intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài cho thấy những ưu điểm, những hạn chế, nguyên nhân của những bất cập khi XHTD doanh nghiệp đang áp dụng tại PVFC. Tiếp thu những kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng quốc tế cũng như một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ đó sẽ mạnh dạn đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện cho công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH *** LÊ HUY THƯ HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH *** LÊ HUY THƯ HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. TRẦN HUY HOÀNG TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn ‘‘Hoàn thiện Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC)’’ là đề tài nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Huy Hoàng. Tác giả Lê Huy Thư
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3 6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH ............................................................................................... 4 1.1. Tổng quan chung về xếp hạng tín dụng ............................................................. 4 1.1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng ......................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm............................................................................................................. 4 1.1.3 Vai trò của xếp hạng tín dụng ............................................................................ 5 1.1.4 Mục tiêu của Hệ thống xếp hạng tín dụng ......................................................... 7 1.1.5 Xếp hạng tín dụng theo Basel II (Internal Rating Basel – IRB) ........................ 8 1.1.6 Các phương pháp xếp hạng tín dụng ................................................................ 10 1.1.7 Quy trình xếp hạng tín dụng ............................................................................. 11 1.2 Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các tổ chức quốc tế .......... 14 1.2.1 Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Fitch ................................ 14 1.2.2 Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Moody’s .......................... 17
  5. 1.2.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của S&P ................................. 19 1.3 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại tại Việt Nam .... 21 1.3.1. XHTD Doanh nghiệp của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) 21 1.3.2 XHTD Doanh nghiệp tại Ngân hàng Sacombank ............................................ 24 1.3.3. XHTD Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ........................... 27 1.3.4 Những bài học kinh nghiệm cho XHTD DN đối với các TCTD tại Việt Nam 29 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 31 THỰC TRẠNG XHTD DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) ............................................................... 31 2.1. Tình hình hoạt động của Tổng công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam ......... 31 2.2.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh ...................................... 31 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng ........................................................................... 32 2.2. Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC .................................... 33 2.2.1. Căn cứ xây dựng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC .......................... 33 2.2.2. Mục đích của XHTD doanh nghiệp tại PVFC ................................................. 34 2.2.3. Đối tượng XHTD doanh nghiệp ....................................................................... 35 2.2.4. Nội dung xếp hạng tín doanh nghiệp ............................................................... 36 2.2.5. Nguyên tắc chấm điểm tín dụng ....................................................................... 36 2.2.6. Sử dụng kết quả xếp hạng ................................................................................ 38 2.2.7. Tổ chức thực hiện công tác XHTD doanh nghiệp............................................ 41 2.3. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC...................................................... 42 2.3.1. Đối với doanh nghiệp có đủ báo cáo tài chính 2 năm ...................................... 42 2.3.2. Đối với doanh nghiệp mới thành lập ................................................................ 43 2.3.3. Đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư .................................................. 43 2.4. Minh họa một đơn vị khách hàng thực tế tại PVFC ......................................... 44 2.4.1. Thực tế chấm điểm xếp hạng cho doanh nghiệp N .......................................... 44 2.4.2 Thực hiện thống kê và phát hiện lỗi liên quan đến XHTD Doanh nghiệp tại PVFC 47 2.5 Đánh giá XHTD doanh nghiệp tại PVFC ......................................................... 47
  6. 2.5.1 Các kết quả ....................................................................................................... 48 2.5.2 Tồn tại ............................................................................................................... 52 2.5.3 Nguyên nhân..................................................................................................... 54 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 57 HOÀN THIỆN XHTD DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM ..................................................................................... 57 3.1. Định hướng phát triển của PVFC ..................................................................... 58 3.2. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng ............................................. 59 3.3. Định hướng chính sách quản trị rủi ro.............................................................. 60 3.4. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng DN tại PVFC............. 61 3.4.1. Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ...................................... 61 3.4.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ ........................................................................ 61 3.4.3. Giải pháp liên quan đến phân loại hệ thống XHTD doanh nghiệp .................. 62 3.4.4. Hoàn thiện các trọng số, chỉ tiêu phân tích trong hệ thống xếp hạng. ............. 63 3.4.5. Thuê các đơn vị tư vấn có uy tín về Xếp hạng tín dụng và Quản trị rủi ro ...... 64 3.4.6. Ban hành bộ quy tắc ứng xử ............................................................................. 65 3.4.7. Các biện pháp hỗ trợ cần thiết .......................................................................... 65 3.5 Các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước ......................................................... 66 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 68
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ALM : Bộ phận quản lý tài sản nợ - có AICO : Hội đồng quản lý tài sản nợ - có BASEL : Hiệp ước quốc tế về giám sát hoạt động ngân hàng BCTC : Báo cáo tài chính BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam CAPEX : Capital Expenditures – Chi phí vốn CFO : Cash Flow Operating (dòng tiền hoạt động) CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước DN : Doanh nghiệp DPRR : Dự phòng rủi ro EBITDA : Earning before Interest, Tax Everage FFO : Funds From Operation – Dòng tiền trước khi thay đổi vốn lưu động FITCH : Fitch Ratings EYVN : Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam HĐQT : Hội đồng quản trị HMTD : Hạn mức tín dụng IAS 39 : Phương pháp ước tính dự phòng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế IRB : Hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ KH : Khách hàng Moody’s : Moody Investors Services MSB : Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại PVFC : Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVN : Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam QTRR : Quản trị rủi ro QĐ : Quyết định Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín SEC : Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ
  8. SHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà Nội S&P : Tổ chức xếp hạng quốc tế Standard & Poor’s TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng TGĐ : Tổng Giám đốc Vietcombank : Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam XHTD : Xếp hạng tín dụng
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo hạng mức tín dụng Bảng 1.2. Thang điểm XHTD doanh nghiệp ngành bán lẻ Moody’s Bảng 1.3. Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính trong chấm điểm XHTD DN của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam - BIDV Bảng 1.4. Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính trong XHTD DN của BIDV Bảng 1.5. Hệ thổng ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của BIDV Bảng 1.6. Thời hiệu đánh giá và cách lấy số liệu/thông tin: Bảng 1.7. Bảng phân loại của khoản cho vay Bảng 1.8. Các chỉ tiêu tài chính chấm điểm DN của ACB Bảng 1.9. Điểm và mức xếp hạng doanh nghiệp tại ACB Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính của PVFC qua các năm Bảng 2.2. Đánh giá rủi ro có thể ảnh hưởng đến PVFC Bảng 2.3. Các mức xếp hạng trong hệ thống XHTD nội bộ PVFC Bảng 2.4. Tỷ trọng điểm đối với chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong XHTD doanh nghiệp tại PVFC Bảng 2.5. Số liệu tài chính của doanh nghiệp N năm 2012 - 2013 Bảng 2.6. Kết quả xếp hạng tín dụng thời điểm 31/03/2013 Bảng 2.7. Bảng kết quả khảo sát mẫu thống kê Bảng 2.8. Phân loại nhóm nợ theo kết quả xếp hạng Bảng 2.9. Ma trận xếp hạng dựa theo kết hợp giữa điều 6 và điều 7của QĐ 493 Bảng 2.10: Chính sách khách hàng của PVFC theo kết quả xếp hạng Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả XHTD doanh nghiệp đối với 225 KH doanh nghiệp tại PVFC thời điểm 30/06/2013 Bảng 3.1. Tỷ trọng điểm tài chính và phi tài chính đối với từng loại quy mô DN Bảng 3.2: Tỷ trọng yếu tố tài chính và phi tài chính theo đề xuất của tác giả
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình xếp hạng tín dụng Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các bước xếp hạng XHTD đối với doanh nghiệp có đủ báo cáo tài chính 2 năm Sơ đồ 2.2. Các bước XHTD đối với DN mới thành lập Sơ đồ 2.3. Các bước chấm điểm XHTD cho dự án đầu tư
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính từ cuối 2007 - 2009 bùng phát ở Mỹ và lan rộng toàn cầu. Nguyên nhân của cơn địa chấn tài chính ở Mỹ bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp hay còn gọi là khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn. Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới rơi vào phá sản, xuất phát từ những thương vụ cho vay thế chấp kiểu này. “Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ các khoản cho vay đã giải ngân, các cam kết cho vay chưa giải ngân, thư tín dụng hoặc các cam kết bảo lãnh tài chính khác.” Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế đều nhằm đánh giá về rủi ro tín dụng của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba. Đối với các Tổ chức tín dụng, khi sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro thiếu độ chính xác có thể khiến các tổ chức này quá lạc quan về triển vọng khách hàng và sẵn sàng đưa ra các quyết định đồng ý sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Do vậy, không ngừng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là việc mà các tổ chức tín dụng cần tiến hành một cách định kỳ nhằm thích ứng một cách kịp thời với những biến động của thị trường, tăng cường hơn nữa khả năng dự báo trong quản trị rủi ro tín dụng đồng thời cho thấy tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu sau: - Hệ thống cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp - Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC - Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) vẫn được xem là một định chế tài chính còn non trẻ. Cùng với những biến động lớn trên thị trường, nguy cơ nợ xấu ngày càng tăng và do vậy công tác quản trị rủi ro gần đây tại PVFC đã thực sự
  12. 2 được chú trọng. Tháng 8/2009, PVFC đã triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới với sự hỗ trợ và tư vấn của tổ chức kiểm toán quốc tế Ernst & Young (EYVN). Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ được dùng để ước tính dự phòng rủi ro tín dụng theo điều 7 - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, sẽ giúp cho tổ chức đánh giá chính xác hơn và tiến gần hơn đến chuẩn mực quốc tế. Mặt khác đề tài cũng cho thấy những ưu điểm, những hạn chế, nguyên nhân của những bất cập khi XHTD doanh nghiệp đang áp dụng tại PVFC. Tiếp thu những kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng quốc tế cũng như một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ đó sẽ mạnh dạn đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện cho công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại PVFC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc áp dụng hệ thống XHTD, các chỉ tiêu đánh giá tính điểm XHTD khách hàng doanh nghiệp được Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đưa vào áp dụng từ tháng 8/2009 đến tháng 9/2013. Phạm vi nghiên cứu Do đặc thù của PVFC thì khách hàng cá nhân chủ yếu là cán bộ công nhân viên trong ngành Dầu khí, mức độ rủi ro thấp hơn và XHTD khách hàng cá nhân không ảnh hưởng nhiều đến chính sách quản trị rủi ro (QTRR) của PVFC. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu XHTD dành cho khách hàng doanh nghiệp. Những nghiên cứu tại thời điểm này là cần thiết và có ý nghĩa lớn khi hệ thống XHTD nội bộ tại PVFC vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích số liệu định tính để làm rõ thực trạng XHTD doanh nghiệp tại PVFC. Sử dụng phương pháp so sánh giữa các tiêu chuẩn của hệ thống XHTD nội bộ tại PVFC với các tổ chức xếp hạng trong nước và quốc tế, cùng với phương pháp nghiên cứu tình huống, sử dụng các kết quả XHTD của nhiều khách hàng đang có dư nợ tín dụng tại PVFC.
  13. 3 Từ những nghiên cứu đưa ra nhận định cụ thể và các giải pháp nhằm hoàn thiện XHTD doanh nghiệp tại PVFC. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu có kết quả sẽ giúp PVFC hoàn thiện hơn trong quy trình tín dụng cho vay, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định mức vốn an toàn, phân tích hiệu quả sinh lời của danh mục tín dụng và xác định khung lãi suất tiêu chuẩn … Tóm lại, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại doanh nghiệp là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh. Xây dựng thành công hệ thống XHTD nội bộ sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá, quản lý và lượng hóa mức độ rủi ro mức độ vỡ nợ của khách hàng bằng cách chấm điểm và xếp hạng khách hàng trước và sau khi giải ngân. 6. Kết cấu của luận văn “Hoàn thiện XHTD doanh nghiệp tại PVFC” có bố cục bao gồm phần mở đầu và ba chương với kết cấu chi tiết như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại các định chề tài chính Trong chương này sẽ trình bày tổng quan về hệ thống XHTD doanh nghiệp, kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng quốc tế, các NHTM tại Việt Nam và rút ra các bài học kinh nghiệm. Chương 2: Thực trạng XHTD doanh nghiệp tại PVFC Trong chương này sẽ trình bày thực trạng XHTD doanh nghiệp hiện đang áp dụng tại PVFC. Những phân tích, đánh giá, so sánh, kiểm chứng các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình chấm điểm để rút ra những ưu điểm cũng như những bất cập cần cải tiến, nhằm hoàn thiện và cải tiến công tác XHTD doanh nghiệp giúp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại PVFC. Chương 3: Hoàn thiện XHTD doanh nghiệp tại PVFC Trong chương này sẽ trình bày tổng quan chung về PVFC và đưa ra giải pháp mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện XHTD doanh nghiệp và cải tiến quy trình tín dụng, chính sách tín dụng, quy trình cho vay, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng tại PVFC.
  14. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan chung về xếp hạng tín dụng 1.1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng Về định nghĩa, mỗi tổ chức tài chính định nghĩa “xếp hạng tín dụng” khác nhau, nhưng nội dung cốt lõi đều bao hàm ý kiến đánh giá chất lượng tín dụng hay khả năng trả nợ của chủ thể phát hành. Theo Viện nghiên cứu Nomura (Nomura Research Institute): Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả (gốc, lãi) đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Theo Moody’s: Xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của một nghĩa vụ nợ riêng lẻ hoặc chủ thể phát hành dựa trên các kết quả phân tích tín dụng cơ bản và thể hiện thông qua hệ thống ký hiệu từ Aaa đến C. Theo Standards & Poor’s: Xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, khả năng và sẵn sang thanh toán các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn của một chủ thể phát hành, như một Doanh nghiệp, một Chính Phủ. Xếp hạng tín dụng cũng đề cập đến chất lượng tín dụng của một khoản nợ riêng rẻ, như một trái phiếu doanh nghiệp hoặc một trái phiếu của chính quyền địa phương, và xác suất tương đối mà khoản phát hành đó có thể vỡ nợ. Như vậy, XHTD là các ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (gốc, lãi) của đối tượng xếp hạng một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống phân loại theo ký hiệu đã được xác định trước suốt thời gian tồn tại của đối tượng xếp hạng đó. 1.1.2. Đặc điểm Xếp hạng tín dụng có một số đặc điểm sau:
  15. 5 - Xếp hạng tín dụng phản ánh cái nhìn về tương lai. Trong phân tích tín dụng, tổ chức xếp hạng đánh giá các thông tin lịch sử, hiện tại và ước lượng tiềm tàng của những sự kiện tương lai có thể dự báo được. Điều này hữu ích cho cả nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn. - XHTD không đảm bảo tuyệt đối chất lượng và rủi ro tín dụng trong tương lai vì các sự kiện trong tương lai không thể thấy trước. - Xếp hạng tín dụng không phải là lời khuyên tài trợ, mua, bán hoặc nắm giữ các công cụ nợ. Xếp hạng tín dụng chỉ là một trong những nhân tố mà các nhà đầu tư có thể tham khảo, bên cạnh các nhân tố khác như: Danh mục đầu tư, chiến lược đầu tư, thời hạn đầu tư, giá trị chứng khoản nợ đã điều chỉnh rủi ro trước khi ra quyết định đầu tư và tài trợ. 1.1.3 Vai trò của xếp hạng tín dụng 1.1.3.1 Đối với các tổ chức tín dụng Hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng, đặc biệt là XHTD doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các tổ chức tín dụng trong công tác quản trị rủi ro. Một hệ thống XHTD hiệu quả sẽ kiểm soát được mức độ tín dụng khách hàng, đánh giá hiệu quả danh mục tín dụng, danh mục đầu tư thông qua việc giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục, áp dụng chính sách ưu tiên vào các nhóm khách hàng an toàn. Vai trò của XHTD trong các tổ chức tín dụng lúc này chính là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu, nhằm đảm bảo ổn định tính thanh khoản và thích ứng với các tình huống xấu có thể xảy ra. Đồng thời, XHTD cũng hỗ trợ tổ chức tín dụng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của thị trường tài chính. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, một số định chế tài chính vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng theo thời gian nợ của khách hàng. Tuy nhiên, khi tổ chức tín dụng có một hệ thống xếp hạng tín dụng hiệu quả như
  16. 6 một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam, sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng phương pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó trích lập dự phòng theo tỷ lệ phù hợp trong thời gian tới (Áp dụng Thông tư 02/2013/TT - NHNN). Xác định tương đối chính xác tổn thất ước tính thì việc trích lập dự phòng rủi ro trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn. Không chỉ giúp xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính, công tác xếp hạng tín dụng còn là cơ sở để xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng nhất quán, góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của các tổ chức tín dụng. Việc sàng lọc, phân loại khách hàng được tiến hành ngay từ khâu phê duyệt cấp tín dụng và thực hiện định kỳ thường xuyên trong suốt quá trình cho vay. Mỗi tổ chức tín dụng sẽ áp dụng những điều chỉnh về chính sách lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo, hay các ưu tiên khác nhau cho mỗi nhóm khách hàng. 1.1.3.2 Các đối tượng khác Đối với doanh nghiệp: Xếp hạng tín dụng giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường vốn trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại. Xếp hạng tín dụng cũng giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp được các tổ chức XHTD đánh giá xếp hạng ở mức cao có thể duy trì được thị trường vốn, ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi, kinh tế khó khăn, nguồn tài trợ vẩn linh hoạt hơn. Đặc biệt đối với các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn. Đối với nhà đầu tư: Xếp hạng tín dụng giúp cho nhà đầu tư có một công cụ để đánh giá về hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, đánh giá được rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí thu nhập, phân tích, theo dõi khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ. Đồng thời, nhà đầu tư cũng có thể nhận được mức lãi suất cao hơn do giảm bớt được trung gian tài chính (ngân hàng) trong quá trình đầu tư. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước và thị trường tài chính: Xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, điều hành nền kinh tế hiệu quả, tăng cường khả năng giám sát thị trường của Ủy ban giám sát, Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước.
  17. 7 Hiện nay, các thị trường chứng khoán trên thế giới đều tồn tại các tổ chức xếp hạng tín dụng. Không chỉ có các tổ chức tín dụng mà cơ quan Nhà nước, nhà phát hành hay các nhà đầu tư cũng đều rất quan tâm đến xếp hạn tín dụng. Việc xếp hạn tín dụng sẽ giúp nâng cao tính công khai, lành mạnh, minh bạch của thị trường vì các thông số đã được công khai, phản ánh đầy đủ để các thành phần tham gia thị trường hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn mục tiêu. Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện một vài công ty về xếp hạn tín dụng. 1.1.4 Mục tiêu của hệ thống xếp hạng tín dụng Mục tiêu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng, các TCTD cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Fitch, Moody's, S&P đều nhằm đánh giá về rủi ro tín dụng của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba. Tuy nhiên, do dựa trên các phương pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có thể có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thương mại so với các tổ chức xếp hạng quốc tế (bản thân giữa các tổ chức quốc tế cũng có sự khác nhau này). Theo thông lệ, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có thể được sử dụng trong các quy trình quản lý rủi ro tín dụng sau: Ban hành chính sách tín dụng, Quy trình cho vay, Giám sát rủi ro danh mục tín dụng, Lập báo cáo quản trị rủi ro, Chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, Xác định mức vốn an toàn tối thiểu, Phân tích hiệu quả sinh lời của danh mục tín dụng và Xác định khung lãi suất tiêu chuẩn... Các đặc điểm về cấu trúc, thiết kế và vận hành của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có thể khác nhau giữa các ngân hàng, TCTD. Ví dụ như: Cơ cấu của các chỉ tiêu đánh giá, Trọng số của các chỉ tiêu, Số lượng các mức xếp hạng, ước tính mức rủi ro gắn liền với các mức xếp hạng, Các chính sách khách hàng, chính sách tín dụng áp dụng cho từng mức xếp hạng tín dụng... Nhìn chung, khi xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các ngân hàng, TCTD đều cân nhắc đến các yếu tố như: chi phí
  18. 8 và lợi ích của việc thu thập và đánh giá thông tin, tính nhất quán của các tiêu chí đánh giá, tính hợp lý của các mức xếp hạng tín dụng tương ứng với các mức rủi ro xác định, các chính sách đối với cán bộ tín dụng, chiến lược hoạt động kinh doanh của tổ chức mình và việc ứng dụng các kết quả xếp hạng tín dụng vào hoạt động quản trị. * Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp: - Hoạt động của doanh nghiệp và các nhân tố môi trường kinh doanh - Các nhân tố bên trong của TCTD thực hiện việc xếp hạng tín dụng 1.1.5 Xếp hạng tín dụng theo Basel II (Internal Rating Basel – IRB) Để chuẩn hóa hoạt động của hệ thống các ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế, các ngân hàng lớn trên thế giới (chủ yếu ở châu Âu) đã thực hiện một số công cụ, trong đó có Hiệp ước Basel (còn gọi là Basel I). Hàng loạt những rủi ro phát sinh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã khiến Chính phủ các quốc gia phải cải tiến Basel I (1988). Tháng 6/2004 với mục tiêu tăng cường các giải pháp kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng – còn gọi là Basel II, bao gồm các “tiêu chuẩn vốn quốc tế”. Như vậy, theo yêu cầu của Basel II, các tổ chức tín dụng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định khả năng tổn thất tín dụng. Dữ liệu được phân thành 3 nhóm khái quát như sau: • Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng. • Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành … • Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi … Từ dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác suất không trả được nợ của ngân hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit … và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
  19. 9 Việc áp dụng phương pháp IRB sẽ xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp siêu nhỏ, cho vay đầu tư, chứng khoán hóa, góp vốn cổ phần và các trạng thái không cân bằng khác. Hiện nay, các TCTD đều có hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng và hệ thống này được sử dụng để làm căn cứ cho thẩm định tín dụng và quyết định cho vay. Khi xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được xác suất khả năng vỡ nợ (PD – Probability of Default) của khách hàng sẽ giúp TCTD nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể được tính toán dựa trên công thức sau: EL = EAD x LGD x PD Trong đó: EL: Expected Loss – tổn thất có thể ước tính. PD: Probability of Default - là xác suất khách hàng không trả nợ được. LGD: Loss Given Default – tỷ trọng tổn thất ước tính, đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ, được tính theo công thức sau: LGD = (EAD – số tiền có thể thu hồi)/EAD EAD: Exposure at Default – Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ, được tính theo Basel II như sau: EAD = Dư nợ bình quân + LEO x HMTD chưa sử dụng bình quân Trong đó: LEO: Loan Equivalent Exposure - là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. LEO x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân: chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân. Thực tế, nếu chúng ta coi hạng khách hàng là một biến kết quả, thì các biến nguyên nhân để xác định được biến kết quả trên chính là các đánh giá về tình hình tài chính, tình hình phi tài chính của doanh nghiệp đi vay và được xác định theo phương pháp liên
  20. 10 tục dựa trên các mô hình toán học. Cùng các biến này khi xác định theo phương pháp “rời rạc” sẽ cho ra kết quả riêng của PD – xác suất khách hàng không trả được nợ và TCTD có thể dựa vào đó để tái xếp hạng tín dụng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng. Xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng như trên dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ - IRB là một xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào cũng khá phức tạp, đòi hỏi phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại và phải có nguồn nhân lực có trình độ khoa học nhất định. 1.1.6 Các phương pháp xếp hạng tín dụng Hiện nay, trên thế giới để thực hiện xếp hạng, các tổ chức có thể sử dụng phương pháp chuyên gia hoặc mô hình toán học hoặc cả hai. Phương pháp chuyên gia (analyst driven ratings): Trong phương pháp này, các tổ chức XHTD sẽ phân công một số nhà phân tích hàng đầu kết hợp với đội ngũ chuyên gia để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tượng cần xếp hạng. Họ sẽ tìm kiếm thông tin thông qua các báo cáo của doanh nghiệp, thông tin thị trường và thông tin từ phỏng vấn hay thảo luận với các thành viên Ban điều hành, thành viên Hội đồng quản trị. Họ sử dụng những thông tin này để đánh giá tình trạng tài chính, hoạt động kinh doanh, các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro của doanh nghiệp, từ đó đưa ra mức phân loại tín dụng cuối cùng cho doanh nghiệp. Mô hình toán học xếp hạng tín dụng (model driven ratings): Theo phương pháp này thì hầu như chỉ tập trung vào các dữ liệu định lượng và kết hợp chặt chẽ trong mô hình toán học đã được các chuyên gia xếp hạng nghiên cứu và kiểm chứng. Thông qua mô hình toán học, các tổ chức xếp hạng có thể đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ, đánh giá tài sản đảm bảo, khả năng sinh lợi, dựa trên các báo cáo tài chính được công bố của doanh nghiệp kèm theo những điều chỉnh thích hợp. Các tổ chức lớn trên thế giới như Fitch, Moody’s, S&P thường sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá xếp hạng tín dụng vì phương pháp này đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2