intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch theo đối tượng khách hàng. Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến du lịch tại điểm đến TP Mỹ Tho trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- VĂN THỊ VÀNG HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN TÁC ĐỘNG SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Long An, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- VĂN THỊ VÀNG HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN TÁC ĐỘNG SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học:TS. NGUYỄN THANH VŨ Long An, năm 2020
  3. i   LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Cơ sở lý luận, tham khảo từ các tài liệu được nêu ở phần tài liệu tham khảo, số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Long An, tháng 9 năm 2020 Học viên cao học VĂN THỊ VÀNG                        
  4. ii   LỜI CẢM ƠN Đề tài “Hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang” là kết quả của một quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng những tri thức được học trong suốt quá trình học tại Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An. Kết quả này không chỉ là sự phấn đấu của bản thân mà còn có sự trợ giúp của quý Thầy, Cô đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Học viên xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, đặc biệt là TS. Nguyễn Thanh Vũ đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung đề tài. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cán bộ quản lý trong ngành du lịch và cư dân địa phương điểm đến Mỹ Tho vì những lời đánh giá quý báu và sự giúp đỡ trong việc thu thập dữ liệu cho đề tài này. Nghiên cứu không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, ủng hộ từ tất cả các ban ngành, khách du lịch và người dân địa phương. Gia đình và những người bạn vì những sự giúp đỡ to lớn và ủng hộ nhiệt tình, động viên tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Long An, tháng 9 năm 2020 Học viên cao học VĂN THỊ VÀNG      
  5. iii   TÓM TẮT Sự hài lòng của khách du lịch là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thu hút khách du lịch và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch cũng như sự đầu tư của địa phương trong lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của khách du lịch khi đi du lịch tại điểm đến Mỹ Tho. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp tổng hợp trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm. Thông qua đó sẽ khám phá, hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố và các thuộc tính đo lường các tác động lên sự hài lòng của du khách được đưa ra trong mô hình đề xuất. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi, xử lý dữ liệu qua phần mềm SPSS 20.0. Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá các thang đo, đo lường mức độ hài lòng của du khách theo từng yếu tố liên quan, dự đoán cường độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình. Đối tượng được khảo sát trong nghiên cứu này là du khách từng đến du lịch tại điểm đến Mỹ Tho. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị cho các ban ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.                
  6. iv   ABSTRACT The satisfaction of tourist is one of important factors which determining to attract tourist and effective of tourist companies as well as the investment of local government in tourism field. The research aims to define factors destinations image element which influence to the satisfaction of tourists when arriving My Tho destination. This study was conducted in an integrated manner based on the combination of qualitative and quantitative research. Qualitative research is conducted through expert interviews and focus group discussions. Through this method, we will explore, adjust, supplement elements and attributes which measure impact to visitor’s satisfaction which put into research model suggestion. Quantitative research is conducted through questionnaires, data processing in SPSS 20.0 software. This step aims to assess scale, measureing satisfaction level of visitor following each relevant factor, prediting intensity influence of each factor in the model. The candiates who surveyed are visitors to My Tho destination for travelling. Base on the result of research, the author propose some ideas to authority departments as well as tourism companies.                
  7. v   MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................ ..1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.5 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.6 Những đóng góp mới của luận văn .................................................................. 4 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học ........................................................ 4 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn ........................................................ 4 1.7 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 1.8 Kết cấu luận văn ................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......... ..7 2.1 Một số khái niệm tổng quan du lịch ................................................................. 7 2.1.1 Khái niệm về du lịch ................................................................................ 7 2.1.2 Điểm đến du lịch ....................................................................................... 8 2.2 Cơ sở lý thuyết về hình ảnh điểm đến và sự hài lòng du khách ..................... 9 2.2.1 Hình ảnh điểm đến .................................................................................... 9 2.2.2 Các thành phần thuộc hình ảnh điểm đến .............................................. 11 2.2.3 Sự hài lòng ............................................................................................... 13
  8. vi   2.2.4 Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến với sự hài lòng điểm đến của du khách .................................................................................................................. 15 2.3 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ......................................................... 16 2.3.1 Lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow (1943) ................................... 16 2.3.2 Học thuyết về hệ thống hai yếu tố của Frederic Herzberg (1959) ........ 16 2.3.3 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler (2001) ................. 17 2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu .............................................................. 18 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 18 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 22 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ................................... 28 2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 28 2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình ................................................. 28 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 29 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 30 3.1 Tổng quan về du lịch Tiền Giang và du lịch Thành phố Mỹ Tho .................. 30 3.1.1 Tổng quan về du lịch Tiền Giang ........................................................... 30 3.1.2 Tổng quan về du lịch Thành phố Mỹ Tho và điểm đến du lịch Mỹ Tho 3.1.2.1 Doanh thu du lịch Mỹ Tho............................................................ 32 3.1.2.2 Lao động phục vụ phát triển du lịch............................................. 33 3.1.2.3 Điểm đến du lịch Mỹ Tho ............................................................. 34 3.2 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 39 3.3 Giới thiệu nghiên cứu định tính ........................................................................ 41 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................... 41 3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................... 45 3.4 Giới thiệu phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................. 47 3.5 Tổng thể và mẫu nghiên cứu............................................................................. 48 3.5.1 Tổng thể nghiên cứu ................................................................................. 48 3.5.2 Kỹ thuật lấy mẫu ....................................................................................... 48 3.6 Kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu và công cụ nghiên cứu ................. 48
  9. vii   3.6.1 Kích thước mẫu nghiên cứu ..................................................................... 48 3.6.2 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 49 3.6.3 Công cụ nghiên cứu .................................................................................. 49 3.7 Định nghĩa các biến nghiên cứu ....................................................................... 49 3.7.1 Biến độc lập .............................................................................................. 49 3.7.2 Biến phụ thuộc .......................................................................................... 50 3.8 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 50 3.9 Xử lý và phân tích dữ liệu ................................................................................. 50 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 50 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 54 4.1 Một số thông tin về số liệu điều tra .................................................................. 54 4.2 Kết quả sơ bộ các biến quan sát........................................................................ 57 4.3 Đánh giá kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha .............. 58 4.3.1 Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến độc lập ........................................................................................................... 58 4.3.2 Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc ............................................................................................................. 66 4.4 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................... 68 4.4.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập ....... 68 4.4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc .......... 69 4.5 Phân tích hồi quy bội......................................................................................... 71 4.5.1 Độ lệch chuẩn ........................................................................................... 71 4.5.2 Phân tích tương quan ................................................................................ 71 4.5.3 Phân tích hồi quy bội ................................................................................ 72 4.5.4 Kiểm định sự đa cộng tuyến..................................................................... 75 4.5.5 Kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy bội ........................................... 75 4.5.6 Kiểm định ANOVA .................................................................................. 79 4.6 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................... 80 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 82
  10. viii   CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ......................................... 84 5.1 Định hướng phát triển du lịch Mỹ Tho đến năm 2025 .................................... 84 5.2 Một số hàm ý quản trị ....................................................................................... 85 5.2.1 Đối với “Đặc điểm tự nhiên, phong cảnh điểm đến” ............................ 85 5.2.2 Đối với “Sản phẩm, giá cả cảm nhận về điểm đến du lịch”................... 87 5.2.3 Đối với “Cơ sở hạ tầng du lịch điểm đến” .............................................. 88 5.2.4 Đối với “Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch” ............................. 89 5.2.5 Đối với “Tiện nghi du lịch điểm đến” ..................................................... 90 5.2.6 Đối với “Giá trị cảm xúc” ........................................................................ 92 5.2.7 Đối với “Mức tin cậy và năng lực phục vụ” ........................................... 93 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 94 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 95 1. Kết Luận ............................................................................................................... 95 2. Các Kiến Nghị ..................................................................................................... 96 2.1 Đối với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang ........................ 96 2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ................................................. 97 2.3 Đối với Ban quản lý du lịch tỉnh Tiền Giang ............................................. 97 3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 98 3.1 Những hạn chế của đề tài ............................................................................ 98 3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 100 PHỤ LỤC 01: THẢO LUẬN NHÓM – NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 02: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 03: THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU  PHỤ LỤC 04: KẾT QUẢ SƠ BỘ CÁC BIẾN QUAN SÁT PHỤ LỤC 05: PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA PHỤ LỤC 06: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA PHỤ LỤC 07: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT 
  11. ix   DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG TÊN BẢNG BIỂU TRANG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố của thang đo nghiên cứu trước 27 Bảng 3.1 Doanh thu du lịch TP Mỹ Tho giai đoạn 2015 - 2019 32 Nguồn lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch TP Mỹ Tho Bảng 3.2 33 giai đoạn 2016 - 2019 Tình hình khách du lịch đến tham quan tại điểm đến Cù lao Bảng 3.3 35 Thới Sơn giai đoạn 2016 - 2019 Tình hình khách du lịch đến tham quan tại điểm đến Chùa Bảng 3.4 37 Vĩnh Tràng giai đoạn 2016 - 2019 Bảng 3.5 Thang đo sơ bộ 41 Bảng 3.6 Kết quả nghiên cứu định tính đã hiệu chỉnh thang đo 45 Bảng 4.1 Bảng mô tả mẫu theo giới tính du khách 54 Bảng 4.2 Bảng mô tả mẫu theo độ tuổi du khách 55 Bảng 4.3 Bảng mô tả mẫu theo nghề nghiệp du khách 55 Bảng 4.4 Bảng mô tả mẫu theo thu nhập du khách 56 Bảng 4.5 Bảng mô tả mẫu theo số lần đến du khách 56 Bảng 4.6 Bảng mô tả mẫu theo kênh phương tiện truyền thông 57 Bảng 4.7 Kết quả sơ bộ các biến quan sát 57
  12. x   Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo đặc điểm Bảng 4.8 59 tự nhiên, phong cảnh điểm đến Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo tiện nghi Bảng 4.9 60 du lịch điểm đến Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo cơ sở hạ Bảng 4.10 61 tầng du lịch điểm đến Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo tính đáp Bảng 4.11 61 ứng của hướng dẫn viên du lịch điểm đến Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo sản Bảng 4.12 62 phẩm, giá cả cảm nhận về điểm đến Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo giá trị Bảng 4.13 63 cảm xúc điểm đến lần 1 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo giá trị Bảng 4.14 64 cảm xúc điểm đến lần 2 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo mức tin Bảng 4.15 64 cậy và năng lực phục vụ điểm đến lần 1 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo mức tin Bảng 4.16 65 cậy và năng lực phục vụ điểm đến lần 2 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thang đo hài lòng Bảng 4.17 66 chung của du khách Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc Bảng 4.18 68 lập Bảng 4.19 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc 70 Bảng 4.20 Độ lệch chuẩn của các yếu tố tác động 79 Bảng 4.21 Kết quả phân tích tương quan 72 Bảng 4.22 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter 73
  13. xi   Bảng 4.23 Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter 76 Bảng 4.24 Phân tích phương sai (ANOVA) b 77 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, Bảng 4.25 79 thu nhập Bảng 4.26 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 81                                
  14. xii   DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ HÌNH TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG VẼ Tình hình khách du lịch đến tham quan tại điểm đến Cù lao Biểu đồ 3.1 35 Thới Sơn giai đoạn 2016 - 2019 Tình hình khách du lịch đến tham quan tại điểm đến Chùa Biểu đồ 3.2 37 Vĩnh Tràng giai đoạn 2016 - 2019 Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi người mua 18 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 28 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 40 Hình 4.1 Đồ thị phân tán 77 Hình 4.2 Biểu đồ tần số của phần dư 78 Hình 4.3 Biểu đồ tần số P-P 79              
  15. xiii   DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 TCTK Tổng cục thống kê 2 TP Thành phố 3 SVHTTDL Sở văn hóa, thể thao và du lịch 4 DDTN Đặc điểm tự nhiên 5 TNG Tiện nghi 6 CSHT Cơ sở hạ tầng 7 HDDL Hướng dẫn viên du lịch 8 GTCX Giá trị cảm xúc 9 SPGC Sản phẩm, giá cả 10 TCNL Mức tin cậy và năng lực phục vụ 11 HLC Hài lòng chung  
  16. xiv   DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TỪ STT VIẾT VIẾT ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT TẮT Statiscal Package for the Social Phần mềm thống kê cho 1 SPSS Sciences khoa học xã hội Phân tích nhân tố khám 2 EFA Exploratory Factor Analysis phá Hệ số kiểm định sự phù 3 KMO Kaiser Mayer Olkin hợp của mô hình EFA 4 ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai      
  17. 1   CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây, du lịch là một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh và bền vững. Du lịch được ví như là ngành công nghiệp không khói, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh quốc gia nói chung và tạo dựng hình ảnh điểm đến cho một địa phương nói riêng. Du lịch không những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hoá, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, đồng thời giúp giải quyết nhiều vấn đề mang tính xã hội. Xuất phát từ những đánh giá về hình tình kinh tế xã hội, tình hình phát triển các ngành nhất là ngành Du lịch Tiền Giang mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020 có định hướng: “Tập trung xác định thế mạnh kinh tế đặc thù của từng vùng trong tỉnh theo cụm liên kết huyện, thành phố, thị xã để phát huy tiềm năng kinh tế và nguồn nhân lực sẵn có, tạo thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển của mỗi vùng trong tỉnh, bao gồm: Vùng kinh tế - đô thị trung tâm; Vùng kinh tế - đô thị phía Đông; Vùng kinh tế - đô thị phía Tây”. Mỗi vùng kinh tế đều có thế mạnh riêng tuy nhiên việc từng bước đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ; tập trung đầu tư, thu hút đầu tư hạ tầng phục vụ việc phát triển du lịch được quan tâm ở cả ba vùng kinh tế. Về phát triển du lịch, Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 05 tháng 4 năm 2017 về phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tiền Giang nằm ở cửa ngõ vùng ĐBSCL, có bờ biển dài 32 km, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hệ sinh thái đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cùng lối sống chân chất, nhiệt tình và nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc trưng của cư dân vùng sông nước Nam Bộ đã tạo điều kiện cho việc xây dựng nên sản phẩm du lịch phong phú - là lợi thế cho ngành du lịch Tiền Giang phát triển. Năm 2019, du lịch vùng ĐBSCL - Cụm liên kết phía Đông (Đồng Tháp, Long An, Tiền
  18. 2   Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Bến Tre) có sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách và doanh thu. Theo sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang, tổng số khách du lịch trong tháng 12/2019 đạt 176,1 ngàn lượt, tăng 1,2% so tháng trước; trong đó: khách quốc tế đạt 57,9 ngàn lượt tăng 0,5%. Quý IV/2019, khách du lịch đạt 523,1 ngàn lượt, tăng 13,4% so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 172,9 ngàn lượt, tăng 20,3%. Trong năm 2019, tỉnh Tiền Giang đã đón nhận hơn 2.148.217 lượt du khách, tăng 6,05% so với kế hoạch năm 2018, trong đó khách quốc tế có 850.293 lượt người, khách nội địa 1.297.924 lượt người. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 1.160 tỷ đồng, tăng 16,94% so với kế hoạch năm 2018. Tại điểm đến Cù lao Thới Sơn, tổng lượt khách đến tham quan năm 2019 đạt 601.593 lượt, tăng 25.683 lượt so với năm 2018; và Chùa vĩnh Tràng có tổng lượt khách đến tham quan chùa tăng nhẹ so với năm trước, trong đó tổng lượt khách đạt 584.630 lượt, tăng 14.276 lượt so với năm 2018, tương đương tăng 2,5 %. Tuy khách đến điểm đến du lịch có tăng so với kế hoạch đề ra, nhưng nhìn chung hoạt động du lịch giữa TP Mỹ Tho nói chung và điểm đến nói riêng cùng các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều nét tương đồng, dễ tạo sự nhàm chán cho du khách, du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vấn đề làm thế nào để thu hút được nhiều du khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách và nâng cao sự hài lòng của du khách là những vấn đề luôn đặt ra và luôn có tính thời sự. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài “Hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang” để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố tác động đến hình ảnh điểm đến TP Mỹ Tho. - Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến sự hài lòng của du khách tại điểm đến TP Mỹ Tho.
  19. 3   - Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch theo đối tượng khách hàng. - Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến du lịch tại điểm đến TP Mỹ Tho trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến TP Mỹ Tho. 1.3.2 Khách thể nghiên cứu: Khách du lịch trong nước đã đến du lịch tại điểm đến TP Mỹ Tho. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Điểm đến du lịch tại Cù lao Thới Sơn, Chùa Vĩnh Tràng thuộc điểm đến TP Mỹ Tho. 1.4.2 Phạm vi về thời gian: - Dữ liệu thứ cấp thu thập trong thời gian 2016 – 2019 từ các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang, Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Mỹ Tho, Cục thống kê Tiền Giang, Tổng cục Du lịch Việt Nam,… - Dữ liệu sơ cấp tiến hành khảo sát từ tháng 01/12/2019 đến 15/01/2020. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu - Có bao nhiêu thành phần và những thành phần nào tạo nên hình ảnh điểm đến của du khách tại điểm đến TP Mỹ Tho? - Hình ảnh điểm đến TP Mỹ Tho có tác động như thế nào đến sự hài lòng của du khách khi đến điểm đến du lịch? - Có hay không sự khác biệt về mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch theo đối tượng khách hàng? - Làm thế nào để nâng cao sự hài lòng của du khách khi đến du lịch tại điểm đến TP Mỹ Tho trong thời gian tới? 1.6 Những đóng góp mới của đề tài 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học
  20. 4   Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung cơ sở lý luận về hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách đối với điểm đến Mỹ Tho. Nó có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực du lịch, và đặc biệt là đóng góp một phần cho kho tàng lý luận và thực tiễn trong việc phát triển và xây dựng các điểm đến du lịch tại TP Mỹ Tho nói chung và điểm đến nói riêng. 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn Nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại địa phương phát triển kinh tế du lịch, các nhà nghiên cứu về du lịch, các giảng viên và sinh viên trong ngành du lịch và quản trị kinh doanh. Cụ thể như sau: Một là, kết quả của nghiên cứu này giúp cho các doanh nghiệp hiểu biết hơn nữa về sự hài lòng của du khách và các thành phần tác động đến nó. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp này có thể thực hiện các dự án nghiên cứu và xây dựng các chương trình tiếp thị điểm đến có hiệu quả hơn. Hai là, kết quả nghiên cứu này giúp cho chính quyền địa phương, các nhà quản lý du lịch những hàm ý quản trị, dựa trên cơ sở đó có thể hoạch định các chương trình marketing điểm đến có hiệu quả hơn. Ba là, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các điểm đến du lịch trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các địa phương có những đặc điểm gần giống với điểm đến Mỹ Tho có thể vận dụng mô hình của nghiên cứu và điều chỉnh sao cho phù hợp đối với đặc thù của từng địa phương vào việc tiếp thị điểm đến du lịch cho du khách trong nước và quốc tế. 1.7 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng chủ yếu nghiên cứu định lượng có kết hợp với nghiên cứu định tính. (1) Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính Thông qua quá trình nghiên cứu lý thuyết về hình ảnh điểm đến, lý thuyết về sự hài lòng của du khách, tham gia thảo luận nhóm tập trung và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2