũng như kết quả đạt được trong công tác phòng chống gian lận tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. – Toàn bộ số liệu được tổng hợp và xử lý có nguồn gốc từ Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là: Phòng trị giá tính thuế, Chi cục kiểm tra sau thông quan và Đội kiểm soát hải quan. Bên cạnh việc thu thập thông tin có sẵn từ các nguồn như: Các báo cáo tổng kết của Tổng Cục hải quan Việt Nam và Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng một số biện pháp nhằm hạn chế thủ đoạn gian lận thương mại qua trị giá tính thuế; Một số bài báo và tạp chí liên quan; Các thông tin trên internet và ý kiến các chuyên gia trong ngành Hải quan. – Khảo sát thực tế từ các đơn vị có hoạt động khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh.  Đợt 1 (6/2009-8/2009): Tác giả tiến hành khảo sát 180 doanh nghiệp, tuy nhiên kết quả thu về không đạt yêu cầu. Do đó, yêu cầu đặt ra là chỉnh sửa các
  10. iv thông tin trên bảng khảo sát (Chi tiết xem phụ lục 1) thật khéo léo để các doanh nghiệp trả lời trung thực các công việc đã hoặc đang liên quan đến quy trình nhập khẩu, từ đó theo mục tiêu ban đầu đặt ra tác giả xác định và thống kê các hành vi vi phạm Hải quan của doanh nghiệp xảy ra hay không, có khả năng nghi ngờ hành vi gian lận thương mại hay chưa, đặc biệt các câu hỏi xoay quanh vấn đề gian lận thương mại qua trị giá tính thuế. Không giống với các mẫu khảo sát khác, vấn đề gian lận thương mại “thật nhạy cảm” vì thế tác giả đã sắp xếp vị trí câu hỏi cũng như nội dung câu hỏi thoạt nhìn thấy không “ăn nhập” với đề tài.  Khảo sát lần 2 (nội dung và kết quả khảo sát chi tiết xem phụ lục 2): Từ tháng 9.2009 đến tháng 12.2009, Tác giả đã tiến hành khảo sát 231[1] doanh nghiệp, nhưng chỉ có 188[2] phiếu hợp lệ và 41 phiếu không hợp lệ (phiếu không hợp lệ là các phiếu không trả lời đủ các câu hỏi hoặc nội dung trả lời giữa các câu hỏi có sự mâu thuẩn nhau. – Sử dụng phần mềm Excel để xử lý kết quả mẫu khảo sát thu về. 5. Tính mới của đề tài: Trước đây, cũng có một số đề tài nghiên cứu về trị giá tính thuế trong lĩnh vực Hải quan như: – Hoàn thiện tổ chức và quản trị tác nghiệp kiểm tra, xác định trị giá hải quan với hàng xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu thuộc Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh – Bùi Tấn Nam- Luận văn thạc sĩ năm 2009. – Hoàn thiện tổ chức và quản trị công tác kiểm tra, xác định trị giá hải quan với hàng nhập khẩu tại các cửa khẩu thuộc Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh - Lê Thanh Thủy- Luận văn thạc sĩ năm 2009. Tuy nhiên, những đề tài này bàn nhiều về tổ chức và quản trị công việc kiểm tra, tham vấn xác định trị giá tính thuế, chưa điều tra khảo sát nên đánh giá kết quả thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế chưa toàn diện cũng như chưa chỉ rõ đặc điểm của doanh nghiệp có thủ đoạn gian lận thương mại thành công, dẫn đến giải pháp còn mang tính chủ quan của người viết. [1] Chiếm 1,93% trong gần 12.000 số doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh có hoạt động nhập khẩu hàng hóa thường xuyên. [2] Danh sách doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát xem phụ lục 3.
  11. v Bên cạnh việc thống kê và phân tích các số liệu thực tế từ công tác xác định trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, tác giả còn khảo sát thông tin từ chính các doanh nghiệp có hoạt động xuất - nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ rõ các giải pháp tác giả đưa ra luôn xem xét gắn liền với những khó khăn mà Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng, nhờ đó mà góp phần hoàn thiện hơn tính khả thi của giải pháp nhằm hạn chế tình trạng gian lận thương mại qua trị giá tính thuế như hiện nay. 6. Bố cục của đề tài: Đề tài được chia thành 3 chương gồm 87 trang, trong đó có: 14 bảng, 4 biểu đồ, 7 sơ đồ và 1 mô hình. – Chương 1: Tổng quan về các vấn đề chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế. – Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. – Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các biện pháp chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục. Người thực hiện Nguyễn Thị Thùy Giang
  12. -1- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ. 1.1.1 Về gian lận. Theo từ điển tiếng Việt, “Gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khóe nhằm lừa gạt người khác”. Theo nghĩa rộng gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lừa gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. Ba biểu hiện thường thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp. Thông thường, gian lận phát sinh khi hội đủ các yếu tố sau[1]: - Một cá nhân hay tổ chức cố ý trình bày sai một yếu tố hay sự kiện quan trọng; - Việc trình bày sai này sẽ làm cho người bị hại tin vào đó (người bị hại có thể là cá nhân hay tổ chức). - Người bị hại dựa vào và ra các quyết định trên cơ sở sự trình bày sai này. - Người bị hại chịu các khoản lỗ về tiền, tài sản do việc dựa trên sự trình bày sai này. Gian lận có thể mang lại lợi ích cho cá nhân hay cho tổ chức. Có ba cách thông thường nhất để đối phó với gian lận: ngăn ngừa, phát hiện và trừng phạt. Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của người quản lý đơn vị thông qua việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. [1] TS. Trần Thị Giang Tân (2009), “Gian lận trên báo cáo tài chính. Thực trạng và kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, trang 41 [17].
  13. -2- 1.1.2 Về gian lận thương mại. Theo tổng kết của Tổ chức Hải quan thế giới thì: “Gian lận thương mại là những hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại nhằm mục đích thu lợi bất chính thông qua các đối tượng hàng hóa, dịch vụ”. Chủ thể tham gia gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa. Gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ khi có sản xuất hàng hóa, các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hóa thì gian lận thương mại mới xuất hiện. Hiện nay, chúng ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh vì cạnh tranh là động cơ để phát triển. Nguyên nhân và động cơ cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều hình thức và thủ đoạn gian lận thương mại phức tạp và tinh vi thể hiện ở các hành vi trốn thuế, lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước, buôn lậu, lừa đảo, hối lộ, lấy cắp bí mật sản xuất, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế… Như vậy, có thể thấy mục đích hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại nhằm thu được lợi nhuận không chính đáng. Có nhiều hình thức gian lận thương mại[2] như: - Gian lận thương mại qua xuất xứ: sử dụng xuất xứ được hưởng ưu đãi về thuế, về chính sách thương mại. - Gian lận thương mại qua xác định mã số: xác định sai mã số của hàng hóa để được hưởng mức thuế suất ưu đãi. - Gian lận thương mại qua giá: xác định sai trị giá của hàng hóa để trốn thuế, để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. - Gian lận thương mại qua số lượng: khai báo sai số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu để trốn thuế. [2] TS. Nguyễn Thị Thương Huyền (2009), Giáo trình trị giá HQ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội [10]
  14. -3- Trong số các hình thức gian lận thương mại nêu trên thì gian lận thương mại qua giá được xem là một điểm yếu của hệ thống quản lý Hải quan tại các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 1.1.3 Về gian lận thương mại qua trị giá tính thuế trong lĩnh vực Hải quan. Theo Hải quan thế giới: “Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật Hải quan nhắm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tương đó hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính”. Trên cơ sở đó với thực tiễn ở Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan được định nghĩa như sau: “Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi gian lận các luồng sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sơ hở của luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm tra kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước và thu lợi bất chính cho riêng mình” [3]. Đến đây, sau khi đề cập đến một số khái niệm liên quan đến gian lận thương mại, theo tác giả gian lận thương mại qua trị giá tính thuế[4] là hành vi khai báo gian dối giá trị thực của hàng hoá nhập khẩu nhằm trốn tránh những nghĩa vụ quy định (số thuế phải nộp) cho hàng hóa đó. 1.2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ THEO HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT/WTO. Chống gian lận thương mại qua giá là vấn đề mang tính toàn cầu và rất phức tạp. Là thành viên của WTO, để hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu chúng ta đã mạnh dạn bãi bỏ việc áp dụng bảng giá tối thiểu và cam kết sẽ tuân thủ hoàn toàn Hiệp [3] TS. Đoàn Hồng Lê (2003), Chống Gian Lận Thương Mại, Tập Bài Giảng Lưu hành nội bộ, TCHQ [15] [4] Sau đây tác giả gọi tắt gian lận thương mại qua trị giá tính thuế là gian lận thương mại qua giá.
  15. -4- định chung về thuế quan và thương mại, gọi tắt là trị giá GATT (General Agreement on Tariff and Trade) đây là một trong những nguyên tắc các quốc gia là thành viên WTO phải cam kết thực hiện. Việc xác định trị giá tính thuế trong lĩnh vực Hải quan[5] theo Hiệp định GATT là bước tiến vượt bậc của cơ quan Hải quan nói riêng và Nhà nước nói chung để minh bạch hóa việc tính thuế theo trị giá giao dịch và kiểm soát tình trạng gian lận thương mại qua giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp định bắt buộc phương pháp cơ bản để xác định trị giá tính thuế phải là trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu, đó là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của lô hàng đang được xác định trị giá. Khi không có giao dịch mua bán xảy ra, hay các điều kiện đặc biệt không được thỏa mãn thì người ta phải dịch chuyển sang sử dụng các phương pháp thay thế. Mỗi phương pháp trong số các phương pháp thay thế đó, đều độc lập với nhau và được áp dụng riêng, không kể đến kết quả so sánh với trị giá có thể được xác định thông qua một phương pháp xác định khác. Đối với công tác xác định trị giá tính thuế, các công chức Hải quan sử dụng Hiệp định trị giá GATT làm tài liệu căn cứ. Các phương pháp sẽ được áp dụng một cách tuần tự và sẽ được dừng ngay ở phương pháp nào mà đã xác định được trị giá tính thuế, bao gồm 6 phương pháp (Chi tiết xem phụ lục số 4). - Trị giá giao dịch hàng nhập khẩu. - Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt. TRÌNH TỰ - Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự. ÁP DỤNG - Trị giá khấu trừ. - Trị giá tính toán. - Trị giá suy luận. Áp dụng xác định trị giá tính thuế theo GATT/WTO để xử lý hàng nhập khẩu công bằng hơn vì đây là hệ thống tính thuế ưu việt và mang tính minh bạch rõ ràng nhất hiện nay, là cơ sở lý luận tạo thuận lợi cho cơ quan Hải quan trong việc quản lý [5] Sau đây tác giả gọi tắt trị giá tính thuế trong lĩnh vực Hải quan là trị giá tính thuế.
  16. -5- doanh nghiệp đồng thời cũng tạo cho doanh nghiệp quyền lợi được khiếu nại và tố cáo khi không đồng tình với sự phán quyết của cơ quan Hải quan. Đây là một bước rất quan trọng nhằm tạo ra một hệ thống trị giá tính thuế đồng nhất với các nước trên thế giới, thuận lợi trong quá trình giao dịch, thúc đẩy thương mại quốc tế và loại trừ việc sử dụng các loại trị giá tính thuế tùy tiện, áp đặt gây sự xáo trộn không công bằng trên bình diện chung. 1.3 MỘT SỐ HÌNH THỨC GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ KỂ TỪ KHI ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT/WTO. 1.3.1 Một số hình thức gian lận thương mại qua trị giá tính thuế trên thế giới. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan, động cơ chủ yếu thúc đẩy các hành vi gian lận là do chủ hàng muốn thu lợi riêng cho bản thân mình, không muốn thực hiện nghĩa vụ với ngân sách. Qua tổng kết thực tiễn của các nước, Tổ chức Hải quan thế giới đã phân các loại hình gian lận về trị giá [6] như sau: - Loại thứ 1: Người bán (xuất khẩu) ghi giá hóa đơn thấp. - Loại thứ 2: Người nhập khẩu cung cấp hóa đơn thương mại giá sai lệch. - Loại thứ 3: Người nhập khẩu làm sai lệch những tài liệu khác về trị giá. - Loại thứ 4: Người bán, người mua thông đồng cung cấp hóa đơn thương mại giá sai lệch. - Loại thứ 5: Sử dụng hai bộ hóa đơn thương mại. - Loại thứ 6: Nộp cho cơ quan Hải quan hóa đơn thương mại của một phần trị giá thật của hàng hóa. - Loại thứ 7: Nộp cho cơ quan Hải quan những tài liệu giả nhằm giảm cước vận chuyển hàng hóa. [6] TS. Đoàn Hồng Lê (2003), Chống Gian Lận Thương Mại, Tập Bài Giảng Lưu hành nội bộ, Tổng Cục HQ [15]
  17. -6- - Loại thứ 8: Khấu trừ những khoản tiền nhận được hoặc không phải trả phát sinh trong giao dịch thương mại. - Loại thứ 9: Mô tả sai hàng hóa để giảm trị giá tính thuế. - Loại thứ 10: Khai tăng trị giá hàng nhập khẩu để tránh nộp thuế chống phá giá. - Loại thứ 11: Gian lận trị giá đối với hàng xuất khẩu tùy theo quy định của luật pháp mỗi nước hoặc thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước, trị giá hàng nhập khẩu từ nước xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính thuế hải quan của nước nhập khẩu. - Loại thứ 12: Những hình thức gian lận phức tạp - Cùng một lô hàng nhập khẩu nhưng những đối tượng gian lận đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau rất tinh vi nhằm qua được sự kiểm soát của cơ quan Hải quan để trốn thuế. Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua cũng cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trên Thế giới cũng chính là các hình thức gian lận mà Hải quan Việt Nam đã xác định như đã nêu trên. 1.3.2 Một số hình thức gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Việt Nam. 1.3.2.1 Khai báo trị giá thấp hơn thực tế a. Mục đích. Đây là hình thức gian lận phổ biến nhất. Hành vi này nhằm được hưởng một thuế suất thuận lợi hơn khi việc phân loại hàng hóa và thuế suất có thể phụ thuộc vào trị giá hàng hóa. b. Các phương thức gian lận. - Lập hóa đơn kép, trong đó hóa đơn ghi trị giá thấp xuất trình cho cơ quan Hải quan còn hóa đơn trị giá cao thì sẽ được người nhập khẩu giữ lại làm chứng từ thanh toán. Phương thức này sử dụng khá phổ biến. - Thanh toán từng phần, trong đó hóa đơn không thể hiện các khoản đã thanh toán trước hoặc các khoản thanh toán khác vào tổng trị giá mà chỉ ghi số tiền còn lại phải thanh toán.
  18. -7- - Không tính hoặc khai báo chi phí hoặc trị giá các khoản trợ giúp, phí bản quyền, phí giấy phép và các khoản lời lãi rất phổ biến. Người nhập khẩu có nghĩa vụ phải khai báo những khoản này, tuy nhiên việc phát hiện các khoản này cũng rất khó nên người nhập khẩu thường cố ý không khai báo các khoản này. - Bỏ qua các khoản về hoa hồng. Trong vài trường hợp, khoản hoa hồng bán hàng thì khai là thành hoa hồng mua hàng bởi vì “hoa hồng bán hàng” thì phải cộng vào giá trị thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán. - Khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo. Hàng hóa sau khi xuất khẩu đến nước nhập khẩu nhưng không phải đóng thuế nhập khẩu, sản phẩm đó sẽ được bán thông qua đó đánh giá được nhu cầu thị trường mở rộng nguồn tiêu thụ hoặc trưng bày quảng cáo thương hiệu sản phẩm mới, tất cả đều thực hiện thông qua hàng miễn thuế - F.O.C (Free Of Charge). - Không khai báo mối quan hệ đặc biệt, mà theo đó mối quan hệ này có ảnh hưởng đến giá trị giao dịch. - Nộp cho cơ quan Hải quan những tài liệu giả giảm cước vận chuyển hàng hóa làm sai lệch những tài liệu khác về trị giá… - Nhập khẩu lô hàng bao gồm nhiều loại hàng hóa có mức thuế suất khác nhau, tổng trị giá lô hàng ghi trên tờ khai hải quan không thay đổi nhưng những mặt hàng chịu thuế suất cao sẽ được khai báo giá thấp hơn thực tế và ngược lại[7] - Doanh nghiệp nhập khẩu những lô hàng nhạy cảm có thuế suất cao, nhập số lượng nhiều một lần rồi khai thấp trị giá để lợi dụng trốn thuế sau đó giải thể hoặc bỏ trốn. - Nhập khẩu hàng hóa khai báo sai về số lượng, về tên hàng hóa (mô tả sai hàng hóa trên hóa đơn), từ chối nhận hàng hoặc đề nghị điều chỉnh lược khai hàng hóa khi thấy có dấu hiệu bị phát hiện, cố ý né tránh không xuất hàng hóa để kiểm tra. [7] Th.S Vũ Thúy Hòa (2009), “Chống thất thu qua tham vấn”, Báo Hải quan, trang 6 [9]
  19. -8- 1.3.2.2 Khai báo trị giá cao hơn thực tế. a. Mục đích. - Trốn thuế thu nhập ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều hòa lợi nhuận giữa các công ty con trong một công ty lớn. Khi đó, doanh nghiệp chấp nhận nộp thuế cao hơn giá trị thực nhưng lại được hưởng lợi ích khác sau khi hàng hóa đã được nhập khẩu. Đó là, cơ quan Hải quan, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, đã vô tình xác nhận trị giá hàng hóa cao hơn giá thực tế, nhờ vậy doanh nghiệp có cơ sở xác nhận số vốn đưa vào Việt Nam cao hơn vốn thực, và từ đó doanh nghiệp có quyền chuyển phần lớn tiền lãi thu được khi kinh doanh trong nước ra nước ngoài. Những trường hợp như vậy thường được coi là gian lận dưới hình thức chuyển giá. - Trong trường hợp giao dịch liên quan đến giá chuyển nhượng và trị giá tính thuế được khai tăng một cách giả tạo để giảm số thuế nội địa phải nộp. Những nước đánh thuế vào lợi tức của doanh nghiệp thì các công ty có quan hệ với nhau sẽ tính toán giá để giành lợi nhuận lớn hơn cho công ty ở nước có thuế suất lợi tức thấp hơn. Vì vậy, chủ hàng có chiều hướng khai cao giá trị hải quan, tăng giá thành sản xuất để giảm lãi và từ đó làm giảm thuế lợi tức. Trường hợp này người mua và người bán thường có quan hệ đặc biệt, người xuất khẩu đang cư trú tại quốc gia có mức thuế suất thuế lợi tức thấp. Ngược lại, ở nước nhập khẩu vì trị giá tính thuế cao hơn thực tế, dẫn đến lợi nhuận thấp, nên dù thuế suất lợi tức có cao bao nhiêu thì tổng số tiền nộp thuế vẫn thấp. - Đối với hàng hóa có thuế suất nhập khẩu thấp hoặc bằng không (0%), doanh nghiệp cũng thường khai báo giá cao để chuyển tiền ra nước ngoài. Đó có thể là những khoản tiền phải trả cho những lô hàng có thuế suất nhập khẩu cao đã ghi giảm giá trước đây hay sắp tới, hoặc những khoản tiền bất hợp pháp trong hoạt động rửa tiền để che đậy trước sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. - Trường hợp phân loại hàng hóa và thuế suất căn cứ vào trị giá hàng hóa, thì trị giá hàng hóa có thuế suất thấp có thể được khai báo trị giá cao hơn để hưởng thuế
  20. -9- thấp hơn. Điều này hoàn toàn tự nhiên vì tổng số tiền chịu thuế tuy có cao lên nhưng thuế suất giảm đi và cuối cùng số tiền thuế nộp giảm đi. b. Các phương thức gian lận phổ biến. - Làm sai lệch trị giá hàng hóa, việc khai báo sai trên hóa đơn thậm chí làm giả hóa đơn có thể hỗ trợ cho hành vi khai thấp hoặc khai trị giá cao hơn thực tế. - Giao hàng và thanh toán từng phần. - Cố ý dẫn đến lập lờ về giá nhập khẩu. - Khai báo sai số lượng và tên hàng để có thể dẫn đến lợi thế về giá. 1.3.2.3 Khai báo sai nước xuất xứ so với thực tế. a. Mục đích. Khai sai nước xuất xứ nhằm chứng minh cho giá thấp hơn hoặc cao hơn (khai thấp hoặc khai trị giá cao hơn thực tế). b. Phương thức gian lận phổ biến. Che giấu xuất xứ thật của hàng hóa bằng cách chuyển tải qua nước thứ ba. Hàng hóa từ một nước có thể được trộn lẫn với hàng hóa của một nước khác nhằm tránh phải nộp thuế. Hàng hóa có thể được để lẫn với hàng hóa nước khác trong cùng một hộp hay container, hoặc có thể được gắn kết vào hàng hóa nước khác. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, bên cạnh những doanh nghiệp trung thực, chấp hành tốt các quy định của pháp luật thì vẫn có một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm ăn gian dối, trốn thuế nhằm đem lại lợi ích không chính đáng. Sau đây tác giả sẽ lần lượt giới thiệu một số phương pháp chống gian lận thương mại qua giá đóng vai trò tích cực hiện nay tại Cục HQ TPHCM. 1.4 GIỚI THIỆU MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HIỆN NAY.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2