Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với BCTC tại Công ty cổ phần FPT
lượt xem 10
download
Bài nghiên cứu này khái quát, hệ thống và so sánh những vấn đề lý thuyết liên quan đến kiểm soát nội bộ nói chung và KSNB đối với BCTC nói riêng, thông qua đó xác định những nội dung chung nhất về kiểm soát nội bộ đối với BCTC để làm cơ sở cho việc khảo sát thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ đối với BCTC tại Công ty cổ phần FPT. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với BCTC tại Công ty cổ phần FPT
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH WX LỮ THỊ THANH THÚY NGUYỄN ĐÌNH HÙNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Năm2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH WX MINH LỮ THỊ THANH THÚY NGUYỄN ĐÌNH HÙNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung, phương pháp phân tích và kết luận được trình bày trong luận văn này là kết quả của những nỗ lực của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực và được thu thập từ các nguồn dữ liệu được kiểm chứng, khách quan. Tác giả luận văn
- LỜI CẢMƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy, Cô Khoa Kế toán – Kiểm toán giảng dạy tận tình giúp tôi có được những kiến thức quý báu để ứng dụng vào trong công việc chuyên môn của mình cũng như hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh - Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban Giám đốc, các Anh/Chị tại FPT đã dành thời gian quý báu để cung cấp thông tin hữu ích giúp tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này. Tác giả luận văn
- Mục lục Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ. MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI BCTC ................7 1.1 Tổng quan về BCTC.....................................................................................7 1.1.1 Mục đích của BCTC ..........................................................................7 1.1.2 Vai trò của BCTC ...............................................................................8 1.1.3 Nguyên tắc lập và trình bày các BCTC ............................................9 1.1.4 Quy trình lập, trình bày và công bố BCTC ....................................11 1.2 KSNB và KSNB đối với BCTC .................................................................12 1.2.1 Quá trình phát triển khái niệm KSNB trên thế giới......................12 1.2.2 Nội dung của KSNB theo COSO 2013 ............................................14 1.2.3 KSNB đối với BCTC .........................................................................17 1.2.4 Những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội ....................................26 1.2.5 Các nghiên cứu về KSNB đối với BCTC trên thế giới ..................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI BCTC TẠI FPT. .32 2.1 Giới thiệu chung về FPT ............................................................................32 2.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................32 2.1.2 Bộ máy quản lý và điều hành ...........................................................34 2.2 Hệ thống tài chính tại FPT .........................................................................34 2.2.1 Chức năng ..........................................................................................34 2.2.2 Tổ chức nhân sự và phân công trách nhiệm quản lý tài chính.....34 2.2.3 Các hoạt động cơ bản của quản lý tài chính...................................35 2.2.4 Phân cấp quản lý tài chính ...............................................................37 2.2.5 Hệ thống các quy định tài chính ......................................................38 2.3 Khảo sát về hệ thống KSNB đối với BCTC...............................................39
