intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phân bổ vốn NSNN cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong phân bổ NSNN cho các dự án đầu tư XDCB của thành phố Thái Nguyên quản lý; làm rõ những mặt tích cực và hạn chế chủ yếu, xác định những nguyên nhân gây ra hạn chế đó; chỉ ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG ANH TUẤN HOÀN THIỆN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN QUẢN LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG ANH TUẤN HOÀN THIỆN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN QUẢN LÝ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Chí Thiện THÁI NGUYÊN - 2016 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày ….. tháng ….. năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Anh Tuấn Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu chương trình Cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, tác giả đã được các Quý Thầy/cô, gia đình, bè bạn và đồng nghiệp giúp đỡ rất nhiều. Tác giả xin chân thành cảm ơn và gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy/Cô của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Trần Chí Thiện đã dành thời gian, công sức để hướng dẫn nghiên cứu và hoàn thành đề tài Luận văn “Hoàn thiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý”. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết của luận văn, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các quý Thầy/Cô, bạn bè và đồng nghiệp để đưa ra được một luận văn hoàn thiện và có ý nghĩa hơn nữa. Thái Nguyên, ngày ….. tháng ….. năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Anh Tuấn Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .......................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ...........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 4. Những đóng góp mới của luận văn .........................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN ............................................4 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản ....................................................................................4 1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ...........................................................................10 1.1.3. Vốn đầu tư và phân bổ vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản .....................16 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ Ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ........................................................................................................................27 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................29 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ....................................................29 1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ............................................30 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ..........................................................32 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................36 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................36 2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu ...........................................36 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................36 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................37 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN QUẢN LÝ ................................................................................................................41 3.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên .....................................................41 3.2. Tình hình chung về đầu tư XDCB từ ngân sách của thành phố Thái Nguyên trong những năm gần đây ........................................................................................43 3.2. Thực trạng công tác phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý ..........................................................................................51 3.2.1. Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý .................................................................................................51 3.2.2. Phương thức phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý .................................................................................................56 3.2.3. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực đầu tư ..........................56 3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý hoạt động phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do thành phố Thái Nguyên quản lý ....................65 3.2.3.4. Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật ......................................68 3.3. Đánh giá chung về công tác phân bổ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do thành phố Thái Nguyên quản lý ...............................................69 3.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................69 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................70 Chƣơng 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN QUẢN LÝ .........................................77 4.1. Quan điểm về công tác phân bổ NSNN cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý ..........................................................................................77 4.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên............77 4.1.2. Quan điểm của Thái Nguyên trong công tác phân bổ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB ............................................................................................78 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý ...............................................................79 4.2.1. Hoàn thiện các căn cứ phân bổ vốn ngân sách nhà nước ................................79 4.2.2. Hoàn thiện các nội dung phân bổ ....................................................................86 4.2.3. Xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ về quản lý và phân bổ NSNN trong đầu tư XDCB ...................................................................................................................91 4.2.4. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi, có hệ thống các chính sách, pháp luật đã ban hành ....................................................................................................................92 4.2.5. Tiếp tục cải cách hành chính trong triển khai thực hiện các dự án thực hiện đầu tư .........................................................................................................................93 4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Nhà nước trong đầu tư XDCB ........................................................................................................................94 4.2.7. Thực hiện nghiêm pháp luật đề ra ...................................................................96 4.2.8. Tổ chức tốt công tác đào tạo cán bộ ................................................................97 4.3. Một số kiến nghị.................................................................................................97 4.3.1. Đối với Chính phủ ...........................................................................................97 4.4.2. Đối với Tỉnh Thái Nguyên .............................................................................98 KẾT LUẬN ..............................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GPMB : Giải phóng mặt bằng HĐND : Hội đồng nhân dân KT - XH : Kinh tế - xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước TKKT-TDT : Thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán UBND : Ủy ban nhân dân VĐT : Vốn đầu tư XDCB : Xây dựng cơ bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tổng vốn đầu tư xã hội năm 2012-2015 của thành phố Thái Nguyên .....44 Bảng 3.2: Tình hình phân bổ vốn đầu tư XDCB cho từng ngành, lĩnh vực của thành phố Thái Nguyên giai đoạn năm 2012-2015 ...........................................46 Bảng 3.3. Số dự án đầu tư XDCB được đầu tư qua các năm 2012-2015 .................49 Bảng 3.4: Tổng hợp vốn đầu tư XDCB của thành phố Thái Nguyên từ năm 2012 - 2015 ................................................................................... 53 Bảng 3.5: Cơ cấu đầu tư xã hội phân theo ngành, lĩnh vực, giai đoạn 2012 - 2015 .57 Bảng 3.6: Hiệu quả đầu tư theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2012-2015 ....................58 Bảng 3.7. Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho lĩnh vực CN-TM-DL theo giai đoạn đầu tư .......................................................................................................59 Bảng 3.8. Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho nông nghiệp theo giai đoạn đầu tư 60 Bảng 3.9: Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho lĩnh vực Hạ tầng đô thị ..................62 Bảng 3.10: Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho lĩnh vực văn hóa-xã hội ...............63 Bảng 3.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do thành phố Thái Nguyên quản lý.....................................66 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015 ............. 44 Biểu đồ 3.2. Vốn cho các dự án đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2012-2015 do thành phố Thái Nguyên quản lý ..............................................................47 Biểu đồ 3.3: Dự án đầu tư XDCB qua 4 năm 2012-2015 .........................................49 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự trong hoạt động đầu tư .................................................................7 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Việt Nam đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý mới nhằm phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi mà đổi mới đem lại vẫn có rất nhiều khó khăn. Đầu tư xây dựng cơ bản được chú ý đầu tiên trong công cuộc đổi mới, vốn cho đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư XDCB đối với sự phát triển, những năm gần đây Nhà nước luôn tăng cường vốn cho đầu tư XDCB. Quy mô đầu tư cho từng công trình cũng như số lượng các công trình đầu tư ngày càng lớn hơn. Vấn đề đáng xem xét là lượng vốn này đã và đang được phân bổ, sử dụng như thế nào, có khả năng phục vụ đắc lực mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội hay không, có những hạn chế nào cần khắc phục… Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút thêm nhiều nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân Thành phố Thái Nguyên đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại I, là thành phố công nghiệp được thành lập từ năm 1962 (tiền thân là thị xã Thái Nguyên) có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Thành phố tiếp tục tập trung cao độ cho phát triển kinh tế, phát triển tiềm năng du lịch, dịch vụ, quản lý tốt quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng thành phố phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương và là một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tuy nhiên, thành phố Thái Nguyên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: thành phố đang trong quá trình xây dựng và phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu, vốn đầu tư được huy động còn rất hạn hẹp so với nhu cầu. Việc huy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương và khai thác quỹ đất... Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 Để xây dựng thành phố Thái Nguyên văn minh hiện đại, xứng đáng với vai trò và vị thế thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh, thành phố trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố cần tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản. Trong kế hoạch đầu tư XDCB của thành phố Thái Nguyên, việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là một nội dung quan trọng trong mắt xích của quá trình đầu tư, xuyên suốt từ xây dựng kế hoạch - giao kế hoạch - theo dõi việc thực hiện kế hoạch. Sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách yêu cầu một mặt phải đáp ứng việc thực hiện trọn vẹn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH thông qua việc đầu tư, đồng thời cũng như một dự án đầu tư phải đảm bảo các quy định của quá trình đầu tư. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư từ ngân sách của thành phố Thái Nguyên trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội cần thiết phải đánh giá, phân tích thực trạng phân bổ và sử dụng vốn đầu tư XDCB để làm cơ sở nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân bổ và sử dụng vốn đầu tư XDCB trong các năm tiếp theo. Từ thực tế cấp bách trên và cấp bách trên, đề tài: “Hoàn thiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý” được chọn làm đề tài Luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phân bổ vốn NSNN cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ; - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong phân bổ NSNN cho các dự án đầu tư XDCB của thành phố Thái Nguyên quản lý; - Làm rõ những mặt tích cực và hạn chế chủ yếu, xác định những nguyên nhân gây ra hạn chế đó; - Chỉ ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động đầu tư và công tác phân bổ vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Luận văn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 3.2.2. Phạm vi về thời gian Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn 2013 - 2015 3.2.3. Phạm vi về nội dung Luận văn chỉ nghiên cứu vốn NSNN được phân bổ cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý; không nghiên cứu việc quản lý, phân bổ vốn đầu tư XDCB của các Bộ, ngành; không nghiên cứu công tác quản lý vốn huy động cho đầu tư XDCB và vốn đầu tư XDCB của tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn là tài liệu giúp thành phố Thái Nguyên, các Ban Quản lý dự án của thành phố xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế có cơ sở khoa học. - Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý, Luận văn đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý những năm tới. Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm cơ sở cho việc hoàn thiện công tác phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý trong thời gian tới một cách hợp lý hơn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm có 4 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân bổ vốn ngân sách cho các dự án đầu tư XDCB. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác phân bổ vốn ngân sách cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm xây dựng cơ bản và Đầu tư xây dựng cơ bản Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra những tài sản cố định (gồm các bước khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị), kết quả của các hoạt động xây dựng cơ bản là các tài sản cố định, với những năng lực phục vụ sản xuất nhất định. Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển, là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tạo ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy, đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đây là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực KT - XH, nhằm thu được lợi ích dưới nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế. 1.1.1.2. Vai trò, đặc điểm và nội dung của đầu tư XDCB a. Vai trò của đầu tư XDCB từ NSNN Đầu tư XDCB từ NSNN đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước của Việt Nam, vai trò quan trọng đó được thể hiện chủ yếu ở những nội dung sau: Một là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động đến các quá trình phát triển kinh tế xã hội, điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Bằng việc cung cấp các dịch vụ công cộng như: hạ tầng kinh tế- xã hội, anh ninh, quốc phòng…mà các thành phần kinh tế khác không muốn, hoặc không thể hoặc không được đầu tư; các dự án đầu tư từ NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhằm đảm bảo cho nền KT - XH phát triển ổn định theo định hướng XHCN. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 Hai là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được coi là một công cụ để Nhà nước chủ động điều tiết, điều chỉnh hàng loạt các quan hệ và những cân đối lớn của nền kinh tế: - Đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là một công cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Khối lượng đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN và tốc độ của nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế. Đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN trực tiếp góp phần tổ chức lại sản xuất phát triển các ngành kinh tế mới và giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Ba là, đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và cho toàn nền kinh tế phát triển. Vốn đầu tư từ NSNN được coi là “vốn mồi “để thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển; cơ sở hạ tầng KT - XH phát triển sẽ tạo khả năng lớn để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch… Có đủ vốn đầu tư trong nước mới góp phần giải ngân, hấp thụ được các nguồn vốn ODA, có hạ tầng KT - XH tốt mới thu hút được vốn FDI, có vốn đâu tư “mồi” của nhà nước mới khuyến khích phát triển các hình thức BOT… Như vậy đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò hạt nhân để thúc đẩy xã hội hóa trong đầu tư, thực hiện CNH-HĐH đất nước. Bốn là, đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực trên rất tốn kem, độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp nên thường được Nhà nước đầu tư bằng nguồn NSNN. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp các dịch vụ công, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, xã hội. Hoạt động đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN không những có vai trò quan trọng đối với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của tất cả các mặt đời sống xã hội như: văn hóa nghệ thuật, củng cố vững chắc an ninh quốc phòng. Do đó hoạt động đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN đã và sẽ tạo một cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng trưởng và phát triển bền vững. Đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN thì những vùng sâu, vùng xa mới có thể thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, mới lôi kéo được miền núi tiến lên, mới có điều kiện lưu thông hàng hóa, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng và bình yên cho xã hội. b. Đặc điểm của đầu tư XDCB Cũng như đầu tư XDCB nói chung, đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN có những đặc điểm sau: Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 - Phạm vi và quy mô đầu tư xây dựng cơ bản luôn gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển KT - XH trong từng thời kì. Đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước. Bằng việc cung cấp các dịch vụ công cộng như hạ tầng KT-XH, an ninh quốc phòng… mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không đầu tư; các dự án đầu tư bằng NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhất đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định theo định hướng XHCN. Kế hoạch vốn đầu tư của nhà nước phải xuất phát từ yêu cầu của đường lối phát triển KT-XH của đất nước và của từng địa phương. Phải đảm bảo kết hợp tốt các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội, hợp lý giữa việc phục vụ mục tiêu phát triển của tỉnh với việc ưu tiên, hỗ trợ các lĩnh vực không thể kêu gọi đầu tư để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, giữa các lĩnh vực. - Thời gian xây dựng công trình kéo dài do quy mô công trình thường rất lớn, sản phẩm được tạo nên chủ yếu là sản phẩm công cộng do Nhà nước là chủ sở hữu, mục đích của đầu tư XDCB không phải chỉ vì lợi ích kinh tế do dự án mang lại, mà vì lợi ích chung của nền kinh tế. - Đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN sẽ giảm dần theo tỷ lệ % nhưng tăng dần theo giá trị tuyệt đối. - Đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN mang tính hiệu quả cơ cấu cao, nhằm mục đích cải tạo cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng đi dần lên sản xuất lớn có trang bị hiện đại và có trình độ chuyên môn hóa cao, từ đó tạo điều kiện cần thiết cho quá trình xây dựng và cải tạo cơ cấu đầu tư, đảm bảo điều kiện tốt trong phát triển kinh tế. c. Các bước của quá trình đầu tư XDCB Trình tự đầu tư: Dự án đầu tư được hình thành và phát triển với nhiều giai đoạn riêng biệt nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen nhau theo một tiến trình logic. Mặc dù vậy, có thể nghiên cứu chúng một cách tương đối độc lập và trên các góc độ khác nhau để hiểu chúng một cách hệ thống hơn, toàn diện hơn. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bước công việc và phân thành hai giai đoạn theo sơ đồ sau: Qua sơ đồ ta thấy: bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của dự án mà Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 một vài bước có thể gộp vào nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án vừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu dự án tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án quá nhỏ và những dự án có thiết kế kiểu mẫu. Giai đoạn I Chuẩn bị đầu tư Nghiên cứu Nghiên cứu dự Nghiên cứu Thẩm định và cơ hội đầu tư án tiền khả thi dự án khả thi phê duyệt dư án Giai đoạn II Thực hiện đầu tư Thiết kế, Ký kế Thi công xây Chạy thử, lập tổng ĐH: Xây dựng, đào tạo, nghiệm thu, dự toán dựng, thiết CN, CBK, QL quyết toán bị Đưa vào khai thác sử dụng Sơ đồ 1.1: Trình tự trong hoạt động đầu tư Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp theo phải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về kinh tế, tài chính, kỹ thuật của bước đó, nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp có thẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. + Lập dự án đầu tư. + Gửi hồ sơ dự án và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan có chức năng thẩm quyền lập dự án đầu tư. Nội dung công việc ở giai đoạn thực hiện dự án bao gồm: + Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 + Chuẩn bị mặt bằng xây dựng. + Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượng công trình. + Phê duyệt, thẩm định thiết kế và tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình. + Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị. + Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có). + Ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu đã trúng thầu. + Thi công xây lắp công trình. + Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng. Phân loại dự án đầu tư Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thời hạn. Do vậy, tùy theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chuẩn khác nhau. Theo tính chất của dự án người ta có thể chia dự án đầu tư thành các loại dự án: Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, dự án đầu tư nhân đạo. Theo nguồn gốc vốn đầu tư: Dự án đầu tư bằng vốn trong nước, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn ODA, vốn đầu tư của Chính phủ, vốn đầu tư của khu vực tư nhân, vốn liên doanh và vốn cổ phần…. Theo ngành, lĩnh vực đầu tư: Dự án thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng dịch vụ. Theo quy mô: Dự án đầu tư quy mô lớn, dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ. Phân loại dự án theo yêu cầu phân cấp quản lý của Nhà nước thì trong luật xây dựng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã phân dự án thành 3 nhóm. Dự án nhóm A Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng, dự án sản xuất chất độc hại, hạn tầng khu công nghiệp (không kể mức vốn). Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lô), xây dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư trên 600 triệu đồng. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thủy lợi giao thông (khác với điểm trên) cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, công trình cơ khi khác, sản xuất vật liệu bưu chính viễn thông với tổng mức đầu tử trên 400 tỷ đồng. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông - lâm sản với tổng mức vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng dân dụng nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng. Dự án nhóm B Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồngộng đến 600 tỷ đồng. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thủy lợi, giao thông (khác với các điểm trên) cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, kỹ thuật điện, sản xuất, thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông với tổng mức đầu tư từ 20 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm sản với tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng dân dụng nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư từ 7 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng. Dự án nhóm C Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở với tổng mức đầu tư dưới 30 tỷ đồngộng. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thủy lợi, giao thông (khác với các điểm trên) cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, kỹ thuật điện, sản xuất, Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 thiết bị thông tin, điện tử tin học, hóa dược, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông với tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm sản với tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng dân dụng nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác với tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng. 1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.2.1. Khái niệm Vốn là giá trị tài sản xã hội bao gồm tiền, tài sản hữu hình và vô hình có thể qui ra giá trị, nó được khai thác và huy động từ các nguồn lực xã hội, nhằm sử dụng vào đầu tư, kinh doanh đưa lại hiệu quả KT - XH. Về phương diện vốn, đầu tư là hoạt động “bỏ vốn” để thu được lợi ích KT - XH qua một thời gian; và vốn là tiền đề của mọi quá trình đầu tư. Sở dĩ phải đề cập “về phương diện vốn” bởi lẽ hoạt động đầu tư bao hàm nhiều lĩnh vực như ta thường nghe: đầu tư trí tuệ, đầu tư công sức, đầu tư thời gian, đầu tư tiền của,… Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp để thực hiện các hoạt động đầu tư hoặc theo các định nghĩa khác thì vốn đầu tư là toàn bộ chi phí bỏ ra để thực hiện mục tiêu đầu tư. Xây dựng cơ bản là hoạt động xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH, các công trình quan trọng quốc gia như đường xá, cầu cống, bến cảng, hầm mỏ, nhà máy điện,… các nhà xưởng, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các công trình nhà ở của dân cư, các hoạt động trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản,… Đầu tư XDCB là tiền đề cho công việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất và dịch vụ, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát triển sức sản xuất và tăng thu nhập quốc dân, tăng cường tích lũy; đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu cơ bản về các mặt chính trị và xã hội. Từ việc tìm hiểu, phân tích các khái niệm về vốn đầu tư và đầu tư XDCB nêu trên thì: Vốn đầu tư XDCB chính là các chi phí bỏ ra để đầu tư vào công tác XDCB nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Hay vốn đầu tư XDCB là những chi phí Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2