intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả cho vay của Tổ chức Tài chính vi mô CEP chi nhánh Cần Đước – tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

39
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay tại Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh Cần Đước. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh Cần Đước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả cho vay của Tổ chức Tài chính vi mô CEP chi nhánh Cần Đước – tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN HUỲNH ANH HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CEP – CHI NHÁNH HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, tháng 05/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN HUỲNH ANH HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CEP – CHI NHÁNH HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG Long An, tháng 05/2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Huỳnh Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo và các Anh/Chị đồng nghiệp đang công tác tại Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô TS. Đoàn Thị Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Tác giả Nguyễn Huỳnh Anh
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Tài chính vi mô có vai trò rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam khi mà tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, nạn cho vay vay nặng lãi, tỷ lệ đói nghèo luôn ở mức cao. Riêng ở Việt Nam, Tài chính vi mô vẫn còn là một khái niệm rất mới mẻ, chưa được biết đến rộng rãi và được hiểu một cách chính xác hoặc đầy đủ. Ở Việt Nam, các tổ chức Tài chính vi mô còn ít, quy mô vốn và hoạt động chưa rộng, dịch vụ tài chính còn ít, chất lượng phục vụ chưa cao. Bên cạnh việc các tổ chức Tài chính vi mô phải cạnh tranh với các ngân hàng, công ty tài chính có sản phẩm cho vay tương đồng. Cùng với việc nhiều ngân hàng, công ty tài chính hoạt động trên cùng một địa bàn và cung ứng dịch vụ dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân tương đối dễ dàng và hậu quả là gây ra nợ nần quá nhiều, mất khả năng chi trả, vỡ nợ… Các tổ chức Tài chính vi mô có nguy cơ không thu được nợ, nợ quá hạn tăng cao vì khách hàng đã rơi vào bẫy nợ. Hiện tại Việt Nam cũng đã có 1 khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh để định hướng, hỗ trợ và quản lý hoạt động của tổ chức Tài chính vi mô nên nhiều tổ chức Tài chính vi mô đã mạnh dạng hơn trong việc phát triển sản phẩm cho vay và các sản phẩm tài chính đi kèm. Trên cơ sở hệ thống và khái quát các vấn đề lý luận về Tài chính vi mô tại các Tổ chức Tài chính vi mô, trên cơ sở đó phân tích những vấn đề thực tiễn trong quá trình công tác tại đơn vị những năm 2017 – 2019, đồng thời kết hợp với những kiến thức đã được học tại nhà trường về tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở đó đề xuất và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện mở rộng phương hướng phát triển công tác về tài chính vi mô tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Cần Đước trong những năm tới. Đề tài góp phần vào việc phát triển và nâng cao chất lượng cho vay của tổ chức Tài chính vi mô CEP chi nhánh Cần Đước vào các vấn đề thực tế. Kết quả của đề tài không những giúp cho Ban giám đốc Tổ chức Tài chính vi mô CEP chi nhánh Cần Đước đề ra các giải pháp hữu hiệu và thích hợp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng cho vay của đơn vị trong những năm kế tiếp.
  6. iv ABSTRACT Microfinance plays a very important role in developing countries such as Vietnam, where the share of agriculture-forestry-fishery is high, loan sharks, poverty rates are always at high level. In Vietnam alone, microfinance is still a very new concept, not widely known and understood correctly or fully. In Vietnam, microfinance institutions are still small, capital size and operation is not wide, financial services are low, quality of service is not high. In addition to microfinance institutions competing with banks, financial firms have similar lending products. As with many banks, financial firms operate in the same area and provide services that lead to relatively easy access to capital, resulting in too much debt. insolvency, debt default, etc. The microfinance institutions are in danger of losing their debt and overdue debts because customers have fallen into the trap. At present, Vietnam has a relatively complete legal framework to guide, support and manage the operations of microfinance organizations, so many microfinance institutions are stronger in the development of production loans and financial products. Based on the system and the general issues of Microfinance theories at Microfinance Institutions, on that basis, analyze the practical issues in the work process in the unit for 2017 - 2019, at the same time combining with the knowledge learned at the school about bank credit. On that basis, we propose and recommend solutions to improve the direction of microfinance development at CEP branch in Can Duoc in the coming years. This project contributes to the development and improvement of the quality of microfinance lending by CEP branch in Can Duoc district on practical issues. The results of the project not only help the Board of Directors of Microfinance Institutions CEP Can Duoc Branch to devise effective and appropriate solutions to develop and improve the quality of lending in the next years.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................ iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ......................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ ......................... 4 1.1 Lý luận chung về tín dụng ........................................................................................ 4 1.2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng ............................................................................. 5 1.3 Tổng quan về tài chính vi mô ................................................................................. 11 1.4 Đặc điểm sản phẩm cho vay của tổ chức tài chính vi mô ..................................... 12 1.5 Vai trò sản phẩm cho vay của tồ chức tài chính vi mô .......................................... 14 1.6 Các sản phẩm cho vay của tổ chức tài chính vi mô ............................................... 15 1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm cho vay của tổ chức tài chính vi mô ......... 17 1.8 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay của tổ chức tài chính vi mô CEP ............. 19 1.9 Kinh nghiệm hoạt động của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................................... 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 26
  8. vi CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CEP CHI NHÁNH CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN .................... 27 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổ chức tài chính vi mô CEP .................. 27 2.2 Khái quát về Tổ chức tài chính vi mô CEP - chi nhánh Cần Đước ....................... 32 2.3 Thực trạng về hoạt động cho vay của Tổ chức tài chính vi mô CEP - chi nhánh Cần Đước từ năm 2017 - 2019 ............................................................................................. 41 2.4 Phân tích kết quả hoạt động cho vay của Tổ chức tài chính vi mô CEP - chi nhánh Cần Đước từ năm 2017 - 2019 ...................................................................................... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 49 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CEP CHI NHÁNH CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN ............ 50 3.1 Định hướng phát triển của Tổ chức tài chính vi mô CEP - chi nhánh Cần Đước .. 50 3.2 Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả cho vay của Tổ chức tài chính vi mô CEP - chi nhánh Cần Đước .................................................................................................. 51 3.3 Kiến nghị ................................................................................................................. 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 56 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 59
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ Capital Aid For Employment Of The Poor CEP Microfinance Institution -Tổ chức tài chính vi mô trách 1 nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Tên gọi tắt: Tổ chức tài chính vi mô CEP) 2 GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội NGO Non-governmental Organization - Tổ chức phi chính 3 phủ UNFPA United Nations Population Fund - Quỹ liên hiệp quốc 5 về dân số 4 USD United States dollar - Đồng đô la Mỹ WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại Quốc 6 tế
  10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 2.1. Sơ đồ Tổ chức tài chính vi mô CEP 40 Số hiệu Tên bảng biểu Trang bảng biểu 2.1. Chỉ số Tổ chức tài chính vi mô CEP 28 Tóm tắt các hoạt động dự án Tổ chức tài chính vi mô CEP 31 2.2. 2.3. Tỷ trọng dư nợ cho vay 43 2.4. Bảng so sánh cơ cấu dư nợ cho vay 44
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tài chính vi mô có vai trò rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam khi mà tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, nạn cho vay vay nặng lãi, tỷ lệ đói nghèo luôn ở mức cao. Riêng ở Việt Nam, tài chính vi mô vẫn còn là một khái niệm rất mới mẻ, chưa được biết đến rộng rãi và được hiểu một cách chính xác hoặc đầy đủ. Ở Việt Nam, các tổ chức tài chính vi mô còn ít, quy mô vốn và hoạt động chưa rộng, dịch vụ tài chính còn ít, chất lượng phục vụ chưa cao. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và thực hiện các cam kết hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành tài chính nói chung cũng như ngành tài chính vi mô nói riêng, bao gồm cả các cơ hội cho Tổ chức tài chính vi mô. Ở góc độ hội nhập đã giúp cho tổ chức tài chính vi mô có thêm nhiều khách hàng từ khu vực nông – lâm – ngư nghiệp hay kinh doanh buôn bán nhỏ do họ không có nhiều cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ tài chính từ các tổ chức ngân hàng. Bên cạnh việc các tổ chức tài chính vi mô phải cạnh tranh với các ngân hàng, công ty tài chính có sản phẩm cho vay tương đồng. Cùng với việc nhiều ngân hàng, công ty tài chính hoạt động trên cùng một địa bàn và cung ứng dịch vụ dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân tương đối dễ dàng và hậu quả là gây ra nợ nần quá nhiều, mất khả năng chi trả, vỡ nợ… Các tổ chức tài chính vi mô có nguy cơ không thu được nợ, nợ quá hạn tăng cao vì khách hàng đã rơi vào bẫy nợ. Hiện tại Việt Nam cũng đã có 1 khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh để định hướng, hỗ trợ và quản lý hoạt động của tổ chức tài chính vi mô nên nhiều tổ chức tài chính vi mô đã mạnh dạn hơn trong việc phát triển sản phẩm cho vay và các sản phẩm tài chính đi kèm. Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động cho vay và quá trình công tác tại Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Cần Đước, tác giả chọn đề tài: “Hiệu quả cho vay của Tổ chức Tài chính vi mô CEP chi nhánh Cần Đước – tỉnh Long An” làm luận văn thạc sỹ ngành Tài chính Ngân hàng.
  12. 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả cho vay vay tại Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh Cần Đước nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại đơn vị. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay tại Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh Cần Đước. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh Cần Đước. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiện cứu là hiệu quả cho vay của tổ chức tài chính vi mô và thực tiễn hiệu quả cho vay tại Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh Cần Đước. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi về không gian địa điểm: Tại Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh Cần Đước. Phạm vi về thời gian: Thời gian 2017 - 2019 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU -Thực trạng hiệu quả cho vay tại Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh Cần Đước trong giai đoạn 2017 -2019 đạt được những thành công gì, còn gặp phải những hạn chế gì cần khắc phục? - Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả cho vay của Tổ chức tài chính vi mô CEP – Chi nhánh Cần Đước? 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính, trình bày theo kết cấu 3 chương với các phương pháp nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản - Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả - Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích.
  13. 3 Nguồn dữ liệu: Luận văn chủ sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành, các bài báo đăng trên các tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trước đây, các báo cáo tổng kết về kết quả kinh doanh của Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Cần Đước từ năm 2017, 2018 và 2019
  14. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 1.1 Lý luận chung về tín dụng: 1.1.1Khái niệm về tín dụng: Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc hoàn trả. Nói cách khác tín dụng là sự chuyển giao tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị được biểu hiện bằng hình thái tiền tệ hoặc tài sản hiện vật từ người cho vay sang người vay với những điều kiện nhất định để sau một thời gian nhất định người cho vay thu được một lượng giá trị danh nghĩa lớn hơn ban đầu. Tín dụng xuất phát từ thuật ngữ Credits, được hiểu là sự cho vay, cho mượn và cũng được hiểu là sự tín nhiệm, sự tin tưởng. Như vậy có thể hiểu là sự cho vay, cho mượn dựa trên sự tín nhiệm và uy tín của các bên tham gia. Tín dụng được mô tả theo sơ đồ sau: 1. Cho vay vốn *Chủ thể cho vay *Chủ thể đi vay 2. Hoàn trả vốn và lãi 1.1.2 Phân loại tín dụng: Khi nền kinh tế càng phát triển thì quan hệ tín dụng càng đa dạng, tùy thuộc vào cơ sở xem xét mà có thể phân thành nhiều loại hình tín dụng khác nhau: a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm trở xuống. Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm trở lên. b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động: Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của đối tượng đi vay. Tín dụng vốn cổ phần: Nhằm đáp ứng nhu cầu để hình thành tài sản cố định của đối tượng đi vay.
  15. 5 Tín dụng vốn cố định: Nhằm đáp ứng nhu cầu để hình thành tài sản cố định của đối tượng đi vay. c. Căn cứ vào mục đích tín dụng: Tín dụng cho sản xuất kinh doanh Tín dụng cho tiêu dùng d. Căn cứ vào chủ thể quan hệ tín dụng: Tín dụng thương mại: Phản ảnh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người sản xuất kinh doanh được thể hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tín dụng nhà nước: Phản ảnh quan hệ tín dụng giữa nhà nước với dân cư và các chủ thể kinh tế khác. Trong đó Nhà nước là người đi vay đồng thời là người cho vay để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý kinh tế xã hội. Tín dụng ngân hàng: Phản ảnh quan hệ vay mượn vốn tiền tệ giữa các ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. 1.1.3 Căn cứ vào mức độ an toàn: Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tín dụng có đảm bảo có mức độ an toàn cao hơn, trong trường hợp người đi vay không trả được gốc và lãi cho ngân hàng. Tín dụng không có đảm bảo. Tín dụng không có đảm bảo ở mức độ cao hơn, trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ. [1] 1.2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng: 1.2.1Khái niệm về tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các công ty, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng nói trên. Tín dụng ngân hàng là hình thức cấp tín dụng chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
  16. 6 Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chuyên nghiệp, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú. 1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn điều lệ, nghĩa là ngân hàng huy động vốn và cho vay bằng tiền. Trong tín dụng ngân hàng, các chủ thể của nó được xác định một cách rõ ràng, trong đó ngân hàng vừa là người huy động vốn, vừa là người cho vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cá nhân vừa là người gửi vốn vào ngân hàng vừa là người đi vay. Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triền của sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1.2.3Vai trò của tín dụng ngân hàng: Nói đến vai trò của tín dụng ngân hàng, là nói đến sự tác động của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế - xã hội. Vai trò của tín dụng ngân hàng thể hiện qua các nội dung sau. Một là: Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. Tín dụng ngân hàng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, nhờ được cung vốn mà các doanh nghiệp có điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh. Tín dụng ngân hàng vừa là một trong những công cụ quan trọng nhất để tập trung vốn một cách hữu hiệu cho nền kinh tế, nhờ đó có thể đáp ứng nhu cầu vốn một cách hữu hiệu cho các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế, từ đó làm gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.
  17. 7 Tín dụng ngân hàng vừa là công cụ tập trung vốn cho toàn bộ nền kinh tế mà còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Có thể nói trong mọi hình thái của nền kinh tế - xã hội, tín dụng ngân hàng đều phát huy vai trò to lớn. Đối với doanh nghiệp tín dụng góp phần cung ứng bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, vốn thanh toán. Đối với dân chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Đối với toàn xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế- xã hội kiến tạo ra động lực phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được. Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội; nó có thể xâm nhập vào các ngành, với nhiều loại hình và quy mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ, không những xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn xâm nhập vào nhiều lĩnh vực như dịch vụ, đời sống. Vì vậy có thể khẳng định vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Tín dụng ngân hàng không bị giới hạn về quy mô, có nghĩa là tín dụng ngân hàng có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế với số lượng rất lớn, với nhiều loại thời hạn khác nhau, nhờ đó các doanh nghiệp không những có vốn kinh doanh mà còn có vốn để mở rộng đầu tư, đổi mới thiết bị, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, như vậy tín dụng ngân hàng có tác động đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Hai là: Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định thị trường giá cả. Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tần lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, như vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh… làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản xuất hàng hóa hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp
  18. 8 ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thì trường giá cả trong nước. Hoạt động của tín dụng ngân hàng còn có tác dụng và ảnh hưởng lớn đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Nhờ hoạt động tín dụng ngân hàng mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế; nó vừa có tác dụng thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyển tiền tệ được tập trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng. Đó là điều kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả thị trường. Ba là: Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. Một mặt, do tín dụng ngân hàng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động, mặt khác, do vốn tín dụng ngân hàng được cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội và tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất đai, rừng… thu hút nhiều lực lượng lao động, để tạo ra lực lượng sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định ai cũng có công ăn việc làm… là tiền đề quan trọng ổn định trật tự xã hội. Bốn là: Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế. Có thể nói tín dụng ngân hàng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng ngân hàng không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế, nhờ đó giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu của nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển. Cần lưu ý là, bên cạnh những tác động tích cực và có lợi cho nền kinh tế xã hội, tín dụng ngân hàng cũng có những mặt trái của nó, cần chủ động nhận diện để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả: -Tín dụng ngân hàng nếu phát triển với tốc độ quá cao và không được kiểm soát chặt chẽ theo khuôn khổ pháp lý thì có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài chính
  19. 9 tiền tệ từ quy mô và phạp vi hẹp đến quy mô lớn trên phạm vi rộng gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế xã hội. -Với sự phát triển của tín dụng ngân hàng, theo hướng tập trung cho những nhóm khách hàng, những ngành nghề có tính độc quyền hoặc canh tranh cao, dẫn đến sự tập trung và sự phá sản, từ đó có thể làm gia tăng sự phân hòa giàu nghèo trong xã hội. [2] 1.2.4 Phân loại tín dụng ngân hàng: a. Phân loại theo phương thức cho vay: Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục cho vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian xác định. Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. b. Phân loại theo thời gian: Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng do ngân hàng thực hiện cho khách hàng có thời hạn đến 12 tháng., để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp, các nhu cầu chi tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân. Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Đây là các khoản chi vay trung hạn của ngân hàng thương mại để người đi vay sử dụng vốn cho đầu tư trung hạn. Người đi vay được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh theo dự án đầu tư đã trình cho ngân hàng. Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Đây là khoản cho vay dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế, trong việc mua sắm tài sản cố định, xây dựng lắp đăt máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… có quy mô lớn vòng đời dài. c. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn:
  20. 10 Cho vay sản xuất kinh doanh: là loại cho vay các nhu cầu vốn với mục đích phục vụ trục tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất kinh doanh. Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay các nhu cầu vốn nhằm mục đích phục vụ cho việc tiêu dùng. Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn: là loại cho vay các đối tượng trên địa bàn nông thôn. d. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Cho vay có đảm bảo bằng bất động sản: là loại cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; việc cho vay này do chính các tổ chức tín dụng lựa chọn với những điều kiện cụ thể nhất định. e.Phân loại theo xuất xứ tín dụng: Cho vay trực tiếp; Cho vay trực tiếp; ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng. Ngân hàng tài trợ trực tiếp cho người có nhu cầu và người vay trực tiếp sử dụng vốn và trực tiếp trả nợ ngân hàng. Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như: chiếc khấu thương mại, bao thanh toán. Ngân hàng tài trợ vốn cho người có nhu cầu thông qua tổ vay vốn, các doanh nghiệp cung ứng và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trên cơ sở thỏa thuận trước giữa ba bên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1