- 2.3.1 Các quy định về soạn lập BCTC......................................................39 2.3.2 Quy trình lập BCTC .........................................................................40 2.3.3 Các mẫu biểu .....................................................................................43 2.3.4 Khảo sát về KSNB đối với BCTC ....................................................43 2.3.5 Kết luận về khảo sát ..........................................................................52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................54 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚIBCTC TẠI FPT.....55 3.1 Quan điểm của các đề xuất ............................................................................55 3.1.1 Tăng cường áp dụng công nghệ .......................................................55 3.1.2 Quan hệ chi phí - lợi ích ...................................................................55 3.1.3 Tính thống nhất và tính đặc thù của các đơn vị kinh doanh ........56 3.1.4 Hội nhập dần với khuôn mẫu KSNB 2013 .....................................56 3.2 Các đề xuất hoàn thiện ...................................................................................56 3.2.1 Chuẩn hóa danh mục chứng từ theo các nghiệp vụ kế toán .........57 3.2.2 Lập danh mục công việc kiểm tra trước khi đóng kỳ kế toán ......64 3.2.3 Xây dựng chương trình thực hiện và đánh giá BCTC ..................68 3.2.4 Áp dụng các nguyên tắc và điểm trọng tâm trong hoàn thiện KSNB theo COSO 2013 ...................................................................................73 3.2.5 Lập báo cáo KSNB đối với BCTC ...................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................74 KẾT LUẬN ...........................................................................................................75 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- Danh mục các chữ viết tắt BCTC : Báo cáo tài chính DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa FPT : Công ty cổ phần FPT KSNB : Kiểm soát nội bộ LĐTT : Lao động tập thể TM : Thương mại XTTM : Xúc tiến thương mại COSO : Hộiđồng các tổ chức tài trợ MIS : Hệ thống thông tin quản lý IASB : Hộiđồng chuẩn mực kế toán quốc tế SEC : Ủy ban chứng khoán Mỹ AICPA : Viện các kiểm toán viên công chứng Hoa Kỳ SAS : Chuẩn mực kiểm toán ISACA : Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin COBIT : Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và lĩnh vực có liên quan SAC : Hệ thống kiểm toán và kiểm soát ERP : Hoạchđịnh các nguồn lực doanh nghiệp FAR : Viện nghề nghiệp kế toán ThụyĐiển.
- Danh mục các bảng, sơ đồ. Danh mục các bảng Bảng 1.1: So sánh các khái niệm về KSNB tại Hoa kỳ ............................................15 Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh ............................................................................33 Bảng 2.2: Các quy định về soạn lập BCTC ..............................................................40 Bảng 2.3: Các bước thực hiện soạn lập BCTC .........................................................41 Bảng 2.4: Các mẫu biểu báo cáo ...............................................................................43 Bảng 2.5: Mô tả chung về đối tượng khảo sát ..........................................................44 Bảng 2.6: Tỷ lệ đồng ý đối với các thành phần KSNB đối với BCTC .....................45 Bảng 2.7: Tỷ lệ đồng ý đối với Môi trường kiểm soát..............................................47 Bảng 2.8: Tỷ lệ đồng ý đối với Đánh giá rủi ro ........................................................48 Bảng 2.9: Tỷ lệ đồng ý đối với thành phần Hoạt động kiểm soát ............................50 Bảng 2.10: Tỷ lệ đồng ý đối với thành phần Thông tin và Truyền thông.................51 Bảng 2.11: Tỷ lệ đồng ý đối với thành phần Hoạt động giám sát ............................52 Bảng 2.12: Chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán .............................................52 Bảng 3.1: Danh mục hồ sơ chứng từ kế toán theo các loại nghiệp vụ mua vào .......57 Bảng 3.2: Danh mục hồ sơ chứng từ kế toán theo các loại nghiệp vụ bán ra ...........62 Bảng 3.3: Danh mục công việc kiểm tra trước khi đóng kỳ kế toán.........................64 Bảng 3.4: Chương trình thực hiện của Ủy bản kiểm toán ........................................68 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ2.1: Bộ máy quản lý và điều hành ...................................................................34 Sơ đồ2.2: Mô hình phân cấp quản lý tài chính tại FPT.............................................38 Sơ đồ2.3: Mô tả hệ thống các quy định tài chính tại FPT.........................................38 Sơ đồ2.4: Quy trình soạn lập BCTC .........................................................................40
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thì các thông tin được công bố từ các công ty này, đặc biệt là các thông tin về tài chính là rất nhạy cảm và quan trọng đối với các đối tượng bên trong cũng như bên ngoài: cổđông, nhàđầu tư… bởi vì đó là nguồn thông tin chủ yếu mà họ dựa vào đểđưa ra các quyết định. Chính vì thế các thông tin trên BCTC của các công ty này đều phải bắt buộc được kiểm toán trước khi đưa ra công bố. Tuy nhiên, kiểm toán BCTC là dịch vụ xác nhận mức độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính, nhưng chỉđảm bảo tương đối, hợp lý cho chất lượng thông tin trên các BCTC. Vì vậy, trách nhiệm ởđây thuộc về nhà quản lý của doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình xử lý và công bố thông tin của mình để thông tin hữu ích đến người sử dụng. Về mặt pháplý, tính đến thời điểm hiện nay ngoài các quy định chung về lập BCTC, quy trình niêm yết, công bố thông tin và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì chưa có văn bản pháp luật nào bắt buộc các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải đảm bảo chất lượng về thông tin trên BCTC của mình khi công bố ra công chúng. Đây thật sự là mối lo ngại của công chúng khi tham gia đầu tư vào các công ty này vì thông tin họ thu nhận không được đảm bảo bởi một quy trình xử lýđộc lập, trung thực vàđáng tin cậy. Trên thế giới, những bài học từ sự sụp đổ của các tập đoàn Enron, Worldcom...vẫn là những ám ảnh đối với những lo ngại đặt ra ở trên. Vì vậy, ngoài những quy định pháp lý bắt buộc về điều kiện tham gia niêm yết, về kiểm toán BCTC, … công chúng còn mong đợi việc các công ty được niêm yết phải xây dựng được một hệ thống xử lý thông tin tài chính trung thực, đáng tin cậy mà cụ thể là xây dựng được một hệ thống KSNB trong đó có bao gồm KSNB đối với thông tin trên BCTC. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với BCTC tại Công ty cổ phần FPT” làm đề tài nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đã nêu.
- 2 2. Tổng quan những nghiên cứu về hệ thống KSNB trước đây Tác giảđã khảo sátđược một số luận văn gần đây nghiên cứu về hệ thốngKSNB thông qua cơ sở dữ liệu tại thư viện trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Các luận văn đã khảo sát bao gồm: Tên tác giả / Thời gian Tên đề tài Nội dung nghiên cứu chính thực hiện nghiên cứu Lý luận hệ thống KSBN theo báo cáo COSO 1992, đánh giá và đưa Thiết lâp các quy trình Nguyễn Thị ra giải pháp kiểm soát quy trình mua KSNB trong hệ thống Ngọc Hương / hàng – theo dõi công nợ -xuất KSNB cho các công ty dệt 2010 nguyên vật liệu-nhập kho thành may địa bàn TP.HCM. phẩm –bán hàng - thu tiền– lương- tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Hoàn thiện một số quy trình Lê Thị Như Kiểm soát chu trình mua hàng- thanh KSNB tại các doanh nghiệp Vân / 2010 toán; bán hàng -thu tiền. sản xuất, chế biến. Lý luận hệ thống KSBN theo báo Hoàn thiện hệ thống KSNB cáo Coso 1992, đánh giá và đưa ra Nguyễn Ngọc tại Công ty Du Lịch- giải pháp xây dựng hệ thống KSNB Hậu /2010 Thương mại Kiên Giang. tại Công ty Du Lịch- thương mại Kiên Giang. Lý luận hệ thống KSBN, đưa ra Hoàn thiện hệ thống KSNB Nguyễn giải pháp xây dựng hệ thống KSNB cho các doanh nghiệp vừa Quỳnh Thanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhỏ. / 2011 theo từng chu trình. Hoàn thiện hệ thống KSNB Lý luận hệ thống KSBN theo báo Phan Bảo tại Công ty cổ phần bảo cáo Coso 1992, 2004, đánh giá và Uyên / 2011 hiểm dầu khí Việt Nam đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống
- 3 Tên tác giả / Thời gian Tên đề tài Nội dung nghiên cứu chính thực hiện nghiên cứu KSNB tại Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam Lý luận hệ thống KSBN theo báo cáo Coso 1992, đánh giá và đưa ra Hoàn thiện hệ thống KSNB Nguyễn Thị giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp viễn Thanh Trúc / cho các doanh nghiệp viễn thông di thông di động Việt Nam 2012 động để đạt được ba mục tiêu theo COSO Lý luận hệ thống KSBN theo báo cáo Coso 1992, so sánh với Báo cáo Hoàn thiện hệ thống KSNB Võ Thị Minh COSO 2004 và dự thảo 2011, đánh tại Tổng Công ty Điện Lực Thư / 2012 giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ Miền Trung thống KSNB tại Tổng Công ty Điện Lực Miền Trung Lý luận hệ thống KSBN theo báo cáo Coso 2004, đánh giá và đưa ra Hoàn thiện hệ thống KSNB Dương Thị giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB Công ty Cổ Phần Đầu Tư Lan Đài / tại Công ty cổ phần đầu tư và kinh và Kinh Doanh Vật liệu xây 2012 doanh vật liệu xây dựng FICO, đi dựng Fico. sâu vào thủ tục kiểm soát trong chu trình bán hàng- thu tiền. Lý luận hệ thống KSNB và quản Hoàn thiện hệ thống KSNB trị rủi ro doanh nghiệp theo báo cáo Nguyễn Thị hướng đến quản trị rủi ro tại COSO 1992, 2004, đánh giá và đưa Hồng Phúc / Công ty TNHH Fujikura ra giải pháp hoàn thiện hệ thống 2012 Việt Nam. KSNB và định hướng xây dựng quản trị rủi ro tại Công ty TNHH
- 4 Tên tác giả / Thời gian Tên đề tài Nội dung nghiên cứu chính thực hiện nghiên cứu Fujikura Việt Nam. Lý luận hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2004, đánh giá và đưa Nguyễn Thị Hoàn thiện hệ thống KSNB ra giải pháp hoàn thiện hệ thống Trúc Anh / tại Tổng Công ty Tín Nghĩa KSNB tại Tổng Công ty Tín Nghĩa 2012 theo tám thành phần của hệ thống KSNB. Lý luận hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 1992, đánh giá và đưa Hoàn thiện hệ thống KSNB ra giải pháp hoàn thiện hệ thống tại Công ty Xăng Dầu Khu Vương Hữu KSNB tại Công ty Xăng Dầu Khu Vực II TNHH Một Thành Khánh / 2012 Vực II TNHH Một Thành Viên và Viên. đánh giá sự phù hợp của giải pháp với các chỉ tiêu của COSO 1992. Các nghiên cứu này đều tập trung vào việc hoàn thiện KSNB đối với một số quy trình như: mua hàng- thanh toán, bán hàng- thu tiền, xuất nguyên vật liệu- nhập kho thành phẩm, lương- tuyển dụng vàđào tạo nhận sự hoặc hoàn thiện hệ thống KSNB nói chung mà chưa có đề tài nào đề cập đến hệ thống KSNB đối với BCTC. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu khái quát, hệ thống và so sánh những vấn đề lý thuyết liên quan đến KSNB nói chung và KSNB đối với BCTC nói riêng,thông qua đó xác định những nội dung chung nhất về KSNB đối với BCTC để làm cơ sở cho việc khảo sát thực tế hệ thống KSNB đối với BCTC tại Công ty cổ phần FPT.Trên cơ sở khảo sát đánh giá chính xác về hệ thống KSNB đối với BCTC tại FPT tác giả sẽ tiến hành các đề xuất hoàn thiện hệ thống KSNB đối với BCTC tại Công ty này và làm khuôn
- 5 mẫu thực tiễn áp dụng cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Hệ thống KSNB được đề cập đến là một khái niệm bao trùm cho tất cả các hoạt động trong một tổ chức, trong phạm vi đề tài nghiên cứu tác giả chỉ đề cập đến Hệ thống KSNB đối với BCTC, có nghĩa là các nội dung của hệ thống KSNB liên quan đến quá trình lập, trình bày và công bố BCTC của một công ty niêm yết. FPT có rất nhiều mảng kinh doanh và bao gồm nhiều loại hình công ty con, tuy nhiên do giới hạn về thời gian và không gian nên chúng tôi xác định phạm vi khảo sát về hệ thống KSNB đối với BCTC tại trụ sở chính của FPT và 05 công ty thành viên của FPT tương ứng 05 mảng kinh doanh chínhvà khoảng thời gian tiến hành khảo sát đối với các thủ tục, quy định của công ty về lập, trình bày và công bố BCTC từ năm 2007 đến năm 2012. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Hệ thống KSNB đối với BCTC, bao gồm các thành phần của hệ thống KSNB từ môi trường kiểm soát cho đến giám sát quy trình lập và trình bày và công bố BCTC. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích các khái niệm, kết quả của các nghiên cứu trước nhằm đưa đến các kết luận về các đặc điểm chung trong các nội dung liên quan đến KSNB và KSNB đối với BCTC. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là khảo sát tài liệu, thu thập và phân tích các quy định nội bộ, các hồ sơ kiểm soát bên cạnh đó có tiến hành quan sát, khảo sát tại hiện trường và gửi bảng câu hỏi để mô tả và đánh giá được hiện trạng hệ thống KSNB đối với BCTC tại FPT. Thông qua đó cũng phát hiện các ưu điểm và khiếm khuyết của hệ thống này nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với BCTC tại FPT Toàn bộ những nhận định, đánh giá, suy luận và phương pháp mà chúng tôi áp dụng trong luận vănđều dựa trên quan điểm duy vật biện chứng khoa học và mang tính khách quan.
- 6 5. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài 5.1 Về mặt lý luận - Luận văn đã tổng hợp và khái quát hóa những điểm chung trong các công trình nghiên cứu trước đây về KSNB, KSNB đối với BCTC, trên cơ sở đó thống nhất các nội dung về KSNB đối với BCTC mà các công trình đã đề cập đến. - Luận văn đã trình bày cụ thể nội dung mới về KSNB đối với BCTC bao gồm các nội dung từ khái niệm, thành phần và phương pháp đánh giá hệ thống KSNB đối với BCTC. 5.2 Về mặt thực tiễn - Luận văn đã nghiên cứu khảo sát về hệ thống KSNB đối với BCTC tại một công ty điển hình từ các quy định, hướng dẫn, thủ tục đến các thành phần khác của hệ thống đang được áp dụng. - Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với BCTC tại một công ty niêm yết để từ đó có thể nhân rộng mô hình áp dụng cho các công ty niêm yết khác 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận,phụ lục và các danh mục,nội dung luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Tổng quan về hệ thống KSNB đối với BCTC Chương 2: Thực trạng hệ thống KSNB đối với BCTC tại FPT Chương 3: Hoàn thiện hệ thống KSNB đối vớiBCTC tại FPT
- 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI BCTC 1.1 Tổng quan về BCTC 1.1.1 Mụcđích của BCTC Có rất nhiều quan điểm khác nhau về much đích của BCTC được đưa ra bởi các nhà khoa học cũng như các hiệp hội nghề nghiệp, một số quan điểm được sử dụng phổ biến bao gồm: Theo Khuôn mẫu soạn thảo và trình bày BCTCđược Ủy ban Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASC) phê chuẩn, ban hành năm 1989 và tiếp tục được IASB thông qua năm 2001, và khuôn mẫu khái niệm về BCTC được phê duyệt bởiIASB năm 2010 đã quy định như sau: BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và các biến động tài chính của doanh nghiệp. Đây là thông tin hữu ích để giúp người sử dụng đưa ra các quyết định kinh tế. Theo Báo cáo về Khái niệm kế toán tài chính số 01 (CON.1) của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) nêu rõ: BCTC là phương tiện để truyền đạt thông tin kế toán ra bên ngoài doanh nghiệp,cungcấp thôngtinquacácBảngcânđốikếtoán,Báocáo kết quả kinh doanh, Báocáothayđổi vốnchủsởhữu,và Báocáovềnguồnhìnhthànhvàtìnhhìnhsửdụngngân quỹ. Tại Việt nam, mục đích của BCTC được đề cập đến trong Luật kế toán, Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán. Theo Luật kế toán: “BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùngđể tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính củađơn vị kế toán”; theo Chế độ kế toán doanh nghiệp: “BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế”; theo Chuẩn mực kế toán Việt nam số 21: “Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế”.
- 8 Tóm lại, khi đề cập đến BCTC thường đề cập đến các nội dungchủ yếu như sau: - Cung cấp thông tin tài chínhhữu ích cho người sử dụng về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động, dòng tiền,... - Bao gồm các loại báo cáo: • Bảng cân đối kế toán; • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; • Thuyết minh BCTC. 1.1.2 Vai trò của BCTC BCTC có vai trò chủ yếu như sau: Thực hiện nghĩa vụ của bên cung cấp BCTC và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của bên tiếp nhận BCTC. - Thực hiện nghĩa vụ của bên cung cấp BCTC Đối với doanh nghiệp thì việc lập và công bố BCTC là trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.Thông qua việc soạn thảo, trình bày, công bố BCTC của doanh nghiệp có thể đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. - Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của bên tiếp nhận BCTC Người sử dụng BCTC bao gồm các đối tượng khác nhau, các đối tượng này có quyền lợi không giống nhau, thậm chí có thể mâu thuẫn nhau. Vai trò của BCTC đối với đối tượng sử dụng chủ yếu BCTC như sau: • Đối với nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp: Thông tin trên BCTC giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, ngoài ra nó cũng làm cơ sở để nhà quản lý thuyết phục nhà đầu tư và chủ nợ về lợi ích mà họ nhận được khi quyết định đầu tư. • Đối với nhà đầu tư: Thông tin trên BCTC giúp cho nhà đầu tư thấy thành quả hoạt động, tiềm lực, vị thế tài chính, thông tin và các luồng tiền của doanh nghiệp trong năm báo cáo, chia lợi nhuận,... Đây là các thông tin cần thiết để nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư.
- 9 • Chủ nợ: Thông tin trên BCTC giúp cho người cho vay đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn,... Đây là những thông tin để chủ nợ đưa ra các quyết định cho vay, phát hành thư bảo lãnh. • Nhà cung cấp: Đối với những nhà cung cấp có bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng thanh khoản của hàng hóa là thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có nên bán hàng theo phương thức trả chậm cho doanh nghiệp hay không, có nên yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thư bảo lãnh thanh toán của bên thứ ba hay không... • Nhà nước: Cơ quan nhà nước có quan tâm đến BCTC là các cơ quan sau: Cơ quan thuế, Cục thống kê, kiểm toán nhà nước,...Thông tin trên BCTC là căn cứ để kiểm tra và xác định số thuế doanh nghiệp phải nộp, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra tính thuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu để đưa ra các giải pháp vĩ mô của Nhà nước. • Kiểm toán viên độc lập: BCTC là đối tượng của kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra và đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC. 1.1.3 Nguyên tắc lập và trình bày các BCTC Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 1 (IAS1), các nguyên tắc lập và trình bày BCTCbao gồm: - Hoạt động liên tục. Trong quá trình chuẩn bị BCTC, người quản lý phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
- 10 - Cơ sở dồn tích. Doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin về lưu chuyển tiền tệ. - Nhất quán Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: • Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện. • Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. - Trọng yếu và tập hợp Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. - Bù trừ Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu, các khoản này cần được tập hợp lại với nhau. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.
- 11 - Có thể so sánh Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong BCTC, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện. 1.1.4 Quy trình lập, trình bày và công bố BCTC Quy trình lập, trình bày BCTC là các bước của quá trình xử lý dữ liệu thành thông tin tài chính. Như vậy, thông tin tài chính mà người sử dụng BCTC nhận được là kết quả của quá trình xử lý dữ liệu trong kế toán. Quy trình xử lý dữ liệu thành thông tin trong kế toán có thể tóm tắt thành các giai đoạn sau: - Lập chứng từ: Trong quá trình kinh doanh sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế và các nghiệp vụ này được phản ánh trên các chứng từ kế toán. Đây là bằng chứng đồng thời là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch vào sổ kế toán. - Ghi sổ: Các chứng từ được phân loại theo bản chất của giao dịch hoặc khoản mục kế toán để ghi sổ kế toán. Cuối kỳ kế toán dựa trên các nhật ký, các tài khoản kế toán để tính toán và tập hợp ghi vào các sổ cái tài khoản. - Khóa sổ, lập BCTC: Là bước cuối cùng trong quá trình xử lý, để có thể tập hợp được những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và quá trình tạo ra tiền của đơn vị trong một kỳ, kế toán phải tiến hành cộng dồn số phát sinh của các giao dịch kinh tế diễn ra trong kỳ và tính ra số dư của các tài khoản liên quan phù hợp với các chỉ tiêu trong các BCTC để trên cơ sở đó có số liệu chuyển
- 12 vào các khuôn mẫu báo cáo đã định dạng trước để tạo lập các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng. - Công bố BCTC Công bố BCTC là hoạt động truyền đạt thông tin tài chính của doanh nghiệp đến các đối tượng sử dụng. BCTC phải được xem xét, xét duyệt, xác nhận bởi lần lượt bộ phận KSNB, Ban giám đốc, kiểm toán độc lập….và sau đó sẽ công bố đến các đối tượng sử dụng dưới các dạng file và bản giấy thông qua các phương tiện truyền đạt thông tin: bưu điện, fax, email, trang thông tin điện tử, báo, ấn phẩm,… 1.2 KSNB và KSNB đối với BCTC 1.2.1 Quá trình phát triển khái niệm KSNB trên thế giới Vào những năm 1930 khái niệm về hệ thống kiểm tra nội bộ được định nghĩa là sự phối hợp của một hệ thống các tài khoản và các thủ tục có liên quan, theo đó nhân viên kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ liên tục kiểm tra theo quy định một cách độc lập công việc của người khác cũng như một số yếu tố liên quan đến khả năng xảy ra gian lận. Đây được xem là khái niệm đầu tiên chỉ rõ tầm quan trọng của KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận. Năm 1949, Viện các kiểm toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA) mở rộng định nghĩa về KSNB. Theo đó, KSNB được xác định là kế hoạch của việc tổ chức và phối hợp của tất cả các phương pháp và các biện pháp áp dụng trong một doanh nghiệp để bảo vệ tài sản của mình, kiểm tra độ chính xác và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, phát huy hiệu quả hoạt động, khuyến khích tuân thủ các chính sách quản lý đề ra.Định nghĩa này rộng hơn so với các định nghĩa trước đó, bởi vì nó chỉ ra rằng một hệ thống KSNB mở rộng ra bên ngoài các vấn đề liên quan trực tiếp đến kế toán và các chức năng tài chính. Vào những năm 1980, một số quốc gia đã thành lập các tổ chức chuyên điều tra lý do đằng sau sự thất bại của các công ty lớn, các gian lận và thất bại của các cuộc kiểm toán, ví dụ: Ủy ban quốc gia về gian lận BCTC (Treadway Commission) tại Hoa kỳ; Ủy ban nghiên cứu kỳ vọng của công chúng về Kiểm toán (MacDonald Commission) tại Canada, và Ủy ban về các khía cạnh tài chính của quản trị công
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1459 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 834 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 399 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 231 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn