Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng nghề quốc tế Vabis Hồng Lam
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trường Cao đẳng nghề quốc tế Vabis Hồng Lam dựa trên các bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB. Thông qua kết quả nghiên cứu, người viết đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường Cao đẳng nghề quốc tế Vabis Hồng Lam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng nghề quốc tế Vabis Hồng Lam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------000---------- VŨ THỊ THU CÚC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học:TS TRẦN ANH HOA BÀ RỊA- VŨNG TÀU-NĂM 2013
- i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã đƣợc Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là Quý Thầy, Cô Khoa Kế toán – Kiểm toán giảng dạy tận tình giúp tôi có đƣợc những kiến thức quý báu để ứng dụng vào trong công việc chuyên môn của mình cũng nhƣ hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy, Cô Khoa Kế toán – Kiểm toán đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trƣờng. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Trần Anh Hoa, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Bà Rịa– Vũng Tàu, ngày 25 tháng 09 năm 2013 Học viên thực hiện Vũ Thị Thu Cúc
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 25 tháng 09 năm 2013 Học viên thực hiện Vũ Thị Thu Cúc
- iii MỤC LỤC Chƣơng 1: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ _____________________1 1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ _______________________1 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển kiểm soát nội bộ ______________ 1 1.1.2. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ _____________________________ 5 1.1.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ______________ 8 1.1.4. Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ ________________________________________________________ 26 1.1.5. Mối quan hệ giữa mục tiêu của tổ chức và các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ _______________________________________ 26 1.1.6. Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ __________________ 27 1.2. Trách nhiệm về hệ thống kiểm soát nội bộ _____________________28 1.2.1 Hội đồng quản trị _______________________________________ 28 1.2.2 Nhà quản lý ___________________________________________ 28 1.2.3 Kiểm toán viên nội bộ ___________________________________ 29 1.2.4 Nhân viên ____________________________________________ 29 1.2.5 Các đối tƣợng khác ở bên ngoài ___________________________ 29 1.3. Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ 30 1.4. Đặc thù giáo dục đào tạo ở Việt Nam chi phối tới hệ thống kiểm soát nội bộ __________________________________________________________32 Kết luận chƣơng 1 _______________________________________________33 Chƣơng II: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trƣờng Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam _________________________________________34 2.1. Giới thiệu về trƣờng Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam _____34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển _________________________ 34 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của Nhà trƣờng ______________ 35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức trƣờng Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam _ 37 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ____________________ 39 2.1.5. Đánh giá chung về công tác dạy và học tại trƣờng _____________ 43 2.1.6. Định hƣớng phát triển ___________________________________ 47 2.1.7. Những đặc điểm của trƣờng Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam ảnh hƣởng tới việc xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại trƣờng 48
- iv 2.2.Thực trạng tổ chức và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ của trƣờng Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam _________________________ 499 2.2.1. Môi trƣờng kiểm soát __________________________________ 499 2.2.2. Đánh giá rủi ro ________________________________________ 53 2.2.3. Hoạt động kiểm soát __________________________________ 544 2.2.4. Thông tin và truyền thông ______________________________ 777 2.2.5. Giám sát ____________________________________________ 788 2.3. Đánh giá về hệ thống Kiểm soát nội bộ trƣờng Cao đẳng nghề Quốc tế Quốc tế Vabis Hồng Lam ______________________________________ 799 Kết luận chƣơng 2 ______________________________________________ 812 Chƣơng III: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của trƣờng cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam _____________________ 833 3.1. Quan điểm hoàn thiện hệ thống KSNB của trƣờng Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam _______________________________________ 83 3.1.1. Quan điểm kế thừa _____________________________________ 83 3.1.2. Quan điểm phù hợp với đặc điểm quản lý và quy mô đào tạo ___ 83 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của trƣờng Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam _____________________________ 844 3.2.1. Môi trƣờng kiểm soát ___________________________________ 84 3.2.2. Đánh giá rủi ro ________________________________________ 88 3.2.3. Hoạt động kiểm soát ___________________________________ 90 3.2.4. Thông tin và truyền thông _______________________________ 99 3.2.5. Giám sát ____________________________________________ 101 3.3. Các kiến nghị để thực hiện giải pháp _________________________ 101 3.3.1. Nhà nƣớc ___________________________________________ 101 3.3.2. Nhà trƣờng __________________________________________ 101 Kết luận chƣơng 3 ______________________________________________ 103 Kết luận _______________________________________________________ 104
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh: AICPA : American Institute of Certified Public Acountant (Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ) AAA : American Accounting Association (Hội kế toán Hoa Kỳ) BCBS : Basle Commettee on Banking Supervision (Ủy ban Balse về giám sát ngân hàng) CAP : Committee on Auditing Procedure (Ủy ban thủ tục kiểm toán) CoBIT : Control Objectives for Information and Related Technology (Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực có liên quan) COSO : Committee of Sponsoring Organization (Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ) ERM : Enterprise Risk Management Framework (Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp) FEI : Financial Execitives Institute (Hiệp Hội quản trị viên tài chính) IIA : Institute of Internal Auditors (Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ) IMA : Institute of Management Accountants (Hiệp hội kế toán viên quản trị) INTOSAI : International Organisation of Supreme Audit Institutions (Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán cấp cao) ISA : International Standard on Auditing (Chuẩn mực kiểm toán quốc tế) ISACA : Information System Audit and Control Association (Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin) NGO : Non Government Organization (Tổ chức phi Chính phủ) ODA : Official Development Association (Hỗ trợ phát triển chính thức) SAP : Statement Auditing Procedure (Báo cáo về thủ tục kiểm toán) SAS : Statement on Auditing Standard (Chuẩn mực kiểm toán)
- vi Tiếng việt: BCTC : Báo cáo tài chính CBGV : Cán bộ giáo viên CCDC : Công cụ dụng cụ CTĐT : Chƣơng trình đào tạo GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo HCQT : Hành chính quản trị HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB : Kiểm soát nội bộ LĐTB&XH : Lao động thƣơng binh và xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa XKLĐ : Xuất khẩu lao động TCKT : Tài chính kế toán UNC : Ủy nhiệm chi
- vii PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài: Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu có sự chuyển dịch khá nhanh về kinh tế kéo theo nguồn lực lao động. Với sự mở rộng tỉ trọng lao động của công nghiệp và dịch vụ cùng với sự thu hẹp của nông nghiệp đã làm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là: “Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020; tạo việc làm cho ngƣời lao động.” Từ nay cho tới năm 2020, trung bình mỗi năm tỉnh cần thêm 11,000 công nhân kỹ thuật, con số này ở các tỉnh lân cận gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng lên tới 260,000. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng đƣợc 33 cơ sở dạy nghề trong đó có 4 trƣờng cao đẳng nghề (03 trƣờng công lập và 01 trƣờng tƣ thục), 3 trƣờng trung cấp nghề và 26 trung tâm dạy nghề cung cấp nhân lực cho 22 khu công nghiệp (với tổng diện tích khoảng 13.644 ha) và 45 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Nhu cầu về lao động có tay nghề cao tại nƣớc ta nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng là rất lớn, tuy nhiên, việc thu hút đào tạo nguồn nhân lực này gặp rất nhiều khó khăn do sự gia tăng không ngừng số lƣợng của các trƣờng đại học cũng nhƣ tâm lý của các bậc phụ huynh học sinh không muốn con em mình học ra làm thợ. Trong điều kiện hiện nay, các trƣờng dạy nghề phải bỏ chi phí đầu tƣ lớn nhƣng ngày càng ít ngƣời đăng ký học nghề dài hạn. Làm thế nào để thu hút đƣợc số lƣợng học viên học nghề ít ỏi đó vào trƣờng để cung ứng nguồn lao động có tay nghề cao thị trƣờng lao động trong và ngoài tỉnh? Làm thế nào để học viên trƣờng Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam ra trƣờng có đƣợc cơ hội nghề nghiệp tốt?
- viii Làm thế nào để phát triển và nâng cao vị thế của nhà trƣờng hơn nữa trong thời kỳ khó khăn và mang tính cạnh tranh cao nhƣ hiện nay? Không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao chất lƣợng, giảm giá thành đào tạo nhằm thu hút học viên. Muốn làm tốt đƣợc việc này, nhà trƣờng cần phải xây dựng đƣợc một hệ thống kiểm soát tốt. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trƣờng Cao đẳng nghề quốc tế Vabis Hồng Lam”. Tổng quan: Đề tài kiểm soát nội bộ trƣờng học là một đề tài đã đƣợc khá nhiều tác giả đề cập tới, ví dụ nhƣ các đề tài: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trƣờng cao đẳng Sƣ Phạm Mẫu Giáo Trung Ƣơng; Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trƣờng cao đẳng sƣ phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh; Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với các khoản thu, chi tại trƣờng đại học Thể Dục Thể Thao Đà nẵng… Bên cạnh việc các tác giả đã đề xuất đƣợc cách hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, đề tài đi sát với tính hình thực tế tại đơn vị thì các đề tài trên còn bị hạn chế bới cách tiếp cận. Do đó các đề tài này chƣa thể hiện đƣợc tính khách quan trong việc nhận xét thực trạng nên phần nào những giải pháp đƣa ra còn bị hạn chế, chƣa có tính thực tiễn cao. Để hạn chế khuyết điểm trên, với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trƣờng Cao đẳng nghề quốc tế Vabis Hồng Lam”, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi để có đƣợc những nhận xét khách quan hơn đối với thực trạng của nhà trƣờng, từ đó đƣa ra một số giải pháp bám sát với thực tiễn. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trƣờng Cao đẳng nghề quốc tế Vabis Hồng Lam dựa trên các bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB. Thông qua kết quả nghiên cứu, ngƣời viết đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại trƣờng Cao đẳng nghề quốc tế Vabis Hồng Lam”. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- ix Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là các bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB tại trƣờng và một số quy trình cơ bản trong hệ thống kiểm soát. Từ thực trạng đó, tác giả vận dụng lý luận để đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại trƣờng. Giới hạn của đề tài : đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB và một số quy trình kiểm soát chủ yếu chứ không đi vào tất cả các quy trình kiểm soát. Phƣơng pháp nghiên cứu : - Phƣơng pháp nghiên cứu định tính - Phƣơng pháp thu thập số liệu: + Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ giáo viên trong trƣờng thông qua bộ câu hỏi. + Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Niên giám thống kê tỉnh Ba Rịa- Vũng Tàu. - Phƣơng pháp phân tích: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trƣờng Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trƣờng Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
- 1 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ Trải qua 1 tiến trình dài để hình thành và phát triển từ giai đoạn sơ khai với hình thức ban đầu là kiểm soát tiền ở cuộc Cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ 19 đến giai đoạn đƣợc chính thức hình thành thông qua công trình nghiên cứu đầu tiên của AICPA về “Kiểm soát nội bộ – các bộ phận cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh ngiệp và đối với Kiểm toán viên độc lập”. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế ở Mỹ và các quốc gia trên thế giới vào những thập niên 1970 – 1980, các vụ gian lận cũng ngày càng lớn và gây tổn thất đáng kể cho nền kinh tế dẫn đến việc Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ (SEC – Securities and Exchange Commission) đƣa ra bắt buộc các công ty phải báo cáo về kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán ở đơn vị mình. Yêu cầu này đã gây ra nhiều tranh luận tập trung vào các tiêu chuẩn để đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ và đã dẫn đến một cột mốc lịch sử là thành lập đƣợc Ủy ban COSO ( Committee of Sponsoring Organnization) năm 1985 dƣới sự bảo trợ của 5 tổ chức nghề nghiệp gồm: – Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA). – Hiệp Hội kế toán Hoa kỳ (AAA – American Accounting Association). – Hiệp Hội quản trị viên tài chính (FEI – Financial Execitives Institute). – Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA – Institute of Management Accountants). – Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA – Institute of Internal Auditors). Sau một thời gian dài làm việc, đến năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo. Báo cáo COSO năm 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đƣa ra Khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đây là hệ thống lý luận đầy đủ nhất về KSNB cho đến thời điểm này.
- 2 Báo cáo COSO gồm có 4 phần: – Phần 1: Tóm tắt dành cho ngƣời điều hành. Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quát về KSNB ở mức độ cao dành riêng cho các nhà quản lý cao cấp, giám đốc điều hành và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. – Phần 2: Khuôn mẫu của kiểm soát nội bộ. Đây là nội dung cơ bản của Báo cáo COSO, trong đó có định nghĩa về KSNB, các bộ phận hợp thành của KSNB, và các tiêu chuẩn để giúp Ban giám đốc, nhà quản lý và các đối tƣợng khác nghiên cứu để thiết kế, vận hành hay để đánh giá hệ thống KSNB. – Phần 3: Báo cáo cho đối tƣợng bên ngoài. Đây là tài liệu bổ sung nhằm hƣớng dẫn cho cho các tổ chức cần báo cáo về KSNB cho bên ngoài. – Phần 4: Các công cụ đánh giá kiểm soát nội bộ. Phần này đƣa ra các hƣớng dẫn, gợi ý rất thiết thực cho việc đánh giá hệ thống KSNB. Báo cáo COSO là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính (BCTC), mà còn đƣợc mở rộng ra cho cả các phƣơng diện hoạt động và tuân thủ. Giai đoạn hiện đại (từ năm 1992 đến nay) Báo cáo COSO 1992 tuy chƣa thật sự hoàn chỉnh nhƣng đã tạo lập đƣợc cơ sở lý thuyết cơ bản về KSNB. Nhờ đó mà đã có hàng loạt nghiên cứu phát triển về KSNB trên nhiều lĩnh vực khác nhau ra đời nhƣ: - Phát triển theo hƣớng kiểm toán độc lập: Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng Báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống KSNB, bao gồm: + SAS 78 (1995): Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC. + SAS 94 (2001): Ảnh hƣởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA – International Standard
- 3 on Auditing) cũng sử dụng Báo cáo COSO khi yêu cầu xem xét hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC, cụ thể là: + ISA 315 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trƣờng hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu” đã yêu cầu kiểm toán viên cần có hiểu biết đầy đủ về KSNB. + ISA 265 “Thông báo về những khuyết điểm của kiểm soát nội bộ” yêu cầu kiểm toán viên độc lập thông báo những khuyết điểm của KSNB do kiểm toán viên phát hiện đƣợc cho những ngƣời có trách nhiệm trong đơn vị. – Phát triển theo hƣớng công nghệ thông tin: Năm 1996, Bản tiêu chuẩn có tên “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực có liên quan” (CoBIT – Control Objectives for Information and Related Technology) do Hiệp hội về Kiểm soát và Kiểm toán hệ thống thông tin (ISACA – Information System Audit and Control Association) ban hành. CoBIT nhấn mạnh đến hệ thống kiểm soát trong môi trƣờng tin học, bao gồm các lĩnh vực: hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát. – Phát triển theo hƣớng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS – Basel Committee on Banking Supervision) đã đƣa ra công bố về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng (Framework for Internal Control System in Banking Organisations). – Phát triển về phía quản trị: Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management Framework), theo đó ERM đƣợc định nghĩa gồm 8 bộ phận cấu thành: Môi trƣờng quản lý nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. – Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ: Năm 2006, COSO nghiên cứu và ban hành hƣớng dẫn “Kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính – Hƣớng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ”. – Phát triển theo hƣớng kiểm toán nội bộ: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
- 4 định nghĩa các mục tiêu của KSNB gồm: + Độ tin cậy và trung thực của thông tin. + Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định. + Bảo vệ tài sản. + Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực. + Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động và các chƣơng trình. – Hƣớng dẫn về giám sát hệ thống KSNB: COSO cho ra đời Dự thảo Hƣớng dẫn về giám sát hệ thống KSNB (Exposure Draft, COSO 2008) dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 nhằm giúp các tổ chức tự giám sát chất lƣợng của hệ thống KSNB. Kiểm soát nội bộ tại Việt Nam Ở Việt Nam, sự ra đời và phát triển lý luận về hệ thống KSNB gắn liền với sự ra đời và phát triển của hoạt động kiểm toán và nhu cầu quản trị của các doanh nghiệp lớn. Vào những năm 1980, khi nhà nƣớc từng bƣớc chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN, đặc biệt là khi xuất hiện các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cùng hình thức công ty cổ phần với quyền quản lý tài sản tách rời quyền sở hữu tài sản, nhu cầu minh bạch thông tin của các nhà quản lý, các nhà đầu tƣ, nhu cầu đƣợc cung cấp thông tin tin cậy về báo cáo tài chính đòi hỏi phải có hệ thống KSNB. Tiếp đó, sự ra đời của các công ty kiểm toán và Cơ quan kiểm toán nhà nƣớc dẫn đến yêu cầu đánh giá hệ thống KSNB. Thực tế đòi hỏi phải có một nền tảng lý thuyết căn bản về KSNB. Trƣớc tình hình đó, các giáo trình về lý thuyết kiểm toán và kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm soát quản lý lần lƣợt ra đời…từ những năm đầu thập niên 90. Nội dung của các tài liệu này tập trung vào định nghĩa hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, vai trò và trách nhiệm của các đối tƣợng có liên quan đến KSNB và giới thiệu trình tự nghiên cứu, phƣơng pháp đánh giá hệ thống KSNB. Về các văn bản pháp lý:
- 5 Tháng 1 năm 1994, chính phủ ban hành Quy chế Kiểm toán độc lập. Tháng 7 năm 1994, thành lập Cơ quan Kiểm toán nhà nƣớc. Tháng 10 năm 1994, Bộ tài chính ban hành quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nƣớc . Từ tháng 9 năm 1999, Bộ tài chính ban hành các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA). Năm 1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành Quyết định số 03/1998/QĐ – NHNN ngày 3/1/1998 về Quy chế kiểm tra, Kiểm toán nội bộ các tổ chức tín dụng Việt Nam. Năm 2004, Bộ tài chính có Quyết định số 67/2004/QĐ/BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004 về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí, Ngân sách nhà nƣớc” . Năm 2005, Luật Kiểm toán nhà nƣớc ra đời quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý sử dụng ngân sách, tiền, tài sản nhà nƣớc trong việc đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính, bao gồm cả việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Năm 2011, Luật kiểm toán độc lập ra đời, Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nƣớc ngoài tại Việt Nam và đơn vị đƣợc kiểm toán. 1.1.2. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ KSNB không phải là một sự kiện, một tình huống diễn ra trong thời gian ngắn mà là cả một quá trình, một chuỗi các hoạt động diễn ra trong mọi lĩnh vực, nó đƣợc xây dựng nhƣ một phần cơ bản trong hoạt động đơn vị chứ không phải là sự bổ sung hoạt động của đơn vị, cũng không phải gánh nặng áp đặt từ nhà quản lý hay thủ tục hành chính. Trái lại KSNB đƣợc tổ chức tốt sẽ giúp đơn vị đạt đƣợc mục tiêu của mình. KSNB bị chi phối bởi con ngƣời, trƣớc hết là ngƣời lãnh đạo cấp cao trong đơn vị. Con ngƣời đặt ra mục tiêu và đƣa ra cơ chế kiểm soát vào vận hành và
- 6 hƣớng tới mục tiêu đã định. Ngƣợc lại, KSNB cũng tác động tới hành vi con ngƣời, KSNB sẽ tạo ra ý thức kiểm soát ở mỗi cá nhân và hƣớng hoạt động của họ đến mục tiêu chung của đơn vị. Quá trình KSNB chia thành 5 bƣớc: Xác định mục tiêu; Xây dựng mô hình kiểm soát cùng các thước đo cần thiết, xác minh thực tế đạt được so với tiêu chuẩn đã thiết lập để tìm chênh lệch; thực hiện điều chỉnh chênh lệch; giám sát thực hiện điều chỉnh chênh lệch và có thể phải tiếp tục điều chỉnh khi cần thiết. Trong báo cáo công bố với tiêu đề “Kiểm soát nội bộ – khuôn khổ hợp nhất” COSO đƣa ra định nghĩa về KSNB nhƣ sau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi ngƣời quản lý và các nhân viên của đơn vị, nó đƣợc thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt đƣợc ba mục tiêu: Báo cáo tài chính đáng tin cậy; Các luật lệ và quy định đƣợc tuân thủ; Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả”. Định nghĩa này đƣợc chấp nhận khá rộng rãi và đƣợc cả IFAC thừa nhận vì nó đáp ứng yêu cầu minh bạch của thông tin. Trong định nghĩa trên, có bốn khái niệm quan trọng cần lƣu ý, đó là: quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu. – Kiểm soát nội bộ là một quá trình: KSNB không phải là một sự kiện hay tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện trong mọi bộ phận, quyện chặt vào hoạt động của tổ chức và là một nội dung cơ bản trong hoạt động của tổ chức. KSNB sẽ hữu hiệu khi nó đƣợc xây dựng nhƣ một bộ phận không tách rời chứ không phải chức năng bổ sung cho các hoạt động của tổ chức. – Con ngƣời: KSNB đƣợc thiết kế và vận hành bởi con ngƣời, đó là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị. KSNB là một công cụ đƣợc nhà quản lý sử dụng chứ không thay thế đƣợc cho nhà quản lý. Tuy nhiên, không phải lúc nào con ngƣời cũng hiểu rõ, trao đổi và hành động một cách nhất quán. Mỗi thành viên tham gia vào tổ chức với khả năng, kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu khác nhau. Một hệ thống KSNB chỉ có thể hữu hiệu khi từng thành viên trong tổ chức hiểu rõ về trách nhiệm và quyền hạn của mình. Do vậy, để KSNB hữu hiệu cần phải xác định mối liên hệ, nhiệm vụ và cách
- 7 thức thực hiện chúng của từng thành viên để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức. – Đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho nhà quản lý trong việc đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức chứ không thể đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống KSNB nhƣ: sai lầm của con ngƣời khi đƣa ra các quyết định, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý và do mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc thiết lập nên hệ thống KSNB... – Các mục tiêu: mỗi đơn vị thƣờng có các mục tiêu kiểm soát cần đạt đƣợc để từ đó xác định các chiến lƣợc cần thực hiện. Đó có thể là mục tiêu chung của toàn đơn vị hay mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị. Có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị ra thành ba nhóm: + Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. + Nhóm mục tiêu về BCTC: đơn vị phải đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC mà mình cung cấp. + Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: đơn vị phải tuân thủ pháp luật và các quy định. Mùa thu năm 2001, COSO đề xuất nghiên cứu nhằm đƣa ra một lý thuyết để giúp tổ chức quản trị rủi ro liên quan đến quá trình hoạt động (ERM – Enterprise Risk Management Framework). Công ty kiểm toán Price Waterhouse Cooper đƣợc chọn tham gia vào dự án này. Dự án đƣợc hoàn thành vào tháng 10 năm 2004 và đƣợc COSO công bố dƣới tiêu đề: Quản trị rủi ro doanh nghiệp – Khuôn khổ hợp nhất. ERM là “cánh tay nối dài” của Báo cáo COSO năm 1992 chứ không nhằm thay thế cho báo cáo này. Theo Báo cáo của COSO năm 2004 thì: “Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quá trình do hội đồng quản trị, các cấp quản lý và các nhân viên của đơn vị chi phối, đƣợc áp dụng trong việc thiết lập các chiến lƣợc liên quan đến toàn đơn vị và áp dụng cho tất cả các cấp độ trong đơn vị, đƣợc thiết kế để nhận dạng các sự kiện
- 8 tiềm tàng có thể ảnh hƣởng đến đơn vị và quản lý rủi ro trong phạm vi chấp nhận đƣợc của rủi ro nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý về việc đạt đƣợc các mục tiêu của đơn vị. Nhƣ vậy, theo Báo cáo COSO năm 1992, định nghĩa này có phát triển thêm một số điểm mới: - Thứ nhất, ngoài ba mục tiêu: báo cáo tài chính, hoạt động và tuân thủ thì Báo cáo COSO năm 2004 còn có mục tiêu chiến lƣợc. Mục tiêu chiến lƣợc đƣợc xác định ở cấp độ cao hơn so với các mục tiêu còn lại của quản trị rủi ro. Các mục tiêu chiến lƣợc đƣợc xây dựng dựa trên sứ mạng của đơn vị. Các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ phải phù hợp với mục tiêu chiến lược. - Thứ hai, mở rộng hƣớng tiếp cận chiến lƣợc rủi ro. Quản trị rủi ro đƣợc áp dụng trong việc thiết lập các mục tiêu chiến lƣợc và các chiến lƣợc để thực hiện cũng nhƣ các hoạt động nhằm đạt đến các mục tiêu liên quan. Nhƣ vậy, các mục tiêu trong quản trị rủi ro bao trùm hơn, xuyên suốt hơn so với các mục tiêu trong KSNB, do đó có mức độ bao quát hơn đối với những rủi ro có khả năng phát sinh. - Thứ ba, mở rộng các cấp độ xem xét đối với rủi ro. Sự kiện tác động không chỉ đƣợc xem xét riêng lẻ cho từng bộ phận trực tiếp liên quan mà còn đƣợc xem xét cho tất cả các cấp độ hoạt động trong đơn vị. Khi đó, sự tác động của rủi ro đƣợc xem xét hết từ bộ phận, chi nhánh,… đến toàn doanh nghiệp. Các cấp độ xem xét đối với rủi ro căn cứ vào phạm vi có thể chấp nhận của rủi ro, các phạm vi có thể chấp nhận bao gồm: Mức độ rủi ro có thể chấp nhận: là mức độ rủi ro mà đơn vị sẵn sang chấp nhận để thực hiện việc làm tăng giá trị xét trên bình diện toàn đơn vị. Mức độ rủi ro có thể chấp nhận ở cấp độ bộ phận: là mức độ rủi ro mà đơn vị sẵn sàng chấp nhận liên quan đến việc thực hiện từng mục tiêu cụ thể. 1.1.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ Theo COSO, KSNB bao gồm 5 bộ phận hợp thành: Môi trƣờng kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát.
- 9 KIỂM SOÁT NỘI BỘ Môi Đánh giá Hoạt Thông tin Giám sát trƣờng rủi ro động và truyền kiểm soát kiểm thông soát – Tính chính trực và – Xác định – Phân chia – Thông tin – Giám sát giá trị đạo đức mục tiêu trách nhiệm đầy kế toán tài thƣờng – Đảm bảo về năng của đơn vị đủ chính xuyên – Nhận – Kiểm soát – Thông tin – Giám sát lực dạng rủi ro quá trình xử lý kế toán quản định kỳ – Hội đồng quản trị – Phân tích thông tin các trị và ủy ban kiểm soát và đánh giá nghiệp vụ – Thông tin – Triết lý và phong rủi ro – Kiểm soát cho nội bộ cách điều hành của vật chất – Thông tin – Kiểm soát cho bên nhà quản lý độc lập ngoài – Cơ cấu tổ chức – Phân tích và – Truyền đạt – Cách thức phân rà soát việc thông tin định quyền hạn và thực hiện trách nhiệm – Chính sách nhân sự Sơ đồ 1.1: Cơ cấu kiểm soát nội bộ theo COSO 1.1.3.1. Môi trƣờng kiểm soát Môi trƣờng kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Môi trƣờng kiểm soát là nền tảng cho bốn bộ phận (hay thành phần) còn lại của hệ thống KSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp. Môi trƣờng kiểm soát bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của ngƣời quản lý trong đơn vị đối với kiểm soát và tầm quan trọng
- 10 của kiểm soát. Môi trƣờng kiểm soát có một ảnh hƣởng quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát. Một môi trƣờng kiểm soát tốt có thể hạn chế phần nào sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát. Những yếu tố của môi trƣờng kiểm soát đƣợc ghi nhận bởi COSO gồm có: – Tính trung thực và các giá trị đạo đức. – Cam kết năng lực. – Hội đồng Quản trị và Ủy ban Kiểm toán: Môi trƣờng kiểm soát chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi Hội đồng Quản trị và Ủy ban Kiểm toán. Tính hữu hiệu của nhân tố này phụ thuộc vào sự độc lập của Hội đồng Quản trị và Ủy ban Kiểm toán, kinh nghiệm và vị trí của các thành viên trong Hội đồng Quản trị, mức độ tham gia, mức độ giám sát và các hành động của Hội đồng Quản trị đối với hoạt động của công ty. Báo cáo COSO năm 1992 nhìn nhận triết lý về quản lý của ngƣời điều hành là yếu tố hợp thành của môi trƣờng quản lý. Báo cáo COSO năm 2004 lại nhìn nhận quan điểm của nhà quản lý về rủi ro là yếu tố hợp thành của môi trƣờng quản lý. Điều này cho thấy Quản trị rủi ro nhìn nhận rủi ro là tất yếu không thể xóa bỏ, đơn vị phải luôn tính đến trong quá trình hoạt động của mình. Việc xác định triết lý về rủi ro và xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận cũng giúp đơn vị xác định phƣơng hƣớng chung trong việc ứng phó với rủi ro chứ không chỉ tập trung xử lý những rủi ro cụ thể và ngắn hạn. Cụ thể nhƣ sau : Triết lý của nhà quản lý về quản trị rủi ro: triết lý về quản trị rủi ro là quan điểm, nhận thức và thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro, điều này tạo nên cách thức mà đơn vị tiếp cận với rủi ro trong tất cả các hoạt động, từ phát triển chiến lƣợc đến các hoạt động hàng ngày. Triết lý quản lý phản ánh những giá trị mà đơn vị theo đuổi, tác động đến văn hóa và cách thức đơn vị hoạt động, ảnh hƣởng đến việc áp dụng các yếu tố khác của quản trị rủi ro bao gồm cách thức nhận dạng rủi ro, các loại rủi ro đƣợc chấp nhận và cách thức quản lý chúng. Rủi ro có thể chấp nhận: là mức độ rủi ro mà xét trên bình diện tổng thể, đơn vị sẵn sàng chấp nhận để theo đuổi giá trị. Nó phản ánh triết lý về quản trị rủi ro của nhà quản lý cấp cao, và ảnh hƣởng đến văn hóa, cách thức hoạt động của đơn vị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn