Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu: Cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản Việt Nam
lượt xem 12
download
Mục đích của đề tài là phân tích những thách thức và cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu mang đến đối với hoạt đông xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp trên cả phương diện vĩ mô và vi mô nhằm tận dụng tốt những cơ hội mà hiệp định mang lại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu: Cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -------------- ------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế LÊ THỊ THU NHÀN Hà Nội - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -------------- ------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Học viên: LÊ THỊ THU NHÀN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HỒNG Hà Nội - Năm 2017
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU .................................................................................... 7 1.1. Giới thiệu về Liên minh kinh tế Á Âu ..........................................................7 1.1.1. Quá trình hình thành Liên minh kinh tế Á Âu ......................................7 1.1.2. Tổng quan về thị trƣờng Liên minh kinh tế Á Âu .................................8 1.2. Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu............9 1.2.1. Xu thế hợp tác song phƣơng trên thế giới và khu vực...........................9 1.2.2. Tiến trình đàm phán ..............................................................................11 1.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định ............................................................16 1.2.3.1. Các cam kết về thuế quan................................................................17 1.2.3.2. Cam kết về xuất xứ ..........................................................................24 1.2.3.3. Các nội dung khác ...........................................................................27 1.2.4. Văn bản thực thi của Việt Nam ............................................................27 1.3. Khái quát về thị trƣờng các nƣớc trong Liên minh Kinh tế Á Âu. .........28 1.3.1. Liên bang Nga .......................................................................................28 1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................28 1.3.1.2. Đặc điểm dân cư .............................................................................28 1.3.1.3. Tình hình kinh tế thị trường ............................................................29 1.3.2. Cộng hòa Kazakhstan ............................................................................30 1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư ...........................................30 1.3.2.2. Tình hình kinh tế..............................................................................31 1.3.3. Cộng hòa Belarus ..................................................................................33 1.3.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................33
- 1.3.3.2. Đặc điểm dân cư .............................................................................33 1.3.3.3. Tình hình kinh tế thị trường ............................................................34 1.3.4. Cộng hòa Armenia.................................................................................36 1.3.4.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư ...........................................36 1.3.4.2. Tình hình kinh tế và đặc điểm thị trường ........................................36 1.3.5. Cộng hòa Kyrgyzstan .............................................................................38 1.3.5.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư ...........................................38 1.3.5.2. Tình hình kinh tế và đặc điểm thị trường ........................................38 TỔNG KẾT CHƢƠNG ................................................................................................................40 CHƢƠNG II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN ............................41 2.1. Khái quát về hoạt đông xuất khẩu nông sản của Việt Nam ....................41 2.1.1. Đặc điểm của hàng nông sản ................................................................41 2.1.1.1. Nông sản chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên ..............41 2.1.1.2. Nông sản mang tính thời vụ ............................................................41 2.1.1.3. Nông sản mang tính phân tán ..........................................................41 2.1.1.4. Các mặt hàng nông sản có tính tươi sống ......................................41 2.1.1.5. Nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yế u của con người .................42 2.1.1.6. Nông sản rất phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng ..42 2.1.2. Khái quát về hoạt đông xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2016 .............................................................................................42 2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nƣớc thành viên EAEU. ...............................................................................................45 2.2.1. Tổng quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc EAEU giai đoạn 2012 – 2015. .....................................................................................45 2.2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga. .........................................................................................................47 2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu .......................................................................47 2.2.2.2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu ....................................................49
- 2.2.2.3. Một số mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga trong thời gian tới. ..............................................................52 2.3. Phân tích SWOT hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng các nƣớc thành viên dƣới ảnh hƣởng của Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu ............................................................55 2.3.1. Điểm mạnh .............................................................................................55 2.3.1.1. Điều kiện thiên nhiên ......................................................................55 2.3.1.2. Điều kiện xã hội ..............................................................................56 2.3.1.3. Quan hệ thương mại truyền thống giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Á Âu ...............................................................57 2.3.2. Điểm yếu.................................................................................................58 2.3.2.1. Thiên tai...........................................................................................58 2.3.2.2. Chưa tập trung phát triển nông nghiệp bền vững ...........................58 2.3.2.3. Giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản xuất khẩu chưa cao ........59 2.3.2.4. Tính cộng đồng của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản còn yếu ......................................................................................................................59 2.3.3. Cơ hội .....................................................................................................60 2.3.3.1. Cam kết cắt giảm thuế quan và hạn ngạch thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EAEU. ..........................................................60 2.3.3.2. Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EAEU đến thời điểm này ....62 2.3.3.3. Mạng lưới người Việt đang sống và học tập tại Nga và các nước thành viên EAEU là tương đối đông đảo .....................................................62 2.3.3.4. Nga đang cấm vận đối với một số sản phẩm Phương Tây ..............62 2.3.4. Thách thức .............................................................................................63 2.3.4.1. Các tiêu chuẩn ngành và rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản ................................................................................................................63 2.3.4.2. Chi phí vận chuyển và bảo quản đối với mặt hàng nông sản .........65 2.3.4..3. Năng lực cạnh tranh .......................................................................67 2.3.4.4. Khả năng thanh toán của thị trường các nước Liên minh kinh tế Á Âu .................................................................................................................67
- 2.3.4.5. Vấn đề về lộ trình cắt giảm thuế quan và hạn ngạch thuế quan .....68 TỔNG KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................................69 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN .......70 3.1. Định hƣớng giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trƣờng các nƣớc thành viên. ........................................................70 3.2. Giải pháp tận dụng tối đa lợi thế của Hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trƣờng các nƣớc thành viên .......................73 3.2.1. Giải pháp vĩ mô ......................................................................................73 3.2.1.1. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ...................................73 3.2.1.2. Tăng cường liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản ......................................................................................................................77 3.2.1.3. Phổ biến rộng rãi nội dung Hiệp định ............................................77 3.2.1.4. Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EAEU. ........................79 3.2.2. Giải pháp vi mô ......................................................................................80 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng hàng nông sản ..............................................80 3.2.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa vào thị trường các nước thành viên .....................................................................................................83 3.2.2.3. Tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin và đối tác tại thị trường EAEU ............................................................................................................84 3.2.2.4. Chủ động tìm hiểu và khai thác tối đa lợi thế từ các quy định trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EAEU ..........................................85 3.2.2.5. Phát triển nông nghiệp bền vững ....................................................86 TỔNG KẾT CHƢƠNG 3 ...............................................................................................................87 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................90
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết luận khoa học trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tôi, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, Ngày …… tháng …… năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Nhàn
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Ngoại Thương, Quý thầy cô Khoa sau đại học cũng toàn thể các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học cũng như bài Luận văn tốtnghiệp. Đồng thời, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Hồng, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Nhàn
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu đề tài: “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu: Cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản Việt Nam” với ba nội dung chính Trước tiên, Ở chương 1, bài luận văn giới thiệu tổng quan về Liên minh kinh tế Á Âu và trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu và các cam kết về thuế quan mà hai bên sẽ áp dụng trong thời gian Hiệp định có hiệu lực với tổng cộng trên 11.360 dòng thuế được đàm phán. Cũng trong chương này, tác giả sẽ đưa ra những thông tin tổng quan về tình hình kinh tế thị trường các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu trong một vài năm trở lại đây. Từ đó, tác giả có cơ sở để đánh giá những tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường các nước này. Tiếp theo trong chương 2, bài luận văn phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu nói riêng trong giai đoạn 2012 – 2015. Trên thực tế, thị trường các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu là những thị trường truyền thống đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và đây cũng là một thị trường tiêu thụ rất lớn, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm lực để khai thác tối đa thị trường tiềm năng này. Từ đó, tác giả chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam và đánh giá những cơ hội, thách thức mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu đem lại cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. Dựa vào kết quả nghiên cứu chương 1 và chương 2, ở phần cuối cùng, bài viết tổng hợp các định hướng giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn mà hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam đang gặp phải, đồng thời tận dụng được tối đa cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu mang lại cho hoạt động này. Từ đó, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp đó là: Nhóm giải pháp từ phía cơ quan Nhà nước và Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp sản xuất và
- xuất khẩu nông sản. Theo đó, vấn đề cấp bách cần cả Nhà nước lẫn các doanh nghiệp cần giải quyết kịp thời và trước mắt đó là nâng cao nhận thức về các nội dung của Hiệp định và đẩy mạnh kế hoạch thâm nhập thị trường các nước thành viên để có thể tận dụng được tối đa cơ hội mà Hiệp định này mang lại đối với hoạt động xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.
- DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT I. Tiếng việt 1. XNK: Xuất nhập khẩu II. Tiếng anh 1. ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 2. C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ 3. D/P: Nhờ thu kèm chứng từ 4. EAEC: Cộng đồng Kinh tế Á Âu 5. EAEU: Liên minh Kinh tế Á Âu 6. EOCVS: Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử 7. EIF: Thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực 8. EU: Liên minh Châu Âu 9. FTA:Hiệp định Thương mại tự do 10. GAP: Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt 11. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội 12. SNG: Cộng đồng các quốc gia độc lập (thuộc Liên Xô cũ) 13. SPS: Các biện pháp kiểm dịch động thực vật 14. SWOT: Phương pháp phân tích các điểm Mạnh, điểm Yếu, Cơ hội và Thách thức 15. TBT: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại 16. TFP: Yếu tố năng suất tổng hợp 17. TPP: Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương 18. T/T: Chuyển tiền bằng điện 19. VAC: Hàm lượng Giá trị gia tăng 20. VCUFTA: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan 21. WTO: Tổ chức thương mại Thế giới
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Cam kết mở cửa của EAEU cho một số sản phẩm chủ lực ......................20 của Việt Nam.............................................................................................................20 Bảng 1.2: Cam kết của EAEU về hạn ngạch thuế quan đối với sản phẩm gạo của ViệtNam ....................................................................................................................21 Bảng 1.3: Cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số sản phẩm chủ lực của EAEU ........................................................................................................................23 Bảng 1.4: Cam kết của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm của EAEU ..................................................................................................................24 Bảng 1.5: Ví dụ về Quy tắc xuất xứ đối với một số sản phẩm .................................25 Bảng 2.1: Số liệu xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2016.........45 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên EAEU giai đoạn 2012 – 2015 ...................................................................................46 Bảng 2.3. Kim ngạch và tỷ trọng các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2015. ....................................................49 Bảng 2.4. Tỷ trọng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên bang Nga ...................................................................51 Bảng 2.5. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2015 ......................................................................................................53 Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 ...............................................................................................................54 Biểu đồ 1.1: Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo dòng thuế .........................19 Biểu đồ 1.2: Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2015 ...........................................................................................20 Biểu đồ 1.3: Cam kết mở cửa hàng hóa của Việt Nam theo dòng thuế ....................22 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ............................43 giai đoạn 2012 – 2016. ..............................................................................................43 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 ....44 Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Nga ............48
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh xu thế hợp tác song phương trên thế giới và trong khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ, ngày 05/10/2016 vừa rồi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU) đã chính thức có hiệu lực. Hiệp định này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội trong quan hệ hợp tác kinh tế, kim ngạch xuất khẩu hai chiều và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên nói riêng. Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với dân số chủ yếu tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, với diện tích 330,363 km2, tiềm năng đất nông nghiệp của nước ta là 10 – 11.16 triệu ha với 8 triệu ha cây trồng hàng năm (đất trồng lúa khoảng 5.4 triệu ha, 2.3 triệu ha trồng cây lâu năm) hiện nay nước ta mới chỉ sử dụng 65% quỹ đất nông nghiệp. Chưa kể đến những lợi thế về mặt khí hậu, nguồn nhân lực trẻ…, Đảng và Chính phủ còn đưa ra những chính sách, chủ trương cụ thể để tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành sản xuất nông nghiệp trong từng thời kỳ và vẫn luôn xác định nông sản là những mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Sau hơn 20 năm thực hiện theo đường lối đổi mới, ngành nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đã có những chuyển biến lớn với tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định, đặc biệt là ở các mặt hàng Gạo, cà phê, cao su. - Đối với mặt hàng gạo, mặc dù năm 2016 xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có những dấu hiệu sụt giảm đáng kể về mặt số lượng, tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng vị trí thứ 3 trên thế giới về số lượng xuất khẩu, chỉ đứng sau Thái Lan và Ấn Độ và con số này vẫn tăng trưởng đều ở một số thị trường lớn như Indonexia, Ghana; - Cà Phê Việt Nam hiện nay đang vượt Indonexia về số lượng xuất khẩu, vươn lên đứng vị trí số 2 trong số các nước xuất khẩu, chỉ đứng sau Brazil; - Cao su cũng đứng vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng đầu của thế giới. 1
- Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng được cải thiện đáng kể do chịu sự tác động lớn của tình hình cung, cầu hàng nông sản trên thị trường thếgiới. Hiện nay nông sản của Việt Nam đã có mặt tại rất nhiều thị trường trên Thế giới và một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống đối với mặt hàng nông sản của nước ta từ trước đến nay là Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ (Belarus, Kazakhstan…). Đặc biệt, việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu chính thức có hiệu lực vào ngày 05/10/2016 vừa qua sẽ mở rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam nói chung và đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói riêng vào thị trường các nước thành viên. Nổi bật trong số đó là thị trường Liên bang Nga, Nga là một thị trường có sức tiêu thụ nông sản (Gạo, Cà phê, Chè …) rất tốt, kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm của Việt Nam sang Nga và các nước SNG lên đến 60-90 triệu USD. Tuy nhiên, Theo ông Sitnikov A.T - Đại diện thương mại Nga tại Việt Nam, mặc dù nhu cầu của Nga là rất lớn nhưng Việt Nam mới chỉ đáp ứng được rất ít, trong khi nông sản Việt Nam lại chưa phát huy được hết tiềm năng. Chính vì thế, kỳ vọng về những lợi ích mà Hiệp định Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu mang đến được đặt vào hoạt động xuất khẩu nông sản là rất lớn, đặc biệt là sang thị trường các nước thành viên của Liên minh kinh tế Á Âu – Một thị trường vô cùng tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, khi mà Hiệp định Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu vừa mới chính thức có hiệu lực kể từ tháng 10/2016, nhận biết của doanh nghiệp về cơ hội cũng như thách thức mà Hiệp định này mang lại chắc hẳn là chưa được toàn diện và đầy đủ. Trong quá trình thực hiện, cả nhà nước và các doanh nghiệp có thể gặp phải không ít những thiếu xót, sai lầm, dẫn đến những hậu quả không đáng có. Vậy câu hỏi đặt ra là “Những thách thức và cơ hội mà Hiệp định này mang lại cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước thành viên của Hiệp định là gì?”. Bài luận văn “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu: Cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản Việt Nam” hy vọng sẽ góp phần đánh giá được một cách toàn diện về những ảnh hưởng hai mặt của hiệp định 2
- đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đồng thời đưa ra những kiến nghị giải pháp để tối đa hóa cơ hội, giảm thiểu hóa thách thức đó. 2. Tình hình nghiên cứu Một số nghiên cứu liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu và tác động của những hiệp định tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: Nghiên cứu của Vụ Thị trường Châu Âu – Bộ Công thương (2015) với chủ đề “Thị trường các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á – Âu và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thông qua FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu” đã phân tích rất cụ thể tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội của các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu. Bài viết đã chỉ ra được những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Liên bang Nga như Các rào cản kỹ thuật, thuế suất cao, chi phí vận chuyển lớn … và cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EAEU mà Việt Nam được hưởng. Nghiên cứu của ThS Thái Kiên Quyết và Nguyễn Thị Minh Tâm (2016) với chủ đề “Phát triển quan hệ thương mại với các nước trong Liên minh kinh tế Á - Âu trong bối cảnh thực hiện FTA Việt Nam - Linh minh kinh tế Á – Âu” tập trung nghiên cứu về thị trường các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu và phân tích thực trang mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên của Liên minh. Bài viết đã chỉ ra được mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam với Liên bang Nga và các nước thành viên còn lại của Liên minh kinh tế Á Âu. Theo nhận đính của tác giả, thị trường các nước thành viên EAEU là một thị trường tiêu thụ rất tiềm năng, đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu lực và Việt Nam là đối tác thứ 3 đầu tiên của khu vực Liên minh kinh tế Á Âu sẽ tạo ra cơ hội rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu của ThS Đinh Dương Thùy (2016) với đề tài “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - liên minh kinh tế Á - Âu: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam” đã đánh giá được Thực trạng quan hệ kinh tế quốc tế giữa Việt Nam với liên minh kinh tế Á Âu và chỉ ra những cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi tham gia hiệp định. Theo đó, khi Hiệp định Thương 3
- mại tự do Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu lực sẽ đem lại cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong nước rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hiệp định cũng gây ra không ít thách thức khi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh khá lớn. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Như Quỳnh (2015) về đề tài “Ảnh hưởng của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2014” đã phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản dưới tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản. Theo đó, Hiệp định này có ảnh hưởng rất tích cực đối với hầu hết các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như Rau quả, Cà phê, Hạt điều … trong giai đoạn 2008 – 2014. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và tận dụng được tối đa những cơ hội mà Hiệp định này mang lại. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác có liên quan như: Nghiên cứu của ThS Nguyễn Thị Diễm Hương (2016) với đề tài “Phát triển thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và liên bang Nga, Belaeus và Kazakhstan trong bối cảnh thực thị FTA giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu” Nghiên cứu của ThS Nguyễn Thị Thanh (2015) với đề tài: “Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga trong bối cảnh ký kết hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh thuế quan Nga - Belarus – Kazakhstan” Nghiên cứu của ThS Nguyễn Linh Chi (2016) với đề tài “Khai thác những ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam” Nghiên cứu của tác giả Lục Văn Báo (2013) về đề tài “Tham gia đàm phán hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): cơ hội và thách thức cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam”. 3. Mục đích của đề tài 4
- Mục đích của đề tài là phân tích những thách thức và cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu mang đến đối với hoạt đông xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp trên cả phương diện vĩ mô và vi mô nhằm tận dụng tốt những cơ hội mà hiệp định mang lại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường một số nước thành viên tiềm năng dưới ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu, đánh giá những cơ hội và thách thức Hiệp định mang đến và biện pháp để tận dụng cơ hội cũng như hạn chế những thách thức. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có rất nhiều nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường các nước Nga, Belarus, Kazakhstan là Gạo, Cà phê, rau quả, hạt tiêu, sao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của bài khóa luận bao gồm: - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích, tổng hợp xuyên suốt bài luận văn để đánh giá thực trạng hoạt động xuât khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên, những cơ hội, thách thức mà Hiệp định mang lại. Phương pháp so sánh được áp dụng trong việc so sánh tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia trong khu vực Liên minh Kinh tế Á Âu. 6. Cấu trúc của đề tài 5
- Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và phần phụ lục, bài luận văn gồm ba chương: Chƣơng I. Tổng quan về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu. Chƣơng II. Cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường một số nước thành viên tiềm năng. Chƣơng III. Giải pháp tận dụng tối đa Hiệp định Thương mại tự do Việt nam – Liên minh kinh tế Á Âu Mặc dù đã cố gắng, nhưng do những hạn chế về năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Qua đây người viết xin được gửi lời cám ơn đến sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Hồng đã giúp tôi hoàn thành bài luận văn trong suốt thời gian qua. 6
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU. 1.1. Giới thiệu về Liên minh kinh tế Á Âu 1.1.1. Quá trình hình thành Liên minh kinh tế Á Âu Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, Nga và các nước cộng hòa Trung Á đối mặt với việc nền kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng và sự sụt giảm tăng trưởng GDP. Ngay sau đó, nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vẫn giữ quan hệ gần gũi với Nga và hình thành các tổ chức đa phương như Cộng đồng Kinh tế Á Âu, Nhà nước Liên minh Nga Belarus, Cộng đồng Liên minh thuế quan kinh tế Á Âu Belarus, Kazakhstan, Nga, Liên minh Âu Á (thay thế Cộng đồng Kinh tế Á Âu từ ngày 01/01/2015) nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, an ninh, để từ đó cải thiện được tình hình sụt giảm trầm trọng của nền kinh tế các nước trong khu vực. Cụ thể, năm 1994, trong bài diễn văn tại Đại học Quốc gia Moskva, tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev đã nêu ra ý tưởng về việc thành lập một khu vưc mậu dịch tự do để kết nối và giúp tăng trưởng nền kinh tế giữa châu Âu và Đông Á. Nó nhanh chóng được xem là một cách để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và tạo ra đối trọng với liên minh kinh tế của phương Tây. Năm 1999, Belarus, Kazakhstan, Nga, Kyrgyzstan và Tajikistan đã kí hiệp định về Liên minh Thuế quan và Không gian kinh tế thống nhất vì các mục tiêu và các chính sách mà các quốc gia đang theo đuổi để bước đầu hình thành nên Liên Minh Thuế quan Á Âu và Không gian Kinh tế thống nhất Để tiến xa hơn trong việc liên kết và hợp tác kinh tế, năm 2000, Belarus, Kazakhstan, Nga, Kyrgyzstan và Tajikistan đã thành lập Cộng đồng Kinh tế Á Âu (EurAsEC), Uzbekistan đã tham gia vào năm 2006. Mục tiêu nhằm thành lập một thị trường chung thống nhất cho tất cả các nước thành viên. Cộng đồng Kinh tế Á Âu được ra đời dựa trên khuôn mẫu của Cộng đồng Kinh tế châu Âu với quy mô dân số trên 171 triệu dân (vào năm 2000). Đây là nền tảng để tiếp tục hoàn thành tiến trình hội nhập tiến tới thành lập một thị trường chung thống nhất. 7
- Đến ngày 01/01/2010, tiến trình hợp tác giữa các quốc gia này được tiến thêm một bước nữa khi Liên minh Hải quan Á Âu (Eurasian Customs Union, viết tắt: EACU) được chính thức thành lập. Liên minh ban đầu gồm Belarus, Kazakhstan, và Nga, sau đó kết nạp thêm Armenia và Kyrgyzstan từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Liên minh Hải quan được thành lập bước đầu sẽ như là một tổ chức giống với Liên minh châu Âu. Các thành viên sẽ hội nhập nền kinh tế và gỡ bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước sau tháng 6 năm 2011. Ngày 19 tháng 11 năm 2011, các nước thành viên đã đặt ra một nhiệm vụ chung trong việc liên kết các nền kinh tế, kế hoạch thành lập Liên minh Kinh tế Á Âu vào năm 2015. Ngày 1 tháng 1 năm 2012, ba thành viên đã hình thành một không gian kinh tế chung để tiến tới thành lập một liên minh kinh tế thống nhất. Sự hình thành của Liên minh được xây dựng dựa trên 3 hiệp định vào các năm 1995, 1999 và 2007. Hiệp định đầu tiên vào năm 1995 quyết định việc thành lập Liên minh, vào năm 1999 hiệp định thứ hai được kí kết nêu lên các thức tổ chức, và cuối cùng vào năm 2007 chính thức tuyên bố việc thành lập một khu vực kinh tế xóa bỏ hàng rào thuế quan và việc hình thành Liên minh. Dựa trên cở sở thống nhất hai Tổ chức tiền thân là Cộng đồng kinh tế Á Âu và Liên minh Hải quan Á Âu, một liên minh kinh tế giữa Armenia, Kazakhstan, Nga, Belarus và Kyrgyzstan được chính thức ra đời vào ngày 29/05/2014 đó là Liên minh Kinh tế Á Âu (Euroasian Economic Union viết tắt EAEU). Lễ ký kết Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu được tổ chức tại Astana, Kazakhstanvào ngày 29 tháng 5 năm 2014. 1.1.2. Tổng quan về thị trƣờng Liên minh kinh tế Á Âu Liên minh Kinh tế Á Âu hiện có 5 thành viên chính thức là Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan. - Tổng GDP tính đến cuối năm 2014 đạt 2,200 tỷ USD; - Dân số tính đến năm 2015 đạt khoảng 183.3 triệu người; 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 245 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 261 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn