intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nêu được những vấn đề còn tồn tại của KSNB đối với công tác chi ngân sách nhà nước tại KBNN Bình Phước, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận để góp phần vào sự phát triển của KBNN Bình Phước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẬU THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẬU THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: Kế Toán (hướng Ứng dụng) Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN VĂN THẢO TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Bình Phước” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Bình Phước, tháng 06-2019 Tác giả luận văn Đậu Thị Thanh Thủy
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu tổng quát:............................................................................................................ 2 2.2 Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................... 3 6. Ý nghĩa của luận văn tại đơn vị nghiên cứu: ....................................................................... 4 CHƯƠNG 1 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................. 5 1.1 Giới thiệu khái quát về Kho Bạc Nhà Nước Bình Phước: ................................................. 5 1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển: ...............................................................................................5 1.1.2 Vị trí và chức năng:................................................................................................................8 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Bình Phước ..............................................................9 1.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Bình Phước..............................................11 1.1.5 Quy trình kiểm soát chi NSNN ............................................................................................14 1.2 Những tồn tại trong công tác kiểm soát chi tại KBNN Bình Phước: .............................. 16 1.2.1 Về môi trường kiểm soát công tác chi ngân sách tại KBNN Bình Phước: ..........................16 1.2.2 Về đánh giá rủi ro công tác chi NSNN tại KBNN Bình Phước: ..........................................16 1.2.3 Về hoạt động kiểm soát công tác chi ngân sách tại KBNN Bình Phước: ............................17
  5. 1.2.4 Về thông tin và truyền thông đối với công tác chi ngân sách tại KBNN Bình Phước: ........17 1.2.5 Về giám sát đối với công tác chi ngân sách tại KBNN Bình Phước:...................................17 Kết luận chương 1: ................................................................................................................ 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 19 2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan: .............................................................................. 19 2.2 Lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ: ......................................................................... 24 2.2.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ: ...........................................................................................24 2.2.2 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB: ..........................................................................25 2.2.2.1 Môi trường kiểm soát:.......................................................................................................27 2.2.2.2 Đánh giá rủi ro: .................................................................................................................28 2.2.2.3 Hoạt động kiểm soát: ........................................................................................................28 2.2.2.4 Thông tin và truyền thông:................................................................................................28 2.2.2.5 Giám sát: ...........................................................................................................................29 2.2.3 Hệ thống KSNB trong khu vực công: ..................................................................................29 Kết luận chương 2: ................................................................................................................ 30 CHƯƠNG 3 KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ............................................................................................................. 31 3.1 Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết: ................................................................................. 31 3.1.1 Phương pháp kiểm chứng: ...................................................................................................31 3.1.2. Kết quả kiểm chứng vấn đề: ...............................................................................................32 3.1.2.1 Kiểm chứng vấn đề về môi trường kiểm soát: ..................................................................32 3.1.2.2 Kiểm chứng vấn đề về đánh giá rủi ro: .............................................................................34 3.1.2.3 Kiểm chứng vấn đề về hoạt động kiểm soát: ....................................................................35 3.1.2.4 Kiểm chứng vấn đề về thông tin và truyền thông: ............................................................35 3.1.2.5 Kiểm chứng vấn đề về giám sát: .......................................................................................36 3.2 Dự đoán nguyên nhân tác động: ...................................................................................... 36 3.2.1 Dự đoán nguyên nhân về môi trường tác động đối với công tác chi NSNN: ......................37 3.2.2 Dự đoán nguyên nhân về đánh giá rủi ro đối với công tác chi NSNN: ...............................38
  6. 3.2.3 Dự đoán nguyên nhân về hoạt động kiểm soát đối với công tác chi NSNN: .......................38 3.2.4 Dự đoán nguyên nhân về thông tin và truyền thông đối với công tác chi NSNN:...............39 3.2.5 Dự đoán nguyên nhân về giám sát: ......................................................................................40 Kết luận chương 3: ................................................................................................................ 40 CHƯƠNG 4 KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN .............................................................. 41 4.1 Phương pháp kiểm chứng nguyên nhân .......................................................................... 41 4.2 Kết quả kiểm chứng nguyên nhân: .................................................................................. 42 4.2.1 Kết quả kiểm chứng nguyên nhân về môi trường tác động: ................................................42 4.2.2 Kiểm chứng nguyên nhân về đánh giá rủi ro: ......................................................................44 4.2.3 Kiểm chứng nguyên nhân về hoạt động kiểm soát: .............................................................46 4.2.4 Kiểm chứng nguyên nhân về thông tin và truyền thông: .....................................................47 4.2.5 Kết quả kiểm chứng nguyên nhân về giám sát: ...................................................................48 Kết luận chương 4: ................................................................................................................ 49 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ....................................................................... 50 5.1 Giải pháp hoàn thiện về môi trường kiểm soát trong công tác chi NSNN: ..................... 50 5.2 Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro trong công tác chi NSNN: ................................ 52 5.3 Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát: ................................................................ 57 5.4 Giải pháp hoàn thiện về thông tin và truyền thông: ........................................................ 59 5.5 Giải pháp hoàn thiện về giám sát: ................................................................................... 60 Kết luận chương 5: ................................................................................................................ 63 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa COSO Committee of Sponsoring Organizations INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institution KBNN Kho bạc Nhà nước KSNB Kiểm soát nội bộ NSNN Ngân sách Nhà nước TABMIS Treasury And Budget Management Information System (Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc) CBCC Cán bộ công chức KSC Kiểm soát chi KTT Kế toán trưởng KTV Kế toán viên
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Bình Phước…………...………......10 Hình 1.2: Sơ đồ quy trình kiểm soát chi NSNN của KBNN ...…………………...14 Bảng 2.1: Các bộ phận hợp thành hệ thống Kiểm soát nội bộ và các nguyên tắc theo báo cáo COSO (2013)……………………………………………………………...26 Bảng 3.1 Báo cáo số lượng biên chế năm 2018…………………………..………..34
  9. TÓM TẮT Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu đối với công tác chi ngân sách nhà nước (NSNN) tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) Bình Phước sẽ góp phần tích cực trong nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN tại địa phương. Dựa trên lý thuyết về hệ thống KSNB COSO 2013, INTOSAL và qua quá trình công tác thực tế tại đơn vị, tác giả đã tìm ra một số vấn đề thuộc năm thành phần của hệ thống KSNB trong công tác chi NSNN như vấn đề về năng lực của CBCC, khả năng lãnh đạo, công tác giám sát, kiểm soát, tự kiểm tra chưa được chú trọng. Qua đó tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm và phân tích để kiểm định các vấn đề theo năm thành phần của hệ thống KSNB từ đó tìm ra nguyên nhân của những vấn đề trên và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với công tác chi NSNN tại đơn vị KBNN Bình Phước với mục đích tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giảm thiểu sai sót trong quá trình kiểm soát, sử dụng NSNN tiết kiệm, chống lãng phí.
  10. ABSTRACT An effective internal control system for the state budget expenditure at the State Treasury (ST) of Binh Phuoc will actively contribute to the task of managing the state budget fund in the locality. Based on the theory of the internal control system COSO 2013, INTOSAL and through the actual working process at the unit, the author has found a number of issues of the five components of the internal control system in the state budget spending such as the issue of the capacity of public officials, leadership, supervision, control, and self-checking has not been focused. Thereby, the author conducted a qualitative research method including expert interviews, group discussions, and analysis to test problems according to the five components of the internal control system from which to find the causes of the above problems. And propose solutions to perfect the internal control system for the state budget spending at the Binh Phuoc State Treasury unit to strengthen the inspection, supervision and minimizing errors in the process of controlling, and using the state budget. saving and combating wastefulness.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, vấn đề bội chi ngân sách luôn là bài toán nan giải cho Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Việc giảm bội chi ngân sách đang được cả Chính phủ, Bộ ngành, địa phương triển khai một số giải pháp như cắt giảm chi ngân sách nhà nước (NSNN) ở một số đơn vị hành chính sự nghiệp trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đặc biệt đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp đang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, thực hiện cải cách bộ máy, cải cách tiền lương nhằm nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, công khai trong thực hiện chi NSNN. Việc thực hiện chi NSNN cần phải hệ thống hóa và cơ cấu lại việc chi ngân sách và tập trung mạnh vào những lĩnh vực quan trọng, cần thiết, thiết yếu mà NSNN phải đảm bảo để hỗ trợ kịp thời những lĩnh vực này. Tuy nhiên vẫn còn có một số khâu, ở một số lĩnh vực của chi NSNN còn nhiều vấn đề bất cập như một số khoản chi còn lãng phí, gây thất thoát tiền của Nhà nước. Nguyên nhân của những hiện tượng này có thể do phần lớn việc quản lý quỹ NSNN còn hạn chế, việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ còn chưa theo đúng quy định, vai trò kiểm soát quỹ NSNN của KBNN chưa được coi trọng đúng mức, năng lực của một số cán bộ kiểm soát chi (KSC) chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của đất nước. Việc thanh tra kiểm soát hồ sơ chứng từ chưa được quan tâm, chú trọng. Do đó việc hoàn thiện hệ thống KSNB đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý quỹ NSNN, là phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu những sai sót nhằm đạt được sự tuân thủ về các chính sách và quy trình nghiệp vụ được thiết lập. Với những sự cần thiết trên nên việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong quản lý NSNN được xem như một sự cần thiết tất yếu. KBNN Bình Phước trực thuộc KBNN có nhiệm vụ là quản lý quỹ NSNN trên địa bàn. Việc hoàn thiện một hệ thống KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó không quản lý bằng lòng tin mà phải bằng những quy định rõ ràng nhằm giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động chi NSNN của đơn vị KBNN
  12. 2 Bình Phước. Theo báo cáo số 6738/KBNN-TTKT về việc chấn chỉnh công tác sau thanh tra năm 2018 đối với công tác kiểm soát chi NSNN đã chỉ ra nhiều sai sót liên quan đến công tác chi NSNN cũng như việc sử dụng NSNN một cách chưa thực sự hiệu quả, không chỉ có việc đảm bảo chi đúng, chi đủ mà cán bộ KSC còn phải kiểm soát sao cho thực hiện các khoản chi một cách tiết kiệm, chống lãng phí, chống thất thoát ngân sách. Có một hệ thống KSNB hữu hiệu chính là vấn đề đặt ra để thực hiện tốt công tác chi NSNN. Qua thực tế làm việc tại đơn vị KBNN Bình Phước, tác giả đã thấy được những vấn đề khó khăn còn tồn tại trong hệ thống KSNB đối với công tác kiểm soát chi NSNN, chính vì những lý do nêu trên nên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Bảng tổng hợp tình hình hoạt động thu chi NSNN tại tỉnh Bình Phước từ năm 2016-2018. Tác giả tổng hợp theo các báo cáo quyết toán NSNN của các năm cho thấy được tình hình chi NSNN luôn vượt chi NSNN. Cùng theo Báo cáo số 258/BC-UBND tỉnh Bình Phước ngày 20/11/2018 về tình hình thực hiện ngân sách năm 2018 và dự toán ngân sách năm 2019 đã nêu lên việc quán triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, siết chặt kỷ luật, kỷ cương và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách; từng bước giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. (Phụ lục 05) 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu tổng quát: Đánh giá được những mặt hạn chế trong thực trạng công tác chi NSNN từ đó tìm ra những nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với công tác chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước Bình Phước. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề đang tồn tại của hệ thống KSNB đối với công tác chi NSNN tại KBNN Bình Phước.
  13. 3 Xác định các nhân tố cốt lõi của hệ thống KSNB trong việc giảm thiểu được những hạn chế trong công tác chi NSNN. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN và giảm thiểu sai sót trong quá trình hạch toán cũng như kiểm soát hồ sơ chứng từ. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với công tác chi ngân sách nhà nước tại Kho Bạc Nhà Nước Bình Phước. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau: - Vấn đề tồn tại của hệ thống KSNB trong công tác chi NSNN tại KBNN Bình Phước là gì? - Nguyên nhân tác động đến hệ thống KSNB tại KBNN Bình Phước trong công tác chi ngân sách là gì? - Giải pháp nào giúp KBNN Bình Phước hoàn thiện hệ thống KSNB đối với công tác chi ngân sách nhà nước? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống KSNB trong công tác chi ngân sách nhà nước tại KBNN Bình Phước. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Tại các phòng nghiệp vụ tham gia trong công tác chi NSNN của KBNN Bình Phước. Khung thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: Tháng 03/2019 – 05/2019. Khung thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp: Năm 2016 – 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận văn này. Các công cụ để sử dụng phương pháp định tính bao gồm: phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, phân tích.
  14. 4 - Sử dụng công cụ phỏng vấn chuyên gia, phân tích số liệu thứ cấp về tình hình thực hiện chi NSNN, thảo luận nhóm nhằm đánh giá thực trạng, tìm kiếm được nguyên nhân tác động của kiểm soát nội bộ chi NSNN tại KBNN Bình Phước. - Sử dụng phương pháp suy luận, quy nạp để tổng hợp những nguyên nhân được kiểm chứng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB chi NSNN và giúp giảm thiểu được những hạn chế tồn tại trong việc thực hiện kiểm soát chi NSNN tại KBNN Bình Phước. 6. Ý nghĩa của luận văn tại đơn vị nghiên cứu: - Về mặt lý luận: Đề tài xác định được ý nghĩa quan trọng trong công tác KSNB đối với công tác chi NSNN thông qua việc phân tích những cơ sở lý luận về KSNB đối với công tác chi NSNN, những mặt hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến KSNB đối với công tác chi NSNN của Kho bạc Nhà nước Bình Phước. - Về mặt thực tiễn: Đề tài nêu được những vấn đề còn tồn tại của KSNB đối với công tác chi ngân sách nhà nước tại KBNN Bình Phước, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận để góp phần vào sự phát triển của KBNN Bình Phước.
  15. 5 CHƯƠNG 1 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 1.1 Giới thiệu khái quát về Kho Bạc Nhà Nước Bình Phước: - Tên đơn vị: Kho bạc Nhà nước Bình Phước - Địa chỉ: Số 488 - Quốc lộ 14 - Phường Tân Phú - Thành phố Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước. - Điện thoại: (0271) 3879932. - Fax: (0271) 3879931. - Logo: 1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển: Kho bạc Nhà nước (KBNN) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. (Theo Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ). Hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) mà tiền thân là Nha Ngân khố Quốc gia trong những năm qua đã không ngừng lớn mạnh và góp phần cùng toàn ngành Tài chính hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được đặt ra trong từng thời kỳ và từng giai đoạn cách mạng, đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu về nguồn lực tài chính
  16. 6 phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống KBNN có thể khái quát như sau: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập. Việc đảm bảo tài chính phục vụ công cuộc kiến quốc và hoạt động của bộ máy nhà nước cách mạng non trẻ trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế sau chiến tranh là trách nhiệm nặng nề và là thách thức vô cùng to lớn. Do đó, cần thiết phải thành lập cơ quan chuyên trách giải quyết các vấn đề về tài chính, tiền tệ của đất nước. Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu Chính phủ đã ký Sắc lệnh số 75/SL về tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố Quốc gia (tiền thân của hệ thống KBNN ngày nay) là một tổ chức cấu thành trong Bộ Tài chính, để thực hiện nhiệm vụ: tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm phụ quốc phòng và công phiếu kháng chiến; quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán; chịu trách nhiệm xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; phát hành giấy bạc Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ kế toán”. Trong điều kiện đất nước vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Nha Ngân khố Quốc gia đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, đấu tranh chống lại những hoạt động của địch trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ, góp phần bước đầu tạo nên nền tài chính ngân sách của chế độ mới. Nha Ngân khố Quốc gia đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là công cụ quan trọng của Chính quyền cách mạng non trẻ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kiến quốc. Cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước (giai đoạn 1951-1989). Trước yêu cầu và tình hình mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định số 107/TTg lập ra KBNN (gọi tắt là Kho bạc) đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. KBNN tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thu, chi quỹ NSNN, bảo đảm các nhu cầu chi của bộ máy nhà nước, phục vụ công cuộc kháng chiến, xây
  17. 7 dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ năm 1964, theo Quyết định số 113/CP ngày 27/7/1964 của Hội đồng Chính phủ, các hoạt động của KBNN do Vụ Quản lý quỹ NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm. Quá trình chuẩn bị thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính (giai đoạn 1989 - 1990). Từ Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc “Đổi mới” một cách sâu sắc và toàn diện. Cơ chế quản lý tài chính và tiền tệ đã có những thay đổi căn bản, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới. Việc tách bạch hoạt động kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính – ngân sách là đòi hỏi tất yếu khách quan. Để nắm chắc tình hình thu, chi và sử dụng có hiệu quả quỹ NSNN, việc chuyển chức năng quản lý quỹ NSNN về Bộ Tài chính là cần thiết. Trên cơ sở kinh nghiệm đã tích lũy trong những năm hoạt động của Nha Ngân khố Quốc gia và những kiến thức đã tiếp thu được qua khảo sát mô hình hoạt động của Kho bạc các nước và kết quả thí điểm mô hình KBNN ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, Bộ Tài chính đã trình và được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt Đề án thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 04/01/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng chính là giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về quỹ NSNN. Sau ba tháng chuẩn bị chu đáo, với sự chỉ đạo chặt chẽ và trực tiếp của Bộ Tài chính, sự phối hợp tích cực của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ủy ban nhân dân các cấp và các ngành có liên quan, KBNN đã hoàn thành tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương (gồm 03 cấp) và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày 01/4/1990. Cùng với hệ thống Kho bạc cả nước, KBNN Bình Phước được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990. Trải qua 29 năm hoạt động, KBNN
  18. 8 Bình Phước từng bước khẳng định tầm quan trọng của mình tại địa phương; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN không ngừng được hoàn thiện, mở rộng. Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, bộ máy tổ chức còn sơ sài, cơ sở vật chất, các phương tiện làm việc còn gặp nhiều thiếu thốn. Song được sự giúp đỡ, quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp tích cực của các cơ quan tài chính, ngân hàng, các sở ban ngành có liên quan cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN Trung Ương, KBNN Bình Phước đang nỗ lực phấn đấu từng ngày để củng cố và hoàn thiện bộ máy, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.1.2 Vị trí và chức năng: Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. (Theo QĐ 1399/QĐ- BTC ngày 15/7/2015). Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. (Theo Quyết định số 1399/QĐ- BTC ngày 15/7/2015). Nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN với mục tiêu đến năm 2020 hình thành Kho bạc điện tử, KBNN đã báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 26/2015/ QĐ-TTg ngày 08/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính thay thế Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009. Theo đó chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN được bổ sung, hoàn thiện với các nội dung chủ yếu sau: - Về chức năng: KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực
  19. 9 hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. KBNN Bình Phước là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Bình Phước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Có trụ sở chính tại số 488, Quốc lộ 14, Thành phố Đồng xoài, tỉnh Bình Phước. Trụ sở của KBNN huyện đặt tại trung tâm các huyện trên địa bàn tỉnh Bình Phước, khoảng cách từ trung tâm tỉnh tới huyện xa nhất (huyện Lộc Ninh) là 180 km. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Bình Phước - Các phòng chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc KBNN cấp tỉnh theo QĐ 1357/QĐ-BTC ngày 19/7/2017: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau, bao gồm: (1) Phòng Tổ chức cán bộ; (2) Phòng Thanh tra - Kiểm tra; (3) Văn phòng; (4) Phòng Tin học; (5) Phòng Kiểm soát chi; (6) Phòng Kế toán nhà nước (7) Phòng Tài vụ. Kho bạc Nhà nước cấp huyện bao gồm 10 KBNN Cấp huyện: - Kho bạc Nhà nước Bình Long, - Kho bạc Nhà nước Lộc Ninh. - Kho bạc Nhà nước Phước Long. - Kho bạc Nhà nước Bù Đăng. - Kho bạc Nhà nước Đồng Phú. - Kho bạc Nhà nước Chơn Thành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0