intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết hợp việc phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập từ các báo cáo của Ngân hàng Á Châu kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo có giá trị cho Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban và nhân viên tín dụng tại ACB trong quản lý rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN THANH THẢO HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN THANH THẢO HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (hướng ứng dụng) Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Trần Thanh Thảo Sinh ngày: 31/03/1992 tại: Tiền Giang Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Tân Phong Tôi là học viên cao học khóa K27 – Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM Tôi xin cam đoan luận văn: “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Tấn Phước. Các số liệu trong đề tài được thu thập và sử dụng một cách hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Tác giả Nguyễn Trần Thanh Thảo
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1 1.1. Giới thiệu ..........................................................................................................1 1.1.1 Đặt vấn đề...................................................................................................1 1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát. ....................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ......................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu. .........................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.6 Đóng góp của đề tài ..........................................................................................4 1.7 Tổng quan học thuật .........................................................................................4 CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG. ..........................................................................................6 2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) ....6 2.1.1. Thông tin chung..........................................................................................6 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển. ..............................................................6
  5. 2.1.3 Ngành nghề hoạt động kinh doanh. .............................................................7 2.2. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) ................................................................................................7 2.3. Những dấu hiệu cảnh báo về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB. .................................................................................................................12 2.3.1. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB...................................12 2.3.2. Dư nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng dư nợ cho vay DNNVV tại ACB.........................................................................................14 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................16 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. ....................17 3.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. ....................17 3.1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng. .............................................................17 3.1.2. Khái quát về rủi ro tín dụng tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. ...............17 3.1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa ..............................................17 3.1.2.2. Khái quát về rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa......................18 3.1.3.Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. ......23 3.1.3.1. Lượng hóa rủi ro ................................................................................23 3.1.3.2. Đánh giá rủi ro tín dụng .....................................................................25 3.2. Các nội dung cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .....................................................................................................................26 3.2.1. Hoạch định chiến lược hạn chế rủi ro tín dụng ........................................26 3.2.2. Xác định khẩu vị rủi ro của Ngân hàng ....................................................27 3.2.3. Xây dựng quy trình hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................................................................27 3.2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ...................................................................27 3.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng ....................................................................28 3.2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng ...................................................................29 3.2.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng ..........................................................................30
  6. 3.2.4. Xây dựng bộ máy quản lý hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........................................................................................................30 3.2.5. Tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................31 3.3. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số Ngân hàng trên thế giới và bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam. .....................................................................................................................31 3.3.1. Ngân hàng ING – Hà Lan.........................................................................31 3.3.2. Ngân hàng Citibank – Mỹ ........................................................................32 3.3.3. Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam ..................................32 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................34 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU .............................35 4.1. Cơ cấu nợ quá hạn trong cho vay DNNVV ....................................................35 4.2. Cơ cấu nợ xấu trong cho vay DNNVV theo ngành nghề ...............................37 4.3. Cơ cấu nợ xấu trong cho vay DNNVV theo tài sản bảo đảm.........................38 4.4. Cơ cấu nợ xấu trong cho vay DNNVV theo kỳ hạn tín dụng .........................40 4.5. Các chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB .............41 4.6. Quy trình hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB ... .....................................................................................................................42 4.6.1. Nhận diện rủi ro tín dụng .........................................................................42 4.6.2. Đo lường rủi ro tín dụng ...........................................................................44 4.6.3. Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng ........................................................47 4.6.4. Xử lý rủi ro tín dụng .................................................................................47 4.7. Đánh giá thực trạng hạn chế và nguyên nhân rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB....................................................................................48 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................51 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCP Á CHÂU ........................52
  7. 5.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB. 52 5.1.1. Định hướng hoạt động ..............................................................................52 5.1.2. Mục tiêu hoạt động ...................................................................................53 5.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB ... .....................................................................................................................54 5.2.1. Theo dõi chặt chẽ quy trình giải ngân, dòng tiền và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. ...........................................................................................54 5.2.2. Mua bảo hiểm tín dụng dành cho DNNVV..............................................55 5.2.3. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin .....................................55 5.2.4. Xây dựng quy định chặt chẽ về tài sản bảo đảm ......................................56 5.2.5. Có kế họach trung dài hạn về đạo tạo nghiệp vụ bổ sung cho cán bộ thông qua hoạt động tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm ............................................56 5.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ...........................57 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................59 KẾT LUẬN ...............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACBS Công ty Chứng khoán ACB CBTD Cán bộ tín dụng DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước RRTD Rủi ro tín dụng SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa TSBĐ Tài sản bảo đảm
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản tại ACB ........................................................8 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay DNNVV tại ACB .............................................................12 Bảng 2.3: Dư nợ quá hạn cho vay DNNVV trong tổng dư nợ cho vay DNNVV tại ACB ...........................................................................................................................14 Bảng 4.1: Cơ cấu nợ quá hạn trong cho vay DNNVV ..............................................35 Bảng 4.2: Cơ cấu nợ xấu trong cho vay DNNVV theo ngành nghề .........................37 Bảng 4.3: Cơ cấu nợ xấu trong cho vay DNNVV theo tài sản bảo đảm ..................38 Bảng 4.4: Cơ cấu nợ xấu trong cho vay DNNVV theo kỳ hạn tín dụng ..................40
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản .............................................................................9 Hình 2.2: Tình hình huy động vốn ............................................................................10 Hình 2.3: Tình hình dư nợ cho vay ...........................................................................11 Hình 2.4: Lợi nhuận sau thuế ....................................................................................12 Hình 2.5: Dư nợ cho vay DNNVV tại ACB .............................................................13 Hình 2.6: Dư nợ quá hạn cho vay DNNVV trong tổng dư nợ cho vay DNNVV tại ACB ...........................................................................................................................15 Hình 4.1: Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV ........................................................36 Hình 4.2: Cơ cấu nợ xấu trong cho vay DNNVV theo tài sản bảo đảm ...................39 Hình 4.3: Cơ cấu nợ xấu trong cho vay DNNVV theo kỳ hạn tín dụng ...................41 Sơ đồ 3.1: Phân loại rủi ro tín dụng ..........................................................................21 Sơ đồ 3.2: Kiểm soát rủi ro tín dụng .........................................................................29
  11. TÓM TẮT Tiêu đề: “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu”. Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), hiện dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp trên tổng dư nợ toàn hệ thống chiếm khoảng 70%, trong đó, khối khách hàng DNNVV chiếm khoảng 1/3 tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ACB vẫn tồn tại một số rủi ro tiềm ẩn như: tập trung cao dư nợ vào một số ngành kinh tế nhất định, nguồn thông tin thẩm định chưa đầy đủ, sự vận dụng các chính sách để giữ khách hàng còn hạn chế ... những rủi ro tiềm ẩn này khi trở thành sự cố sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh tại ACB. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại ACB, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu”. Mục tiêu của luận văn là đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với DNNVV. Để đạt được mục tiêu, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, suy luận, logic được sử dụng để thống kê các nguồn số liệu thứ cấp của Hội sở ACB từ năm 2014 – 2018. Sau đó tôi sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel thống kê, tổng hợp và vẽ biểu đồ. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại ACB giai đoạn 2014 - 2018, 05 đề xuất được xây dựng với mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng đối với DNVVV. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo có giá trị cho Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban và nhân viên tín dụng tại ACB trong quản lý rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng. Từ khóa: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tài sản bảo đảm.
  12. ABSTRACT Title: "Restricting credit risk for small and medium enterprises at Asia Commercial Joint Stock Bank". At Asia Commercial Bank (ACB), loan outstanding balance of corporate customers on total loan outstanding balance of the whole system accounted for about 70%. In there, small and medium enterprise customers (SMEs) account for about 1/3 total loan outstanding balance of corporate customers. However, there were still some potential risks in ACB such as: focus on debit balance to some certain economic sectors, sources of information for appraisal are not really sufficient, the application of policies to retain customers is limited…When these potential risks become incidents, it will strongly affect business results at ACB. With the practical requirements at ACB, I decided to choose the topic research: "Restricting credit risks for small and medium enterprises at Asia Commercial Joint Stock Bank". The objective of the thesis is to assess the based on the status of credit operations at ACB, proposing solutions to limit credit risks in loan activities to SMEs To achieve the goal, statistical methods, comparison, analysis, deduction and logic is used to statistic the secondary data of the Headquarters of ACB in the period 2014 - 2018. Then I use Microsoft Office Excel software to statistics, synthesize and draw charts. The results of researching the status of loans in SMEs at ACB in the period of 2014 – 2018, 05 proposals are developed with the aim of limiting credit risks for SMEs The researching results of the thesis can be used as valuable references for the Board of directors, leaders of departments and credit officers at ACB in managing credit in general and in detail with SMEs Keywords: Asia Commercial Joint Stock Bank, Small and medium enterprises, Collateral of secured assets
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Giới thiệu 1.1.1 Đặt vấn đề. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua của các doanh nghiệp Việt Nam có sự thay đổi mạnh cả về chất và lượng, ngày càng góp phần to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khi góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nắm rõ điều này, các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển phân khúc tín dụng cho vay đối với khách hàng DNNVV và ACB cũng không ngoại lệ. Hoạt động tín dụng luôn là một mảng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng khốc liệt thì rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng và khó nhận dạng kiểm soát hơn. Vấn đề lợi nhuận và rủi ro luôn là hai mặt của một vấn đề: muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro. Vậy làm sao để cân bằng lợi ích giữa lợi nhuận và rủi ro, làm gì để có thể đạt được hiệu quả tối ưu và mức độ rủi ro vẫn nằm trong giới hạn được kiểm soát? Vấn đề bắt đầu từ việc nhận diện, phân tích các rủi ro để đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp là vô cùng cần thiết trong quá trình cấp tín dụng, đặc biệt là trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hành DNNVV. 1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài. Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), hiện dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp trên tổng dư nợ toàn hệ thống chiếm khoảng 70%, trong đó, khối khách hàng DNNVV chiếm khoảng 1/3 tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp và định hướng trong thời gian sắp tới ACB sẽ ngày càng đẩy mạnh phát triển phân khúc DNNVV.
  14. 2 Theo số liệu thống kê, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng DNNVV tại ACB trong giai đoạn 2014 -2018 luôn ở mức thấp hơn 3% và lần lượt là: 1.5%; 0.9%; 0.7%; 0.5% và 1.1%. Điều này, đã thể hiện sự quan tâm đến chất lượng tín dụng trong công tác quản trị điều hành tại ACB đã thực hiện tốt việc duy trì quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp. Tuy nhiên, khi đi sâu vào nghiên cứu quy trình cấp tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng DNNVV và số liệu dư nợ quá khứ đã cho thấy tại ACB vẫn tồn tại một số rủi ro lớn tiềm ẩn như: tập trung cao dư nợ vào một số ngành kinh tế nhất định, nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chưa thật sự đầy đủ, sự vận dụng các chính sách để giữ khách hàng khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ ... những rủi ro tiềm ẩn này khi trở thành sự cố sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh tại ACB. Do đó, với định hướng phát triển tín dụng của toàn hệ thống trong thời gian tới là đẩy mạnh cho vay DNNVV, việc nghiên cứu để hạn chế rủi ro tín dụng trở nên vô cùng cần thiết, giúp phòng tránh các thiệt hại có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại ACB, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát. Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với DNNVV. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ACB, từ đó chỉ ra những mặt đạt được cũng như các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến các mặt hạn chế đó. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ACB, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với ACB và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
  15. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ACB như thế nào? Ngân hàng đã đạt được những kết quả gì và những điểm nào còn hạn chế? Giải pháp nào có thể áp dụng trong thực tiễn để hạn chế rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ACB? Cần có những kiến nghị gì đối với ACB và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm mục tiêu hỗ trợ ACB trong việc hạn chế rủi ro tín dụng đối với DNNVV? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ACB 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện tại ACB. - Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ACB trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018, các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ACB giai đoạn 2019 – 2024. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, suy luận, logic: phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập các số liệu ở các báo cáo thống kê của ngân hàng ACB, so sánh các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu nợ xấu giữa các năm, đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ACB. Từ đó phân tích những mặt đạt được cũng như những hạn chế còn tồn động, và đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ACB. Các nguồn số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp của Hội sở ACB từ năm 2014 – 2018. Sau đó tôi sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel thống kê, tổng hợp và vẽ biểu đồ.
  16. 4 1.6 Đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Hệ thống cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM - Về mặt thực tiễn: Kết hợp việc phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập từ các báo cáo của Ngân hàng Á Châu kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo có giá trị cho Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban và nhân viên tín dụng tại ACB trong quản lý rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng. 1.7 Tổng quan học thuật - Nghiên cứu nước ngoài: McGraw-Hill (2007), Credit Risk Management đã trình bày bao quát về quản lý rủi ro tín dụng. Tất cả các vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng được đề cập một cách chi tiết từ quy trình tín dụng, phân tích các mục tiêu và chiến lược cho vay, hiệu quả tài chính, các rủi ro đặc thù trong hoạt động tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, cách quản lý danh mục tài chính và hệ thống xếp hạng tín dụng. - Nghiên cứu trong nước: + Nguyễn Hùng Tiến (2016), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM. Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng và đưa ra các giải pháp , kiến nghị nhằm nâng cao, hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. + Dương Ngọc Hào (2015), Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng NHTM theo quan điểm của Ủy ban Basel. Luận án đã phân tích rõ thực trạng quản trị rủi ro của nhóm NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2009 -2013, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và nguyên nhân của các rủi ro đó. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM. Đây là công trình nghiên cứu
  17. 5 mang tính tổng quát cao về vấn đề quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM. Kết cấu luận văn. - Chương 1: Giới thiệu đề tài - Chương 2: Ngân hàng TMCP Á Châu và những dấu hiệu cảnh báo về hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng. - Chương 3: Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại. - Chương 4: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chương 5: Giải pháp và kiến nghị hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
  18. 6 CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG. 2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) 2.1.1. Thông tin chung. - Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu - Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank - Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB - Logo : - Loại hình doanh nghiệp : Ngân hàng thương mại cổ phần - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948 + Đăng ký lần đầu: Ngày 19 tháng 5 năm 1993 + Đăng ký thay đổi lần thứ 32: Ngày 30 tháng 07 năm 2018 - Vốn điều lệ: Ngày 09/08/2018, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên 12.866.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười hai nghìn tám trăm sáu mươi sáu tỷ đồng.) - Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 05, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh - Số điện thoại: (84.8) 39290999 - Số fax: (84.8) 38399885 - Website: www.acb.com.vn - Mã cổ phiếu: ACB 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và
  19. 7 Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. 2.1.3 Ngành nghề hoạt động kinh doanh. - Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định. - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; thực hiện kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. - Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép. - Hoạt động bao thanh toán, mua bán trái phiếu, hoạt động ủy thác và nhận ủy thác, đại lý bảo hiểm. - Cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính; kinh doanh chứng khoán; mô giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành. - Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. 2.2. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
  20. 8 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản tại ACB Đơn vị tính: Tỷ đồng Tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Mức tăng trưởng (%) chí/ 2015/ 2016/ 2017/ 2018/ năm 2014 2015 2016 2017 Tổng tài 179,610 201,457 233,681 284,316 329,333 12.2 16 21.7 15.8 sản Vốn 9,376 9,376 9,376 10,273 12,886 0 0 9.6 25.43 điều lệ Huy 154,614 174,919 207,051 241,393 269,999 13.1 18.4 16.6 11.9 động vốn Dư nợ 116,324 135,348 163,401 198,513 227,983 29.1 20.7 21.5 14.8 cho vay Tổng lợi 1,215 1,314 1,667 2,656 6,388 8.1 26.9 59.3 40.5 nhuận trước thuế Lợi 951 1,028 1,325 2,118 5,134 8.1 28.9 59.8 42.4 nhuận sau thuế Tỷ lệ an 14.08% 12.80% 13.19% 11.49% 9.7% -9.1 3.0 -12.9 -15.6 toàn vốn (CAR) (Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB 2014 – 2018)  Tổng tài sản Đến cuối năm 2018, ACB hiện có khoảng 370 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Với tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch phát triển rộng khắp cả nước, song song với việc tăng trưởng về quy mô, ACB vẫn luôn duy trì một bảng tổng kết tài sản vững mạnh với khả năng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2