Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Dĩ An - Bình Dương
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá hoạt động TTTM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Dĩ An - Bình Dương giai đoạn 2016 – 2018 nhằm làm rõ những thành công, hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Dĩ An - Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH --------oo0oo-------- TRẦN THỊ HỒNG LAN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH DĨ AN-BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS., TSKH. NGUYỄN NGỌC THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
- TÓM TẮT Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tập trung phát triển quan hệ thƣơng mại quốc tế. Những bƣớc tiến gần đây về hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của các Ngân hàng thƣơng mại với vai trò là trung gian thanh toán, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tài trợ thƣơng mại đóng vai trò rất quan trọng hoạt động chung, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong lợi nhuận chung của Ngân hàng. Đấy là lý do luận văn “ Hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Dĩ An-Bình Dương” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá hoạt động TTTM tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng giai đoạn 2016 – 2018 nhằm làm rõ những thành công, hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại dựa trên các khía cạnh đo lƣờng hiệu quả theo mô hình Balanced scorecard – Mô hình đo lƣờng hiệu quả hoạt động của Giáo sƣ Tiến sĩ Kaplan & Norton. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng trong thời gian tới. Luận văn sử dụng phƣơng pháp định tính trong nghiên cứu lý luận cũng nhƣ trong đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần giúp cho Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng trong chiến lƣợc và chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ thƣơng mại nói riêng.
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn có lời cam đoan về công trình khoa học này của mình, cụ thể: Tôi tên là: Trần Thị Hồng Lan Sinh ngày 15 tháng 08 năm 1993 tại Ninh Thuận Nguyên quán: Hải Lăng, Quảng Trị. Hiện cƣ ngụ tại: 94A đƣờng 17, phƣờng Linh Chiểu, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Hiện công tác tại: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng Là học viên cao học khóa 19 của Trƣờng Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh. Mã số học viên: 020119170070 Cam đoan đề tài: “Hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng”. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS., TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch Luận văn đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.HCM, ngày 03 tháng 09 năm 2019 Tác giả Trần Thị Hồng Lan
- LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học đƣợc hoàn thành tại Trƣờng đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Để có đƣợc bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS., TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch, ngƣời thầy đã luôn tận tâm nhiệt tình hƣớng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này. Tác giả gửi lời cám ơn chân thành nhất đến quý thầy cô Trƣờng đại học ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tác giả học tập tại trƣờng. Xin gửi tới các anh chị đang làm việc tại Các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng lời cảm tạ sâu sắc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tác giả thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đề tài đƣợc nghiên cứu với mọi tâm huyết của tác giả, tuy nhiên quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để ý nghĩa thực tiễn của đề tài áp dụng thực tế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Chi nhánh. Tác giả luận văn Trần Thị Hồng Lan
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................8 DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................9 DANH MỤC HÌNH VẼ ..........................................................................................10 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG ..................................................................................................6 1.1. Hoạt động tài trợ thƣơng mại của Ngân hàng thƣơng mại ...............................6 1.1.1. Khái niệm hoạt động tài trợ thƣơng mại .................................................... 6 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của tài trợ thƣơng mại ........................................ 7 1.1.3. Vai trò của hoạt động tài trợ thƣơng mại ................................................... 9 1.1.3.1. Đối với các doanh nghiệp .................................................................9 1.1.3.2. Đối với các Ngân hàng thƣơng mại ................................................10 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế .........................................................................11 1.1.4. Các hình thức tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng ..................................... 12 1.1.4.1. Hình thức tài trợ trực tiếp thông qua cung ứng vốn .......................12 1.1.4.2. Các hình thức tài trợ thông qua sự tín nhiệm..................................17 1.1.4.3. Các hình thức cung cấp dịch vụ tài chính .......................................23 1.2. Hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại của Ngân hàng..................................24 1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại ................................... 24 1.2.2. Các tiêu chí đo lƣờng hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại của ngân hàng thƣơng mại ................................................................................................ 25 1.2.2.1. Khía cạnh tài chính .........................................................................27 1.2.2.2. Khía cạnh khách hàng .....................................................................29 1.2.2.3. Khía cạnh quy trình hoạt động nội bộ ............................................30 1.2.2.4. Khía cạnh học tập và phát triển ......................................................30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................31
- CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI BIDV – CHI NHÁNH DĨ AN – BÌNH DƢƠNG .................................32 2.1. Tổng quan về hoạt động của BIDV Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng. ...............32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban ............................................................ 33 2.2. Hoạt động tài trợ thƣơng mại của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam................................................................................................................37 2.3. Hiệu quả hoạt động TTTM của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng.....................................................................43 2.3.1. Hiệu quả về Khía cạnh tài chính .............................................................. 43 2.3.2. Hiệu quả về khía cạnh khách hàng .......................................................... 50 2.3.3. Hiệu quả về khía cạnh quy trình hoạt động nội bộ .................................. 58 2.3.4. Hiệu quả về khía cạnh học tập và phát triển ............................................ 61 2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động TTTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng. ...................................................61 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc........................................................................... 61 2.4.2. Những mặt còn hạn chế ........................................................................... 64 2.4.3. Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại tại BIDV Dĩ An-Bình Dƣơng ..................................................................... 68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................71 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI BIDV DĨ AN-BÌNH DƢƠNG ............................................72 3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng trong thời gian tới ............72 3.1.1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh .......................................... 72 3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại tại BIDV Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng ..............................................................................73 3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách ................................................................. 73 3.2.2. Nhóm giải pháp về nhân lực .................................................................... 77
- 3.2.3. Nhóm giải pháp về công nghệ ................................................................. 79 3.3. Một số kiến nghị với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam................................................................................................................81 KÉT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG .........87 PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT .............................................89
