intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các doanh nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Bình Định thông qua cuộc khảo sát các doanh nghiệp, từ đó phân tích những mặt tích cực, yếu kém trong KSRR, nguyên nhân tồn tại của những yếu kém và phân tích dữ liệu hệ thống KSRR của các doanh nghiệp chế biến gỗ thông qua các chính sách, văn bản, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, báo cáo tài chính cụ thể để xem xét các nhân tố tác động đến rủi ro.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ XUÂN LINH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ XUÂN LINH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Các phân tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Xuân Linh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Sự hình thành và phát triển lý thuyết kiểm soát rủi ro .................................5 1.1.1 Sự hình thành và phát triển lý thuyết rủi ro.........................................5 1.1.2 Sự hình thành và phát triển lý thuyết kiểm soát rủi ro.........................7 1.2 Khái niệm kiểm soát rủi ro ......................................................................10 1.3 Các thành phần cấu thành nên hệ thống kiểm soát rủi ro...........................12 1.3.1 Môi trường nội bộ ...........................................................................13 1.3.2 Thiết lập các mục tiêu .....................................................................15 1.3.3 Xác định các sự kiện ......................................................................16 1.3.4 Đánh giá rủi ro .................................................................................17 1.3.5 Các phản ứng đối với rủi ro..............................................................19 1.3.6 Hoạt động kiểm soát.........................................................................19 1.3.7 Thông tin và truyền thông ................................................................20 1.3.8 Giám sát...........................................................................................21 1.4 Mối quan hệ giữa KSRR với các bộ phận chức năng của doanh nghiệp ....21 1.5 Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro biến động giá gỗ và tỷ giá của Millar Western Forest Products Ltd. – Bài học cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.......................................................................................................23
  5. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Sơ bộ về các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định ............................27 2.1.1 Đặc điểm sản xuất, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định .......................................................................27 2.1.1.1 Đặc điểm sản xuất................................................................27 2.1.1.2 Quy mô sản xuất ..................................................................30 2.1.2 Xu hướng phát triển .........................................................................32 2.2 Thực trạng KSRR tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định .........35 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................35 2.2.1.1 Thu thập dữ liệu ...................................................................35 2.2.1.2 Xử lý dữ liệu ........................................................................36 2.2.2 Đánh giá thực trạng KSRR tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định................................................................................................55 2.2.2.1 Môi trường nội bộ ................................................................55 2.2.2.2 Thiết lập các mục tiêu ..........................................................56 2.2.2.3 Nhận dạng rủi ro ..................................................................58 2.2.2.4 Đánh giá rủi ro .....................................................................60 2.2.2.5 Đối phó rủi ro.......................................................................61 2.2.2.6 Hoạt động kiểm soát.............................................................63 2.2.2.7 Thông tin và truyền thông ....................................................64 2.2.2.8 Giám sát...............................................................................65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Quan điểm hoàn thiện ..............................................................................68 3.2 Nội dung hoàn thiện .................................................................................69 3.2.1 Môi trường nội bộ............................................................................70 3.2.2 Thiết lập các mục tiêu......................................................................72 3.2.3 Nhận dạng rủi ro ..............................................................................73
  6. 3.2.4 Đánh giá rủi ro.................................................................................81 3.2.5 Xây dựng kế hoạch ứng phó rủi ro ...................................................82 3.2.6 Hoạt động kiểm soát.........................................................................85 3.2.7 Thông tin và truyền thông ................................................................86 3.2.8 Giám sát...........................................................................................88 3.3 Các kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSRR cho doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.............................................................................89 3.3.1 Về phía Nhà nước, Chính phủ..........................................................89 3.3.2 Về phía Hiệp hội sản xuất, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam và Bình Định .........................................................................................91 KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Phiếu khảo sát Phụ lục 2: Danh sách các doanh nghiệp tham gia khảo sát Phụ lục 3: Danh sách các luật và chính sách chủ yếu tác động đến hoạt động ngành công nghiệp chế biến và thương mại gỗ Phụ lục 4: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CB Chế biến CN Chi nhánh COSO Uỷ ban các tổ chức tài trợ Treadway, tên đầy đủ là The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission. CP Cổ phần DNTN Doanh nghiệp tư nhân DV Dịch vụ ERM Quản trị rủi ro doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu GIZ tên đầy đủ : Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit, là tổ chức được hợp nhất từ Tổ chức Dịch vụ Phát triển Đức (DED), Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) và Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao năng lực Quốc tế Đức (InWEnt). HĐQT Hội đồng quản trị KSNB Kiểm soát nội bộ KSRR Kiểm soát rủi ro NLG Nguyên liệu giấy QTRR Quản trị rủi ro SX Sản xuất TM Thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định XK Xuất khẩu
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 : Chức danh của người tham gia khảo sát ................................................. 37 Bảng 2.2 : Vốn đầu tư của doanh nghiệp tham gia khảo sát..................................... 38 Bảng 2.3 : Số lao động của doanh nghiệp tham gia khảo sát.................................... 38 Bảng 2.4 : Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp tham gia khảo sát...................... 38 Bảng 2.5 : Kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Bình Định (2010-2012) ............................................................................................................ 54 Bảng 2.6 : Giá trị và tỷ trọng các thị trường xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam năm 2012 ................................................................................................................ 55 Bảng 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường chính (2011-2012) ............................................................................................................ 55
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống quản trị rủi ro .................................. 13 Hình 2.1: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 4................................... 40 Hình 2.2: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 7................................... 41 Hình 2.3: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 8................................... 42 Hình 2.4: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 9................................... 43 Hình 2.5: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 10................................. 43 Hình 2.6: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 11................................. 44 Hình 2.7: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 12................................. 45 Hình 2.8: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 15................................. 46 Hình 2.9: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 16................................. 47 Hình 2.10: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 17............................... 47 Hình 2.11: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 19............................... 48 Hình 2.12: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 20............................... 49 Hình 2.13: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 21............................... 50 Hình 2.14: Thống kê kết quả của câu hỏi khảo sát số 22............................... 51
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới vừa tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam như đón nhận sự đầu tư từ các tổ chức, các khu vực kinh tế cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, hàng hóa được tiêu thụ trên thị trường rộng lớn hơn… nhưng cũng đi đôi với nhiều thách thức hơn như cạnh tranh khốc liệt hơn với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, môi trường kinh doanh thay đổi. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường phải ứng phó với những biến cố bằng một hệ thống kiểm soát rủi ro hiệu quả. Kiểm soát rủi ro đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn khá mới mẻ. Nó thực sự chỉ được quan tâm từ khi bị ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì thế các doanh nghiệp cần một hệ thống lý luận chung về rủi ro và kiểm soát rủi ro cùng với các kinh nghiệm thực tiễn của các doanh nghiệp trên thế giới để vận dụng vào xây dựng hệ thống KSRR hiệu quả tại doanh nghiệp. Cùng với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, Bình Định là 1 trong 4 trung tâm chế biến đồ gỗ và lâm sản quy mô lớn hàng đầu cả nước. Đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 153 doanh nghiệp hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm gỗ, số còn lại là 18 cơ sở nhỏ, trong đó có 110 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, với năng lực trên 22.000 container 40 feet/năm (năng lực trung bình mỗi doanh nghiệp là 200 container/năm), thu hút một lượng lao động trên 35.000 người, chủ yếu tập trung tại các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp lớn. Về nguồn vật liệu, doanh nghiệp phải nhập khẩu đến 80%, trong nước chỉ đáp ứng 20%. Trong báo cáo tài chính các công ty kinh doanh ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Chi phí đầu vào tăng (nguyên vật liệu, chi phí xăng dầu), đẩy giá thành sản phẩm lên cao, trong khi giá đầu ra không tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy những rủi ro, tổn thất của khu vực doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ nếu diễn ra trên diện rộng, sẽ gây tổn thất lớn cho tỉnh cả về kinh tế và xã hội. Việc
  11. 2 nhận diện, phân tích các yếu tố rủi ro và hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro cho các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay hết sức có ý nghĩa. Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm đạt tới những mục tiêu sau: - Nhận định các nhân tố rủi ro trong ngành chế biến gỗ. - Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các doanh nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Bình Định thông qua cuộc khảo sát các doanh nghiệp, từ đó phân tích những mặt tích cực, yếu kém trong KSRR, nguyên nhân tồn tại của những yếu kém và phân tích dữ liệu hệ thống KSRR của các doanh nghiệp chế biến gỗ thông qua các chính sách, văn bản, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, báo cáo tài chính cụ thể để xem xét các nhân tố tác động đến rủi ro. - Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro ở các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. 3. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính * Về lý luận hệ thống kiểm soát rủi ro: tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa dựa trên nền tảng COSO năm 2004 về kiểm soát rủi ro. * Về thực trạng tại các doanh nghiệp: Tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. Dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định sẽ được xử lý qua phương pháp thống kê mô tả, từ đó: + Nhận diện các nhân tố rủi ro trong ngành chế biến gỗ. + Có hay không các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định đã xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro cho mình và nếu có thì các doanh nghiệp này đã xây dựng nó đến mức độ nào ?
  12. 3 + Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. * Nguồn dữ liệu: dữ liệu sử dụng trong luận văn bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp - Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu thu được từ phiếu câu hỏi khảo sát tại 56 doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. - Dữ liệu thứ cấp: chủ yếu được thu thập qua các tài liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết và các bài phát biểu của các cơ quan, tổ chức khác nhau. 3.2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định, tập trung ở các khu công nghiệp Phú Tài, khu công nghiệp Long Mỹ, khu công nghiệp Nhơn Hòa. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống lý luận và thực tiễn về KSRR của các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống này. 4. Đóng góp mới của đề tài: Nhận diện và kiểm soát rủi ro có hệ thống giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó được những rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều thành công như mong đợi. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa to lớn để giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro hữu hiệu cho doanh nghiệp mình. 5. Các đề tài nghiên cứu có liên quan đã được công bố: - Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Luận văn thạc sĩ, Trương Thị Bích Ngọc, 2012. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn trình bày tổng hợp lý thuyết về rủi ro và kiểm soát rủi ro, đánh giá tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nhận diện rủi ro và kiểm soát rủi ro đối với các doanh nghiệp Việt Nam trước nền kinh tế thế giới nhiều biến động đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Luận văn đã phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tại các doanh
  13. 4 nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro dựa trên nền tảng báo cáo COSO năm 2004. Báo cáo này gồm 8 yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát rủi ro nhưng luận văn chỉ mới tập trung đi vào phân tích cho 2 yếu tố nhận diện rủi ro và kiểm soát rủi ro mà chưa nghiên cứu tình hình thực hiện các nhân tố còn lại như môi trường nội bộ, việc thiết lập mục tiêu, khả năng đánh giá rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam... Từ đó tác giả nghiên cứu, xem xét, phân tích thực trạng KSRR tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định trên tất cả các phương diện của hệ thống KSRR theo COSO năm 2004. - Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Cao Hữu Lộc, 2011. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tập trung vào phân tích các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam thường phải đối diện. Kết quả nghiên cứu: rủi ro về giá cả hàng hóa là lớn nhất, kế đến là rủi ro lãi suất, sau đó là rủi ro tỷ giá. Tình hình sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa ở các doanh nghiệp cho thấy mức độ am hiểu đối với sản phẩm phái sinh tài chính còn nhiều hạn chế. Tác giả dựa vào những phân tích về rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định để xác định, nhận diện toàn diện các rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ trong quá trình hoạt động kinh doanh. 6. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát rủi ro trong các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.
  14. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Sự hình thành và phát triển lý thuyết kiểm soát rủi ro: 1.1.1 Sự hình thành và phát triển lý thuyết rủi ro: Trong bất cứ một lĩnh vực nào của đời sống, từ kinh tế tới chính trị - văn hóa – xã hội hay trong cuộc sống thường ngày, con người luôn phải đối mặt với những sự kiện bất ngờ xảy đến, những nguy hiểm, những bất trắc mà đôi khi chúng ta không mong đợi. Những sự kiện đó khi xảy ra có thể mang đến những thiệt hại cả về vật chất, sức khỏe, tinh thần và tính mạng con người. Người ta gọi đó là rủi ro. Thực tế cho thấy rủi ro là không thể tránh khỏi. Thuật ngữ “rủi ro” được đề cập từ rất sớm và gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế. Rủi ro tồn tại trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Rủi ro và kiểm soát rủi ro đã được tổng hợp thông qua kết quả nghiên cứu của John Haynes, Frank H.Knight, Irving Pfeffer. John Haynes (1895) John Haynes là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về rủi ro. Rủi ro theo ông là khả năng xảy ra những hư hỏng hay mất mát một cách tình cờ, còn sự kiện không chắc chắn được coi là rủi ro khi nó có những tác động xấu đến kết quả của đơn vị. Ông cho rằng những nhà tư bản – người đầu tư tài sản vào đơn vị – sẽ gánh chịu rủi ro liên quan đến đơn vị. [18] Frank H. Knight (1921) Theo Frank H. Knight thì rủi ro là sự kiện trong tương lai mà có thể đo lường được sự tác động, còn sự kiện không chắc chắn là những sự kiện mà không thể đo lường được sự tác động. Mặt khác, ông cũng cho rằng rủi ro liên quan đến tổn thất còn sự kiện không chắc chắn liên quan đến những lợi ích mà đơn vị gặp phải trong tương lai. [18] Irving Pfeffer (1956) Irving Pfeffer đã tiếp tục quan điểm của Knight và theo ông thì rủi ro là sự kết hợp của các nguy hại và được đo lường bởi xác suất xảy ra, còn sự kiện không chắc
  15. 6 chắn được đo lường bởi mức độ niềm tin. Rủi ro là trạng thái khách quan, còn sự kiện không chắc chắn là trạng thái chủ quan. [18] Trong Báo cáo năm 2004 Ủy ban COSO đã đưa ra định nghĩa rủi ro một cách hoàn chỉnh và đầy đủ. Rủi ro là khả năng một sự việc có thể xảy ra và tác động đến việc hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra của một tổ chức. [15] Như vậy các quan điểm về rủi ro theo thời gian đã có một sự chuyển biến to lớn, từ chỗ xem rủi ro là việc xuất hiện tổn thất một cách tình cờ đến việc dự báo rủi ro, từ chỗ xem rủi ro là những gì có thể đo lường được đến việc ý thức được những rủi ro không thể đo lường, từ chỗ chỉ xem xét tổn thất của rủi ro đến việc đánh giá lợi ích, từ việc xem xét các rủi ro riêng lẻ đến xem xét cùng lúc nhiều rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống và vào bất cứ thời điểm nào. Trong lĩnh vực kinh doanh, dù không được mong đợi, rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định của các doanh nghiệp. Tùy theo mức độ, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính và cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khánh kiệt, thậm chí phá sản. Đo lường rủi ro trong kinh doanh (risk) được hiểu là việc lượng hóa khả năng xảy ra những thiệt hại hoặc lợi nhuận thu về thấp hơn so với dự kiến. Trong kinh doanh, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng phải đối mặt với rủi ro. Tìm kiếm lợi nhuận càng lớn cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với rủi ro càng lớn. Hầu như trong tất cả công việc được tiến hành nhằm mục đích kinh doanh đều tiềm ẩn những rủi ro nào đó: môi trường kinh doanh thay đổi, thói quen của khách hàng thay đổi, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh, sự xuất hiện của những nhân tố mới nằm ngoài khả năng kiểm soát… Theo Kiser và Cantrell (2006), sự gia tăng về những biến động về kinh tế, chính trị, quân sự và tội phạm làm cho việc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngày càng cần được chú trọng hơn. Các rủi ro này nếu không được quản lý thích đáng có thể dẫn đến những hậu quả không tốt về tài chính, thậm chí là phá sản. [30] Trong lĩnh vực kinh doanh, có hai nguồn rủi ro chính là rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong.
  16. 7 Rủi ro bên ngoài thường là các rủi ro phát sinh từ các khâu thượng nguồn hay hạ nguồn của chuỗi cung ứng. Tương ứng, có hai nhóm rủi ro chính là rủi ro thị trường (như rủi ro do không nắm bắt được hoặc hiểu sai nhu cầu thị trường) và rủi ro cung ứng (những bất thường trong quá trình tạo nguồn). Các rủi ro này có thể có nguồn gốc từ môi trường vĩ mô (như tự nhiên, kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa - xã hội, công nghệ gây ra), từ môi trường tác nghiệp (các đối tác cung cấp hàng hoá, dịch vụ, cơ sở hạ tầng). Rủi ro bên trong bao gồm những rủi ro xảy ra trong phạm vi của công ty. Các rủi ro này được gọi là rủi ro vận hành. Nhóm rủi ro này có nguồn gốc từ quy trình sản xuất không đảm bảo, nhân sự thiếu năng lực, cấu trúc báo cáo không chặt chẽ, thiếu sự kiểm soát hoặc chủ quan. Theo Manuj và Mentzer (2008), trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, rủi ro có thể chia thành ba nhóm chính. Các nhóm này bao gồm: + Rủi ro cung ứng: sự đình trệ trong cung cấp, biến động giá cả nguyên liệu, sự không ổn định của chất lượng đầu vào, sự biến động về nguồn nguyên liệu. + Rủi ro vận hành: các cơ sở sản xuất hư hỏng, năng lực sản xuất hay chế biến không đảm bảo, sự thay đổi công nghệ. + Rủi ro về cầu: sự xuất hiện của các sản phẩm mới, sự thay đổi của nhu cầu. [30] 1.1.2 Sự hình thành và phát triển lý thuyết kiểm soát rủi ro: Thuật ngữ KSRR được hình thành từ rất sớm cùng với sự ra đời của các công ty bảo hiểm. Để kiểm soát rủi ro các doanh nghiệp mua các dịch vụ bảo hiểm để chuyển giao toàn bộ hoặc một phần thiệt hại về tài sản cho các doanh nghiệp bảo hiểm khi phát sinh tổn thất. Sự ra đời của các công ty bảo hiểm đã chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đã biết sử dụng các công cụ để KSRR ngay từ rất xa xưa. Các tài liệu tìm thấy ở công ty bảo hiểm Hammurabi cho thấy rằng dịch vụ bảo hiểm đã tồn tại cách đây khoảng 3.800 năm . [18] Khi hoạt động kinh doanh càng mở rộng và phát triển, đặc biệt với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều loại rủi ro mới và
  17. 8 phức tạp hơn, các công cụ KSRR bắt đầu được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp. Đầu thập niên 1950, lý thuyết về danh mục đầu tư của Harry Markowitz đề cập đến việc đo lường và KSRR. Theo đó, có sự liên hệ giữa rủi ro và lợi ích kỳ vọng của một phương án, nhà đầu tư nên kết hợp nhiều phương án khác nhau để tối đa lợi ích và kiểm soát được rủi ro của mình. Công cụ bảo hiểm và tái bảo hiểm được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi vào những năm 1970 cùng với các công cụ phái sinh để dự phòng cho những biến động về giá cả thị trường. Sự kết hợp công cụ bảo hiểm và công cụ phái sinh dẫn đến việc áp dụng hình thức dịch vụ thuê ngoài ở các doanh nghiệp lớn nhằm chuyển giao rủi ro cho các đối tác bên ngoài khi doanh nghiệp thấy việc thực hiện không còn hiệu quả. Quá trình phát triển của các công ty ở Hoa Kỳ chứa đựng nhiều gian lận gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. COSO là một Ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính. Hội đồng quốc gia này được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của năm tổ chức: Hiệp hội kế toán viên Công chứng Mỹ (AICPA), Hội Kế toán Mỹ (American Accounting Association), Hiệp hội Quản trị viên Tài chính (FEI), Hiệp hội Kế toán viên Quản trị (IMA), Hiệp hội Kiểm toán viên Nội bộ (IIA). Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về gian lận, COSO đã nhận thấy KSNB ảnh hưởng đến khả năng xảy ra gian lận. Báo cáo COSO năm 1992 là kết quả của quá trình nghiên cứu được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Theo COSO, KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi các nhà quản lý và các nhân viên của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, thông tin đáng tin cậy, tuân thủ các luật lệ và quy định; gồm năm bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. [1] Báo cáo này không mang tính bắt buộc như chuẩn mực mà chủ yếu mang tính hướng dẫn, giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Đến năm 1998, trên cơ sở Báo cáo COSO về KSNB năm 1992, Ủy ban Basel ban hành báo cáo Basel về KSNB tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng. [13]
  18. 9 Năm 2000, Ủy ban Basel ban hành báo cáo bổ sung liên quan đến kiểm toán nội bộ, quan hệ giữa kiểm toán viên và ngân hàng. Báo cáo Basel xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu, chủ yếu kiểm soát các rủi ro liên quan đến tín dụng. Tuy nhiên, báo cáo Basel có hạn chế là chưa mở rộng phạm vi ra các loại hình doanh nghiệp khác trong việc KSRR. [14] Năm 2002 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của lý thuyết KSRR với việc ra đời của Chuẩn mực Quản lý rủi ro (Risk Management Standards). Đây là kết quả từ công tác nghiên cứu chung của các doanh nghiệp lớn ở Vương quốc Anh, bao gồm Viện Quản trị rủi ro (Intitute of Risk Management), Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm và rủi ro (AIRMIC) và Diễn đàn quốc gia về công tác KSRR đối với khu vực kinh tế (ALARM). Chuẩn mực Quản lý rủi ro đã đưa ra một hệ thống lý luận về KSRR đầy đủ hơn cho loại hình doanh nghiệp. [17] Quản lý rủi ro đóng vai trò trọng tâm trong công tác quản lý chiến lược của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Quản lý rủi ro là quy trình trong đó doanh nghiệp xác định các rủi ro theo phương pháp khoa học bằng cách liên kết các hoạt động của mình cùng với mục tiêu phát triển bền vững. Quản lý rủi ro nhằm giảm khả năng mắc sai lầm và nâng cao cơ hội đạt được các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Chuẩn mực Quản lý rủi ro năm 2002 có những đặc điểm như nhận diện rủi ro ở cả mặt tích cực và tiêu cực; rủi ro bị tác động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp; các bước tiến hành KSRR gồm đặt ra mục tiêu chiến lược, đánh giá rủi ro, đưa ra quyết định xử lý rủi ro, báo cáo rủi ro sau khi xử lý, giám sát. Tuy nhiên, vào những năm đầu của thế kỷ 21, các gian lận về kế toán xảy ra hàng loạt trong các doanh nghiệp như Enron Corporation, Arthur Andersen LLP, WorldCom Incorporated, Adelphia Communications… dẫn đến các nhà đầu tư, nhân viên và các cổ đông khác phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Đó như một hồi chuông thức tỉnh các doanh nghiệp về tầm quan trọng của KSRR và việc hình thành một chuẩn mực, luật lệ và quy định chung về KSRR và quản lý doanh nghiệp. Do đó, sau một thời gian dài nghiên cứu và soạn thảo, tháng 8 năm 2004 COSO đã cho ra đời Khuôn mẫu Tích hợp Quản trị Rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management –
  19. 10 Integrated framework) – đây được xem là một mốc son đánh dấu một trang mới trong lịch sử phát triển của lý thuyết KSRR. Báo cáo này đã cung cấp một khuôn khổ chung về QTRR được chấp nhận và sử dụng rộng rãi cho đến nay. Năm 2009 ISO 31000:2009 về Quản lý rủi ro – các nguyên tắc và hướng dẫn được công bố bởi Ủy ban OB – 007. ISO này được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, ở tất cả các hoạt động, cho bất kỳ các loại rủi ro. Nó không dùng cho mục đích xác nhận mà nó cung cấp một cách tiếp cận chung, hỗ trợ các tiêu chuẩn đối phó với rủi ro. Theo tiêu chuẩn quốc tế này, các tổ chức nên phát triển, thực hiện và không ngừng nâng cao một khuôn khổ tích hợp các quy trình quản lý rủi ro vào tổng thể quản trị, chiến lược và lập kế hoạch, quản lý, báo cáo quá trình, chính sách, các giá trị và văn hóa của tổ chức. 1.2 Khái niệm kiểm soát rủi ro: Kiểm soát là chỉ hoạt động. Kiểm soát rủi ro được hiểu là việc lượng hóa khả năng xảy ra những thiệt hại hoặc lợi nhuận thu về thấp hơn so với dự kiến. Một cách tổng quát, KSRR là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó, từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Nhận diện rủi ro, kiểm soát tốt rủi ro nhằm giảm thiệt hại cho doanh nghiệp trước những rủi ro khó lường là một thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản lý trong tình hình kinh tế biến động ngày nay. KSRR tập trung vào việc nhận diện những rủi ro trọng yếu có thể xảy ra, làm giảm mức độ hoạt động của rủi ro và từ đó giảm bớt các tổn thất có thể xảy ra. Báo cáo COSO năm 2004 ra đời đã cung cấp một định nghĩa thống nhất, một cách hiểu chung nhất về KSRR thông qua hệ thống QTRR doanh nghiệp (ERM), hỗ trợ các nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn doanh nghiệp của mình. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp, thực hiện xác định những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh
  20. 11 hưởng đến doanh nghiệp, đồng thời quản lý rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. [15] ERM được tóm tắt lại thành những hoạt động sau: - Là một hoạt động diễn ra liên tục trong một tổ chức - Được thi hành bởi mọi nhân viên trong tổ chức đó, gồm tất cả các cấp độ - Được ứng dụng khi lên phương án điều hành, hoạt động - Áp dụng trên toàn doanh nghiệp, ở mọi cấp và từng đơn vị, bao gồm cả việc xây dựng một danh mục rủi ro doanh nghiệp. - Được thiết kế để xác định những sự kiện có thể ảnh hưởng đến tổ chức và xử lý những rủi ro có thể xảy ra. - Có khả năng đưa ra những đảm bảo hợp lý cho quản lý của tổ chức và hội đồng quản trị. - Hướng tới để đạt được những mục tiêu riêng biệt nhưng có liên quan lẫn nhau trong một tổ chức. - Quản trị rủi ro doanh nghiệp hoàn toàn khác với rủi ro bình thường. Nó chú trọng vào toàn bộ tổ chức hơn là dồn sự chú ý và phòng ngừa đối với một cá nhân, chủ thể đơn lẻ. KSRR chịu ảnh hưởng bởi quy mô, hình thức tổ chức của doanh nghiệp và nhận thức của các cấp quản lý. Rủi ro hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt quy mô hay loại hình. Mức độ ảnh hưởng khác nhau giữa các doanh nghiệp tùy thuộc vào hình thức tổ chức, quy mô của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có bộ máy tổ chức đồng bộ, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, ban kiểm soát giám sát lẫn nhau, chương trình quản lý rủi ro chặt chẽ. Những doanh nghiệp này có điều kiện để sử dụng các công cụ hiện đại để KSRR nên có thể ngăn chặn và giảm thiểu trong mức chấp nhận được. Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, do khả năng của các nguồn lực bị hạn chế, chương trình KSRR không có khả năng được thiết lập một cách đầy đủ nên tác động của rủi ro thường rất nặng nề. Trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2