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIDV : Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam BSC : Mô hình thẻ điểm cân bằng HQHĐ : Hiệu quả hoạt động KHDN : Khách hàng doanh nghiệp L/C : Letter of Credit -Thƣ tín dụng NHPH : Ngân hàng phát hành NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NK : Nhập khẩu NNK : Nhà nhập khẩu PGD : Phòng giao dịch TF : Trade Finance TF+ : Trade Finance Plus TFC : Trung tâm tác nghiệp tài trợ thƣơng mại TMCP : Thƣơng mại cổ phần TMQT : Thƣơng mại quốc tế TTTM : Tài trợ thƣơng mại UPAS : Usance paid at sight USD : Đô la Mỹ XNK : Xuất nhập khẩu XK : Xuất khẩu NXK : Nhà xuất khẩu
- DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2015 đến năm Bảng 2.1 35 2018 Doanh số TTTM của BIDV Dĩ An-Bình Dƣơng qua các Bảng 2.2 44 năm Bảng 2.3 Doanh số và tỷ trọng doanh số theo từng nghệp vụ 44 Doanh số TTTM của các Chi nhánh BIDV trên địa bàn Bảng 2.4 46 năm 2018 Thu nhập thuần từ hoạt động TTTM và tỷ trọng trong Bảng 2.5 47 cơ cấu thu nhập tại Chi nhánh qua các năm. Doanh thu từ hoạt động TTTM và tỷ trọng đóng góp Bảng 2.6 Doanh thu TTTM của các chi nhánh trên địa bàn tỉnh 49 Bình Dƣơng Số lƣợng, doanh số và thu nhập thuần từ khách hàng Bảng 2.7 50 mới sử dụng dịch vụ TTTM qua các năm Tổng hợp đánh giá của khách hàng phƣơng tiện hữu Bảng 2.8 hình trong hoạt động TTTM của BIDV Dĩ An-Bình 51 Dƣơng Tổng hợp đánh giá của khách hàng về độ tin cậy trong Bảng 2.9 53 hoạt động TTTM của Chi nhánh Tổng hợp đánh giá của khách hàng về độ bảo đảm trong Bảng 2.10 54 hoạt động TTTM của BIDV Dĩ An-Bình Dƣơng Tổng hợp đánh giá của khách hàng về sự thấu cảm Bảng 2.11 55 trong hoạt động TTTM của BIDV Dĩ An-Bình Dƣơng Tổng hợp đánh giá của khách hàng về khả năng đáp ứng Bảng 2.12 57 trong hoạt động TTTM của BIDV Dĩ An-Bình Dƣơng
- DANH MỤC HÌNH VẼ Danh mục Tên hình vẽ Trang Cơ cấu thu nhập của nhóm Ngân hàng niêm yết năm Hình 1.1 10 2018 Hình 1.2 Quy trình Bao thanh toán quốc tế 15 Hình 1.3 Quy trình nghiệp vụ Forfaiting 16 Hình 1.4 Quy trình nghiệp vụ L/C trong giao dịch trả ngay. 18 Hình 1.5 Quy trình bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thƣơng 22 Hình 1.6 Các khía cạnh trong mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) 26 Hình 1.7 Mối quan hệ các thƣớc đo của phƣơng diện khách hàng 29 Cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Dĩ An – Bình Hình 2.1 33 Dƣơng Hình 2.2 Cơ cấu lao động theo trình độ 34 Hình 2.3. Cơ cấu lao động theo bộ phận 34 Hình 2.4 Lợi nhuận trƣớc thuế qua các năm 35 Hình 2.5 Doanh số TTTM của BIDV qua các năm 38 Hình 2.6 Doanh số TTTM theo địa bàn năm 2018 39 Hình 2.7 Phí thu từ dịch vụ TTTM qua các năm 40 Hình 2.8 Phí thu từ dịch vụ TTTM năm 2018 theo địa bàn 40 Hình 2.9 Diễn biến dƣ nợ XNK của BIDV giai đoạn 2016-2018 42 Hình 2.10 Dƣ nợ XNK của BIDV năm 2018 theo địa bàn 42 Hình 2.11 Cơ cấu doanh số TTTM qua các năm theo nghiệp vụ 45 Tỷ trọng đóng góp doanh số TTTM của các chi nhánh Hình 2.12 46 BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng Giá trị và cơ cấu thu nhập hoạt động bán buôn năm Hình 2.13 49 2018 Tỷ lệ mức độ đánh giá của khách hàng về phƣơng tiện Hình 2.14 52 hữu hình
- Hình 2.15 Tỷ lệ mức độ các đánh giá của khách hàng về độ tin cậy 53 Tỷ lệ mức độ các đánh giá của khách hàng về độ bảo Hình 2.16 54 đảm Tỷ lệ mức độ các đánh giá của khách hàng về sự thấu Hình 2.17 56 cảm Tỷ lệ mức độ các đánh giá của khách hàng về khả năng Hình 2.18 57 đáp ứng Hình 2.19 Kết quả đánh giá khách hàng trên 05 tiêu chí đo lƣờng 57 Hình 2.20 Mô hình tác nghiệp tập trung giữa TFC và Chi nhánh 59
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngay từ những ngày đầu mở cửa, Việt Nam đã thu hút và dành đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tƣ, các dòng vốn cũng đƣợc đổ ồ ạt vào thị trƣờng Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc vƣơn lên mạnh mẽ. Cũng trong xu thế đó, ngân hàng - một ngành kinh tế mũi nhọn, nơi tập trung dòng vốn ra vào chính của các doanh nghiệp có một vị thế hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Để nâng cao năng lực trƣớc sự cạnh tranh từ các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) nhƣ hiện nay, đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cƣờng chất lƣợng dịch vụ của hoạt động kinh doanh này. Hoạt động tài trợ thƣơng mại (TTTM) tuy là hoạt động kinh doanh mới so với những nghiệp vụ truyền thống trƣớc đây nhƣng hiện nay các ngân hàng rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh này để gia tăng thu phí dịch vụ và phục vụ cho đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp (KHDN). Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV) bắt đầu triển khai hoạt động TTTM từ tháng 3 năm 1993 bởi Phòng Kinh tế đối ngoại tại Trung ƣơng, hình thành Trung tâm tác nghiệp tài trợ thƣơng mại (TFC) tại Trụ sở chính từ năm 2004 thì đến nay, qua quá trình hoạt động và phát triển, hoạt động TTTM hiện đã đạt đƣợc những kết quả khả quan với các sản phẩm dịch vụ đa dạng và đáp ứng đƣợc nhu cầu chung của KHDN, cung cấp các tiện ích sản phẩm, trở thành “Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu (XNK) tốt nhất Việt Nam năm 2017” do Tạp chí Euromoney (Vƣơng quốc Anh) bình chọn, ba năm liên tiếp đƣợc vinh danh ở hạng mục “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam - Leading Partner Bank in Vietnam” của Chƣơng trình Tài trợ thƣơng mại (TFP) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố,…. Tuy có sự phát triển vƣợt bậc của toàn hệ thống, nhƣng hoạt động TTTM tại Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng từ khi triển khai đến nay vẫn còn nhiều hạn chế về hiệu quả hoạt động: Chƣa khai thác đƣợc hết tối đa lợi thế của dịch vụ cũng nhƣ nhu cầu của khách hàng hiện hữu; hạn
- 2 chế trong việc triển khai các sản phẩm mới cũng nhƣ việc tƣ vấn, bán chéo sản phẩm; mức phí thu từ hoạt động này chƣa cao, doanh số phát triển cũng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thực sự của Ngân hàng và còn chiếm thị phần khá nhỏ so với bốn chi nhánh còn lại trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng; sự quan tâm của Ban lãnh đạo Chi nhánh ngân hàng dành cho mảng hoạt động này cũng chƣa thật sự đúng mức, do đó dẫn đến hiệu quả hoạt động này còn hạn chế. Và trƣớc thực tế đó ngân hàng cần có cái nhìn đúng đắn hơn hơn về vai trò của hoạt động kinh doanh này, đặc biệt là xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai là rất lớn. 2. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn đối với BIDV – Chi nhánh Dĩ An- Bình Dƣơng cũng nhƣ bản thân tác giả, là cơ sở để tác giả đề xuất lên Ban lãnh đạo, góp phần giúp cho Ngân hàng có thêm cơ sở trong việc đề ra chiến lƣợc và chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động TTTM nói riêng trong giai đoạn sắp tới. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, tác giả chọn “Nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Dĩ An-Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV – Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTTM trong giai đoạn sắp tới. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động TTTM và hiệu quả hoạt động TTTM, các tiêu chí đo lƣờng hiệu quả hoạt động TTTM tại Ngân hàng. Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV – Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng giai đoạn 2016 - 2018. Trên cơ sở so sánh một vài chỉ tiêu hiệu quả hoạt động TTTM với các chi
- 3 Trên cơ sở so sánh một vài chỉ tiêu hiệu quả hoạt động TTTM với các chi nhánh BIDV trên địa bàn. Phân tích và đánh giá điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hoạt động TTTM tại BIDV – Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV – Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV – Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV – Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng Về thời gian: Từ năm 2016 – 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Bằng phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, so sánh nguồn dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan, và từ các quy định, văn bản, báo cáo của BIDV và các chi nhánh trên địa bàn. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các đề tài nghiên cứu trƣớc dây để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn các chuyên gia để điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu, là các khách hàng đang sử dụng sản phẩm tài trợ thƣơng mại tại Chi nhánh. 6. Nội dung nghiên cứu Tổng hợp và hệ thống hoá các cơ sở lý luận về TTTM, hiệu quả hoạt động TTTM tại Ngân hàng. Các tiêu chí dùng để đo lƣờng hiệu quả hoạt động TTTM của Ngân hàng. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động TTTM dựa trên những tiêu chí đo lƣờng tại BIDV Dĩ An-Bình Dƣơng thông qua số liệu thống kê. Đồng thời, so sánh với các chi nhánh trên địa bàn tỉnh nhằm đƣa ra đƣợc những mặt đạt đƣợc, những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân gây ra tồn tại đó. Xây dựng và đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV Chi nhánh Dĩ An-Bình Dƣơng trong thời gian tới.
- 4 7. Các công trình nghiên cứu có liên quan Liên quan đến đề tài Hiệu quả hoạt động TTTM của NHTM đã có một số Luận án tiến sĩ hay những công trình nghiên cứu khoa học đƣợc công bố dƣới dạng đề tài khoa học cấp Bộ, ngành và một số nghiên cứu nƣớc ngoài, việc nghiên cứu này đƣợc tiếp cận ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Những kết quả nghiên cứu ở các công trình này cũng phần nào đƣợc các NHTM áp dụng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTTM của NHTM trong tiến trình hội nhập. Luận văn thạc sĩ năm 2016 của tác giả Kevin Murage Kahuthu: “The effect of trade finance on the performance of Commercial Banks in Keynya”. Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, tác giả đã thu thập số liệu của 42 trong số 43 NHTM ở Kenya nhằm đo lƣờng mức độ đóng góp của hoạt động TTTM đƣợc cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu đo lƣờng trong kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động TTTM phải luôn luôn đƣợc tính đến để cải thiện thu nhập lãi thuần và góp phần hiệu quả chung của các ngân hàng. Luận văn tiến sĩ năm 2008 của tác giả Lê Thị Phƣơng Liên: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”. Đề tài đã tổng kết hoạt động thực tiễn, đƣa ra những phân tích, nhận định tổng quát về những thành công, tiềm năng, xu thế phát triển hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) của NHTM Việt Nam, đồng thời làm rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân ảnh hƣởng. Từ cơ sở này có thể tạo cơ hội thuận lợi cho việc vận dụng vào thực tiễn của các NHTM Việt Nam và góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong hoạt động nghiên cứu hiện tại ở các NHTM Việt Nam. Luận văn thạc sĩ năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam”. Luận văn đã làm khá rõ cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại của BIDV giai đoạn 2005-2009 và đƣa ra đƣợc các giải pháp khá khả thi. Tuy nhiên, luận văn đang xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại từ
- 5 góc nhìn là bộ phận tác nghiệp tại Trung tâm tác nghiệp - Tài trợ thƣơng mại, nơi tiếp nhận và xử lý nhu cầu của Chi nhánh chứ không phải trên phƣơng diện là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng. Luận văn thạc sĩ năm 2013 của tác giả Hà Bích Phƣơng: “Phát triển hoạt động tài trợ XNK tại NHTM cổ phần Sài Gòn ”. Đề tài đã phân tích đƣợc cơ sở lý thuyết về tài trợ XNK, phân tích thực trạng hoạt động tài trợ XNK tại ngân hàng TMCP Sài Gòn và đề ra các giải pháp phát triển lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tài trợ XNK của các Ngân hàng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại hình tài trợ đối với từng doanh nghiệp khác nhau, mà chính yếu vẫn là cho vay tài trợ XNK. Vì đối tƣợng nghiên cứu khá rộng, tác giả chƣa thực sự đi sâu vào các tồn tại của từng loại hình tài trợ, các giải pháp tác giả đƣa ra còn khá chung, mang tính chất lý thuyết chứ chƣa gắn liền với thực trạng ngân hàng. Luận văn thạc sĩ năm 2016 của tác giả Ngô Minh Thƣ: “Phát triển hoạt động tài trợ XNK tại BIDV- Chi nhánh Đồng Tháp”. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển hoạt động TTTM tại Ngân hàng cũng nhƣ đƣa ra sự so sánh tƣơng quan về thực trạng hoạt động tài trợ XNK của các chi nhánh trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó, đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động. Ngoài ra, còn có một vài luận văn liên quan nhƣ: Luận văn thạc sĩ năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Khánh Chi: “Phát triển hoạt động TTTM quốc tế tại BIDV – Chi nhánh Thái Nguyên” hay Luận văn thạc sĩ thƣơng mại năm 2010 của tác giả Lƣơng Kiều Linh: “Đẩy mạnh hoạt động TTTM của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam sau cổ phần hóa”. Tuy các đề tài nghiên cứu đã qua một thời gian khá lâu nhƣng vẫn còn ứng dụng phần nào cho hoạt động TTTM tại các Ngân hàng.
- 6 CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Hoạt động tài trợ thƣơng mại của Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm hoạt động tài trợ thƣơng mại Thƣơng mại là một lĩnh vực không thể thiếu của bất cứ quốc gia nào, theo tiến trình lịch sử, hoạt động mua bán đã vƣợt qua biên giới một quốc gia và trở thành một phần quan trọng thúc đấy sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Mỗi quốc gia có một lợi thế nhất định trên một mặt hàng nào đó do những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau. Nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nƣớc không thể cung cấp đủ hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế, ngƣợc lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, hoạt động thƣơng mại ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nƣớc còn có thể tạo nên những sản phẩm dƣ thừa có thể xuất khẩu (XK) sang nƣớc khác, góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc, do vậy hoạt động XNK trở thành hoạt động tất yếu và NHTM trở thành cầu nối giữa hai bên mua bán không còn rào cản về mặt địa lý, ngôn ngữ, phong tục, …. TTTM liên quan đến cả giao dịch thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế, các sản phẩm của TTTM là các sản phẩm ngân hàng chuyên biệt đƣợc thiết kế để giảm rủi ro và sự không chắc chắn liên quan đến các giao dịch thƣơng mại, do đó, tạo thuận lợi cho thƣơng mại. Để các ngân hàng cạnh tranh thành công trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế (TMQT) ngày càng mở rộng, đòi hỏi khả năng tài chính để giảm thiểu chi phí của ngƣời mua, tối đa hóa ƣu đãi của ngƣời bán và quản lý rủi ro thƣơng mại, chính trị và tiền tệ ở cả hai bên. TTTM đƣợc sử dụng để mô tả việc tài trợ các hoạt động giao dịch mua bán, thƣờng liên quan đến sự dịch chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa hai điểm - do đó có thể là trong nƣớc hoặc quốc tế. Nhƣ vậy, chính hoạt động XNK hàng hoá là cơ sở hình thành hoạt động TTTM. Khái niệm TTTM có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: “TTTM là một hiện tượng kinh tế khách quan, gồm tập hợp tổng thể các chính sách, biện pháp và hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh
- 7 nghiệp hoạt động kinh doanh TMQT trong một hoặc một số hay tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lợi” (Nguyễn Thị Quy 2012, trang 32). TTTM là một khái niệm rất rộng, nó không chỉ đề cập đến việc sử dụng các hình thức tài trợ hữu hình, nhƣ cấp vốn, tín dụng, cho vay để bổ sung trực tiếp nguồn lực tài chính, mà còn thông qua việc sử dụng các chính sách, biện pháp kinh tế hoặc các hình thức tài trợ vô hình khác nhằm tạo ra các điều kiện tài chính và cơ hội kinh doanh có lợi cho các doanh nghiệp hoạt động TMQT nhằm mục đích sinh lợi. 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của tài trợ thƣơng mại Có thể thấy rằng, TMQT đã lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới vào vòng xoáy phát triển của nó mà không một quốc gia nào có thể cƣỡng lại đƣợc. Một trong những biện pháp để hỗ trợ cho TMQT phát triển chính là các hoạt động TTTM, đó là con đƣờng tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp của Chính phủ, các định chế tài chính hoặc các doanh nghiệp lên hoạt động XNK theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ tham gia trao đổi ngoại thƣơng. Thứ nhất, xu hƣớng phát triển của TMQT trong điều kiện hội nhập quốc tế khiến các quốc gia muốn trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi quốc tế không thể nằm ngoài xu hƣớng này nên họ đã xác lập ra các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho TMQT phát triển. Các biện pháp này có thể thực hiện bởi Chính phủ (trợ cấp XK tín dụng hỗn hợp, lập quỹ tín dụng XK, bảo hiểm tín dụng XK,…), các NHTM, các công ty tài chính (tín dụng ngân hàng, chiết khấu thƣơng phiếu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh,…) hoặc các doanh nghiệp bán chịu (ứng trƣớc tiền hàng, thƣơng mại bù trừ,…). Thứ hai, nhu cầu đƣợc TTTM của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Những hợp tác thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng tạo điều kiện thúc đẩy thƣơng mại phát triển thông qua việc thiết lập các thị trƣờng mới và mở rộng các thị trƣờng truyền thống, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
- 8 khiến cho nhu cầu tài trợ trong TMQT đƣợc tăng lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đứng trƣớc những thách thức lớn nhƣ nhu cầu về vốn và khả năng thu hồi vốn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ từ Chính phủ, các định chế tài chính hay bản thân các đối tác. Qua các sản phẩm TTTM quốc tế, doanh nghiệp có thể nhận đƣợc các khoản tín dụng hay các hình thức hỗ trợ khác nhằm phục vụ cho các công đoạn trong quá trình đầu tƣ, từ khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng cho đến khâu thu tiền từ đối tác kinh doanh với các ƣu đãi nhất định, làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng quốc tế. Hoạt động mua bán vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia liên quan tới nhiều vấn đề nhƣ: Sự nghi ngờ của ngƣời bán về khả năng thanh toán của ngƣời mua, sự nghi ngờ của ngƣời mua về việc giao hàng của ngƣời bán, hay các rào cản thƣơng mại cũng nhƣ chênh lệch thời gian có thể làm cho hàng hóa đến không đúng hẹn, và các doanh nghiệp nhỏ, chƣa có uy tín trên thế giới thì việc tạo dựng uy tín thông qua các sản phẩm TTTM nhƣ thƣ tín dụng (L/C), thƣ bảo lãnh là một trong các phƣơng pháp để giải quyết vấn đề. Tất cả điều này đặt ra nhu cầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK phải thực hiện các hoạt động TTTM. Thứ ba, thực hiện TTTM mang lại nhiều lợi ích cho NHTM, là nguồn thu đáng kể bên cạnh thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống. Do vậy, các NHTM luôn cố gắng nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các sản phẩm TTTM nhằm thu hút đƣợc nhiều khách hàng, uy tín và danh tiếng của các ngân hàng cũng đƣợc nâng lên thông qua sự đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Nói tóm lại, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xu hƣớng phát triển mạnh mẽ của TMQT đã tạo ra môi trƣờng cạnh tranh gay gắt khiến các quốc gia bằng cách này hay các khác đều phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ TMQT phát triển. Đấy cũng chính là các nhu cầu của các doanh nghiệp cũng nhƣ các NHTM muốn tham gia vào TMQT ngày càng sâu rộng. Chính vì vậy, TTTM là một phần tất yếu khách quan góp phần cho TMQT phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
- 9 1.1.3. Vai trò của hoạt động tài trợ thƣơng mại 1.1.3.1. Đối với các doanh nghiệp Theo Malouche (2009), TTTM là hết sức quan trọng, khi không có TTTM, các công ty thƣờng tham gia vào các thỏa thuận tín dụng liên doanh nghiệp nhƣ giao dịch tiền mặt và giao dịch tài khoản mở. Cả hai cơ chế mang rủi ro đáng kể và các công ty chủ yếu tham gia do thiếu các lựa chọn thay thế, các giao dịch tài khoản mở thƣờng không có sẵn vì ngƣời bán có xu hƣớng ngại rủi ro và không sẵn sàng vận chuyển hàng hóa trƣớc khi thanh toán đầy đủ. Do đó, các công ty xử lý những thách thức này bằng cách tìm kiếm TTTM từ các trung gian tài chính, chẳng hạn nhƣ các NHTM hoặc các cơ quan xúc tiến XK. Không phải lúc nào nguồn vốn của doanh nghiệp cũng đủ để tài trợ cho các chi phí phát sinh nhƣ mua hàng hóa, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đặc biệt đối với các giao dịch lớn, với sự giúp đỡ của ngân hàng trong việc hỗ trợ nhu cầu vốn kịp thời, đúng lúc giúp cho doanh nghiệp đảm bảo thực hiện theo hợp đồng từ đó làm cho uy tín của doanh nghiệp đƣợc nâng cao trên thị trƣờng thế giới, doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trƣờng, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc. Trong khi tìm kiếm đối tác, rất nhiều DN vấp phải vấn đề uy tín đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ, mới thành lập. Đó chính là cơ sở để ngân hàng cho ra đời hình thức tài trợ dƣới hình thức bảo lãnh. Với hình thức này ngân hàng đã thay mặt DN đứng ra bảo đảm khả năng hoàn thành nghĩa vụ của DN trong hợp đồng, tôn thêm đƣợc hình ảnh, tăng thêm niềm tin với bạn hàng, giành đƣợc ƣu thế cạnh tranh từ các đối thủ và dễ dàng dành đƣợc hợp đồng TMQT. Hoạt động TTTM của NHTM cũng là phƣơng thức hiệu quả giúp DN hạn chế đƣợc rủi ro khi tham gia kinh doanh trên thị trƣờng quốc tế. Hoạt động XNK thƣờng diễn ra ở hai nƣớc khác nhau, do vậy, sự hiểu biết giữa ngƣời mua và ngƣời bán không đƣợc đầy đủ, chính xác; nhờ sử dụng tín dụng ngân hàng, nhà nhập khẩu và xuẩt khẩu sẽ yên tâm nhận đúng số tiền, hàng của mình thông qua các ngân hàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn